Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksChương Trình, Đề Tài Khoa Học

 
Chương Trình, Đề Tài Khoa Học
 
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng cao ở 4 huyện Đồng Tháp Mười Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh - tỉnh Long An 16/07/2014  
 
Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu về ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng.…  
 
Ngày 17/6, tại UBND xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An đã tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận mô hình sản xuất dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ hợp tác dưa hấu Hoàng Gia.  
 
Ngày 1/8/2014, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu phối hợp với Công ty TNHH Isulation Thanh Cảnh (KCN Nhựt Chánh, Bến Lức, Long An) đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi công nghệ Polyurethane từ HCFC-141b sang công nghệ Cyclo pentance.  
 
Hiệu quả rõ nhất dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu là chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và năng suất cao. Giống dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu có nguồn gốc từ Thái Lan do công ty Hai Mũi Tên Đỏ (East West seed) nhập khẩu và phân phối. Vụ xuân 2014, Cty trình diễn giống dưa này ở các tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội...  
 
Ngày 14/1/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu dịch tể và áp dụng chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu ( GINA) trong điều trị hen phế quản” do Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An đăng ký chủ trì thực hiện, bác sĩ Nguyễn Công Tấn chủ nhiệm đề tài, đề tài sẽ được triển khai thực hiện trong 24 tháng.  
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Nâng dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ caoNâng dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu về ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng.…


 

Các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với công nghệ và quy trình nghiêm ngặt đã cho hiệu quả cao

Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu về ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng.…

 Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có 29 khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xây dựng và đưa vào quy hoạch tại 12 tỉnh, thành phố, qua đó đã hình thành một số mô hình phát triển NNCNC, làm tiền đề cho việc phát triển các vùng NNCNC như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại TP.HCM, Bắc Ninh, Lâm Đồng; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc…. Ngoài ra, đã hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa tại Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM; vùng trồng chè theo công nghệ của Đài Loan tại Thái Nguyên, Lâm Đồng…. Cùng với đó là hàng loạt công nghệ mới như tạo giống, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, đóng gói rau, hoa trình độ cao với phương thức, kỹ thuật và quy trình sản xuất đồng bộ giúp nâng cao năng suất, ổn định giá thành và chất lượng sản phẩm; giá trị sản xuất đạt 500 triệu - 1 tỷ đồng/ha.…

 Cụ thể như tại TP.HCM, Công ty liên doanh Hạt giống Đông Tây đã đầu tư được trại sản xuất hạt giống rau F1 đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Còn tại tỉnh Lâm Đồng, đến hết năm 2013 đã có gần 35 nghìn ha đất sản xuất NNCNC với giá trị sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu đồng/ha; hoa cao cấp đạt 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha, đặc biệt là các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với công nghệ và quy trình nghiêm ngặt cho hiệu quả cao. Tại tỉnh Sơn La, dự án khu NNCNC cũng đã được triển khai xây dựng tại huyện Mộc Châu với quy mô 200ha, áp dụng các công nghệ tiên tiến như trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh; trồng một số loại rau, hoa nhập ngoại và canh tác trên đất có phủ màng hoặc trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô cho rau, hoa lily, hoa lan. Hàng loạt các quy trình như sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, thiết bị tưới phun, tưới nhỏ giọt, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước… đều đã được đầu tư đồng bộ, tự động hóa.…

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Những kết quả nghiên cứu, đầu tư ứng dụng công nghệ cao đã có đóng góp quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp cho Việt Nam trong một vài năm qua. Tuy nhiên, hoạt động của các khu NNCNC còn rất hạn chế do đầu tư chưa đồng bộ, tập trung; cơ chế hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp còn thiếu tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. “Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình, sản phẩm, công nghệ để sản xuất chưa phù hợp; chi phí vận hành quá cao dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Một số khu NNCNC ở Hải Phòng, Hà Nội… được đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập công nghệ trọn gói của nước ngoài nhưng chưa được thành công như mong muốn” - ông Tiến nói.

Do vậy, cùng với việc tổ chức bài bản, khoa học để sản xuất NNCNC từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tới đây, các địa phương, doanh nghiệp cần xem xét đầu tư hợp lý để không chỉ ứng dụng được công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của địa phương mà còn có thể phát huy được những thế mạnh về tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên sẵn có.

Một vấn đề khác được đặt ra là bảo vệ bản quyền giống trong quá trình triển khai NNCNC, bởi theo ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Agrivina: Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Quốc tế bảo vệ bản quyền giống cây trồng mới (UPOV) từ năm 2006, nhưng đến nay việc bảo vệ bản quyền vẫn không được thực hiện nghiêm túc. Ông Bảo cho biết: Hiện một số doanh nghiệp và nhất là các hộ nông dân tại tỉnh Lâm Đồng sử dụng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tùy tiện nhân giống dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, lai tạo và sản xuất các loại giống rau, hoa mới của doanh nghiệp.…

 Trong thời gian tới, phát triển NNCNC cần tập trung vào các mục tiêu trọng tâm như: Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; phát triển số lượng doanh nghiệp và cung ứng dịch vụ NNCNC, đặc biệt là tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp NNCNC.

Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015, theo ông Nguyễn Tấn Hinh - Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ NN&PTNT, là sẽ từng bước xây dựng và hình thành cho được nền NNCNC, trong đó, trọng tâm là phát triển số doanh nghiệp NNCNC và vùng sản xuất, phấn đấu đến năm 2015, mỗi tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm sẽ xây dựng được từ 3-5 doanh nghiệp, 2-3 vùng sản xuất NNCNC, qua đó từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; nâng tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC chiếm từ 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.

                                                                                                 Báo Công Thương

05/08/2014 5:00 CHĐã ban hành
Dưa Lê thơm Kim Hoàng HậuDưa Lê thơm Kim Hoàng Hậu
Hiệu quả rõ nhất dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu là chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và năng suất cao. Giống dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu có nguồn gốc từ Thái Lan do công ty Hai Mũi Tên Đỏ (East West seed) nhập khẩu và phân phối. Vụ xuân 2014, Cty trình diễn giống dưa này ở các tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội...

 

Hiệu quả rõ nhất dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu là chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và năng suất cao.Giống dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu có nguồn gốc từ Thái Lan do công ty Hai Mũi Tên Đỏ (East West seed) nhập khẩu và phân phối. Vụ xuân 2014, Cty trình diễn giống dưa này ở các tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội...

Tại các điểm trình diễn ở Hải Dương, giống dưa Kim Hoàng Hậu được bố trí gieo trồng vào giữa tháng 3 dương lịch. Đầu vụ, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi (giá lạnh, mưa ẩm kéo dài, trời âm u không có nắng...), song dưa Kim Hoàng Hậu vẫn trụ vững và phát triển tương đối thuận lợi. Do đặc tính của giống nên cây khỏe hơn, giống chỉ bị kéo dài thời gian sinh trưởng (TGST) khoảng 1 tuần.

Thực tế cho thấy, khả năng kháng sâu bệnh của giống dưa này cũng tốt hơn các loại dưa khác. Anh Đồng Văn Tuấn, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Thượng Đạt (TP Hải Dương) cho biết, khác với dưa hấu hay dưa lê, giống dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu phát triển rất khỏe, dễ chăm bón, các cây phát triển đồng đều.

Cũng tham gia mô hình trồng dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu, ông Nghiêm ở xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách (Hải Dương) cho biết thêm: "Giống dưa này ra quả đều nhau, đồng loạt ở cùng một vị trí trên thân (khoảng lá thứ 15, 16). Các quả trên luống cứ bằng chằn chặn ở cùng hàng dọc theo mép luống. Quả nào bị sâu, bệnh hỏng thì ngay lập tức nách lá sau cây lại ra một quả khác thay thế.

Nếu đã được quả rồi, cây cũng không ra thêm quả khác nữa nên không phải vặt bỏ. Mặt khác, tốc độ cây phát triển rất khỏe nên quả lớn nhanh, chẳng khác bầu bí. So với dưa hấu, giống dưa này thì chỉ cần luống rộng vừa phải khoảng 1,3 - 1,5 m”.

Một ưu điểm nữa của giống dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu là không cần phải làm giàn hay nhà lưới để trồng. Chỉ cần trồng luống bò đất có màng phủ ở vụ xuân hè hay vụ hè thu là được.

Khi quả lớn và vào chín thì chỉ cần kê miếng xốp ở đáy quả là xong, rất thuận tiện và đơn giản. Thời gian sinh trưởng của giống chỉ 60 - 70 ngày nên nông dân có điều kiện quay vòng đất trồng.

Hiệu quả rõ nhất mang lại cho người trồng dưa lê thơm Kim Hoàng Hậu là chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và năng suất cao. So với các giống dưa lê thơm khác thì dưa Kim Hoàng Hậu nổi trội hơn. Vỏ cứng dễ vận chuyển xa, để được lâu, vỏ màu vàng ươm, thịt quả màu vàng cam, cùi dày, ít ruột, ăn ngọt, giòn và có vị thơm đặc trưng. Trọng lượng quả trung bình 1,5 - 2,5 kg.

Ngoài đánh giá chất lượng, công ty Hai Mũi Tên Đỏ và chủ hộ trồng dưa còn hạch toán tại ruộng. Cụ thể 1 sào trồng 450 cây tương đương 450 quả. Trung bình 1,8 kg/quả. Năng suất đạt khoảng 800 - 820 kg. Hiện giá bán 16.000 đ/kg x 810 kg = 13 triệu đồng. Chi phí gieo trồng khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Trung bình mỗi sào nông dân thu lãi khoảng 10 triệu đồng.

                                                                                                Nông nghiệp Việt Nam

01/08/2014 5:00 CHĐã ban hành
Nghiên cứu dịch tể và áp dụng chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu GINA trong điều trị bệnh hen phế quảnNghiên cứu dịch tể và áp dụng chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu GINA trong điều trị bệnh hen phế quản
Ngày 14/1/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu dịch tể và áp dụng chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu ( GINA) trong điều trị hen phế quản” do Bệnh viện đa khoa  tỉnh Long An đăng ký chủ trì thực hiện, bác sĩ  Nguyễn Công Tấn chủ nhiệm đề tài, đề tài sẽ được triển khai thực hiện trong 24 tháng.



Quang cảnh Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài NCKH

Ngày 14/1/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu dịch tể và áp dụng chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu ( GINA) trong điều trị hen phế quản” do Bệnh viện đa khoa  tỉnh Long An đăng ký chủ trì thực hiện, bác sĩ  Nguyễn Công Tấn chủ nhiệm đề tài, đề tài sẽ được triển khai thực hiện trong 24 tháng.

Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, trong đó có vai trò của nhiều loại tế bào và nhiều thành phần tế bào tham gia vào quá trình này, tình trạng mẫn cảm đường hô hấp do viêm mãn tính dẫn đến những cơn ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại, đặt biệt vào ban đêm hoặc sáng sớm; tổn thương có thể lan rộng, nhiều mức độ, nhưng thường hồi phục tự nhiên hoặc nhờ điều trị, có mức độ ảnh hưởng đến toàn cầu, khá phổ biến trong các bệnh đường hô hấp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ lưu hành hen ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, theo ước tính trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen. Ở Việt <st1:place w:st="on" style="line-height: 1.4;">Nam, độ lưu hành (ĐLH) hen là 7% chung cho cả người lớn và trẻ em, ĐLH hen thay đổi theo từng vùng và tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh có xu hướng gia tăng ở nhiều nước và nhất là ở trẻ em. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học hiện nay đã giúp chúng ta ngày càng hiểu sâu sắc hơn về bệnh nguyên, bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị hen. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do hen phế quản tăng nhanh chỉ sau ung thư; HPQ là một trong những nguyên nhân chính làm cho trẻ bỏ học và người lớn bỏ việc, nó ảnh hưởng đến việc học hành và lao động của nhiều người, điều này liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn là có liên quan đến chiến lược phòng và chống bệnh. Hen phế quản là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải đến khám và điều trị nhiều lần tại các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em. gây ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống xã hội, gia đình và người bệnh. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh hen có thể sống bình thường hoặc gần bình thường, các chi phí trên có thể giảm một nửa và có thể ngăn ngừa được các trường hợp tử vong do hen nếu người bệnh được phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng đúng hướng. Cùng với các dấu hiệu lâm sàng, lưu lượng đỉnh (PEF) là chỉ số đánh giá sự tắc nghẽn đường dẫn khí khi thở ra bằng cách cố gắng thở ra thật nhanh, thật mạnh tối đa trong một lần thở ra. PEF có thể sụt giảm nhiều giờ hoặc thậm chí là vài ngày trước khi có triệu chứng báo động của một cơn hen cấp. Tuy nhiên PEF khác nhau theo từng độ tuổi, chiều cao, giới và chủng tộc. Vì vậy việc xác định được trị số PEF của trẻ bình thường cũng như trẻ hen phế quản sẽ giúp cho chẩn đoán sớm, theo dõi cũng như điều trị bệnh. Hen phế quản đang thực sự trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần có nhiều giải pháp đồng bộ về tổ chức quản lý y tế, giáo dục truyền thông và kỹ thuật chuyên môn.

Hen phế quản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng nhanh và trở thành thách thức đối với nền y tế thế giới. Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 8 triệu người đang mắc hen, hậu quả bệnh nhân hen cần phải nhập viện điều trị, phải nghỉ học, phải nghỉ làm.

Mục tiêu đề tài là xác định tỉ lệ bệnh hen phế quản người lớn hơn 7 tuổi sống tại tỉnh Long An và ứng dụng “chiến lược xử trí hen phế quản toàn cầu” (GINA 2002) để quản lý hen phế quản (HPQ) trong cộng đồng dân cư nhằm kiểm soát bệnh HPQ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân; từ đó đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp điều trị HPQ theo GINA, đồng thời đề xuất một số biện pháp cải tiến cho phù hợp với tình hình tỉnh Long An. Cụ thể là khảo sát đặc điểm dịch tể cơ bản của bệnh nhân, xác định tỉ lệ các yếu tố kích phát cơn hen, xác định tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng, khảo sát một số đặc điểm cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả việc ứng dụng lưu lượng đỉnh kế và hô hấp kế theo hướng dẫn của GINA trong chẩn đoán, theo dõi và quản lý bệnh nhân HPQ, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh HPQ theo hướng dẫn của GINA

Tháng 3/1993, chiến lược toàn cầu về phòng chống bệnh hen (Global Initiative for Asthma- GINA) ra đời nhằm tăng cường sự hiểu biết về hen cho nhân viên y tế, quan chức y tế và công chúng, đồng thời cải tiến việc phòng ngừa, điều trị hen; GINA đã phổ biến rộng rãi các tài liệu về chiến lược toàn cầu về điều trị và phòng ngừa hen phế quản trên website WWW.ginasthma.org. Việt Nam đã trở thành thành viêncủa GINA từ năm 2001, việc ứng dụng thành công chiến lược hen toàn cầu GINA vào điều trị bệnh hen phế quản có ý nghĩa rất lớn đến công tác điều trị hen ở Việt Nam.

  Nội dung nghiên cứu là triển khai phòng thăm dò chức năng hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Long An, để khám HPQ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đầu tiên của tỉnh, trở thành nơi chuyên sâu về bệnh hô hấp; được trang bị 2 máy hô hấp kế ( phế dung kế), 4 lưu lượng đỉnh kế theo dõi chỉ số PEF để phù hợp với hoàn cảnh của tuyến  y tế cơ sở, … Tổ chức tập huấn chương trình quản lý HPQ trong cộng đồng theo hướng dẫn GINA cho cán bộ y tế thuộc Sở Y Tế, huyện, bệnh viện đa khoa, Trung tâm phòng chống lao. Khảo sát dùng phương pháp điều tra cộng đồng để xác định một số yếu tố dịch tễ cơ bản về bệnh HPQ theo GINA tại Long An. Can thiệp điều trị HPQ theo GINA, trong những người khám ở giai đoạn 1 nếu chẩn đoán HPQ sẽ dưa vào điều trị tại phòng khám HPQ bệnh viện đa khoa Long An khoảng 200 bệnh nhân` và đánh giá kết quả điều trị.

  Hiện nay chẩn đoán HPQ đơn thuần dựa vào lâm sàng gây nhiều sai sót, việc điều trị chỉ dựa vào kinh nghiệm khiến cho thầy thuốc gặp nhiều khó khăn, phương pháp chẩn đoán, điều trị HPQ theo GINA cần phối hợp cả lâm sàng và kết quả đo hô hấp kế để có chỉ số PEF và FEV1, tuy nhiên do giá thành còn cao ( >140 triệu /máy) nên trang bị cho tuyến huyện, thành phố trở lên, còn tuyến y tế cơ sở, xã, phường trang bị lưu lượng đỉnh kế, gọn nhẹ rẽ tiền và dễ sử dụng.

Đề tài nghiên cứu áp dụng điều trị HPQ theo phương pháp GINA một phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, người dân có nhu cầu tiếp cận các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tiên tiến hiện đại trên thế giới; vốn mới được áp dụng ở một số tỉnh, thành ở nước ta. Khi phương pháp này được triển khai tại tỉnh Long An chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và toàn xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện, thị, các dịch vụ Y tế tư nhân trong tỉnh ứng dụng chăm sóc điều trị bệnh HPQ. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về phương pháp điều trị HPQ theo GINA. Cảnh báo người dân cách phát hiện và phòng ngừa bệnh HPQ, cải thiện môi trường sống và làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống; thay đổi kiến thức, thái độ hành vi đối với bệnh HPQ của nhân viên Y tế và cộng đồng. Các cơ quan chức trách quan tâm bảo vệ và cải thiện môi trường. Cho thấy vai trò của việc trang bị máy thăm dò chức năng hô hấp là cần thiết, hiệu quả và khả thi. Điều trị bệnh hen theo GINA không tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian, nhưng cái khó là đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sẽ kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh tái phát. Điều này cho thấy rất có ý nghĩa, bởi lâu nay phần lớn người mắc bệnh hen phế quản chỉ điều trị cắt cơn, không được theo dõi và điều trị, kiểm soát bệnh đúng phác đồ, dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh này diễn ra phổ biến.

                                                                                      Thông tin KHCN

21/02/2014 5:00 CHĐã ban hành
Trao quyết định công nhận VietGAP trên dưa hấuTrao quyết định công nhận VietGAP trên dưa hấu
Ngày 17/6, tại UBND xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An đã tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận mô hình sản xuất dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ hợp tác dưa hấu Hoàng Gia.

Ngày 17/6, tại UBND xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An đã tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận mô hình sản xuất dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ hợp tác dưa hấu Hoàng Gia.

Với xu thế hội nhập hiện nay, sản xuất rau màu an toàn theo quy trình VietGAP là điều kiện bắt buộc nếu như sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường. Mô hình trồng dưa hấu vừa được công nhận đạt chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác dưa hấu Hoàng Gia, người dân nơi đây đã có thêm niềm hy vọng.

Huyện Thạnh Hoá có diện tích canh tác lớn, tương đối tập trung riêng xã Thạnh An, huyện Thạnh Hoá có gần 100 hộ chuyên canh dưa hấu với khoảng 200 ha được trồng 2 vụ trong năm, nhưng ở tình trạng bán trôi nổi “tự sản xuất- tự tiêu thụ”, chủ yếu bán cho thương lái, thiếu sự bao tiêu và qui hoạch vùng nguyên liệu, đầu ra vẫn còn bấp bênh vì chưa áp dụng quy trình GAP; Trong xu hướng phát triển hiện nay đòi hỏi nhà cung cấp phải chứng minh được nguồn gốc sản phẩm để khách hàng tin cậy, do vậy việc thực thực quy trình sản xuất nông nghiệp khép kín từ sản xuất đến thị trường tức sản xuất theo quy trình GAP là con đuờng tất yếu để nông sản Việt Nam có thể tham gia thị trường thế giới. Thị trường hiện nay cạnh tranh khốc liệt, nông dân phải đương đầu với những thách thức lớn, an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, kế đến là chất lượng sản phẩm, sản lượng phải lớn và thời gian giao hàng đúng hạn mới đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, và giá phải rẽ mới cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất Dưa Hấu đạt tiêu chuẩn ViệtGAP tại huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An” do Viện Cây Ăn Quả Miền Nam triển khai tại xã Thạnh An huyện Thạnh Hóa.

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là quản lý tốt chuỗi cung ứng, có sự liên kết giữa các đối tác tham gia, áp dụng đồng bộ các công nghệ tiên tiến trong sản xuất (giống, bón phân hợp lý giữa hữu cơ và vô cơ, sử dụng chế phẩm sinh học,… và giải pháp phòng trừ dịch hại theo IPM, ICM là thích hợp. Chứng nhận quá trình sản xuất đạt VietGAP là một trong những cách chứng minh sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị canh tranh trên thị trường. GAP là tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt” chứng nhận cho chương trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm xuyên suốt của dây chuyền từ sản xuất đồng ruộng tới tay người tiêu dùng (bao gồm hướng dẫn thực hành VietGAP cho sản xuất, sơ chế và phân phối).

Mô hình sản xuất dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác dưa hấu Hoàng Gia tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất dưa hấu, điều kiện và môi trường làm việc, phân tích dinh dưỡng trong đất trồng, những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm xác định những tồn tại so với tiêu chuẩn VietGAP; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với vùng sản xuất, liều lượng phân hữu cơ - vô cơ để tăng năng suất và chất lượng trái, hiệu quả kinh tế và xác định đối tượng cụ thể gây hại nghiêm trọng; Biện pháp phòng trừ hiệu quả sâu bệnh quan trọng, nghiên cứu biện pháp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học; Xây dựng mô hình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, lập kế hoạch hỗ trợ hướng dẫn thực hiện cơ sở vật chất, sơ đồ nông trại; tập huấn nông dân; kiểm tra giám sát thực hiện mô hình và thủ tục đánh giá chứng nhận.

 

VietGAP có rất nhiều tiêu chí khó thực hiện như khâu ghi chép nhật ký sản xuất, việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách,… Điều quan trọng nhất trong quá trình sản xuất theo quy trình VietGAP rất tỉ mỉ, công phu, hàng ngày phải ghi sổ sách cẩn thận công việc chăm sóc dưa hấu, đặc biệt là sử dụng phân, thuốc. Lúc đầu, các thành viên trong tổ hợp tác rất lo lắng bởi quy trình sản xuất này có những đòi hỏi khá ngặt. Thế nhưng, sau khi được tập huấn, động viên, hỗ trợ tích cực của chuyên gia, nhờ đó, dưa hấu phát triển khá tốt, không bị sâu bệnh, không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nên tổ viên vững tin để tiếp tục sản xuất. Bằng sự cố gắng của nhiều đơn vị, việc sản xuất dưa hấu theo hướng VietGAP đã thành công, cần xây dựng được thương hiệu của trái dưa hấu, tạo điều kiện hội nhập vào những sân chơi lớn hơn”.

Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ trồng dưa hấu theo quy trình VietGAP, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng vật tư có hiệu quả, nhưng hiệu quả lớn nhất là sản xuất ra sản phẩm an toàn, đáp ứng được nhu cầu khắc khe của thị trường thế giới, đồng thời nhân rộng mô hình. VietGAP là thành công nhưng tổ hợp tác cần phải hoàn thiện hơn về nhiều mặt như: khâu ghi chép, quá trình canh tác, quy trình kỹ thuật,… để trước mắt là đủ điều kiện tái chứng nhận VietGAP và xa hơn là để cạnh tranh với các đơn vị sản xuất khác, vì trong tương lai xu hướng sản xuất theo hướng GAP rất thịnh hành.

                                                                 Thông tin KHCN - Sở Khoa học và Công nghệ

05/08/2014 5:00 CHĐã ban hành
CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT POLYURETHANE CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT POLYURETHANE
Ngày 1/8/2014, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu phối hợp với  Công ty TNHH Isulation Thanh Cảnh (KCN Nhựt Chánh, Bến Lức, Long An) đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi công nghệ Polyurethane  từ HCFC-141b sang công nghệ Cyclo pentance.

    
Ngày 1/8/2014, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu phối hợp với  Công ty TNHH Isulation Thanh Cảnh (KCN Nhựt Chánh, Bến Lức, Long An) đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi công nghệ Polyurethane  từ HCFC-141b sang công nghệ Cyclo pentance.

Đây là quá trình chuyển đổi công nghệ nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam theo Nghị định thư Montreal thông qua dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam”.  Công ty TNHH Isulation Thanh Cảnh là một trong những doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt được Dự án hỗ trợ chuyển đổi công nghệ. Bằng việc thay thế toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sản xuất xốp sử dụng cyclopentane, sẽ hạn chế tác động đến tầng ozon của khí quyển. Tuy nhiên công nghệ mới này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn về an toàn cháy nổ.

                                                                                                                         Phòng QLCN

04/08/2014 5:00 CHĐã ban hành
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng caoỨng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng cao
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng cao ở 4 huyện Đồng Tháp Mười Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh - tỉnh Long An 16/07/2014

 


 

Chủ nhiệm dự án Lê Quốc Dũng, PGĐ Sở KHCN bên cạnh thiết bị san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser

Dự án: “ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa tại vùng lúa chất lượng cao ở 4 huyện Đồng Tháp Mười Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh - tỉnh Long An ” là đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2014, Kỹ Sư Lê Quốc Dũng, Phó Giám đốc Sở KH&CN là chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An chủ trì thực hiện, thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị nghiệm thu.

Mục tiêu tạo ra được một phương thức sản xuất lúa hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường làm cơ sở cho việc phát triển mở rộng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng phục vụ cho tiêu dùng cũng như xuất khẩu; nâng cao năng suất và chất lượng một số giống lúa trong vùng đạt các tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA; chuyển giao một số công nghệ mới giúp người dân nâng cao kỹ năng canh tác lúa hàng hóa; nâng cao giá trị lợi nhuận trên một đơn vị đất canh tác.

Vấn đề cải tạo mặt bằng đồng ruộng là khâu quan trọng để có thể ứng dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật: cơ giới hóa trong làm đất, dùng giống lúa xác nhận, áp dụng IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý nước, cơ giới hóa trong thu hoạch…

Kết quả dự án đã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã ở các địa phương để chọn 4 điểm xây dựng mô hình điểm với diện tích 200 ha, mỗi xã 50 ha tại ấp Hoàng Mai, xã Hậu Thạnh Đông - huyện Tân Thạnh, ấp Sậy Giăng, xã  Khánh Hưng - huyện Vĩnh Hưng, ấp Hưng Thuận, xã Hưng Thạnh - huyện Tân Hưng, ấp Bàu Chứa, xã Thạnh Hưng – thị xã Kiến Tường vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An  đã chọn 84 nông dân để tiếp nhận và triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong quy trình kỹ thuật của dự án.

Áp dụng công nghệ san phẳng đồng ruộng ứng dụng kỹ thuật laser tạo ra thửa ruộng bằng phẳng đạt độ chênh lệch trung bình khoảng 3cm (thời gian san phẳng mặt ruộng ứng dụng Công nghệ Laser cho một ha trung bình khoảng 10 giờ),  thuận lợi cho việc ứng dụng đồng bộ, có hiệu quả các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, việc sạ thưa, sạ hàng, đều tiết nước đồng đều và dùng nước khống chế cỏ dại rất dễ dàng; đồng thời giảm công lao động, tiết kiệm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều, giúp cho cây lúa khỏe mạnh. Chi phí sản xuất giảm rõ rệt như giảm chi phí nhân công, dịch vụ làm đất, gieo sạ, công nhổ cỏ tỉa dặm, thu hoạch;hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thời gian bơm nước, tỉ lệ đổ ngã rất thấp, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, quản lý dịch hại tổng hợp và cơ giới hóa, giảm lượng và số lần phun thuốc, nước tưới, giảm lượng giống, lượng phân bón và tăng hiệu quả sử dụng, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nông dân so với cách làm như trước đây; giúp nông dân tiết kiệm chi phí được từ 2 đến 2,5 triệu đồng/ha/vụ, năng suất mỗi hécta tăng lên trung bình 300 đến 500 kg/ha/vụ, đặc biệt có nhiều hécta năng suất tăng thêm trên 1 tấn/ha/vụ

Ruộng bằng phẳng, đồng đều và chủ động về mức nước làm cho lúa cứng cây, ít đổ ngã, mô hình sau khi được san phẳng cây lúa không bị đổ ngã phần lợi nhuận tăng thêm (hao hụt lúa bị đổ ngã là 5%). Ở trong mô hình năng suất thu hoạch trung bình 7 tấn/ha, tăng thêm được trung bình 300 đến 500 kg /ha gia tăng phần lợi nhuận trên cùng một diện tích canh tác tương đương từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng/ha. Hiệu quả từ mô hình tăng thêm thu nhập cho người dân sản xuất lúa từ 4.262.500 đến 5.262.000 đồng/ha.

Mô hình thúc đẩy cơ giới hóa từng bước hình thành vùng lúa chất lượng cao, các cánh đồng lớn trong tỉnh, cơ giới hóa đồng bộ tất cả các khâu trong sản xuất lúa gắng kết với lợi ích cộng đồng liên kết thị trường tiêu thụ, là tiền đề để xây dựng vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa, quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng diện tích rộng thích hợp để ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, từng bước thay đổi nhận thức trong việc bỏ tập quán canh tác củ lạc hậu thay vào đó là việc ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn, tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, cho hiệu quả cao hơn nhiều so với áp dụng đơn lẻ.

Qua dự án này, nhận thức về trình độ kỹ thuật của người dân nông thôn cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa phương trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được nâng lên; cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân nông thôn và hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; góp phần cải thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trong địa bàn tỉnh. 

 

Hạn chế là ứng dụng Công nghệ Laser san phẳng mặt ruộng là quá trình san đất khô, mả vùng đồng bằng Sông Cửu Long chỉ triển khai thực hiện được trong khoảng từ tháng 2 (âm lịch) đến tháng 4 (âm lịch) hàng năm, những năm gần đây lũ thường rút chậm và luôn xuất hiện các đợt mưa trái mùa càng làm cho thời gian cho phép san phẳng rất hạn chế, đây là khó khăn rất lớn.

San phẳng mặt ruộng ứng dụng công nghệ laser là công nghệ còn mới ở nước ta, cho nên nhà nước cần hỗ trợ ban đầu đề người dân mạnh dạn ứng dụng vào thực tiễn; Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ chuyển giao nhân rộng mô hình, đặt hàng cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN triển khai nhân rộng các mô hình san phẳng mặt ruộng ứng dụng công nghệ laser trên địa bàn tỉnh.

                                                                              Thông tin KHCN

05/08/2014 5:00 CHĐã ban hành

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Nguyễn Anh Việt

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​