| Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết | Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết | Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đốt. | Để bảo vệ sức khỏe gia đình, bản thân và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành ra 10 phút diệt lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên xúc rửa, đậy nắp kín hồ và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng. Thường xuyên thay nước ở các bình bông, thả muối hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào chén nước kê chân tủ chứa thức ăn, tủ chén, hồ cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh.... Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để không cho muỗi đẻ trứng. Ngủ mùng phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà./. TH
| 29/06/2022 8:00 SA | Đã ban hành | | Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc | Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc”, dự kiến khai mạc vào Tháng 9 năm 2023 tại Thành phố Hà Nội. | Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc, từ năm 2023 được định kỳ tổ chức 5 năm 1 lần, nhằm tôn vinh, ghi nhận những thành tựu sáng tạo của các nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giới họa sĩ, nhà điêu khắc. Tạo điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, công bố tác phẩm mới và phản ánh trung thực quá trình lao động nghệ thuật, thể hiện cách nhìn riêng và quan điểm sáng tác của nhà điêu khắc, họa sĩ Việt Nam. Các tác phẩm gửi tham dự "Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc" là những tác phẩm được sáng tác trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2023 chưa từng được trưng bày tại các cuộc thi, triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức. Ban Tổ chức "Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc" nhận ảnh chụp tác phẩm trực tiếp và gửi qua Bưu điện. Thời gian nhận ảnh chụp tác phẩm đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2023. Thể lệ cuộc thi: thong bao trien lam dieu khac 2023.pdf TH
| 01/03/2023 7:00 SA | Đã ban hành | | Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An | Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An | Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Long An vừa có kế hoạch số 109 KH/BCĐ, ngày 15/3/2023, về việc tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An. | | 16/03/2023 9:00 SA | Đã ban hành | | Long An tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” | Long An tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” | Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật" do Sở Tư pháp tỉnh Long An tổ chức. Cuộc thi diễn ra trong thời gian bắt đầu từ 07 giờ 00 phút, ngày 01/10/2023 đến 24 giờ 00 phút, ngày 15/10/2023. | Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại địa chỉ: https://timhieuphapluat.longan.gov.vn và được đặt tại chuyên mục trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An (địa chỉ https://pbgdpl.longan.gov.vn) và Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (địa chỉ https://stp.longan.gov.vn). 
 Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An (địa chỉ https://pbgdpl.longan.gov.vn) Nội dung thi về tìm hiểu các quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình; Hộ tịch và Trợ giúp pháp lý. Giải thưởng cho cuộc thi bao gồm giải thưởng cá nhân và giải thưởng tập thể. Qua cuộc thi thể hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; góp phần đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và Nhân dân. Bên cạnh đó, Cuộc thi là một trong những chuỗi hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An./. Thể lệ Cuộc thi: 638307039760105644_The le cuoc thi truc truyen tim hieu phap luat (1).pdf
T.H.
| 21/09/2023 11:00 SA | Đã ban hành | | Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên ứng dụng Long An số” | Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên ứng dụng Long An số” | Nhằm thiết thực chào mừng “Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân” năm 2023, đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đẩy mạnh triển khai cài đặt, sử dụng ứng dụng “Long An số”, BHXH tỉnh Long An tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên nền tảng ứng dụng Long An số”, thời gian thi từ ngày 01/5 đến ngày 31/5/2023. | Đối tượng dự thi dành cho tất cả người dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Long An. Trong thời gian 30 phút, người tham gia dự thi sẽ trả lời 29 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu hỏi dự đoán số người tham gia dự thi trên điện thoại có kết nối internet thông qua ứng dụng "Long An số". Mỗi thí sinh được tham gia tối đa 02 lần thi, kết quả được tính dựa trên lần thi có số đáp án đúng nhiều nhất.

Tìm hiểu thông tin cuộc thi tại Trang Thông tin điện tử BHXH tỉnh https://longan.baohiemxahoi.gov.vn Nội dung thi xoay quanh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện; những rủi ro khi không tham gia; quy trình, thủ tục đóng; địa điểm, cách thức tham gia; kết quả cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành BHXH Việt Nam … Người dân có thể tìm tài liệu tham khảo và xem chi tiết thể lệ Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử BHXH tỉnh Long An, tại địa chỉ: https://longan.baohiemxahoi.gov.vn. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tính kết quả dự thi của thí sinh theo thứ tự các tiêu chí sau: trả lời đúng nhiều nhất các câu hỏi trắc nghiệm; dự đoán chính xác hoặc gần đúng nhất số người tham gia dự thi. Cuộc thi dự kiến sẽ tổng kết và trao giải vào giữa tháng 06/2023 với cơ cấu giải thưởng như sau: 01 giải Nhất: Giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh kèm tiền thưởng 3.000.000 đồng/giải. 02 giải Nhì: Giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh kèm tiền thưởng 2.000.000 đồng/giải. 02 giải Ba: Giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh kèm tiền thưởng 1.500.000 đồng/giải. 05 giải Khuyến khích: Giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh kèm tiền thưởng 1.000.000 đồng/giải. BHXH, BHYT là hai chính sách an sinh xã hội quan trọng gắn liền với mỗi người lao động và Nhân dân. BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nói riêng là những chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước, gắn liền với mỗi người lao động và Nhân dân, góp phần giảm rủi ro về tài chính khi không may ốm đau, bệnh tật, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động. Chính những lợi ích thiết thực do BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình mang lại, nên những năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân, người lao động chưa biết và hiểu đầy đủ về ý nghĩa và tính nhân văn của các chính sách này. Hy vọng rằng với việc tổ chức Cuộc thi lần này, BHXH tỉnh sẽ góp phần tạo sức lan tỏa rộng lớn về chính sách BHXH, BHYT, nhằm hình thành thói quen tìm hiểu pháp luật về BHXH, BHYT trong Nhân dân, từ đó người dân có thể nâng cao nhận thức và chủ động tham gia để đảm bảo an sinh cho bản thân và gia đình./. T.H.
| 12/05/2023 8:00 SA | Đã ban hành | | Triển khai ứng dụng "VSSID - Bảo hiểm xã hội số" | Triển khai ứng dụng "VSSID - Bảo hiểm xã hội số" | “VssID - Bảo hiểm xã hội số” là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, được cung cấp trên 02 kho ứng dụng App Store (hệ điều hành IOS) và Google Play (hệ điều hành Android) với mục đích thiết lập kênh giao tiếp, tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công tiện lợi, nhanh chóng. | Ứng dụng VssID hiện cung cấp các tiện ích, thông tin thiết yếu như: - Cung cấp các thông tin về: Thẻ BHYT; Quá trình tham gia BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, BHYT; Thông tin hưởng (các chế độ một lần: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp); Sổ khám chữa bệnh. - Tra cứu các thông tin: Mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, hỗ trợ trực tuyến 24/7,... - Cung cấp các tin tức hoạt động Ngành BHXH; các video về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN... để giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích, quyền lợi được hưởng, cũng như cách thức khi tham gia BHXH, BHYT. - VssID - BHXH số hướng tới tích hợp tiện ích sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử thay thế sổ và thẻ giấy; dịch vụ công; thanh toán trực tuyến,... trong thời gian tới. - Sử dụng VssID, người dùng còn có thể thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của người sử dụng lao động, góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp. - Sử dụng VssID người dùng yên tâm vì được bảo mật thông tin. Tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID được đăng tải trên Website của BHXH tỉnh Long An tại địa chỉ https://longan.baohiemxahoi.gov.vn./. Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An
| 15/03/2021 11:00 SA | Đã ban hành | | “LONG AN SỐ” – Nền tảng công dân số | “LONG AN SỐ” – Nền tảng công dân số | Nền tảng công dân số “Long An Số” là kênh tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền trên nền tảng thiết bị di động, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số và phát triển xã hội số của tỉnh. | "Long An Số" giúp triển khai các dịch vụ số, dịch vụ thông minh của tỉnh đến với người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, cập nhật, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời "Long An Số" cũng giúp các cơ quan chính quyền thông tin kịp thời các nội dung, vấn đề cấp thiết đến người dân như: các vấn đề an ninh trật tự, an toàn giao thông, tình hình dịch bệnh, thiên tai, bão lụt,... 
Thông qua Nền tảng công dân số "Long An Số", người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng các tiện ích sau: Gửi phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước; Dịch vụ công trực tuyến; kết nối việc làm; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục; theo dõi tin tức, sự kiện từ các cơ quan chính quyền,… Nền tảng công dân số "Long An Số" còn cho phép người dân tra cứu Hồ sơ sức khỏe điện tử, tra cứu Bảo hiểm y tế, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, viễn thông, giáo dục, y tế, du lịch,… Việc triển khai Nền tảng công dân số "Long An số" là bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, xã hội số, đưa chính quyền đến gần dân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong thời gian tới, Nền tảng công dân số "Long An số" sẽ tiếp tục được tích hợp nhiều tiện ích số hữu ích cho người dân như: các dịch vụ an sinh xã hội, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, dịch vụ giám sát giao thông, an ninh trật tự,... Người dân và doanh nghiệp có thể cài đặt và sử dụng Nền tảng công dân số "Long An Số" bằng cách tải trên các kho ứng dụng CH Play, AppStore 
Để có thể cài đặt và sử dụng Nền tảng công dân số "Long An số" trên điện thoại thông minh, người dân cần thực hiện các bước sau: - Bước 1: Vào kho ứng dụng CH Play hoặc AppStore, nhập từ khoá "Long An Số" trong mục tìm kiếm, chọn ứng dụng "Long An Số" và nhấn "Cài đặt". - Bước 2: Sau khi cài đặt, người dân và doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản. - Bước 3: Thực hiện khai báo điền họ tên, số điện thoại, mật khẩu và thực hiện Đăng ký. - Bước 4: Đăng nhập và sử dụng các tiện ích của ứng dụng. - Bước 5: Để sử dụng các tiện ích thuộc nhóm Dịch vụ công (như nộp hồ sơ trực tuyến, …) người dùng cần thực hiện bổ sung thông tin, giấy tờ cá nhân vào tài khoản để định danh, xác thực điện tử. Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp cũng có thể trải nghiệm sử dụng phiên bản Nền tảng công dân số "Long An số" chạy trực tiếp trên nền tảng mini app của Zalo (với các tiện ích: Phản ánh kiến nghị; dịch vụ công trực tuyến; kết nối việc làm; ….).  
Để bắt đầu sử dụng Nền tảng công dân số "Long An Số" chạy trực tiếp trên nền tảng mini app của Zalo, người dân, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: - Bước 1: Đăng nhập vào tải khoản Zalo. - Bước 2: Tìm kiếm và mở ứng dụng mini app Zalo bằng cách chọn biểu tượng mini app (Khám phá) ở dưới màn hình… - Bước 3: Nhập từ khóa "Long An Số" vào thanh tìm kiếm. - Bước 4: Chọn "Long An Số" từ kết quả tìm kiếm. - Bước 5: Sau khi mở Nền tảng công dân số "Long An số" người dùng có thể sử dụng các tính năng như: Phản ánh kiến nghị; Dịch vụ công trực tuyến; kết nối việc làm; các dịch vụ về điện; tra cứu thông tin các văn bản mới và các tính năng hữu ích khác. Quét mã QR bên dưới để trực tiếp truy cập Nền tảng công dân số "Long An số" chạy trực tiếp trên nền tảng mini app của Zalo:

T.H.
| 04/08/2023 8:00 SA | Đã ban hành | | Thông báo tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh cho đến khi có thông báo mới | Thông báo tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh cho đến khi có thông báo mới | Ngày 31/5/2021, UBND tỉnh ban hành Thông báo số 1634/TB-UBND về việc tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh, như sau: | Thực hiện ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 (tại Thông báo số 116/TB-VPVP ngày 19/5/2021 của Văn phòng Chính phủ), Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo tới tất cả công dân, cơ quan tổ chức như sau: - Tạm dừng tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh. - Tạm dừng tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân của các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. - Công dân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng đường bưu điện. - Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải thực hiện xử lý, hướng dẫn, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền và trả kết quả giải quyết, hướng dẫn cho công dân qua đường bưu điện; đảm bảo vẫn duy trì bình thường công tác xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh trong cộng đồng. Thời gian tạm dừng kể từ ngày thông báo cho đến khi có thông báo mới. Nay, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện./.
1634_TB-UBND_31-05-2021_Thông báo Về việc tạm dừng tiếp công dân.signed.pdf
TH
| 31/05/2021 6:00 SA | Đã ban hành | | Long An: điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh | Long An: điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh | Ngày 26/10/2021, UBND tỉnh Long An có văn bản số 10555/UBND-VHXH về việc điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. | Trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 25/10/2021 UBND tỉnh đã có Thông báo số 3440/TB-UBND xác định tình hình dịch bệnh trên địa tỉnh Long An đang ở cấp độ 1. Trước thực tế trên, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện như sau: I. Kể từ 00 giờ ngày 27/10/2021, áp dụng tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên phạm vi toàn tỉnh cho đến khi có thông báo mới, cụ thể như sau: 1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà[1], ngoài trời[2] đảm bảo phòng, chống dịch: Không hạn chế số lượng người tham gia, nhưng người tham gia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19[3] hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng[4] hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). 2. Hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh: Hoạt động bình thường nhưng phải đáp ứng các điều kiện, quy định theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế[5]. Giao Sở Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. 3. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 3.1. Đối với các cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng: Tiếp tục hoạt động theo Kế hoạch số 3222/KH-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh về việc phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An và các quy định khác có liên quan; trong đó lưu ý các cơ sở, đơn vị phải có phương án, kế hoạch hoạt động gắn với công tác phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Riêng yêu cầu về xét nghiệm: thực hiện theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. 3.2. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ: - Đối với Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ truyền thống: Hoạt động bình thường, nhưng người bán và người phục vụ (đối với Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích) phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ các cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm định kỳ cho nhân viên (người bán và ngừi phục vụ) theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định[6]. Giao Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với cơ quan y tế có phương án tổ chức, quản lý hoạt động của từng chợ truyền thống thuộc thẩm quyền quản lý, đảm bảo chặt chẽ, an toàn. - Đối với nhà hàng/quán ăn, quán giải khát: Hoạt động bình thường, nhưng người phục vụ phải đáp ứng các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ các cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm định kỳ cho nhân viên (người bán và người phục vụ) theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định[7]. 3.3. Đối với các cơ sở kinh doanh các dịch vụ như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, xông hơi, internet, trò chơi điện tử, câu lạc bộ khiêu vũ, các tụ điểm hát với nhau: Được phép hoạt động, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đảm bảo không quá 50% công suất. - Người phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm định kỳ cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. 3.4. Đối với các cơ sở kinh doanh các dịch vụ như phòng tập thể hình (gym), yoga, làm tóc (bao gồm cắt tóc), câu lạc bộ bida, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu: Hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Đảm bảo không quá 70% công suất. - Người phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm định kỳ cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. 3.5. Đối với hoạt động bán hàng rong, vé số dạo…: Hoạt động bình thường, nhưng người bán phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ cơ sở kinh doanh vé số (đại lý cấp 1, cấp 2) chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm định kỳ cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. 4. Hoạt động giáo dục, đào tạo: - Học sinh cấp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, học viên trường nghề, sinh viên cao đẳng, đại học: tiếp tục thực hiện dạy và học trực tuyến kết hợp với dạy và học trên truyền hình cho đến ngày 14/11/2021. - Học sinh cấp trung học cơ sở: tiếp tục thực hiện dạy và học trực tuyến kết hợp với dạy và học trên truyền hình cho đến ngày 30/11/2021. - Học sinh tiểu học và mầm non: tạm thời chưa đến trường[8] (học sinh tiểu học xem bài dạy trên truyền hình; phụ huynh học sinh chăm sóc các cháu mầm non tại nhà theo sự hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo). Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan: - Hướng dẫn các cơ sở giáo dục, các địa phương triển khai thực hiện các hình thức dạy và học theo chủ trương trên của UBND tỉnh và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo[9]. - Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông để có kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp trong thời gian tới (trong đó lưu ý việc áp dụng linh hoạt các hình thức dạy và học theo từng địa bàn và từng khối lớp tương ứng với từng cấp độ dịch và việc bố trí, trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch tại các trường…). - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 5. Hoạt động của các cơ quan, công sở[10]: Hoạt động bình thường, nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống, dịch theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 về Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị. Riêng yêu cầu về xét nghiệm: thực hiện theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. 6. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự: Hoạt động bình thường, nhưng người tham gia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Giao Sở Nội vụ cập nhật hướng dẫn của Bộ Nội vụ để có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. 7. Đối với cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch: Hoạt động bình thường, nhưng người phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. 8. Đối với bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim; cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật: Hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Đảm bảo không quá 70% công suất. - Người phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Chủ cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; đồng thời có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. 9. Đối với hoạt động thể dục, thể thao: Hoạt động bình thường, nhưng người tham gia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ (trừ người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng). Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[11] để có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. 10. Đối với việc quản lý thông tin người vào/ra các cơ sở, địa điểm kinh doanh, cơ quan, công sở: Chủ cơ sở, địa điểm kinh doanh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước có trách nhiệm tạo mã QR địa điểm trên ứng dụng PC-Covid hoặc website https://qr.tokhaiyte.vn, in dán mã QR và yêu cầu người lao động, khách hàng quét mã khi vào/ra cơ sở, địa điểm kinh doanh để quản lý thông tin. 11. Tổ chức xét nghiệm - Sở Y tế hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực tập trung đông người và các nhóm nguy cơ theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. - Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ cho nhân viên theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. 12. Đối với người dân - Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn. - Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người), đặc biệt là khi tham gia các hoạt động tập trung đông người. - Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin (như ứng dụng PC-COVID, ứng dụng VNEID, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử…) để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc-xin, khám, chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). - Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế[12]. Riêng đối với người dưới 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin, người chống chỉ định tiêm chủng, người tạm hoãn tiêm chủng: ngoài việc tuân thủ tốt các quy định, biện pháp phòng, chống dịch nêu tại mục 12 của văn bản này thì hạn chế đến nơi đông người để đề phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh. II. Tổ chức thực hiện 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp triển khai thực hiện và có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, biện pháp phòng, chống dịch tại mục I của văn bản này, đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả. 2. Sở Y tế: - Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu về tình hình bệnh để đánh giá, xác định cấp độ dịch của từng địa phương, toàn tỉnh và đề xuất UBND tỉnh công bố mức độ dịch và các biện pháp áp dụng tương ứng khi có sự thay đổi về cấp độ dịch (trường hợp không thay đổi cấp độ dịch thì Sở Y tế chủ động công bố định kỳ vào sáng thứ hai hàng tuần). - Rà soát, tham mưu UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh các tiêu chí phân loại và điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch, độ bao phủ vắc-xin, điều kiện thực tế và thực tiễn triển khai; chậm nhất ngày 01/11/2021 trình UBND tỉnh. - Khẩn trương xây dựng kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình huống dịch ở cấp độ 4[13], chậm nhất ngày 28/10/2021 trình UBND tỉnh phê duyệt. - Xây dựng mô hình và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động, tổ chức chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các Trạm Y tế cấp xã trên địa bàn để đáp ứng khi có dịch xảy ra (trong đó lưu ý xác định rõ về nhân sự, trang thiết bị và quy trình chuyên môn, nghiệp vụ)[14]; chậm nhất ngày 28/10/2021 báo cáo UBND tỉnh. - Rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, đảm bảo sát hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và của từng địa phương. - Rà soát, hướng dẫn các địa phương và các đơn vị liên quan tập trung hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (đặc biệt là người có bệnh nền và người từ 50 tuổi trở lên); đồng thời có phương án tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi khi được Bộ Y tế phân bổ. 3. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm: - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động, thường xuyên rà soát, cập nhật đánh giá, xác định cấp độ dịch của từng địa phương trên địa bàn và xác định các biện pháp áp dụng tương ứng, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế) trước khi triển khai. - Tổ chức thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng cấp độ dịch tại địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Trường hợp, địa phương triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn mức độ áp dụng chung của tỉnh thì UBND các huyện, thị xã, thành phố phải báo cáo, xin ý kiến thống nhất của UBND tỉnh trước khi thực hiện. - Có kế hoạch tăng cường năng lực kiểm soát trên địa bàn (củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo cấp xã, Tổ Covid cộng đồng) đáp ứng yêu cầu mở rộng các hoạt động trong điều kiện mới, đảm bảo kiểm soát dịch đến từng hộ gia đình. - Rà soát các đối tượng thuộc từng nhóm tuổi để kiểm soát việc tiêm vắc-xin đầy đủ, chính xác. - Rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện phương án cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế. - Tập trung rà soát, triển khai thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo không bỏ sót, bỏ lọt đối tượng và đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch và đúng đối tượng. - Tăng cường tổ chức các lực lượng tiến hành kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. 4. Sở Thông tin và Truyền thông: - Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở, địa điểm kinh doanh tạo mã QR địa điểm để quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người. - Hướng dẫn Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức biên tập nội dung để thông tin, tuyên truyền đến tất cả người dân và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh kịp thời, đầy đủ, chính xác chủ trương trên của tỉnh để nắm biết và thực hiện tốt các quy định tại văn bản này. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo trong hệ thống đẩy mạnh việc vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Văn bản này thay thế Văn bản số 10151/UBND-VHXH ngày 15/10/2021 và Văn bản số 10207/UBND-VHXH ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 có nội dung trái với văn bản này thì thực hiện theo văn bản này./.
10555_PC-COVID_26-10-2021.pdf
TH [1] Hội họp, tập huấn, hội thảo,… [2] Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng; xúc tiến thương mại (bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị-sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm); thể dục, thể thao; tham quan du lịch, nghỉ dưỡng; đám cưới, đám tang… [3] Giấy chứng nhận tiêm chủng do cơ sở tiêm chủng cấp hoặc Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 được in từ kết quả tiêm chủng tra cứu trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 (https://tiemchungcovid19.gov.vn) hoặc Các ứng dụng công nghệ được cài đặt trên điện thoại thông minh (như: ứng dụng PC-COVID, ứng dụng VNEID, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử). [4] Giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng kể từ ngày được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. [5] Quyết định 10906/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và các văn bản khác liên quan. [6] Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/05/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng. [7] Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/05/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng và các quy định khác có liên quan. [8] Học sinh tiểu học xem bài dạy trên tivi, phụ huynh học sinh chăm sóc các cháu mầm non tại nhà theo sự hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. [9] Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. [10] Bao gồm: Cơ quan, đơn vị nhà nước (kể cả các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh), Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công cấp huyện. [11] Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. [12] Công văn số 8318/BYT-DP ngày 03/10/2021 của Bộ Y tế về xét nghiệm, cách ly phòng chống dịch Covid-19 với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ; Công văn số 8399/BYT-DP ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các văn bản khác có liên quan. [13] UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Công văn số 10314/UBND-VHXH ngày 15/10/2021. [14] UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Công văn số 10314/UBND-VHXH ngày 15/10/2021.
| 26/10/2021 2:00 CH | Đã ban hành | | Thông báo về việc tiếp tục tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kể từ 07 giờ ngày 21/6/2021 | Thông báo về việc tiếp tục tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kể từ 07 giờ ngày 21/6/2021 | Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 5679/UBND-VHXH ngày 18/6/2021 về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm) thông báo như sau: | 1. Kể từ 07 giờ ngày 21/6/2021, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp tại Trung tâm đối với các thủ tục hành chính cấp tỉnh chưa được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Trường hợp này, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, Trung tâm sẽ thực hiện trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo địa chỉ người nộp hồ sơ cung cấp và người nộp hồ sơ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí dịch vụ bưu chính theo mức phí quy định. 2. Đối với các thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4: Trung tâm chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh theo đường link https://dichvucong.longan.gov.vn/ hoặc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích với đường dây nóng là 02723. 869.869./. 412_TB-TTPVHCC_18-06-2021_VB tiep tuc hoat dong TTPVHCC.signed.pdf
4349_QĐ-UBND_QĐ CONG BO DANH MUC DVCTT MỨC ĐỘ 3, 4.signed.pdf
FILE_20210619_113907_Phụ lục 1. DM TTHC MUC DO 3,4 -CAP TINH.xlsx
FILE_20210619_114158_Phụ lục 2. DM TTHC MUC DO 3,4 - CAP HUYEN.xlsx
FILE_20210619_114303_phụ lục 3. DM TTHC MUC DO 3,4 - CAP XA.xlsx
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
| 19/06/2021 7:00 SA | Đã ban hành | | Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia | Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia | Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia | | 01/10/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | Sử dụng ứng dụng i-Speed đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam | Sử dụng ứng dụng i-Speed đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam | Hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam (VNNIC Internet Speed) là sản phẩm được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Cục Viễn thông xây dựng, phát triển dùng để đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam. | Người dùng Internet tại Việt Nam được chủ động lựa chọn điểm đo, thực hiện đo, và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình với các thông số: tốc độ tải xuống (Download), tốc độ tải lên (Upload), thời gian trễ (Ping, Jitter: đo qua giao thức http). Người dùng có thể đo tốc độ truy cập Internet của mình qua Ứng dụng i-Speed by VNNIC (i-Speed) trên các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android, iOS hoặc trên Website https://speedtest.vn, https://i-speed.vn. Là hệ thống đo trung lập, VNNIC Internet Speed phản ánh trung thực kết quả đo tốc độ truy cập Internet của người dùng. Dữ liệu đo từ người dùng sẽ đóng góp xây dựng cơ sở dữ liệu về tốc độ, chất lượng truy cập Internet, trải nghiệm của người dùng; hỗ trợ tốt công tác quản lý nhà nước, phát triển mạng Internet Việt Nam, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng. Cách cài đặt ứng dụng i-Speed * Tải ứng dụng từ Apple Store Truy nhập vào "App Store" Tìm ứng dụng với các từ khoá: i-speed by VNNIC; speedtest vn; ispeed; i-speed và tiến hành cài đặt ứng dụng.
* Tải ứng dụng từ Google Play Store Truy nhập vào "Ch Play" Tìm ứng dụng với các từ khoá: i-speed, i-speed by VNNIC và tiến hành cài đặt ứng dụng.
Sở Thông tin và Truyền thông
| 11/05/2022 10:00 SA | Đã ban hành | | Thông tin các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An | Thông tin các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An | | Chương trình cho vay HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 

Chương trình cho vay NHÀ Ở XÃ HỘI



Theo NHCSXH tỉnh
| 21/07/2023 6:00 SA | Đã ban hành | | Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 | Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 | Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Long An khóa XI họp ngày 07/4/2023 với các nội dung: (1) Thảo luận và thông qua dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ trong quý I năm 2023, xác định một số nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023; (2) Tổng kết Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 29/12/2017 của Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Văn Được - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị Tỉnh ủy đã thống nhất thông qua các nội dung sau: | 1. Về kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy quý I năm 2023 Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế-xã hội trong nước, trong tỉnh, trong điều kiện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy trong quý I/2023 đạt được một số kết quả khả quan trên các lĩnh vực:  
Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 * Về lĩnh vực kinh tế Tình hình kinh tế trong quý I tiếp tục có sự tăng trưởng; tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 3,82%, cao hơn so với cùng kỳ; trong đó, khu vực 1 tăng 2,72%, khu vực 2 tăng 5,43% và khu vực 3 tăng 3,15%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,28%. - Sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ; tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; các cây trồng chủ lực của tỉnh phát triển khá. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cơ bản được kiểm soát; nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; tình hình tiêu thụ nông sản, gia súc, gia cầm ổn định, giá cao hơn so với cùng kỳ; công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm. Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 được tích cực triển khai. Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm thực hiện (đến nay, toàn tỉnh có 118/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 73,29%; 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 24,1%; toàn tỉnh có 77 sản phẩm đạt chuẩn OCOP: 26 sản phẩm đạt 4 sao, 51 sản phẩm đạt 3 sao). - Công nghiệp, xây dựng phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2023 tăng 7,44% so với cùng kỳ; 33/58 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng. Công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư được quan tâm, thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đầu tư trong nước tăng mạnh so với cùng kỳ (lũy kế đầu năm, thành lập mới 348 doanh nghiệp, tổng vốn 4.568 tỉ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh có 15.621 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng vốn đăng ký là 358.021 tỉ đồng). Đầu tư nước ngoài: cấp mới 17 dự án, tổng vốn đăng ký mới là 179,4 triệu USD (đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.171 dự án, tổng vốn 10.124,6 triệu USD). Đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng, kế hoạch vốn đầu tư công được phân bổ đúng thời gian (đến ngày 22/3/2023 đã giải ngân 1.893 tỉ đồng, đạt 21,57% kế hoạch); tăng cường kiểm tra, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, nhất là các công trình trọng điểm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng tại các địa bàn trọng điểm. Công tác thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tập trung triển khai. Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điểm và kế hoạch thực hiện 03 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh được thực hiện theo lộ trình đề ra. - Thương mại - dịch vụ phát triển ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I khoảng 28.362 tỉ đồng, tăng 9,52% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 1,43 tỉ USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 961 triệu USD. Quan tâm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trực tuyến nhằm giải quyết tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. - Tài chính - tín dụng: Công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước được tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm; tổng thu ngân sách nhà nước đến ngày 23/3/2023 là 4.607 tỉ đồng, đạt 22,85% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát. * Về văn hóa - xã hội Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai hiệu quả, phù hợp trong tình hình mới; tập trung kiểm soát chặt chẽ đối với bệnh sốt xuất huyết, H5N1 và các dịch bệnh khác có nguy cơ lây nhiễm sang người. Quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách nhằm khắc phục tình trạng nghỉ việc của đội ngũ y, bác sĩ; khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh; thực hiện dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở năm 2023; an toàn thực phẩm, công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được đảm bảo tốt. Ngành giáo dục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa dùng chung trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2023 - 2024 đối với các cấp học; công tác phổ cập giáo dục, giáo dục thường xuyên, phân luồng học sinh, hướng nghiệp, dạy nghề trong trường học tiếp tục được quan tâm. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quản lý các lễ hội được tổ chức phù hợp, an toàn. Triển khai Nghị quyết Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An; phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với giáo dục trải nghiệm, giáo dục hướng nghiệp. Công tác an toàn thông tin, an ninh mạng được quản lý chặt chẽ gắn với thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp Tết đối với các đối tượng chính sách, người có công... Các vấn đề về lao động, việc làm, giảm nghèo và công tác đưa người lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài được quan tâm thực hiện. * Về quốc phòng - an ninh, nội chính và đối ngoại Công tác an ninh, nội chính được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất trên địa bàn tỉnh, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền Quý Mão 2023; thực hiện tốt các giải pháp về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác tiếp, đối thoại trực tiếp với công dân, hòa giải cơ sở được duy trì; đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm giải quyết; ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ đình công, lãn công; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; các cơ quan Tư pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện thống nhất; hoàn thành thành tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2023, đạt 100% chỉ tiêu ở 3 cấp; việc xây dựng Điểm dân cư liền kề Chốt dân quân biên giới giai đoạn 3 và xây dựng Điểm dân cư liền kề Đồn, Trạm, Chốt Biên phòng giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo kế hoạch; công tác huấn luyện, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng được tập trung thực hiện. Hoạt động đối ngoại được duy trì; chủ quyền, an ninh biên giới được giữ vững. * Hoạt động của hệ thống chính trị Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện nghị quyết cấp ủy năm 2023 và các nghị quyết, quy định, hướng dẫn mới của Trung ương, của Tỉnh ủy. Lãnh đạo, tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân Quý Mão 2023. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm và chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá tổ chức đảng, đảng viên; kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể, cá nhân năm 2022; xây dựng kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm và kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu năm 2023. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bố trí cán bộ tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên được quan tâm; đến ngày 27/3/2023, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 349 đảng viên, đạt 22,52% kế hoạch năm. Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân cụ thể hóa, triển khai thực hiện các nghị quyết của cấp ủy, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp; kịp thời cho ý kiến giải quyết các vấn đề phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Tăng cường các hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch giám sát theo nội dung, chương trình đề ra. Ủy ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo tốt các hoạt động trước, trong và sau Tết; triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thực hiện tốt các chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp; tập trung rà soát, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ tồn đọng; quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tập trung quán triệt, cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy năm 2023 gắn với tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai chương trình, nhiệm vụ công tác năm 2023; tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023) và các ngày truyền thống thành lập ngành theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tích cực triển khai thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, chương trình mục tiêu quốc gia; tham mưu các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là về chế độ chính sách, công tác cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. * Về khó khăn, hạn chế Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2023 trong quý I còn một số khó khăn, hạn chế cần tập trung khắc phục: Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; chi phí sản xuất vẫn ở mức cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thu hút đầu tư nước ngoài giảm; công tác bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng chưa đạt yêu cầu đề ra; thu ngân sách nhà nước đạt thấp so với cùng kỳ. Dịch bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp. Việc quảng bá, phát huy các giá trị công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; công tác tham mưu giải quyết, xử lý các trường hợp trên lĩnh vực tư pháp có lúc chưa kịp thời; thi hành án còn nhiều vụ việc khó thi hành, kéo dài. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa thực hiện nghị quyết ở một vài cấp ủy còn chậm, chưa sát với tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Công tác cải cách hành chính còn một số tồn tại, hạn chế. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở còn nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được giải quyết. * Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế Một số nơi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, điều hành chưa chủ động, năng động, sáng tạo, quyết liệt. Vai trò tham mưu, phối hợp của một số sở, ngành, địa phương còn hạn chế, thiếu sự chủ động, chặt chẽ; tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, thái độ và trình độ của một số cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu có mặt còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc của một số cấp ủy, người đứng đầu đôi lúc chưa sâu sát, quyết liệt, chậm phát hiện, chấn chỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. 2. Một số nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023 * Trên lĩnh vực kinh tế - Sản xuất nông nghiệp, tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Quan tâm kiểm soát chặt giá cả vật tư nông nghiệp, kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng…; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ các nông sản chủ lực của tỉnh; hỗ trợ đẩy mạnh chế biến nông sản, sản phẩm OCOP. Tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025; tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đề ra. - Phát triển công nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt kế hoạch đề ra; động viên, hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa của tỉnh; quan tâm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. - Lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và cải cách hành chính, tích cực hỗ trợ, giải quyết các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai để triển khai nhanh các dự án lớn, trọng điểm, các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc đầu tư hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp; rà soát kiểm tra đẩy nhanh tiến độ, kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật xây dựng trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý các hành vi xây dựng trái phép, không phép. Đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn các công trình, dự án theo kế hoạch đầu tư công năm 2023 đảm bảo khối lượng thực hiện theo kế hoạch. Tập trung lãnh đạo hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo Nghị quyết số 25-NQ/TU của Tỉnh ủy. - Công tác thu - chi ngân sách nhà nước, thực hiện theo Chỉ thị số 46-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phấn đấu đạt và vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Tiếp tục theo dõi sát hoạt động tín dụng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh. * Lĩnh vực văn hóa - xã hội Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, H5N1, sốt xuất huyết và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo tiến độ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; quan tâm động viên, thực hiện tốt các chế độ, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế. Ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhiệm vụ học kỳ II và chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông năm 2023; đổi mới hoạt động dạy và học. Tiếp tục nghiên cứu, học tập "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (1943 - 2023); tiếp tục nghiên cứu, học tập, xây dựng và đưa vào thực hiện "Chỉ số hạnh phúc" của người dân trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển kinh tế du lịch. Các hoạt động báo chí, thông tin, truyền thông đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Quan tâm phát triển đội ngũ trí thức - văn nghệ sĩ; khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng gắn với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, người có công; quan tâm chăm lo cho trẻ em, người già, người neo đơn, công tác bình đẳng giới; chú trọng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. * Lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nội chính và đối ngoại Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; thường xuyên rà soát, bổ sung các phương án, kế hoạch ngăn chặn, xử lý các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự không để bị động, bất ngờ. Chủ động nắm tình hình, giải quyết hiệu quả các vấn đề về an ninh kinh tế, an ninh công nhân, an ninh nông thôn và một số vấn đề liên quan đến tôn giáo, không để xảy ra điểm nóng. Tăng cường công tác tiếp công dân; đối thoại trực tiếp với công dân và doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài theo quy định. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tư pháp, hoạt động bổ trợ tư pháp; đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự đối với các vụ việc phức tạp, kéo dài. Duy trì, tăng cường các hoạt động đối ngoại; nắm chắc tình hình nội biên, ngoại biên, bảo đảm thế chủ động trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới. * Hoạt động của hệ thống chính trị Các cấp ủy đảng tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; linh hoạt và quyết liệt hơn trong lãnh đạo, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết của cấp ủy năm 2023. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm của nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chuyên đề năm 2023 của tỉnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An"; triển khai đợt sinh hoạt chính trị về nội dung tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh". Lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; tổng kết Đề án số 02-ĐA/TU của Tỉnh ủy và triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; giải quyết triệt để các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ, đảng viên. Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục phối hợp chuẩn bị tốt các nội dung họp lệ kỳ, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và chất vấn. Tăng cường hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát các vấn đề bức xúc phát sinh, kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành trong cụ thể hóa, triển khai thực hiện nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng nhân dân và các chỉ đạo của cấp trên; tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng tác phong, lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, kịp thời phản ảnh với cấp ủy, chính quyền để có những giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh; tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước và ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội sau khi có chủ trương thống nhất của thường trực cấp ủy cùng cấp; Hội Nông dân và Liên đoàn lao động tỉnh tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các cấp tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028 đảm bảo tiến độ. 3. Về tổng kết Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 29/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh và thông qua dự thảo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo Báo cáo tổng kết và dự thảo Kế hoạch do Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình, đồng thời đóng góp, bổ sung một số nội dung, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh và Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp bổ sung, hoàn chỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy ký ban hành. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân Long An tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, phấn đấu thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023./. TH
| 10/04/2023 9:00 SA | Đã ban hành | | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh triển khai Mô hình “Quầy thanh niên hỗ trợ công dân” | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh triển khai Mô hình “Quầy thanh niên hỗ trợ công dân” | Hòa trong không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Long An nói riêng đang thiết thực tổ chức các hoạt động kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2023) và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Sáng ngày 24/3/2023, Chi đoàn Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã tổ chức lễ phát động triển khai Mô hình “Quầy thanh niên hỗ trợ công dân” do các bạn đoàn viên tại Trung tâm đảm nhận thực hiện. | 
Ra mắt mô hình "Quầy thanh niên hỗ trợ công dân" tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bí thư Chi đoàn Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh – Lê Phát Duy Linh cho biết, mô hình được triển khai sẽ hỗ trợ người dân đăng ký tài khoản, thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến thành công, góp phần nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia và của tỉnh, tạo thuận lợi, sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm, qua đó dần dần hình thành thói quen thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. 
Bí thư Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh – Võ Thúy An (thứ 3 từ trái qua) trao cờ truyền thống cho Chi đoàn Theo đó, Chi đoàn Trung tâm bố trí "Quầy thanh niên hỗ trợ công dân" tại khu vực khách hàng của Trung tâm, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị công nghệ cần thiết để đoàn viên Trung tâm trực tiếp hỗ trợ người dân đăng ký nộp hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí, hướng dẫn đánh giá mức độ hài lòng trực tuyến trên Cổng dịch vụ công. Chi đoàn phân công mỗi ngày có ít nhất 02 đoàn viên trực tại "Quầy thanh niên hỗ trợ công dân" để thực hiện các nhiệm vụ: hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công; giải thích cho người dân hiểu, biết những quy định về thủ tục hành chính mà người dân có nhu cầu thực hiện; hướng dẫn đăng ký sử dụng các ứng dụng thanh toán trung gian có kết nối với Cổng dịch vụ công để thực hiện thanh toán phí, lệ phí trực tuyến; hướng dẫn tìm hiểu, tra cứu thông tin kết quả giải quyết, thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân trên Cổng dịch vụ công.

"Quầy thanh niên hỗ trợ công dân" tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đồng thời, phân công trực điện thoại đường dây nóng của Trung tâm (thông qua số điện thoại 0272.3979.299 hoặc 039.7099.545) để hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến, kịp thời giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. 
Bố trí đoàn viên trực đường dây nóng hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến Chi đoàn Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đặt mục tiêu sẽ phấn đấu trong năm 2023 đảm bảo tỷ lệ hồ sơ được nộp trực tuyến đạt trên 95% và đảm bảo tỷ lệ thanh toán phí, lệ phí trực tuyến đạt trên 30% so với tổng số phí, lệ phí thu được; người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến thực hiện đánh giá mức độ hài lòng trực tuyến và tỷ lệ mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đạt trên 95%.  
Ban Giám đốc Trung tâm cùng các bạn đoàn viên Trung tâm thể hiện quyết tâm thực hiện thật tốt mô hình Khi triển khai việc nộp hồ sơ trực tuyến, yêu cầu đặt ra người dân cần có hiểu biết nhất định về những thông tin cơ bản để thực hiện. Qua mô hình "Quầy thanh niên hỗ trợ công dân" sẽ giúp người dân định hướng bước đầu về các thao tác, cảm nhận được các lợi ích khi nộp hồ sơ trực tuyến, tự thao tác mỗi khi cần giải quyết thủ tục hành chính tại bất cứ nơi nào có mạng internet. Song song đó, phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong của thanh niên tỉnh nhà trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tuyên truyền, lan tỏa, giúp người dân thay đổi tư duy, tiếp cận cái mới góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số mà tỉnh đã đề ra./. Bình An
| 24/03/2023 7:00 SA | Đã ban hành | | Ngày Thế giới Phòng chống lao 24/3 tại Việt Nam với chủ đề “Việt Nam chiến thắng bệnh lao” | Ngày Thế giới Phòng chống lao 24/3 tại Việt Nam với chủ đề “Việt Nam chiến thắng bệnh lao” | Ngày Thế giới Phòng chống lao được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội; đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. | Ngày Thế giới Phòng chống lao năm 2023 Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể. Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao. Những kết quả phục hồi công tác phòng chống lao tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao sau ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể đến gần hơn với mục tiêu chấm dứt bệnh lao. 
Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO) Năm 2023 là một năm rất quan trọng để chúng ta cùng vào cuộc, đây được coi là "năm của hy vọng" để nhận được sự chung tay, tập hợp sức mạnh của toàn cầu trong tiến trình thanh toán bệnh lao. Chủ đề lạc quan này mang đến nguồn năng lượng tràn đầy, thôi thúc và thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ, đồng thời cho thấy sự cấp bách và cần thiết của việc đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô, tăng tốc độ thực hiện nhiều hơn vào việc chẩn đoán, điều trị dự phòng và chăm sóc bệnh lao sẽ cứu sống thêm hàng triệu người. Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu của WHO (Global TB Report) năm 2022, số lượng tử vong do bệnh lao đã tăng lên trong hai năm liên tiếp và lần đầu tiên ước tính số lượng người mới mắc bệnh lao hàng năm cũng đã tăng lên sau hơn một thập kỷ. Chúng ta cũng biết rằng mặc dù đã tiến gần hơn đến việc đạt được một số mục tiêu về bệnh lao đề ra trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc năm 2022, nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã được chứng kiến những nỗ lực đáng kinh ngạc của một số quốc gia nhằm khắc phục tác động nặng nề của COVID-19 đối với công tác phòng chống bệnh lao ở quốc gia họ. Chúng ta cũng thấy việc ưu tiên nghiên cứu và đảm bảo khả năng tiếp cận các chẩn đoán mới, phác đồ điều trị và phòng ngừa mới, các khuyến nghị và hướng dẫn mới. Chúng ta thấy được tiếng nói của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao ngày càng được coi trọng và họ đóng vai trò trung tâm trong việc ứng phó với bệnh lao ở nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG - WHO Report 2022 - Global Tuberculosis Control), đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong những năm vừa qua. Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ, hoặc là hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng. Tác động rõ ràng nhất chính là sự sụt giảm lớn về số bệnh nhân lao được phát hiện trên toàn cầu. Từ mức cao nhất là phát hiện 7,1 triệu người bệnh năm 2019, đã giảm xuống 5,8 triệu vào năm 2020 (giảm 18%), trở lại mức phát hiện của năm 2012. Năm 2021, số phát hiện bệnh nhân lao đã phục hồi một phần, lên mức 6,4 triệu trường hợp được phát hiện (mức phát hiện của năm 2016-2017). 3 quốc gia ảnh hưởng lớn nhất đến sự sụt giảm này là Ấn Độ, Indonesia và Philippines (chiếm 67% tổng số sụt giảm toàn cầu). Tuy đã có sự phục hồi vào năm 2021, tỷ lệ sụt giảm tại các quốc gia này vẫn chiếm tới 60% mức độ sụt giảm toàn cầu so với năm 2019. Một số quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao khác có mức giảm trên 20% là Bangladesh (2020), Lesotho (2020 và 2021), Myanmar (2020 và 2021), Mongolia (2021) và Việt Nam (2021). Giảm số ca bệnh lao được thông báo năm 2020 và 2021 có thể làm tăng số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị, dẫn đến tăng số ca tử vong do lao và mức độ lây truyền trong cộng đồng. Ước tính trên toàn cầu vào năm 2021, số ca tử vong do lao là 1,4 triệu trường hợp trong nhóm người không có HIV và 187.000 trong nhóm người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 10,6 triệu người mắc lao trên toàn cầu vào năm 2021, tăng 4,5% so với năm 2020 (10,1 triệu). Tỷ lệ mắc mới lao cũng tăng 3,6% trong năm 2021 so với năm 2020, đảo ngược mức độ giảm 2% hàng năm đã tồn tại trong 2 thập kỷ. Số trường hợp mắc lao kháng thuốc cũng tăng lên trong năm 2021, với 450.000 trường hợp mắc mới. Ngày Thế giới Phòng chống lao của Việt Nam năm 2023 Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2023 của Việt Nam là "VIỆT NAM CHIẾN THẮNG BỆNH LAO". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 - WHO). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao. 
Ngày Thế giới Phòng chống lao năm 2023 tại Việt Nam với chủ đề "VIỆT NAM CHIẾN THẮNG BỆNH LAO" COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao. Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, ~ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của gần 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao. Nhờ triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ví dụ, dự án USAID Hỗ trợ Chấm dứt Bệnh lao, do tổ chức FHI 360 thực hiện, đã hỗ trợ 8 tỉnh ưu tiên triển khai các hoạt động cải thiện dịch vụ phát hiện lao, lao tiềm ẩn áp dụng chiến lược 2X và đưa vào điều trị. Với sự hỗ trợ này, từ tháng 8/2020 đến 31/12/2022, 8.832 người mắc lao và 6.774 người nhiễm lao tiềm ẩn đã được phát hiện. Ngoài ra, dự án đã phối hợp với CLCLQG xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật quốc gia nhằm đảm bảo tiếp cận xu hướng chẩn đoán và điều trị mới, nâng cao năng lực mạng lưới phòng chống lao và hệ thống chẩn đoán, và xây dựng các văn bản chính sách và hỗ trợ các tỉnh ưu tiên triển khai khám chữa bệnh lao thông qua quỹ bảo hiểm y tế. Đối với hoạt động hỗ trợ công nghệ thông tin và chuyển đổi số y tế, dự án đã hỗ trợ nâng cấp hệ thống VITIMES nhằm đáp ứng đầy đủ các chức năng quản lý bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn và hỗ trợ kết nối với một số hệ thống HIS trong bệnh viện. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, dự án hỗ trợ kỹ thuật cho 63 tỉnh của CTCLQG trong việc nâng cao năng lực triển khai chiến lược 2X. Tình hình bệnh lao và sự hồi phục của công tác phòng chống lao sau đại dịch COVID - 19 tại Việt Nam Dịch tễ lao ở Việt nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Đặc biệt là 2 năm diễn ra dịch COVID-19 (năm 2020-2021), công tác phòng chống lao tại nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch. Người dân không hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ chẩn đoán, điều trị lao. Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trong hệ thống phòng chống lao trên toàn quốc được phân công điều trị bệnh nhân Covid-19. Cũng vì thế, công tác phòng chống bệnh lao bị đình trệ. Nhiều tỉnh thành thiếu vật tư và trang thiết bị gây khó khăn cho các bệnh viện hoạt động khám chữa bệnh lao, bệnh phổi. Các hoạt động phát hiện bệnh nhân lao cũng bị ảnh hưởng, không triển khai được do thực hiện giãn cách xã hội. Hậu quả là giảm số lượng bệnh nhân lao mới được phát hiện. Cụ thể, trong năm 2020 số lượng bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trên toàn quốc chỉ giảm nhẹ 3,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2021 với dịch Covid-19 diễn biến nặng nề, đặc biệt với các quy định giãn cách xã hội, số bệnh nhân lao phát hiện giảm đến 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019. Mức độ giảm này thậm chí còn cao hơn mức giảm trên toàn cầu năm 2020 (khoảng 18%). Trong năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn còn tồn tại, do đó, song song với tăng cường công tác phòng chống lao tại các tuyến, các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn của cộng đồng trước đại dịch COVID-19 cũng cần phải được lưu tâm. Số liệu phát hiện của CTCLQG năm 2022 (103.120) đã có sự cải thiện đáng kể để phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của chương trình so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 30,6%), thậm chí cao hơn cả cùng kỳ năm 2020 (tăng 1,8%). Tuy nhiên, do chỉ tiêu cam kết với QTC cho giai đoạn 2021 - 2023 ở mức cao nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, số ca bệnh lao được thông báo năm 2022 của CTCLQG chỉ mới đạt được 74,2% chỉ tiêu kế hoạch cả năm (103.120 ca bệnh/chỉ tiêu 139.000 ca). Mặc dù vậy, việc phục hồi hoạt động phát hiện và công tác chống lao tại các địa phương ngang bằng với giai đoạn trước COVID-19 đã cho thấy những nỗ lực to lớn của hệ thống chống lao trên toàn quốc. Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây, cụ thể, số lượng bệnh nhân tử vong do lao trong năm 2021 được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. Nếu không được phát hiện và điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%. Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, CTCLQG dự kiến điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp với Chiến lược Chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Chương trình chống lao quốc gia cần được đầu tư rất nhiều nguồn lực để bảo đảm tất cả bệnh nhân lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt là phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, tiếp sau đó là đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây. CTCLQG đồng hành cùng với rất nhiều các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng các sáng kiến và mô hình tiếp cận mới để tiến tới mục tiêu tăng cường phát hiện bệnh lao và tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2035./. TH
| 17/03/2023 6:00 SA | Đã ban hành | | Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2023: Hạnh phúc cho mọi người | Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2023: Hạnh phúc cho mọi người | Tháng 6 năm 2012, Liên Hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. | Ngày Hạnh phúc được lấy ý tưởng của Bhutan, một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố: Sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả các quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại. Ngày 20/3 được chọn là Ngày Quốc tế Hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Vì thế ngày này còn biểu tượng cho sự hài hòa, cân bằng của vũ trụ. Thế nên việc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa mang đến hạnh phúc. 
Ảnh minh họa Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc do Liên Hợp quốc phát động, ngày 26/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2583/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm" nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2023 là "Hạnh phúc cho mọi người", khẩu hiệu "Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc", tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn. Các nội dung tuyên truyền năm nay gồm: Nêu gương người tốt việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có các hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc là để cùng cả thế giới biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc. Để Ngày Quốc tế Hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực và cao đẹp, chúng ta hãy cùng nhau chung sức đồng lòng, trách nhiệm, sáng tạo và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách, các đối tượng dễ bị tổn thương. Hãy cùng nhau kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". Hãy yêu thương và chia sẻ để mang lại Hạnh phúc cho mọi người, từ đó tìm thấy cho chính mình và giúp cho những người quanh ta mà trước hết là gia đình, là những người thân có nhiều giây phút hạnh phúc trọn vẹn, đích thực./. TH
| 20/03/2023 7:00 SA | Đã ban hành | | Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 - 28/01/2021) | Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 - 28/01/2021) | | I. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với khát vọng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sống trong bối cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của Nhân dân. Người quyết định phải tìm ra con đường mới nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước, cứu dân. Với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp), bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu nước đáp ứng yêu cầu: cứu nước đồng thời cứu được dân. Cuối cùng, Người đã tìm được và đi theo con đường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Ngày 03/02/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đây là bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. II. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Trong quá trình hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi sát sao tình hình trong nước để tìm thời điểm thích hợp trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đầu năm 1940, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mau chóng. Sự kiện Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức (tháng 6/1940) theo Người nhận định "là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng". Cao Bằng, mảnh đất "phên dậu" phía Đông Bắc của Tổ quốc, chính là sự lựa chọn của Người. Ngày 28/01/1941 (tức ngày mùng hai tết Tân Tỵ), Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đồng bào Pác Bó - Nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt Nhân dân cả nước đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc về nước và chọn Cao Bằng là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước. Với tầm nhìn chiến lược của một vị Lãnh tụ thiên tài, Người đã phát hiện Cao Bằng là nơi hội tụ đủ cả "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tháng 10/1940, khi chính thức quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: "Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ"[1]. Tầm nhìn của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chọn Cao Bằng là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược cho cách mạng giải phóng dân tộc, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa một địa phương với toàn quốc, giữa phong trào cách mạng một vùng với phong trào cách mạng cả nước, nhận thức, đoán định được hiện tại và triển vọng tương lai. Cũng trong thời gian này, đồng chí Hoàng Văn Thụ được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đi đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 12/1940, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã gặp Người tại Tĩnh Tây (Trung Quốc), báo cáo với Người về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và đề nghị Người về nước theo hướng Cao Bằng. Lời đề nghị trên trùng với nhận định của Người. Trong thời gian chuẩn bị về nước, Người còn tổ chức một lớp huấn luyện chính trị cho 40 thanh niên Cao Bằng yêu nước tại Nặm Quang, Ngàm Tảy (Trung Quốc), làm hạt nhân cho việc xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương sau này. Với nhận định đánh giá và sự lựa chọn thiên tài của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng đã trở thành "đại bản doanh" của căn cứ Việt Bắc, trở thành "cội nguồn", "chiếc nôi của cách mạng Việt Nam". Những tư tưởng chỉ đạo cách mạng của Người được đưa vào thực tế một cách nhanh chóng và linh hoạt, từng bước đưa cách mạng cả nước tới thắng lợi mà đỉnh cao là thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). III. Những hoạt động chính của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tại Cao Bằng 1. Triệu tập, chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 Với danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản, từ ngày 10 - 19/5/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại lán Khuổi Nặm (Pác Bó, Hà Quảng). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Bùi San, Hồ Xuân Lưu… Xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã đưa ra những quyết sách quan trọng, trước hết là chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, tập trung giải quyết một cách đúng đắn, khoa học nhất mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Đối với cách mạng ở 3 nước Đông Dương: Hội nghị Trung ương 8 quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Đối với Lào và Cam-pu-chia, Hội nghị chủ trương giúp đỡ nhân dân hai nước thành lập Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Về mặt chính quyền, Hội nghị cũng nêu rõ, sau khi cách mạng thành công sẽ lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội nghị quyết định xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và Nhân dân trong giai đoạn hiện tại; đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo công cuộc chuẩn bị và tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa to lớn trong tiến trình hoạch định đường lối và quá trình thực hiện cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang; bổ sung và hoàn chỉnh "Chính sách mới của Đảng" được nêu ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sự thay đổi căn bản nhận thức về nhiệm vụ hiện thời của cách mạng Đông Dương chính là nền tảng để Đảng đặt ra những quyết sách lớn nhằm đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, tích cực chuẩn bị lực lượng đón thời cơ khởi nghĩa. 2. Chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh Ngay sau khi về nước, tại Pác Bó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo công tác thí điểm xây dựng Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân vào hàng ngũ các đoàn thể cứu quốc; đồng thời kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện về chính cương, điều lệ, phương pháp tổ chức của Mặt trận Việt Minh trước khi mở rộng việc xây dựng ra cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, công tác thí điểm Mặt trận Việt Minh được nhanh chóng triển khai ở ba châu: Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình. Chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 2 – 4/1941, phong trào Việt Minh đã thu hút tới 2.000 người thuộc đủ các thành phần dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông...; đủ các lứa tuổi, đủ các giới tham gia các đoàn thể: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc… Trước sự lớn mạnh của các đoàn thể cứu quốc ở ba châu thí điểm, theo chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 4/1941, Hội nghị cán bộ Cao Bằng tổ chức rút kinh nghiệm về tổ chức Mặt trận Việt Minh. Trên cơ sở của những kinh nghiệm này, ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt Minh và sẽ làm cờ Tổ quốc khi thành lập nước. Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời với Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ cụ thể, nêu rõ những chính sách cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, ngoại giao và các chính sách cụ thể đối với các tầng lớp Nhân dân nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, "cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do". Thông qua Mặt trận Việt Minh, những chủ trương lãnh đạo của Đảng đã nhanh chóng đi vào phong trào quần chúng. Đảng ta đã xây dựng được một khối lực lượng chính trị quần chúng mạnh mẽ, được rèn luyện qua những phong trào cách mạng. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh là kết quả của đường lối chính trị đúng đắn của Đảng với tư tưởng cách mạng khoa học, sáng tạo của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Mặt trận Việt Minh đã lôi cuốn, tập hợp quần chúng cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, góp phần quyết định vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 3. Chỉ đạo công tác vận động xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng muốn thành công phải có lực lượng cách mạng, phải đoàn kết thật rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chính vì vậy, Người rất chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, trong đó, có đồng bào các dân tộc. Dưới sự chỉ đạo sát sao, bền bỉ của Người và sự đấu tranh kiên trì của các chiến sĩ cách mạng kiên trung, các tổ chức quần chúng lần lượt được thành lập và phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong 3 tháng sau khi Người về nước, đã có hàng ngàn người, thuộc đủ các dân tộc tham gia vào các tổ chức cứu quốc. Chính phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ đã đưa đến việc thành lập các Ủy ban Việt Minh ở các huyện thí điểm. Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, vấn đề liên lạc với Trung ương ở miền xuôi càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn. Tháng 3/1942, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo cán bộ đang hoạt động ở Cao Bằng: "Ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng đi về miền xuôi". Thực hiện chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 2/1943, tại Lũng Hoài (xã Hồng Việt, Hòa An), Hội nghị liên tịch giữa Tổng bộ Việt Minh, Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng và đại biểu Cứu quốc quân đã bàn việc mở rộng phong trào "Nam tiến" để tạo ra con đường liên lạc từ Cao Bằng phát triển sang các hướng: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang. Sau Hội nghị, các tuyến xung phong "Nam tiến" được tổ chức và bắt đầu lên đường thực thi nhiệm vụ. Tuyến thứ nhất: Từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn) nối với Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên); Tuyến thứ hai: Vượt qua Bảo Lạc sang Na Hang (Tuyên Quang), Bắc Mê (Hà Giang); Tuyến thứ 3: Tiến qua Thạch An xuống Tràng Định, Bình Gia (Lạng Sơn) nối liền căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai và thông suốt đến Hiệp Hòa (Bắc Giang). Kết quả, từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1943, tại Cao Bằng lần lượt tổ chức 19 đội xung phong Nam tiến, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc, nối liền hai căn cứ cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai, từ đó thông xuống các tỉnh miền xuôi. Phong trào cách mạng ở Việt Bắc gắn liền với phong trào cả nước, "Sự hình thành hai khu căn cứ có những con đường quần chúng cách mạng nối liền nhau, mở ra triển vọng lớn, tạo điều kiện cho việc ra đời khu giải phóng sau này". 4. Chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, coi công tác cán bộ là gốc của sự nghiệp cách mạng Xác định "cán bộ là cái gốc của đoàn thể, cán bộ cũng là cái gốc của mọi phong trào", "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng", Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo, huấn luyện cán bộ. Trong thực hiện đào tạo, huấn luyện cán bộ, Người quan tâm đào tạo, huấn luyện cán bộ toàn diện về mặt tư tưởng, lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ kiên trung và đặc biệt nhấn mạnh tới đạo đức cách mạng. Ở Cao Bằng, Người chỉ đạo mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, trình độ của Nhân dân, trong đó chú trọng tới lực lượng thanh niên và coi đây là lực lượng nòng cốt, xung kích của phong trào. Nội dung các bài giảng của Người thiết thực, bổ ích, phù hợp và hiệu quả huấn luyện cao; thực hiện huấn luyện từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ những mục tiêu đấu tranh trước mắt đến lâu dài... Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều thư, biên soạn, phiên dịch nhiều tài liệu tuyên truyền cho cách mạng và nhiều tài liệu về chính trị, quân sự để dùng vào công việc huấn luyện, đào tạo cán bộ, như: Cách đánh du kích; Lịch sử nước ta; Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô tóm tắt... Người chỉ thị, định hướng cho cán bộ, đảng viên hoạt động ở Cao Bằng đặc biệt quan tâm đến phong trào học văn hóa, xóa nạn mù chữ; đồng thời chỉ đạo mở những lớp huấn luyện ngắn ngày về tình hình thế giới và trong nước, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Chương trình, Điều lệ Việt Minh, phương pháp công tác; chỉ đạo lựa chọn một số thanh niên ưu tú gửi đi học ở Liễu Châu (Trung Quốc). Chiến lược huấn luyện, đào tạo cán bộ của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại căn cứ địa cách mạng Cao Bằng vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị cho lâu dài, cả cán bộ chính trị và cán bộ quân sự. Đội ngũ cán bộ do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp đào tạo và huấn luyện ở Cao Bằng đã nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, được tôi luyện cả về thực tiễn và lý luận. Đó là cơ sở để thu hút quần chúng tham gia, góp phần quan trọng đưa phong trào cách mạng của quần chúng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, tiến đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám (năm 1945). Nhiều đồng chí cán bộ đã trưởng thành từ những lớp huấn luyện của Người, sau này trở thành những cán bộ trung kiên, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam. 5. Chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, có lợi cho cách mạng Việt Nam. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi Nhân dân "Cầm vũ khí, đuổi thù chung". Không khí khởi nghĩa sôi sục khắp nơi. Nhân dân vùng Cao – Bắc – Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ở thời điểm này, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới... Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên". "Hình thức thích hợp" lúc bấy giờ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là thành lập đội quân giải phóng – đội quân chủ lực đầu tiên - Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong Chỉ thị thành lập Đội, Người khẳng định: "Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự… Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác… Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước chúng ta…". Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được cử hành trọng thể trong khu rừng đại ngàn thuộc núi Dền Sinh, dãy Khau Giáng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng các loại, chia làm 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy. Chấp hành chỉ thị "phải đánh thắng trận đầu"của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ sau hai ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25/12/1944) và liền sáng hôm sau (7 giờ sáng 26/12/1944) đột nhập và đánh đồn Nà Ngần, diệt gọn 2 đồn địch, tiêu diệt 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt - Nà Ngần đã mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân đội ta. Chỉ không đầy nửa năm sau ngày thành lập, vừa chiến đấu vừa vũ trang tuyên truyền, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển lớn mạnh nhanh chóng thành Việt Nam Giải phóng quân. Sau ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, đội quân không ngừng phát triển, trưởng thành, trở thành Quân đội quốc gia Việt Nam và từ năm 1950 đến nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. 6. Chỉ đạo công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đưa đường lối, chủ trương của Đảng đến với phong trào cách mạng Tháng 8/1941, báo Việt Nam độc lập được xuất bản do Người trực tiếp phụ trách. Nội dung các bài viết nhằm vào việc vạch trần tội ác của bọn đế quốc và tay sai đối với Nhân dân ta, kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng đứng lên lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, phong kiến giành lại tự do độc lập cho nước nhà. Đây là tờ báo có tuổi thọ cao nhất trước Cách mạng tháng Tám và là tờ báo cách mạng duy nhất xuất bản được 126 số trong điều kiện bí mật, được bảo đảm an toàn ở một tỉnh. Ảnh hưởng của Báo Việt Nam độc lập không chỉ giới hạn trong tỉnh Cao Bằng, mà lan rộng sang các tỉnh xung quanh (Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), do đó đã dẫn đến sự ra đời của các Hội Cứu quốc và các đoàn thể Việt Minh, tạo nên phong trào cách mạng sôi động và rộng khắp trong cả nước. Báo Việt Nam độc lập thực sự trở thành một vũ khí sắc bén của Mặt trận Việt Minh trong cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc. Ngoài tờ báo, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc biên soạn nhiều sách, phần nhiều theo thể văn vần như: "Con đường giải phóng", "Mười điều Việt Minh", "Lịch sử nước ta", "Địa dư Cao Bằng", "Việt Minh ngũ tự kinh"… để hướng dẫn phong trào. Người còn sáng tác khoảng 30 bài thơ, trong đó có 20 bài thơ tuyên truyền, vận động cách mạng cho các đối tượng khác nhau: thanh niên, phụ nữ, nông dân, phụ lão, thiếu niên, binh lính… nhằm mục đích giáo dục quần chúng về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của dân tộc. 7. Chỉ đạo xây dựng và kiện toàn hệ thống cơ sở Đảng Vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở Đảng là vấn đề cốt lõi của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, tới Cao Bằng, khi Đảng ta đang trong thời kỳ khó khăn nhất về tổ chức: Trong năm 1940, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và nhiều đồng chí trong Trung ương bị địch bắt. Tình thế lúc đó buộc Đảng ta phải thành lập Ban Trung ương lâm thời tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 ở Đình Bảng, Bắc Ninh. Khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người đã chú trọng việc kiện toàn lại Ban lãnh đạo Trung ương lâm thời nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng. Do đó, ngay sau khi về nước, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hết sức quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng để lãnh đạo cách mạng nhằm đáp ứng những yêu cầu của tình hình cách mạng và chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới. Một trong những nội dung quan trọng và nổi bật của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941) là đã kiện toàn cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, Ban Thường vụ Trung ương, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương; trên cơ sở đó kiện toàn các cấp bộ Đảng từ Xứ ủy đến các cấp bộ Đảng ở các địa phương. Đó là nhân tố lãnh đạo quyết định thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. 8. Chỉ đạo xây dựng quan hệ quốc tế Từ Pác Bó - Cao Bằng, nhiều lần Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sang Trung Quốc bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam và Đồng minh. Trong chuyến đi Trung Quốc tháng 8/1942, Người lấy tên mới là Hồ Chí Minh, khi đến Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và áp giải đi hơn 30 nhà lao, sau hơn một năm giam cầm mà không khai thác được gì, cuối cùng chúng buộc phải trả tự do cho Người. Tháng 02/1945, Người lại từ Pác Bó đi Côn Minh[2] (Trung Quốc) để tham dự Hội nghị Đồng minh chống phát xít, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp liên lạc với quân đội Đồng minh bàn về việc phối hợp chiến đấu chống phát xít; nhằm mục đích chủ động đặt quan hệ với Mỹ, tranh thủ sự giúp đỡ vật chất từ phía Mỹ và hạn chế sự phá hoại của Quốc dân Đảng Trung Hoa đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch "Hoa quân nhập Việt" sau chiến tranh. Tháng 5/1945, Lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định di chuyển đại bản doanh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào chung của toàn quốc. Tại Tân Trào (Tuyên Quang), Người chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Từ Quốc dân Đại hội, Lãnh tụ Hồ Chí Minh kêu gọi Tổng khởi nghĩa. Theo lời kêu gọi của Người, toàn dân ta đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. IV. Ý nghĩa sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Từ mùa xuân năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở ngước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, kết thúc chặng đường dài sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động sôi nổi, đầy khó khăn, hiểm nguy của Người ở nước ngoài, đồng thời mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ chuẩn bị về mọi mặt, tiến tới phát động cao trào Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc vào mùa xuân năm 1941 đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng trong nước và sự phát triển của tiến trình lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam. Người đã cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng cùng toàn Đảng, toàn dân hướng vào mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay Nhân dân; thúc đẩy toàn bộ tiến trình của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần lan tỏa, lan rộng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ cho tới Nam Kỳ; cùng với đó là việc củng cố tổ chức, hệ thống Đảng từ Trung ương đến địa phương, tập hợp các lực lượng tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng. Đối với quốc tế, quyết định của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi trở nước cũng là cơ sở quan trọng sau này để Việt Nam củng cố các mối quan hệ với các nước Đồng minh chống lại chủ nghĩa phát xít; cũng như tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và Cách mạng tháng Tám 1945. Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, không chỉ tạo ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về xây dựng căn cứ địa cách mạng; bài học về dự báo và nhận định, đánh giá đúng tình hình, xu thế vận động của cách mạng từ đó kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra; bài học về xác định "thời cơ" và chớp thời cơ cách mạng; bài học về xây dựng thế trận lòng dân, tuyệt đối trung thành, ủng hộ, bảo vệ Đảng và cách mạng thành công; bài học về xác định nhiệm vụ cách mạng; bài học về tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi (Mặt trận Việt Minh); bài học về công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trước sự thay đổi của tình hình. Những bài học này có giá trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mãi mai sau. V. Tình cảm đặc biệt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh Cao Bằng vinh dự được đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau 30 năm Người bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân, được Người chọn làm căn cứ địa cách mạng đầu tiên, cho đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và tiếp tục mở đường đi tới những thắng lợi huy hoàng cho cách mạng Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi hiện thực hóa những tư tưởng chiến lược về cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tròn 20 năm sau khi về nước lãnh đạo toàn dân làm cách mạng, mùa xuân năm Tân Sửu 1961, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng. Bác về Cao Bằng như trở về quê hương. Đồng bào và cán bộ, chiến sỹ ở Cao Bằng đón Bác - người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước như đón một người thân lâu ngày về thăm quê hương. Bác xúc động nói: "Tôi về thăm nhà, làm sao lại phải đón tôi!". Đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng không nguôi nhớ Người và Người không quên một ai từng sống và làm việc với Người. Như đồng chí Lê Duẩn đã nói: "Cuộc đời của Bác gắn bó mật thiết với đất nước Việt Nam, với đồng bào Việt Nam, đặc biệt, với đồng bào Cao Bằng, với núi rừng Cao Bằng, nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của Cao Bằng". Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Cao Bằng rất vinh dự, tự hào được đóng góp sức mình vào công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Cách mạng đã mang lại cho Pác Bó - Cao Bằng tầm vóc lịch sử lớn lao: Là căn cứ địa đầu tiên, "đại bản doanh" của cả nước, là "cội nguồn cách mạng","chiếc nôi của cách mạng Việt Nam" và là quê hương thứ hai của Bác Hồ. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn động lực tinh thần to lớn, trở thành nguồn lực nội sinh, thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân, đoàn kết xây dựng Cao Bằng là bức "phên giậu" vững chắc nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc; xứng đáng với niềm tin mà Bác đã giành cho Cao Bằng: "...Bác mong tỉnh Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc..." . Với tấm lòng biết ơn vô hạn, Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn luôn trân trọng, giữ gìn những dấu tích quí giá của Bác Hồ đã để lại trên quê hương mình. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trung tâm thành phố Cao Bằng; Khu di tích lịch sử Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt; Nhà tưởng niệm - Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó. Đây là những "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng để các thế hệ, nối tiếp thế hệ luôn nhìn thấy Bác gần gũi, ghi nhớ công ơn của Bác, nâng cao niềm tự hào và trách nhiệm của Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội. Với nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh có 415 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 7 huyện, thành phố, 23 xã, 20 đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang, 05 đơn vị Anh hùng Lao động và 27 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động. Những thành tựu quan trọng và toàn diện đã đạt được về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của Cao Bằng trong 80 năm qua đã và đang thắp sáng thêm truyền thống tốt đẹp của mảnh đất nơi cội nguồn cách mạng. Đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước, tiếp thêm niềm tin, động lực và là nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Cao Bằng tiếp tục vững bước đi lên trên con đường đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX đề ra.
Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ trở về nước (28/01/1941 – 28/01/2021) vào thời điểm đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; từ đó khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Qua đó nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, thể hiện lòng tự hào, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước; thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đồng thời góp phần sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
[1] Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr.37. [2] Côn Minh: một căn cứ chính của các nước đồng minh Mỹ trên đất Trung Quốc, nơi đặt trụ sở của Không đoàn thứ 14 (Mỹ) dưới sự chỉ huy của tướng Sênôn (Chennault), Cơ quan phục vụ chiến lược và cơ quan cứu trợ không quân.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - TỈNH UỶ CAO BẰNG
| 27/01/2021 11:00 SA | Đã ban hành | | Kỷ niệm 55 năm Ngày tỉnh Long An được phong tặng danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” (17/9/1967- 17/9/2022) | Kỷ niệm 55 năm Ngày tỉnh Long An được phong tặng danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” (17/9/1967- 17/9/2022) | Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một chương lịch sử vô cùng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến đầy hy sinh khốc liệt đó, ở miền Nam, dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Trung ương Cục miền Nam trực tiếp lãnh đạo, tỉnh Long An đã vinh dự được đón nhận danh hiệu vẻ vang, cao quý: “ Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ”. | Chính truyền thống anh hùng bất khuất kết tinh từ cội nguồn đoàn kết yêu nước của dân tộc Việt Nam kết hợp với đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn của Đảng và sự vận dụng lãnh đạo đầy linh hoạt sáng tạo của Đảng bộ, mà quân dân Long An đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ", góp phần cùng toàn miền Nam và cả nước đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn chiến lược chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước. I. Tinh thần yêu nước và cách mạng trong bề dày lịch sử Long An là một trong những vùng đất có lịch sử hình thành sớm ở Nam Bộ. Cách đây trên 300 năm, vào năm 1705, Nguyễn Cửu Vân lần đầu tiên khai phá xứ Vũng Gù (Long An ngày nay). Địa bàn Long An (xưa là Tân An, Chợ Lớn) giáp thủ phủ Sài Gòn, có Đồng Tháp Mười đầm lầy hiểm trở, có hai con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và tuyến đường huyết mạch Thiên Lý (sau là lộ Đông Dương, quốc lộ 4) đi qua, là nơi giao thương cũng đồng thời sớm hình thành một cộng đồng dân cư giàu phẩm chất cố kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ khi thực dân Pháp mới xâm lược, đất Tân An - Chợ Lớn đã hội tụ bốn phong trào đấu tranh võ trang lớn nhất Nam Kỳ: khởi nghĩa của Trương Định (1860 - 1864), Nguyễn Trung Trực (1859 - 1868), Thủ Khoa Huân (1864 - 1875), Thiên Hộ Dương (1860 - 1866)… Lòng dân ở đây từng dựng nên một Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - chống giặc đến cùng, không theo lệnh triệt thoái của Triều đình bạc nhược. Đặc biệt có người anh hùng áo vải trẻ tuổi Nguyễn Trung Trực lập chiến công vang dội cả nước bằng "Hỏa hồng Nhựt Tảo" và "Kiếm bạt Kiên Giang"; có Thiên hộ Dương bền bỉ dựa vào thế trận lòng dân, lập căn cứ Đồng Tháp Mười hiểm yếu chống chọi với giặc nhiều năm trời; lại có những nhà thơ, trí thức đánh giặc bằng ngọn bút như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông… Những năm đầu thế kỷ XX, đất Tân An - Chợ Lớn (Long An ngày nay) xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh sôi nổi được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ như Đông du (1905 - 1909), Duy Tân (1906 - 1908), Thiên Địa hội (1913 - 1916), Hội kín Nguyễn An Ninh… nhưng đều thất bại do chưa tìm được đường lối cứu nước đúng đắn. Từ năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, nhân dân hai tỉnh Tân An - Chợ Lớn đã tiến hành cuộc biểu tình chống Pháp lớn nhất Nam Kỳ vào ngày 4/6/1930 nêu gương hy sinh oanh liệt của Châu Văn Liêm, một trong những vị tham gia sáng lập Đảng. Trong khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, Tân An - Chợ Lớn là 2 trong 9 tỉnh khởi nghĩa mạnh mẽ nhất. Trong Cách mạng tháng Tám, nếu Chợ Lớn là nơi tiếp ứng Sài Gòn và là nơi Xứ ủy 3 lần chọn họp để quyết định ngày giờ khởi nghĩa, thì Tân An là tỉnh đi tiên phong giành chính quyền ở Nam Bộ. Chín năm kháng chiến chống Pháp đầy gian lao và anh dũng, nhân dân Tân An - Chợ Lớn thực hiện xuất sắc đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ của Đảng, đánh giặc cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa; tập trung xây dựng củng cố các căn cứ địa Đức Hòa, Vườn Thơm, Rừng Sác, Đông Thành, Đồng Tháp Mười… bẻ gãy hàng trăm cuộc càn lớn nhỏ của giặc Pháp, bảo vệ vững chắc Xứ ủy và các cơ quan đầu não kháng chiến, phối hợp nhịp nhàng cùng với chiến trường cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. II. Kiên cường từ mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Từ giữa năm 1954, đế quốc Mỹ bộc lộ sự can thiệp trắng trợn, đưa Ngô Đình Diệm về lập bộ máy cai trị phản động ở miền Nam, vừa thanh trừng các giáo phái và thế lực thân Pháp, vừa mở các chiến dịch "tố Cộng, diệt Cộng", tàn sát man rợ những người kháng chiến cũ. Để chống khủng bố, Tỉnh ủy Tân An và Chợ Lớn đã tổ chức cho cán bộ điều lắng và lãnh đạo đấu tranh chính trị với địch. Hàng ngàn quần chúng ở Mộc Hóa, Đức Hòa, Thủ Thừa xuống đường biểu tình. Ta cũng cài lực lượng vũ trang vào quân đội giáo phái ly khai chống Diệm để biến các đơn vị này thành lực lượng vũ trang của ta mang danh "Cao Thiên Hòa Bình". Trong điều kiện Diệm thi hành Luật phát xít 10/59, dồn dân lập ấp chiến lược, gây bao đau thương tang tóc và tổn thất cho lực lượng cách mạng (từ hàng ngàn đảng viên, 2 tỉnh chỉ còn vài trăm đồng chí). Tháng 8/1957, Tỉnh ủy Chợ Lớn và Tỉnh ủy Tân An thực hiện quyết định của Xứ ủy và Liên Tỉnh ủy, đã chia lại lực lượng và địa bàn theo phân chia địa giới hành chính của địch thành hai tỉnh Long An và Kiến Tường, đồng thời tổ chức hoạt động vũ trang tuyên truyền để tạo lại thế, tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị - quân sự - binh vận tiến tới đồng khởi. Đầu năm 1960, dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, được Trung ương cho phép tiến hành cách mạng bằng bạo lực, Đảng bộ Long An và Kiến Tường đã chỉ đạo dùng ba mũi đột kích tiến công đồn bót địch (ở Đức Lập và Ma-Reng) mở màn cuộc Đồng khởi trên địa bàn tỉnh, tiến công đánh phá các khu Dinh điền, khu Trù mật. Với cuộc đồng khởi, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt và làm tan rã hàng chục đồn bót, trừng trị nhiều tay sai ác ôn ngoan cố. Trong đợt hai, bằng hình thức "tản cư ngược" vào các trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ, kết hợp với binh vận, lực lượng cách mạng làm tan rã hàng ngàn tên địch, giải phóng hàng chục xã, tiến lên thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng ở hai tỉnh Long An và Kiến Tường, giải phóng 38 xã - trong đó giải phóng hoàn toàn huyện Đức Huệ. Bị thua đau sau Đồng khởi, Mỹ - ngụy tập trung xây dựng Long An - Kiến Tường thành địa bàn trọng điểm số 1 của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", thực hiện Kế hoạch Staley-Taylor, thiết lập lại khu Trù mật và ấp chiến lược, xây dựng ở Long An hai trại huấn luyện biệt kích lớn là Hiệp Hòa và Gò Đen. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Cục tại hội nghị tháng 4/1961, Đảng bộ Long An và Kiến Tường phát triển nhanh lực lượng đảng viên, đồng thời phát động toàn dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, rào làng chiến đấu, cài chông, mìn, lựu đạn, phá lộ, cản đường… buộc địch phải phân tán lực lượng chủ lực. Phong trào du kích chiến tranh kết hợp nhịp nhàng với hơn 500 trận đánh và các mũi đấu tranh chính trị, binh vận, đã thu hút hàng ngàn quần chúng tham gia… Đặc biệt, thừa cơ hội gia đình trị độc tài Diệm-Nhu bị đảo chính, ngày 23/11/1963, Đảng bộ lãnh đạo quân dân Long An tập kích trại huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa, tiến lên thành lập Tiểu đoàn 1, mở ra cao trào phá ấp chiến lược (phá rã hơn 80% ấp chiến lược), giải tán 21.000 thanh niên chiến đấu của địch, bẻ gãy Kế hoạch Staley-Taylor trên địa bàn Long An - Kiến Tường. Năm 1964, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện Kế hoạch Jonshon - McNamara, điều sư đoàn 25 ngụy khét tiếng từ Quảng Ngãi vào chiến trường Long An; địch vừa cấp đất cho dân cày nghèo vừa bình định trọng điểm. Ngay trong năm đó, quân dân Long An phối hợp ba mũi giáp công, đánh 1.600 trận lớn nhỏ, làm tan rã 29.000 tên địch, đánh quỵ sư đoàn 25, bức rút hơn 100 đồn bót, giải phóng hoàn toàn huyện Đức Huệ lần thứ hai. Trận Cù Tròn (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành) ngày 27/11/1964 đã bẻ gãy cuộc càn lớn, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang ở địa phương, khẳng định sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân. Tháng 7/1964, Tỉnh ủy Long An tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua toàn tỉnh, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể cách mạng, biểu dương tinh thần kháng chiến của lực lượng vũ trang và nhân dân Long An, phát huy được sức mạnh của 3 thứ quân trong thế trận chiến tranh nhân dân, tổng kết nhân rộng phong trào nhân dân du kích chiến tranh. Tháng 5/1965, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ nhất đã biểu dương tinh thần kiên cường chống phá ấp chiến lược và phát triển chiến tranh du kích của Đảng bộ và lực lượng vũ trang nhân dân Long An. Tại Đại hội này, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn Miền[1]. III. Thành tích vẻ vang "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" Năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành "Chiến tranh cục bộ", chi 12 tỷ đô la và đưa 200.000 quân viễn chinh ồ ạt vào miền Nam, kết hợp với 400.000 quân chủ lực ngụy được trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại. Đế quốc Mỹ phong tỏa vịnh Bắc Bộ, đem máy bay chiến lược B52 ném bom miền Bắc. Tướng Mỹ Curti Lemay huênh hoang tuyên bố "đưa Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá!". Ngày 17/7/1966, trước đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Dù Mỹ trực tiếp đưa vào miền Nam bao nhiêu vạn quân, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn!", Người nêu chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập tự do!". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong trào thi đua "Quyết thắng giặc Mỹ!" của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam phát động, Đảng bộ Long An đã phát động phong trào toàn dân đánh giặc. Tháng 12/1965, Mỹ đổ quân xuống Long An, Hậu Nghĩa bằng chiến dịch "5 mũi tên" nhằm bảo vệ hướng tây bắc và tây nam thành phố Sài Gòn. Lữ đoàn dù 173 Mỹ đổ quân xuống lưu vực sông Vàm Cỏ Đông (Đức Hòa, Đức Huệ) lập tức bị Tiểu đoàn 1 của Long An và Tiểu đoàn 267 của Khu chặn đánh; trận đầu tiên ta diệt 5 trực thăng và hơn 100 tên Mỹ. Từ tháng 9 đến tháng 11/1965, quân dân ta đánh liên tiếp 3 trận lớn tại Đức Lập (Đức Hòa) loại khỏi vòng chiến đấu 1.850 tên địch, trong đó riêng trận Đức Lập 2 (tháng 10/1965) loại khỏi vòng chiến đấu 514 tên, góp phần đập tan quân chủ lực ngụy[2]. Tháng 11/1965, quân dân Kiến Tường đánh trận gò Ông Lẹt (nay ở Vĩnh Thạnh - Vĩnh Hưng). Tháng 4/1966, ta đánh trận ở kinh Dương Văn Dương (nay thuộc huyện Tân Thạnh) tiêu diệt 120 tên địch, bẻ gãy chiến thuật biệt kích của địch ở Kiến Tường - những trận thắng quân chủ lực ngụy này đã tạo đà cho quân dân trong tỉnh tiến lên thực hiện quyết tâm đánh Mỹ. Tháng 2/1966, bộ đội địa phương Long An bắn rơi 8 máy bay Mỹ, phá hủy 5 xe M113. Ngày 7/2/1966, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn tổ chức đại hội "Dũng sĩ diệt Mỹ" đã tuyên dương 2 ngọn cờ đầu diệt Mỹ là Long An "anh dũng kiên cường giết giặc" và Củ Chi "đất thép thành đồng". Phát huy thành tích bước đầu, tháng 5/1966, bộ đội địa phương huyện Đức Hòa kết hợp với mũi đấu tranh chính trị của quần chúng đánh Mỹ ở Bàu Sen (Đức Lập) diệt gọn 1 đại đội thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ, mở ra khả năng hoàn toàn có thể thắng Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Long An - Kiến Tường ngay từ khi Mỹ vào đã tỏ ra xứng đáng là mảnh đất thành đồng, "Tháp Mười anh dũng". Phong trào toàn dân đánh Mỹ được Đảng bộ nhân rộng và phát triển lên đỉnh cao với khẩu hiệu "nắm thắt lưng địch mà đánh", "tìm ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà diệt". Ở nhiều nơi, phong trào sôi nổi đến mức bộ đội, du kích và nhân dân đã "vay mượn" nhau vũ khí, nhường nhau thành tích để nhiều người đạt được danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ. Long An có những nông dân trở thành "kỹ sư" chế tạo vũ khí như "kỹ sư" Lớn (ở Đức Huệ), có chị Ba Hợi, anh giáo Ngọt (Đức Hòa) gài mìn phá lộ đánh xe tăng Mỹ, có thiếu niên 16 tuổi diệt được cả mấy xe M113 và máy bay HU1A, có những em bé biết cách ném cát vào mắt Mỹ để giật súng đưa về cho bộ đội, du kích. Có những ông cha, bà má đêm đêm đào hầm nuôi chứa cán bộ cách mạng, ngày ngày đi đấu tranh chính trị, nắm càng máy bay, cản đầu xe tăng địch trong các cuộc càn. Có những tập thể làng xã hay bộ đội, du kích, an ninh mật chiến đấu ngoan cường được truy tặng danh hiệu anh hùng; có Tiểu đoàn 1 anh hùng được mệnh danh "Điều đâu đi đó; chỉ đâu đánh đó; đánh đâu thắng đó!"; có các đội quân tóc dài đấu tranh chính trị trực diện với địch; có các đội nữ pháo binh cơ động và kiên cường, các đơn vị thông tin, giao bưu, cơ yếu… luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều tập thể du kích vừa sản xuất, vừa rào làng chiến đấu, đánh địch bằng muôn ngàn kiểu cách, kể cả bằng dùng ong vò vẽ, bàn chông đinh, đạp lôi, trận địa giả, cắm bảng "tử địa". Long An - Kiến Tường có nhiều anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như Huỳnh Văn Đảnh, Nguyễn Thị Hạnh, Huỳnh Văn Tạo, Nguyễn Văn Thể, Trần Thế Sinh, Huỳnh Việt Thanh, Dương Thị Hoa…; chỉ huy giỏi như Huỳnh Công Thân, Trương Công Xưởng; nhiều dũng sĩ diệt Mỹ, nhiều tấm gương tuổi trẻ anh hùng được cả nước biết tiếng như: Võ Tấn Đồ, Mai Thị Non, Nguyễn Thái Bình…; lại có những chiến sĩ an ninh, biệt động, binh vận biết luồn sâu, đánh thọc tận hang ổ địch như thiếu tá anh hùng tình báo Nguyễn Thị Ba; có cán bộ chỉ huy tình báo cấp chiến lược như đại tá Đào Trọng Hằng và biết bao Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Bằng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng các vành đai diệt Mỹ, tiến công địch bằng nhiều mũi giáp công, linh hoạt và biến hóa, trong mùa khô 1965 - 1966 quân dân Long An đã diệt gần 2.000 tên Mỹ, bắn cháy 25 máy bay, phá hủy hàng chục xe M113. Từ ngày 5/6 đến 20/7/1967, quân dân huyện Cần Giuộc - Cần Đước đánh trên 50 trận, diệt gần 1.400 tên Mỹ, bắn rơi 21 máy bay, nhấn chìm 12 tàu chiến. Quân dân Long An đã đẩy lùi lữ đoàn 2, sư đoàn 9 về Mỹ Tho, sư đoàn 25 ngụy về Đồng Dù - Củ Chi. Long An có vành đai đánh Mỹ tiêu biểu vang danh cả nước như Vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến, cùng với Bình Đức của Mỹ Tho… Thời kỳ 1965- 1966, ở Long An có hàng trăm đảng viên hy sinh oanh liệt trong chiến đấu (chưa thống kê được số hy sinh trong lực lượng vũ trang hoặc tử nạn vì đạn pháo), cùng với sự hy sinh, góp sức to lớn của hàng trăm đồng chí, hàng ngàn đồng bào luôn kiên cường bám trụ, giữ đất giữ địa bàn, đảm bảo nhiệm vụ chiến trường và là hành lang chiến lược. Với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất và thành tích đặc biệt xuất sắc trong cao trào toàn dân đánh Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ 2, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định phong tặng cho Đảng bộ và quân dân Long An danh hiệu và lá cờ ghi tám chữ vàng: " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ". Đây là một trong những điểm son tô thắm cho truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân tỉnh Long An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Phát huy cao độ truyền thống vẻ vang " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ", dưới sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh ủy, quân dân Long An tiếp tục vượt qua những đỉnh cao khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huy động hơn một triệu đảng viên và quần chúng ưu tú tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 và "mùa hè đỏ lửa 1972", góp phần cùng với cả miền Nam buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngưng ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, rút hết quân viễn chinh Mỹ về nước. Thực hiện trọn vẹn lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào!", Đảng bộ - quân dân Long An đã cùng toàn miền Nam và cả nước đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, đưa cả nước đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để ghi nhớ thành tích vẻ vang của quân dân Long An trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng, tôn tạo nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa, trong đó có Tượng đài Long An " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc " tại phường 5, thành phố Tân An. Công trình khởi công vào năm 2004 và hoàn thành ngày 28/4/2010 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, không chỉ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cho các tầng lớp nhân dân, mà còn là điểm tham quan có ý nghĩa lịch sử- văn hóa sâu sắc, đang cùng với các di tích lịch sử- văn hóa trong tỉnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. IV. Phát huy truyền thống "Trung dũng kiên cường" trong thời kỳ mới Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc " trong kháng chiến, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay, với ý chí tự lực, tự cường, năng động và sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Long An ra sức khắc phục mọi khó khăn, thách thức, tập trung xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Long An không ngừng vươn lên trong quá trình đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hạch toán trong sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung sức người, sức của xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phân bổ lại lao động, đất đai, thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm cải tạo nông nghiệp và xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Qua các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiều chủ trương lớn có tính đột phá, thể hiện sự năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (1976 - 1980), Long An vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, sản xuất ổn định đời sống, khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, vừa chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Tây Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Campuchia. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai (1980 - 1983), Long An thực hiện cơ chế "một giá", xóa bao cấp trên lĩnh vực phân phối lưu thông, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần tích cực vào việc hình thành đường lối đổi mới kinh tế của Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (1983 - 1986), Long An thực hiện chương trình khai mở vùng Đồng Tháp Mười, biến Đồng Tháp Mười từ một vùng hoang hóa, kém phát triển thành vùng trọng điểm lương thực của tỉnh. Trong các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh luôn xác định đúng những nhiệm vụ trọng tâm, công trình trọng điểm, chương trình đột phá về kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã xác định 3 chương trình đột phá và 3 công trình trọng điểm:Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ; Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển công nghiệp, đô thịvùng kinh tế trọng điểm của tỉnh ; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh và các công trình trọng điểm:Hoàn thiện Đường Vành đai thành phố Tân An; Đường tỉnh 830E (đoạn từ nút giao cao tốc đến Đường tỉnh 830) ; Đường tỉnh 827E (đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sông Vàm Cỏ Đông). Các công trình trọng điểm, chương trình đột phá về kinh tế - xã hội nói trên đã tạo động lực mạnh mẽ đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 9,11%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét, đúng định hướng (cơ cấu kinh tế 3 khu vực I, II, III năm 2020 lần lượt là 15, 3% - 52, 1% - 32,6% [i] ) . Đời sống người dân ngày càng cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 77 triệu đồng, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015. Năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dù hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nhưng tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh đạt 1,02% (kế hoạch đề ra từ 9-9,5%) là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua, GRDP bình quân đầu người đạt hơn 80 triệu đồng/người/năm, tăng 4% so với cùng kỳ, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 118,7% dự toán Trung ương giao… Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tập trung thực hiện, có nhiều mô hình cho hiệu quả cao; hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đạt nhiều kết quả tích cực[ii], góp phần thay đổi tích cực diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa cư dân nông thôn. Với những thành tích to lớn đó, trong 55 năm qua, Long An vinh dự, tự hào được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công giải phóng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất,…; hàng trăm tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động và nhiều danh hiệu cao quý khác, góp phần tô thắm thêm truyền thống " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ". Danh hiệu cao quý " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc " đã trở thành biểu tượng trong lòng mỗi người dân Long An và là niềm tự hào to lớn, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Long An trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Long An ngày càng giàu đẹp. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới, hội nhập, song với ý chí tự lực, tự cường, truyền thống yêu nước, đoàn kết, " Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc ", chắc chắn rằng tỉnh Long An sẽ ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; vì lẽ, Đảng và nhân dân ta luôn có chung một mục tiêu, lý tưởng không bao giờ thay đổi: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân! Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy [1] Lịch sử Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Long An (1945-2005), Nhà xuất bản QĐND, trang 274. [2] Tóm tắt Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Tỉnh Long An, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, năm 2005, trang 90. [i].Cơ cấu kinh tế: Năm 2015 là khu vực I chiếm 22,2%, khu vực II chiếm 39,3%, khu vực III chiếm 38,5%. Năm 2016 là khu vực I chiếm 20,7%, khu vực II chiếm 41,7%, khu vực III chiếm 37,6%. Năm 2017 là khu vực I chiếm 18,3%, khu vực II chiếm 44,9%, khu vực III chiếm 36,8%. Năm 2018 là khu vực I chiếm 17,2%, khu vực II chiếm 47,7%, khu vực III chiếm 35,1%. Năm 2019 là khu vực I chiếm 15,9%, khu vực II chiếm 50,0%, khu vực III chiếm 34,1%. [ii]. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 93/161 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, huyện Châu Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Tân An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tháng 7/2022, toàn tỉnh đã có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là huyện Châu Thành, Tân Trụ, thị xã Kiến Tường và TP.Tân An; 112 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 22 xã nông thôn mới nâng cao. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025 có 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 2 huyện nông thôn mới nâng cao và huyện Châu Thành đạt nông thôn mới kiểu mẫu; đối với cấp xã, phấn đấu có 142 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 12 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
| 16/09/2022 8:00 SA | Đã ban hành | | Thông tin hành vi vi phạm về phòng, chống dịch covid-19 và mức xử phạt tối đa | Thông tin hành vi vi phạm về phòng, chống dịch covid-19 và mức xử phạt tối đa | | | 29/07/2021 6:00 SA | Đã ban hành | | Quyết tâm trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 | Quyết tâm trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 | Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh. | Trước tình hình đó, Chính phủ và tỉnh đã có sự chủ động, tập trung quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành ứng phó; triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và thực hiện có hiệu quả, từ đó đảm bảo sức khỏe, đời sống nhân dân, duy trì phát triển kinh tế- xã hội. Tỉnh đã làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức lực lượng, đặc biệt là phương án ứng phó tình hình dịch theo từng cấp độ, tương ứng với các khu cách ly tập trung, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện,... sẵn sàng với các tình huống dịch bệnh xảy ra. Thực tế vừa qua cho thấy, khi có các ca nhiễm trong cộng đồng, tỉnh đã kích hoạt các phương án đã đề ra, từ đó triển khai nhanh nhất và hiệu quả nhất công tác ngăn chặn, phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị.
_jpg.jpg)
Long An triển khai chốt kiểm soát người về từ vùng dịch. Ảnh: nguồn Báo Long An Online
Đạt được kết quả như trên, ngoài sự tập trung lãnh đạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hy sinh, quên mình của cán bộ, chiến sĩ các ngành, các cấp nơi tuyến đầu chống dịch, còn có vai trò rất lớn, rất quan trọng, của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, đề nghị các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp tiếp tục tin tưởng, đồng hành xuyên suốt cùng với chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch Covid-19.
Với tinh thần " Chống dịch như chống giặc"; với phương châm: "Thần tốc, quyết liệt", "Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, doanh nghiệp là một pháo đài chống dịch", "Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi người dân là một chiến sỹ chống dịch" và với truyền thống Long An " Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc"; chắc chắn, dịch Covid-19 trong cả nước và trên địa bàn tỉnh sẽ được kiểm soát và đẩy lùi trong thời gian tới"./. Sở TTTT
| 31/05/2021 10:00 SA | Đã ban hành | | Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “QuảngNam - Điểm đến du lịch xanh” | Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “QuảngNam - Điểm đến du lịch xanh” | Năm Du lịch quốc gia 2022 là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch tiêu biểu quy mô cấp quốc gia và cũng là sự kiện du lịch thường niên lớn nhất của ngành Du lịch Việt Nam. Sự kiện tạo cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thông qua đó tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương. | Nhằm phát huy vai trò của du lịch Quảng Nam trong liên kết, tạo động lực phát triển du lịch khu vực miền Trung và toàn quốc, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng trong những năm tiếp theo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định chọn tỉnh Quảng Nam là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề "QuảngNam - Điểm đến du lịch xanh". Năm Du lịch quốc gia 2022 có nhiều sự kiện, hoạt động, trong đó có 10 hoạt động tầm quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các Bộ, Ban, ngành Trung ương tổ chức và 138 hoạt động do 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức. Riêng tỉnh Quảng Nam chủ trì tổ chức chuỗi 64 sự kiện, hoạt động với 06 chương trình diễn ra xuyên suốt năm 2022, bao gồm: (i) Du xuân Đất Quảng; (ii) Du lịch sông nước, nông nghiệp và sản phẩm OCOP; (iii) Du lịch Chu Lai điểm hẹn; (iv) Du lịch văn hóa các dân tộc và đường Hồ Chí Minh huyền thoại; (v) Du lịch Quảng Nam - Cảm xúc mùa hè; (vi) Du lịch - Sắc màu Di sản. Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 được tổ chức từ ngày 30/4 đến ngày 04/5/2022 tại Quảng trường sông Hoài và Công viên vườn tượng An Hội, thành phố Hội An. Festival Nghề truyền thống vùng miền tái hiện sinh động nhất các giai đoạn phát triển nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh, thành khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Nam trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên sau đại dịch Covid-19./. Du lịch xanh Quảng Nam (quangnam.gov.vn) TH
| 25/03/2022 10:00 SA | Đã ban hành | | Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV: Qui định mới về chi trả thu nhập tăng thêm | Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV: Qui định mới về chi trả thu nhập tăng thêm | Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
| Thông tư này quy định nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ, trong đó đảm bảo từ nguồn ngân sách Nhà nước, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; quy định nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả; được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, người lao động; và các khoản chi khác như khen thưởng, phúc lợi ... và trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức (trong đó hướng dẫn cách tính mới, chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên kinh phí tiết kiệm được). Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết các trường hợp điều chỉnh kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ; xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công; đồng thời hướng dẫn về cách lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, hạch toán và quyết toán kinh phí (trong đó có quy định về tạm chi thu nhập tăng thêm). Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Theo đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là các cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng kinh phí quản lý hành chính do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản và con dấu riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ Thông tư cũng quy định 03 nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, bao gồm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Không tăng kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này; Quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động. Các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được cơ quan có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính căn cứ vào chế độ tự chủ quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư này để xem xét tự quyết định việc thực hiện chế độ tự chủ. Riêng các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được ngân sách nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. * Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên: - Khoán quỹ tiền lương: Thông tư 71 quy định rõ: Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Số lao động hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chi hoạt động thường xuyên: Thông tư 71 bổ sung ngoài việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật thì một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, gồm: + Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Thanh toán khoán theo định mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản tính trên văn bản hoàn thành quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính, +Chi công tác phí: Thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại; thủ tục chứng từ quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính +Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo + Chi văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa tài liệu...) theo đơn vị (Cục, Vụ, Phòng, Ban...chuyên môn), theo từng cá nhân, theo tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán. Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động: Theo đó, Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV qui đinh: trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1, 0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động. Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan. Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức: QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng, Trong đó: -QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm; -Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định; -K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1, 0 lần); -K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan; -L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. THUỲ DƯƠNG | 08/07/2014 2:00 CH | Đã ban hành | | Long An phát động Cuộc thi thiết kế biểu tượng cho Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” | Long An phát động Cuộc thi thiết kế biểu tượng cho Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” | Nhằm lựa chọn Biểu tượng (Logo) phù hợp, tiêu biểu, phục vụ công tác tuyên truyền về Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"; phát huy khả năng và tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các tổ chức, cá nhân, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh Long An phát động Cuộc thi thiết kế Biểu tượng (Logo) Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An". | Long An phát động Cuộc thi thiết kế biểu tượng cho Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An" Nội dung Biểu tượng (Logo) phải thể hiện được sự chung tay, góp sức của cử tri và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia hiến kế, hướng tới xây dựng "Long An: giàu - mạnh; Người dân: vui vẻ - hạnh phúc; Xã hội: an toàn - văn minh; Chính quyền: trong sạch - vững mạnh". Đồng thời, thể hiện thống nhất, có ý nghĩa, tính khái quát, đặc thù cao, tạo sự nhận diện, rõ sức hấp dẫn, đặc sắc, ấn tượng về Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An". Thời gian tiếp nhận sản phẩm dự thi từ nay đến hết ngày 01/12/2023; chấm giải, trao thưởng trước ngày 30/01/2024. Ban Tổ chức sẽ trao 01 giải duy nhất (Logo được chọn làm Biểu tượng Cuộc vận động "Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An"), có giá trị tiền thưởng 20 triệu đồng và Bằng khen của UBND tỉnh./.
 638300813021873375_838_HĐND-TTDN_17-08-2023_Thong cao bao chi - Thi Logo (trinh ky).signed (1).pdf
 638300813021873375_MAU PHIEU THI LOGO (chinh thuc).docx
T.H.
| 14/09/2023 10:00 SA | Đã ban hành | | Sổ tay sức khỏe Covid-19 | Sổ tay sức khỏe Covid-19 | Sổ tay sức khoẻ phòng chống dịch Covid-19 do đội ngũ bác sĩ, giảng viên và đoàn viên thanh niên Trường Đại học Y Dược TP. HCM biên soạn, thiết kế nhằm góp phần tuyên truyền, hướng dẫn mọi người cách bảo vệ sức khoẻ mùa dịch để cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 đang hết sức căng thẳng hiện nay. | | 29/07/2021 10:00 CH | Đã ban hành | | Đề nghị hành khách đi trên chuyến xe buýt Chợ Lớn về Long An từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ 30 phút, ngày 26/5 khai báo y tế | Đề nghị hành khách đi trên chuyến xe buýt Chợ Lớn về Long An từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ 30 phút, ngày 26/5 khai báo y tế | Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo đến các hành khách đi trên các chuyến xe buýt biển số 62B 01250, 51B 24995, 51B 26984 xuất phát tại bến xe Chợ Lớn về Long An trong khoảng thời gian từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ 30 phút, ngày 26/5 nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. | Đề nghị hành khách đi trên chuyến xe buýt Chợ Lớn về Long An trong khoảng thời gian từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ 30 phút, ngày 26/5 khai báo y tế Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Long An vào chiều ngày 29/5/2021 trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo đến các hành khách đi trên chuyến xe buýt từ TP.Hồ Chí Minh (bến xe Chợ Lớn) về Long An (bến xe Long An) có các thông tin cụ thể: Xe số: 62B 01250 xuất phát tại bến xe Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh lúc 14 giờ 45 phút về bến xe Long An lúc 16 giờ 20 phút ngày 26/5/2021. Xe số: 51B 24995 xuất phát tại bến xe Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh lúc 15 giờ 00 phút về bến xe Long An lúc 16 giờ 40 phút ngày 26/5/2021. Xe số: 51B 26984 xuất phát tại bến xe Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh lúc 15 giờ 30 phút về bến xe Long An lúc 17 giờ 10 phút ngày 26/5/2021. Vào khoảng thời gian trên có 1 hành khách là bệnh nhân 6731 đi trên tuyến xe buýt từ Chợ Lớn về Tân An (không nhớ rõ biển số xe). Do đó, Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo đến các hành khách đi trên chuyến xe vào các khoảng thời gian nêu trên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế và được tư vấn, hỗ trợ kịp thời trong phòng, chống Covid-19./.
Theo Báo Long An Online
Đề nghị hành khách đi trên chuyến xe buýt Chợ Lớn về Long An từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ 30 phút, ngày 26/5 khai báo y tế - Báo Long An Online (baolongan.vn)
| 29/05/2021 4:00 CH | Đã ban hành | | Long An: Kể từ 12 giờ ngày 03/5/2021, tạm dừng một số hoạt động dịch vụ không cần thiết | Long An: Kể từ 12 giờ ngày 03/5/2021, tạm dừng một số hoạt động dịch vụ không cần thiết | Thực hiện Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống địch Covid-19, Công điện số 583/CĐ-BYT ngày 02/5/2021 của Bộ Y tế về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. | Ngày 03/5/2021, UBND tỉnh có văn bản số 3663/UBND-VHXH yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện các nội dung trọng tâm sau: 1. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh việc tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các quy định, quy chế về phòng, chống dịch của Bộ Y tế, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, đặc biệt là Công văn số 377-CV/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Công văn số 3593/UBND-VHXH ngày 28/4/2021, Thông báo số 1333/TB-UBND ngày 29/4/2021, Công văn số 3658/UBND-VHXH ngày 30/4/2021, Công văn số 3659/UBND-VHXH ngày 30/4/2021, Công văn số 3661/UBND-VHXH ngày 02/5/2021 của UBND tỉnh. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2. Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết (gồm: các lễ hội, hội thảo, khu phố đi bộ, chợ đêm, kể cả các buổi họp mặt, liên hoan,...); trường hợp tổ chức phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng theo đúng quy định, đặc biệt bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tại nơi công cộng. 3. Tạm dừng một số hoạt động dịch vụ không cần thiết (như: karaoke, vũ trường, spa, quán bar; các điểm massage, xông hơi, phòng tập thể hình, các cơ sở kinh doanh thể thao, yoga; biểu diễn nghệ thuật; kinh doanh trò chơi điện tử công cộng...) kể từ 12 giờ ngày 03/5/2021 cho đến khi có thông báo mới của UBND tỉnh. 4. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông thực hiện thông điệp 5K (Khẩu trang, Khoảng cách, Không tập trung, Khử khuẩn, Khai báo y tế) theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch. 5. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại các nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. 6. Các sở, ngành, địa phương, đặc biệt người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong công tác quản lý nhập cảnh; tập trung thống nhất xử lý, kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao nước ngoài. 7. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong công tác phòng chống dịch; tích cực, chủ động, linh hoạt xử lý kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra. Kịp thời để xuất khen thưởng, động viên lực lượng làm nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế. 8. Sở Y tế: - Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đề xuất việc phân cấp, cụ thể hóa trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương. - Phát huy hơn nữa trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống dịch, nêu cao trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; chủ trì tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện phòng, chống dịch. 9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo trong hệ thống đẩy mạnh việc vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đề cao cảnh giác, tự giác thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của chính quyền địa phương và khuyến cáo của cơ quan y tế... Theo chỉ đạo trên, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện./.
 3663_1.pdf
| 03/05/2021 9:00 SA | Đã ban hành | | Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 | Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 | Ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay thế Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 về Ngày Sách Việt Nam, theo đó lấy ngày 21 tháng 4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. | Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ra đời đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là dịp để tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách; các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam. Dù xã hội có phát triển đến đâu, các phương thức lưu giữ thông tin khác có thể phát triển, nhưng việc lưu giữ sách và hiểu được tầm quan trọng của sách sẽ giúp cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Đặc biệt hơn, vai trò của sách hướng con người đến chân thiện mỹ. Sách truyền tải những nội dung nhân văn, giáo dục con người về tình cảm yêu thương lẫn nhau, lối sống và đạo đức con người. Vì vậy, đọc sách sẽ giúp con người hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là một trong những tầm quan trọng của việc đọc sách mà chúng ta không nên bỏ qua./. * Một số Website giới thiệu sách mới, sách hay, nhiều thể loại https://book365.vn https://waka.vn http://dtbooks.com.vn https://tiki.vn/ebook https://www.vinabook.com https://www.fahasa.com
http://komo.vn
| 13/04/2023 6:00 SA | Đã ban hành | | Thông tin tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống | Thông tin tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống | Thực hiện Công văn số154/UBDT-DTTS ngày 10/02/2023 của Ủy ban Dân tộc về việc sử dụng 07 phim tài liệu, 03 phim ngắn (tiểu phẩm) làm tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh xin giới thiệu các nội dung trên. | | 14/03/2023 4:00 CH | Đã ban hành | | Ban hành hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại lễ tang | Ban hành hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại lễ tang | Ngày 29/5/2020, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ban hành quyết định số 2232/QĐ-BCĐQG về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại lễ tang. | Theo đó, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại lễ tang như sau: 1. Đối với gia đình có người tử vong - Gia đình có người tử vong phối hợp với ban tổ chức lễ tang thông tin cho các cơ quan, đoàn thể, họ hàng, bạn bè liên quan hạn chế tối đa người đến viếng, tham dự lễ tang bằng cách cử đại diện tham dự để tránh tập trung đông người theo quy định hiện hành.
- Bố trí bàn đón tiếp và phát khẩu trang cho người tham dự lễ tang (trong trường hợp người tham dự không có khẩu trang).
- Bố trí nơi rửa tay có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các địa điểm thuận tiện cho người tham dự lễ tang.
- Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, nhà vệ sinh cùng với bản chỉ dẫn tại địa điểm tổ chức lễ tang.
Nếu tổ chức lễ tang tại nhà, gia đình phối hợp với chính quyền địa phương: + Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà cửa trong và sau lễ tang: lau bề mặt tiếp xúc ít nhất 02 lần/ngày (đặc biệt là tường nhà, nền nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, vòi nước và các vật dụng khác mà người tham dự lễ tang thường xuyên tiếp xúc, v.v). Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn bề mặt lau sạch các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. + Không tổ chức ăn, uống tại lễ tang cho người tham dự lễ tang. Việc tổ chức ăn uống chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định. Bố trí phòng hoặc khu cách ly tạm thời cho người tham dự lễ tang có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi với yêu cầu như sau: + Đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại. + Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch và có thùng đựng rác có nắp đậy. 2. Đối với Ban tổ chức lễ tang - Phối hợp với y tế địa phương bố trí người đo và giám sát nhiệt độ người trong gia đình và người tham dự lễ tang, nếu phát hiện có người có biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì báo cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (điện thoại: 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.
- Thông báo, hướng dẫn người tham dự lễ tang phải đeo khẩu trang, không tập trung đông người và giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định.
Tổ chức tiếp đón, phân luồng, bố trí người tham dự lễ tang đảm bảo số lượng người và khoảng cách theo quy định của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19. 3. Đối với người tham dự lễ tang - Người có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi không tham dự lễ tang.
- Tuân thủ quy định và hướng dẫn của gia đình, ban tổ chức lễ tang.
- Hạn chế đi đoàn đông người. Phải luôn đeo khẩu trang trong suốt thời gian tham dự lễ tang.
- Hạn chế nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định.
- Không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
- Khi ho, hắt hơi: che kín mũi, miệng bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn giấy. Bỏ khăn giấy vào thùng rác đúng quy định sau khi sử dụng. Rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Hạn chế chạm trực tiếp với các bề mặt vật dụng tại lễ tang. 4. Đối với nhà tang lễ - Bố trí người đo và giám sát nhiệt độ người trong gia đình và người tham dự lễ tang, nếu phát hiện có người có biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì gọi điện cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (điện thoại: 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.
- Tổ chức tiếp đón, phân luồng, bố trí người tham dự lễ tang đảm bảo số lượng người và khoảng cách theo quy định của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19.
- Sắp xếp số lượng người có mặt tại cùng một thời điểm trong nhà tang lễ theo quy định.
- Bố trí điểm rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các địa điểm thuận tiện cho người tham dự lễ tang.
- Cung cấp khẩu trang cho người tham dự lễ tang (trong trường hợp người tham dự không có khẩu trang).
- Bố trí đủ thùng đựng rác đúng quy định để thu gom khẩu trang, khăn giấy, các chất thải khác phát sinh từ quá trình tổ chức lễ tang và rác thải phải được thu gom và đổ đúng nơi quy định.
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà tang lễ trong và sau mỗi lễ tang: lau bề mặt tiếp xúc ít nhất 02 lần/ngày (đặc biệt là tường nhà, nền nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, vòi nước, bồn cầu và các vật dụng khác mà người tham dự lễ tang thường xuyên tiếp xúc). Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn bề mặt lau sạch các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Bố trí phòng hoặc khu cách ly tạm thời cho người tham dự lễ tang có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi với yêu cầu như sau:
+ Đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại. + Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch và có thùng đựng rác có nắp đậy./.
| 29/05/2020 4:00 CH | Đã ban hành |
|