Có thể nói Long An có vị trí địa lý chiến lược nhờ các đặc điểm sau đây:
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) song lại thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực và có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Với vị thế cửa ngõ nối liền hai vùng, Long An có thể được hưởng lợi từ sự phát triển và tăng trưởng của cả hai vùng này; Là vùng đệm giữa khu vực phát triển nhanh ở Tp. HCM và khu vực châu thổ nhạy cảm về môi trường, hỗ trợ TP HCM trong việc kiểm soát phát triển đô thị và bảo vệ vùng môi trường châu thổ quan trọng; và có thể đóng góp vào quá trình phát triển vùng, cụ thể là các lợi ích từ công cuộc phát triển Long An sẽ lan rộng sang các tỉnh của nước bạn Campuchia - quốc gia có đường biên giới chung với Long An.
Dù có vị trí địa lý thuận lợi nhưng Long An chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển. Vai trò của Long An trong phát triển kinh tế của vùng vẫn còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Long An quyết định cấp vốn thực hiện "Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" nhằm đảm bảo sự phát triển hợp lý và bền vững của tỉnh. Tháng 2 năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An đã ban hành Điều khoản tham chiếu để tiến hành nghiên cứu. Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Công ty ALMEC đã được mời thảo luận Phạm vi công việc (S/W) của Nghiên cứu, bao gồm khu vực, phạm vi nghiên cứu và các yêu cầu của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Biên bản cuộc họp đã được ký kết giữa Sở KHĐT và Công ty ALMEC. Sau đó, Hợp đồng được hai bên ký kết vào ngày 11 tháng 5 năm 2009 tại tỉnh Long An.
Nghiên cứu QHTT tỉnh Long An nhằm xây dựng các chiến lược phát triển cụ thể cho tỉnh Long An tới năm 2030 (tầm nhìn dài hạn) và cho giai đoạn 2011-2015 (thực hiện ngắn – trung hạn). Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn tới năm 2030 cho tỉnh Long An; Lập dự thảo Quy hoạch Tổng thể tới năm 2020 cho tỉnh Long An; Chuẩn bị các kế hoạch sơ bộ cho các dự án ưu tiên được lựa chọn cho tỉnh Long An.
* Phân tích hiện trạng:
- Đánh giá nguồn lực và tiềm năng điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Điều kiện xã hội.
- Sử dụng đất.
- Lĩnh vực kinh tế.
- Các công trình công ích.
- Giao thông vận tải.
- Quản lý môi trường.
- Tổng hợp năng lực tài chính của tỉnh.
- Phân tích mối quan hệ của tỉnh Long An với các tỉnh biên giới Campuchia.
* Rà soát các quy hoạch, kế hoạch hiện có.
* Tầm nhìn, mục tiêu và các chiến lược phát triển cơ bản để Long An phát triển bền vững.
* Phát triển kinh tế.
* Lĩnh vực xã hội.
* Quản lý môi trường.
* Phát triển không gian.
* Giao thông vận tải.
* Phát triển nguồn nhân lực.
* Xúc tiến đầu tư.
* Kế hoạch thực hiện.
* Kết luận và kiến nghị.
* Sơ lược các dự án đề xuất của Lapides.
* Phụ lục:
- Điểm đến du lịch tại tỉnh.
- Hiện trạng hệ thống đường tỉnh và đường huyện.
- Danh mục các dự án của tỉnh.
- Đánh giá nhu cầu GIS ở Long An.