Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksTin tức - Sự kiện

Liên kết

Website

  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Long An phát động 'Tháng hành động vì môi trường'NewLong An phát động 'Tháng hành động vì môi trường'
Sáng 05/6, tại huyện Thạnh Hóa, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Ngày Môi trường thế giới (05/6) và Ngày Đại dương thế giới (08/6).

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm, đại diện sở, ngành, các địa phương và trên 300 đại biểu tham dự lễ phát động.

Trao bảng tượng trưng tặng 300 cây xanh tại lễ phát động

Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ước tính có khoảng 19-23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái.

Kết quả nghiên cứu, phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa của tổ chức Ngân hàng thế giới thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 4/2021, tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,8-3,1 triệu tấn rác thải nhựa thải bỏ, trong đó, khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển ước tính khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm đã và đang là gánh nặng cho môi trường, trong đó, có môi trường biển. Thói quen sử dụng túi nylon, đồ dùng nhựa một lần của người dân ngày càng gia tăng trong khi người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc không phân loại rác thải nhựa với các loại chất thải khác, càng khiến việc quản lý và xử lý rác thải nhựa thêm phần khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm phát biểu tại lễ phát động

Tại Long An, theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và vận chuyển xử lý tại các khu vực đô thị khoảng 700-730 tấn/ngày và với chất thải nhựa chiếm từ 8-12% rác sinh hoạt thì lượng rác thải nhựa phát sinh tại tỉnh ước tính khoảng 56-87,6 tấn/ngày, trong đó, sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khá lớn. Lượng rác thải này đang và sẽ là "gánh nặng" đối với cơ sở vật chất hiện có của chúng ta liên quan đến vấn đề quản lý và xử lý rác thải, mà chủ yếu rác thải nhựa.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều trồng cây xanh hưởng ứng lễ phát động

Ngày Môi trường thế giới năm nay với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa". Trong đó, tập trung thực hiện chiến dịch "chống ô nhiễm nhựa" nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm trồng cây hưởng ứng lễ phát động

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng chung tay, cùng hành động để góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu phát thải và giảm thiểu tác động của con người đến hệ sinh thái thông qua các hành động thiết thực. Đồng thời, ông nhấn mạnh, đây là thời điểm để mỗi người chúng ta, cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường sống trên đất liền cũng như ngoài đại dương./.

Theo Báo Long An Online

Long An phát động 'Tháng hành động vì môi trường' - Báo Long An Online (baolongan.vn)


05/06/2023 10:00 CHĐã ban hành
Quốc hội họp tuần 3: Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấnNewQuốc hội họp tuần 3: Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
Từ ngày 6-8/6, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, với các nhóm vấn đề được lựa chọn là Lao động-Thương binh và Xã hội; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Dân tộc.

Toàn cảnh phiên họp sáng 31/5. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Từ ngày 5-10/6, Quốc hội tiến hành tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 5 với nhiều nội dung quan trọng.

Đáng chú ý, từ ngày 6/6 đến sáng 8/6, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Các phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Theo đó, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn là: Lao động-Thương binh và Xã hội; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Dân tộc.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Công tác xây dựng pháp luật cũng là nội dung trọng tâm của tuần làm việc. Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Trong tuần làm việc, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024./.

Theo Vietnam+

https://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-hop-tuan-3-tien-hanh-hoat-dong-chat-van-va-tra-loi-chat-van/866266.vnp

05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chếNewChính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế
Ngày 3/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023, áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

(Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN)

Ngày 3/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023.

Các chế độ chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Nghị định quy định những đối tượng sau thực hiện chính sách tinh giản biên chế gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ; dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Chính sách tinh giản biên chế

Nghị định quy định rõ các chính sách tinh giản biên chế: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi; chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; chính sách thôi việc; chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp...

Các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên góp ý nâng cao chất lượng dự thảo nghị định liên quan công tác cán bộ. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Trong đó, đối với chính sách nghỉ hưu trước tuổi, Nghị định quy định: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiếu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP; được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân và chế độ quy định tại điểm a mục 2.

Đối với chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưỏng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước, Nghị định quy định: Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Không áp dụng chính sách quy định tại mục 1 ở trên đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên./.

Theo Vietnam+

https://www.vietnamplus.vn/chinh-phu-ban-hanh-quy-dinh-moi-ve-tinh-gian-bien-che/866238.vnp


05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửNewHồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tử
Từ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định số 13/QĐ-BCĐCCHC ngày 8/3/2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2023.

Theo đó, thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi tiếp nhận của Bộ phận Một cửa cấp xã (trừ các xã vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo); 100% kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.

vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/ho-so-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-cung-cap-ca-ban-dien-tu/865671.vnp

05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
​Chống ô nhiễm nhựa: Không hành động, tới 2050 nhựa sẽ nhiều hơn cáNew​Chống ô nhiễm nhựa: Không hành động, tới 2050 nhựa sẽ nhiều hơn cá
Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, một trong những giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên biển và hải đảo là áp dụng rộng rãi các giải pháp "chống ô nhiễm nhựa."

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại lễ phát động. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề "ô nhiễm trắng" có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nếu không có hành động nghiêm túc nào sớm được thực hiện và phát huy hiệu quả, đến năm 2050, có thể sẽ có nhiều nhựa hơn cá ở biển.

Thông tin trên được đưa ra tại Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức sáng 4/6.

Môi trường biển đứng trước nhiều thách thức

Chia sẻ tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, nhấn mạnh nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề bức thiết về môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó, vấn đề nhức nhối lâu nay là vấn đề rác thải nhựa đại dương, khai thác, sử dụng tài nguyên biển thiếu bền vững.

Ông Khánh lưu ý cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề "ô nhiễm trắng" có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Mặt khác, Việt Nam cũng được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng.

"Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời," ông Khánh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khánh, kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện; nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy vậy, công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển và hải đảo của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường biển có dấu hiệu bị ô nhiễm; nguồn lợi thiên nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo cònchưa hiệu quả, thiếu bền vững.

Ngoài ra, nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng tài nguyên chưa cao, thói quen tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhựa một lần cũng đang đặt ra những sức ép to lớn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Tại sự kiện, đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An, cũng nhấn mạnh biển và hải đảo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn tài nguyên sinh vật  và tạo ra nguồn sống cho hàng triệu người dân. Tuy vậy, con người cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa…

Đáng chú ý, theo bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, với thực trạng phát triển hiện nay, nhất là rác thải nhựa đại dương, nếu các quốc gia trên thế giới không có hành động nghiêm túc nào được thực hiện, đến năm 2050, có thể sẽ có nhiều nhựa hơn cá ở biển.

Các đại biểu thu dọn rác thải nhựa tại khu vực làng chài Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò. (Ảnh: HV/Vietnam+)

Theo bà Ramla Khalidi, lượng rò rỉ rác thải nhựa khổng lồ hiện nay sẽ không chỉ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái biển mong manh mà còn đối với phúc lợi của chính chúng ta và sinh kế của các cộng đồng ven biển.

Những việc cần hành động ngay

Trước thực trạng trên, tại lễ phát động, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã kêu gọi các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần chung tay hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

Trong đó, ông Khánh gợi mở một số giải pháp cần làm ngay như: Thống nhất trong nhận thức và hành động để ứng xử có trách nhiệm với biển và đại dương.

Thứ hai là thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững biển và hải đảo, triển khai có hiệu quả các chiến lược, chính sách phù hợp để hạn chế rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác có trách nhiệm tại các vùng biển xa bờ.

Thứ ba, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân cần xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nylon khó phân huỷ tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên cả nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Cùng với đó, các địa phương cần tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển; thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản; đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác.

Nhấn mạnh sử dụng bền vững biển và đại dương sẽ là "chìa khóa" để xây dựng một tương lai thịnh vượng và bền vững cho người dân Việt Nam, tại lễ phát động, bà Ramla Khalidi cũng khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường nỗ lực chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế biển bền vững, trong đó trọng tậm là đẩy nhanh quy hoạch không gian biển.

Theo bà Ramla Khalidi, quy hoạch không gian biển là cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam. Khi quy hoạch này được hiện thực hóa có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch Phát triển Điện lực 8 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu đã tham gia hoạt động trồng cây xanh xanh để tôn tạo cảnh quan tại khu vực Quảng trường Bình Minh.

Cùng với đó là các hoạt động trao tặng túi thuốc và 10.000 lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân bám biển của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; ra quân thu gom, dọn rác thải nhựa, làm sạch bãi biển tại khu vực làng chài Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò./.

Theo Vietnam+

https://www.vietnamplus.vn/chong-o-nhiem-nhua-khong-hanh-dong-toi-2050-nhua-se-nhieu-hon-ca/866282.vnp

05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tạo niềm tin với người tiêu dùngNewChuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tạo niềm tin với người tiêu dùng
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực của tỉnh trong việc xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến tay người tiêu dùng. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp và tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Khi tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra

Nâng cao giá trị sản phẩm

Chuỗi cung ứng TPAT được hiểu là liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn này đều tuân thủ chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc.

Cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng TPAT, khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn, tiến tới liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững theo chuỗi TPAT, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác truyền thông, vận động và nâng cao ý thức các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng TPAT cho thị trường.

Công tác đào tạo, tập huấn cách thức sản xuất an toàn, bảo đảm chất lượng và truy xuất nguồn gốc như quy trình sản xuất theo GAP, HACCP, ISO,... được tổ chức thường xuyên. Nhiều diễn đàn liên kết, trao đổi làm "cầu nối" giữa doanh nghiệp với nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - Huỳnh Kim Toán cho biết: "Năm 2022, Chi cục hỗ trợ các địa phương xây dựng 3 chuỗi cung ứng TPAT. Lũy kế đến nay, xây dựng được 28 chuỗi rau, gạo, thịt gà, thịt heo, thủy sản an toàn. Trong đó, đa số chuỗi cung cấp về TP.HCM và 2 chuỗi về thị trường Hà Nội. Qua xây dựng chuỗi cung ứng TPAT, Chi cục hỗ trợ các cơ sở 2.061.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc an toàn. Đây là tiêu chí quan trọng đối với người sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi. Đồng thời, Chi cục thường xuyên thông tin về sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, thủy sản; cung cấp danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chuỗi để đưa lên sàn thương mại điện tử, tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn cơ sở đưa sản phẩm chuỗi lên sàn thương mại điện tử, hội nghị kết nối cung - cầu".

Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được đưa lên sàn thương mại điện tử

Thông qua việc xây dựng chuỗi tạo ra một lượng sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn có kiểm soát; giúp cơ sở tham gia chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định về đầu ra, bảo đảm phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh. Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm HG (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa) - Dương Thị Trúc Giang chia sẻ: "Công ty được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng TPAT năm 2022. Khi tham gia chuỗi, sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm. Từ đó, giá trị sản phẩm nâng lên, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng so với sản phẩm thông thường".

Tạo niềm tin với người tiêu dùng

Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hòa đạt tiêu chuẩn VietGAP và được chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Phước Hòa (xã Phước Vân, huyện Cần Đước) là một trong những đơn vị tích cực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch, an toàn trên địa bàn tỉnh. Thế mạnh của HTX là sản xuất rau ăn lá, rau gia vị, rau thủy canh,... đạt tiêu chuẩn VietGAP và được chứng nhận chuỗi cung ứng TPAT. Hiện HTX có 60 thành viên với diện tích canh tác rau trong chuỗi liên kết khoảng 15ha, trong đó, có 0,2ha canh tác rau thủy canh.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Rau an toàn Phước Hòa - Kiều Anh Dũng cho biết: "Tham gia cung ứng rau an toàn theo chuỗi, các thành viên bảo đảm sản xuất an toàn, được hướng dẫn chọn giống có nguồn gốc, chống chịu sâu, bệnh và sạch bệnh, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh. Để bảo đảm cân đối cung - cầu, HTX chủ động phân bố thời vụ hợp lý cho mỗi loại rau, củ, quả. Nhờ đó, đầu ra cũng như giá thành của sản phẩm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên".

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng TPAT không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản mà còn tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng (phường 2, TP.Tân An) chia sẻ: "Nhiều năm nay, gia đình tôi ưu tiên sử dụng nông sản an toàn của địa phương. Mong rằng, trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều hơn nữa các điểm bán nông sản an toàn để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm".

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng TPAT, từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh phối hợp các địa phương khảo sát xây dựng chuỗi cung ứng TPAT tại 15 cơ sở. Qua đó, chọn ra 8 cơ sở đủ điều kiện để xây dựng chuỗi.

"Chi cục tiếp tục triển khai nghiêm túc công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định, chính sách hỗ trợ trong sản xuất sản phẩm nông sản được Chính phủ, bộ và UBND tỉnh ban hành. Theo kế hoạch năm 2023, Chi cục tổ chức 16 lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng TPAT cho các địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân tham gia tích cực vào sản xuất, kinh doanh TPAT; tuyên truyền lợi ích và hiệu quả khi doanh nghiệp tham gia chuỗi;…" - ông Huỳnh Kim Toán cho biết thêm.

Trong bối cảnh thực phẩm sạch, an toàn bị lẫn lộn với thực phẩm kém chất lượng, việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng TPAT nhằm đưa các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng là cấp thiết. Qua đó, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng tham gia chuỗi, tạo đầu ra ổn định, tránh tình trạng "được mùa - mất giá", giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi cung ứng TPAT./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/chuoi-cung-ung-thuc-pham-an-toan-tao-niem-tin-voi-nguoi-tieu-dung-a156286.html


05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tếNewKinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, do vậy, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với các sản phẩm hàng hóa chính là đạt các tiêu chí môi trường và nhiều tiêu chí khác trong sản xuất.

Cán bộ khuyến nông khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tại HTX Mekong Ngũ Thường, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), chiều 4/6, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo "Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế" tại thành phố Hải Phòng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lý nhân văn cho biết ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt.

Rác thải nhựa làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, khả năng sản xuất và phúc lợi xã hội.

Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa và túi nylon ở Việt Nam chiếm 8-12% từ chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có 11-12% số lượng chất thải nhựa, túi nylon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

Chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, khẳng định quyết tâm giảm rác thải nhựa.

Tiến sỹ Nguyễn Song Tùng chia sẻ, để giảm rác thải nhựa, Việt Nam cần quản lý theo chuỗi giá trị của nhựa, bắt đầu từ khâu thiết kế, kiểm soát nguyên liệu đầu vào; đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong giai đoạn sản xuất, thương mại và tiêu thụ; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, vật liệu đóng gói...

Bàn về kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với bảo vệ môi trường, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng về cơ bản, mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ các doanh nghiệp đóng vai trò chính.

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Do vậy, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với các sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu vào EU, Mỹ, Nhật, Australia…, chính là đạt các tiêu chí môi trường và nhiều tiêu chí khác trong quá trình sản xuất.

Tiến sỹ Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Shinec (chủ đầu tư Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền) cho hay công ty luôn xác định xây dựng môi trường đầu tư xanh, thân thiện môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững, tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Đơn vị đã có nhiều giải pháp để chuyển từ khu công nghiệp tổng hợp ban đầu thành khu công nghiệp sinh thái; hoàn thiện cơ sở vật chất; xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Ở đây cũng đã áp dụng các biện pháp "tuần hoàn cục bộ" kết hợp với "tuần hoàn toàn diện," nhờ đó, nguồn nước được khép kín tuần hoàn và giảm tác động gây ô nhiễm tài nguyên nước.

Tiến sỹ Phạm Hồng Điệp nêu rõ, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp mà còn cho cả đối tác và cộng đồng.

Để phát triển kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới, các đại biểu đề xuất, về ngắn hạn, Việt Nam cần đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào cuộc sống, sớm xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn để lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên.

Về dài hạn, hệ thống pháp luật có liên quan cần lồng ghép tư duy kinh tế tuần hoàn để hoàn thiện pháp luật về đầu tư công để hướng đến thúc đẩy mua sắm công :xanh"; pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường hướng đến điều chỉnh hành vi của người sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường...

Đặc biệt, hệ thống pháp luật cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn vào quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, quản lý chất thải để tạo vòng lặp tuần hoàn.../.

Theo Vietnam+


05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Ấm lòng bữa cơm công nhânNewẤm lòng bữa cơm công nhân
Bữa ăn là điều kiện cơ bản giúp công nhân (CN) bảo đảm sức khỏe, nâng cao năng suất lao động (LĐ), mang về doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp (DN). Những DN quan tâm, chăm lo cho bữa ăn của người LĐ luôn nhận nhiều "điểm cộng" từ các đối tác là khách hàng trong và ngoài nước, nhất là có được sự tin yêu, gắn bó lâu dài của CN.

Giờ ăn trưa của công nhân Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam

Thay đổi để phục vụ người lao động

Chị Võ Thị Kim Phúc (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) làm việc tại Công ty (Cty) TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam (Khu công nghiệp Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) được 8 năm, cho biết: "Những ngày đầu mới vào làm việc tại Cty, bữa ăn tại đây khá đơn điệu chỉ với 1 món mặn, canh. Ngày nào tôi cũng phải mua cơm hộp từ bên ngoài vào ăn với giá 20.000-25.000 đồng/phần.

Ăn cơm hộp bên ngoài vừa ít, vừa ngại vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm, nhất là tốn 600.000-700.000 đồng/tháng nhưng ăn cơm Cty không quen nên đành chịu. 3, 4 năm nay, tôi không còn mua cơm bên ngoài vào ăn nữa, giờ cơm Cty khá ngon, nhiều món, có 2 món mặn, 1 món xào, canh thì có thịt hoặc cá, không còn như trước. CN rất mừng vì được ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe để làm việc hiệu quả".

"Tôi làm việc ở đây được 18 năm rồi nên nhận thấy chất lượng bữa ăn hiện giờ tốt hơn so với trước đây. Khi CN đề xuất món ăn mình ưa thích cũng được Công đoàn (CĐ) và lãnh đạo Cty xem xét, phục vụ với thực đơn đa dạng, vừa không ngán mà lại hợp khẩu vị" - chị Trần Thị Hoàng Yến - CN Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam, chia sẻ.

Sơ chế rau, củ, quả trước khi chế biến

Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam hiện có trên 20.000 người LĐ, trong đó, có 16.872 LĐ nữ. Vấn đề đáp ứng bữa ăn cho số lượng CN lớn không hề đơn giản nhưng bếp ăn của Cy vẫn làm tốt và được đánh giá cao từ đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm. Để chuẩn bị bữa ăn, bếp ăn của Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam có lực lượng phục vụ 133 người (90 nữ), trong đó, có 20 đầu bếp là nam. Đội ngũ này đều sử dụng trang phục bảo hộ LĐ và bảo đảm vệ sinh khi chế biến, được bố trí mỗi người mỗi việc tại các khu chức năng riêng biệt nhằm tránh nhiễm khuẩn như khu lặt rau; rửa rau, củ, quả; sơ chế thịt, cá tươi sống; rửa khay ăn, chén, muỗng; khu nấu nướng, nhà ăn;...

Các đầu bếp chuẩn bị bữa ăn trưa cho công nhân Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam

Tổ trưởng nhà ăn Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam - Nguyễn Ngọc Tiền cho biết: "Trung bình mỗi ngày, nhà ăn của Cty phục vụ khoảng 16.000 suất ăn. Buổi ăn trưa là thời điểm có nhiều suất ăn nhất, lên đến 13.000-14.000 suất dành cho CN làm từ 7 giờ đến trước 17 giờ. Số suất ăn còn lại rơi vào ca chiều cho CN làm từ 14 - 22 giờ và ca tối, tương ứng với thời gian làm việc từ 22 giờ - 6 giờ sáng. Cty có tất cả 5 nhà ăn được bố trí tại các góc, gần với khu vực làm việc của người LĐ nên rất thuận lợi trong di chuyển. Mỗi nhà ăn có từ 310-320 chiếc bàn có bố trí tấm vách ngăn để tuân thủ yêu cầu công tác phòng, chống dịch Covid-19,...".

Theo Chủ tịch CĐ cơ sở Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam - Nguyễn Văn Khải, thời gian qua, CĐ Cty thường xuyên tham gia giám sát nhà ăn Cty về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày, có nhân viên CĐ đi kiểm tra từ khâu nhập hàng, sơ chế, chế biến đến phân khay phục vụ. Các thành viên CĐ còn kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ nguyên, phụ liệu, tiếp nhận ý kiến phản ánh của người LĐ và đề xuất lãnh đạo Cty cải thiện bữa ăn ngày càng chất lượng.

"Ngay từ đầu năm, CĐ Các khu công nghiệp tỉnh tổ chức thực hiện lấy phiếu khảo sát suất ăn giữa ca của các CĐ cơ sở để làm cơ sở cho các đơn vị tham khảo suất ăn ca trong khu vực; từ đó, có kế hoạch đề xuất, thương lượng với ban giám đốc Cty điều chỉnh giá trị bữa ăn ca của người LĐ. Đến nay, có 115 CĐ cơ sở thương lượng nâng được bữa ăn ca từ mức 25.000-30.000 đồng/suất (chiếm 18,37%), 213 CĐ cơ sở có suất ăn ca từ 20.000-24.000 đồng/suất (chiếm 34,03%) và 298 CĐ cơ sở có suất ăn từ 15.000-19.000 đồng/suất (chiếm 47,6%)".

Phó Chủ tịch CĐ Các khu công nghiệp tỉnh - Nguyễn Hải Đăng

"Ăn cơm công ty ngon hơn ở nhà"

Giám đốc Nhân sự - Hành chính kiêm Chủ tịch CĐ cơ sở Cty CP Thực phẩm Cát Hải (Khu công nghiệp Long Hậu mở rộng, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc) - Nguyễn Thị Hằng cho biết: "Cty chuyên về xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường Nhật Bản, châu Âu hiện có khoảng 1.200 CN, trong đó, khối văn phòng, quản lý là 230 người. Mỗi ngày, Cty chia bữa ăn thành 4 đợt, mỗi đợt phục vụ khoảng 300 người tại khu nhà ăn diện tích khoảng 400m2, có bố trí hệ thống lạnh trung tâm. Bình quân, mỗi suất ăn của CN trị giá thấp nhất 38.000 đồng, nhiều bữa đạt đến 42.000-45.000 đồng/suất, cao hơn nhiều so với các DN khác. Nguồn thực phẩm rau, củ, quả, thịt bò, thịt heo, hải sản, gạo,... đều được Cty ký hợp đồng với những đơn vị đạt tiêu chuẩn, có uy tín. Khi đưa vào chế biến, nấu nướng, Cty luôn tuân thủ quy trình an toàn, vệ sinh thực phẩm".

Khối văn phòng và công nhân dùng chung bữa cơm trong khu nhà ăn của Công ty CP Thực phẩm Cát Hải được đầu tư sạch sẽ, có hệ thống giúp lọc và cung cấp không khí sạch tại khu vực bàn ăn của công nhân

Anh Phạm Văn Nam (huyện Mõ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) làm việc tại Tổ phi lê của Cty CP Thực phẩm Cát Hải, chia sẻ: "Gần 6 năm làm việc tại đây, tôi nhận thấy bữa ăn tại Cty rất ngon và đủ chất. Ăn cơm Cty ngon hơn ở nhà! Mỗi bữa ăn luôn có 2 món mặn, 1 món xào, canh đầy đủ, anh em được ăn tôm, thịt bò và cả những loại cá nổi tiếng của nước ngoài như cá hồi Na Uy,...".

"Tôi rất thích ăn sáng tại Cty, có đủ các món từ bún bò, bún riêu, hủ tiếu và các loại nước uống giải khát được bán với giá ưu đãi, rẻ hơn nhiều so với bên ngoài mà rất chất lượng. Bữa ăn chính khá đa dạng được thay đổi luân phiên hàng ngày, gồm: Tôm, mực, thịt bò, thịt vịt,... Lãnh đạo Cty và CĐ rất quan tâm đến bữa ăn của chúng tôi và thường xuyên ăn cùng, chúng tôi rất ấm lòng" - chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc), nói.

Thông tin từ Liên đoàn LĐ tỉnh, toàn tỉnh có 2.257 CĐ cơ sở với trên 281.000 CĐ viên. Đa số CĐ cơ sở tại các DN thuộc các khu công nghiệp từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn CN như tăng thêm món, thay đổi thực đơn thường xuyên để bữa ăn của người LĐ ngày càng ngon, đủ dinh dưỡng và hợp khẩu vị./.

Vừa qua, tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm theo Quyết định số 2481/QĐ-UBND, ngày 10/4/2023. Qua kiểm tra, nhìn chung, các cơ sở cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong số này, có bếp ăn tập thể của Cty CP Thực phẩm Cát Hải, Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam làm tốt, đáng được khuyến khích, nhân rộng để người LĐ được hưởng lợi cùng DN".

Chánh Thanh tra Sở Y tế - Lý Quang Xuân

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/am-long-bua-com-cong-nhan-a156360.html

05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Đối thoại phòng cháy, chữa cháy với các cơ sở ngoài khu, cụm công nghiệpNewĐối thoại phòng cháy, chữa cháy với các cơ sở ngoài khu, cụm công nghiệp
Công an tỉnh Long An vừa tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các cơ sở ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 3 huyện: Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Lực lượng diễn tập phòng cháy, chữa cháy

Hoạt động đối thoại nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn trong triển khai công tác PCCC, cũng như những vướng mắc liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn. 

Đồng thời, qua đối thoại cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp, người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về PCCC.

Đại diện các cơ sở, doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp đã nêu nhiều ý kiến về việc cấp giấy chứng nhận PCCC, hồ sơ nghiệm thu, thiết kế PCCC,  tập huấn PCCC cho lực lượng cơ sở, bảo dưỡng phương tiện PCCC,...

Lãnh đạo Công an tỉnh, các phòng nghiệp vụ đã trả lời và hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện các quy định về PCCC./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/doi-thoai-phong-chay-chua-chay-voi-cac-co-so-ngoai-khu-cum-cong-nghiep-a156610.html


05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
​  Ra quân chương trình 'Tiếp sức mùa thi năm 2023' New​  Ra quân chương trình 'Tiếp sức mùa thi năm 2023'
Ngày 04/6, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Long An, Thị Đoàn Kiến Tường phối hợp tổ chức Lễ ra quân chương trình "Tiếp sức mùa thi năm 2023" tại Trường THPT Kiến Tường, thị xã Kiến Tường.

Văn nghệ chào mừng

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh - Phạm Văn Hậu; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh - Phan Thị Dạ Thảo, lãnh đạo địa phương cùng hơn 200 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), học sinh tình nguyện đến dự.

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh - Phạm Văn Hậu phát biểu tại lễ ra quân

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh - Phạm Văn Hậu cho biết, chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2023 nhằm hỗ trợ các thí sinh (TS) dự thi và người nhà TS, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho thí sinh đạt kết quả cao nhất.

Để chương trình Tiếp sức mùa thi hoạt động hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo các Huyện, Thị, Thành Đoàn thành lập 15 đội hình cấp huyện với các tổ tiếp sức, bảo đảm việc hỗ trợ tại tất cả các điểm thi đặt tại trường THPT và THCS trên toàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh - Phan Thị Dạ Thảo tặng hoa cho đại diện các đội hình tình nguyện Tiếp sức mùa thi

Được biết, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 toàn tỉnh Long An có 19.919 TS tham gia tại 42 điểm thi và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 toàn tỉnh có 15.652 TS tham gia tại 36 điểm thi. Tại thị xã Kiến Tường có 1 điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Kiến Tường với hơn 600 thí sinh tham gia và 2 điểm thi tuyển sinh lớp 10 tại Trường THPT Kiến Tường và Trường THPT Thiên Hộ Dương với hơn 730 thí sinh tham gia.

Trao nguồn lực cho Thị Đoàn Kiến Tường

Tại chương trình, các đội hình tình nguyện tiếp sức mùa thi cũng đã ra mắt. Các đội hình có nhiệm vụ hỗ trợ TS di chuyển đến địa điểm thi; hỗ trợ các bữa ăn sáng, ăn trưa; cung cấp sữa, bánh ngọt, nước uống; hỗ trợ các vật dụng cần thiết khi thí sinh tham gia dự thi như bút, thước, máy tính,… để các thí sinh có thể làm bài đạt kết quả cao nhất.

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn vận động các nguồn lực, trao tặng 60 bộ áo, nón tiếp sức mùa thi, 100 nón bảo hiểm, 500 chai nước suối cho các thí sinh tại thị xã Kiến Tường và trao tặng 1 Nhà Tình bạn trị giá 50 triệu đồng cho ĐV có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã Kiến Tường.

Tỉnh Đoàn Long An trao tặng 1 căn Nhà Tình bạn ĐV có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã Kiến Tường

Ngoài ra, Thị Đoàn Kiến Tường cũng vận động các nguồn lực hỗ trợ 500 suất cơm, 500 hộp sữa và 500 chai nước suối cùng các vật phẩm khác cho các TS tại địa phương.

Đại diện đội hình tiếp sức mùa thi và đội hình tiếp năng lượng phòng thi nhận biểu trưng nguồn lực từ Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT thị xã Kiến Tường

Hoạt động nhằm góp phần bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho TS đạt kết quả cao nhất. Đồng thời tạo môi trường để TN rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; bồi dưỡng kỹ năng xã hội, tăng cường giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho ĐVTN.

Các tình nguyện viên dọn dẹp vệ sinh phòng thi

Ngay sau Lễ ra quân, các tình nguyện viên tại thị xã Kiến Tường di chuyển đến các điểm thi và bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị các hoạt động tiếp sức các TS tham gia kỳ thi.

Tư vấn tâm lý mùa thi cho học sinh

Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý mùa thi cho học sinh lớp 12 và tập huấn kỹ năng tư duy sáng tạo cho hơn 200 học sinh THPT tại Trường THPT Kiến Tường, thị xã Kiến Tường./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/ra-quan-chuong-tri-nh-tie-p-su-c-mu-a-thi-nam-2023--a156612.html


05/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Nước ta nằm trong nhóm 10 thị trường logistics mới nổiNước ta nằm trong nhóm 10 thị trường logistics mới nổi
Sáng 03/6, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp trực tuyến toàn quốc để đánh giá tình hình phát triển KT-XH tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại điểm cầu tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út chủ trì. Cùng dự còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn và lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út chủ trì tại điểm cầu Long An

Trong bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, kịp thời từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam, nước ta nằm trong nhóm 10 thị trường logistics mới nổi.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5 tiếp tục có chuyển biến so với tháng 4 và quí I. Tín hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quí II. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 5 ước lần lượt tăng 5,3%, 4,3% và 6,4% so với tháng trước (tháng 4 lần lượt giảm 7,7%, 7,3% và 8,1%); 5 tháng ước xuất siêu 9,8 tỉ USD (cùng kỳ năm 2022 là 0,24 tỉ USD). FDI đăng ký tháng 5 đạt gần 2 tỉ USD, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đạt 10,86 tỉ USD, bằng 92,7% so cùng kỳ năm trước (4 tháng chỉ bằng 82,1% so cùng kỳ).

Đáng chú ý, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục có chuyển biến. Sản xuất nông nghiệp ổn định; sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tăng 2,2% so với tháng trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 2,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 5 tháng tăng 12,6%, là tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây.

Tuy nhiên, theo nhận định, những khó khăn, thách thức lớn của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thu hút đầu tư,... trong nước.

Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo phiên họp

Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tế, nhất là phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giải quyết các điểm nghẽn về quy hoạch, đầu tư công, chương trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững, các chương trình mục tiêu quốc gia,... mà nhiều địa phương kiến nghị.

Đồng thời, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành chính sách tài khóa tiền tệ chủ động, linh hoạt. Phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu quả. Đặc biệt, cần tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu./.

Theo Báo Long An Online

Nước ta nằm trong nhóm 10 thị trường logistics mới nổi - Báo Long An Online (baolongan.vn)


03/06/2023 11:00 CHĐã ban hành
Hỗ trợ người già, người đi lại khó khăn làm căn cước công dân, mã định danh điện tửHỗ trợ người già, người đi lại khó khăn làm căn cước công dân, mã định danh điện tử
Trong chiều ngày 02/6, một cụ già đi lại khó khăn và một số người bị thương ở chân đã được Công an xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hỗ trợ cõng vào điểm làm căn cước công dân, cấp mã định danh điện tử.

Cõng một cụ bà vào làm căn cước công dân

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết các thủ tục hành chính trong đợt cao điểm cấp căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử, ngày 01/6, Công an xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc phối hợp Đoàn thanh niên xã ra quân hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng Long An số, VNEID và kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Theo đó, Công an xã Long Hậu và Câu lạc bộ thanh niên chuyển đổi số xã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 1, thu nhận hồ sơ đăng ký cấp định danh điện tử mức độ 2, đồng thời thông tin tuyên truyền Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Với quyết tâm 100% công dân trong độ tuổi được cấp căn cước công dân, định danh điện tử, lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn người dân xuyên suốt thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ các ngày trong tuần kể cả ngày Thứ bảy và Chủ nhật (từ ngày 01/6 – 07/6/2023 tại Công an xã Long Hậu).

Trong chiều ngày 02/6, một số cụ già, người bị bệnh tật đi lại khó khăn đã được công an xã hỗ trợ chở, cõng vào điểm làm căn cước. 

Công an xã hỗ trợ một người bị thương ở chân vào làm căn cước công dân

Đây là hoạt động thiết thực, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị cùng lực lượng công an cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 của Chính phủ. Qua đó, góp phần tăng cường công tác chuyển đổi số cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tiện ích của tài khoản định danh điện tử đối với các lĩnh vực của cuộc sống như các thủ tục hành chính, kinh tế, xã hội góp phần phục vụ tốt cho việc triển khai, thực hiện các quy định của Luật Cư trú 2020 và Đề án 06 của Chính phủ./.

Theo Báo Long An Online

Hỗ trợ người già, người đi lại khó khăn làm căn cước công dân, mã định danh điện tử - Báo Long An Online (baolongan.vn)


03/06/2023 11:00 CHĐã ban hành
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mớiTiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới
Ngày 02/6, Công an tỉnh và UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phối hợp số 09 về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" (2013-2023). Đại tá Lâm Minh Hồng – Giám đốc Công an tỉnh và Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh – Trương Văn Nọ đồng chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm phát biểu tại hội nghị

Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố và công an các địa phương.

Trong 10 năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện khá toàn diện, sâu rộng, nhiều nơi có chuyển biến mạnh mẽ. Hàng năm, có 100% đơn vị cấp xã được công nhận "An toàn về an ninh, trật tự" và xếp hạng phong trào khá trở lên, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.

Đông đảo đại biểu các sở, ngành tỉnh, huyện dự hội nghị

Công an, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên đã tập trung củng cố, xây dựng và nhân rộng 128 mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào TDBVANTQ; trong đó có 5 mô hình được Bộ Công an thông báo rộng rãi trên toàn quốc để nhân rộng. Từ sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Công an, MTTQ và các các tổ chức thành viên đã góp phần giải quyết, hòa giải hơn 16.500 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; giáo dục, cảm hóa gần 8.000 người tiến bộ, hòa nhập cộng đồng; giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn làm ăn cho nhiều người,...Từ đó, góp phần ổn định an ninh trật tự ở cơ sở, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể

Trong giai đoạn tới, công an, MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục phối hợp trong công tác quán triệt, thực hiện nghiêm túc kết luận số 44-KL/TW ngày 22/1/2019 và Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới". Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết, chỉ thị của các cấp về công tác bảo đảm an ninh trật tự và phong trào TDBVANTQ; kịp thời thông tin về an ninh trật tự, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh - Trương Văn Nọ trao bằng khen của UBMTTQ Việt Nam tỉnh cho các tập thể

Đồng thời, tập trung xây dựng phong trào TDBVANTQ quốc, củng cố thế trận lòng dân vững chắc, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, khu vực biên giới, giáp ranh, khu vực đô thị, công nghiệp. Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở,...

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Minh Lâm đề nghị, lực lượng công an, MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục duy trì công tác phối hợp theo hướng ngày càng phát huy hiệu quả. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, phối hợp sát với tình hình thực tế, chú ý phòng, chống những loại tội phạm mới; tập trung xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để thực hiện hiệu quả, đi vào chiều sâu. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, người dân trong việc tham gia giữ gìn an ninh trật tự; duy trì và nhân rộng mô hình, điển hình hay trong phong trào TDBVANTQ.

Đại tá Lâm Minh Hồng - Giám đốc Công an tỉnh trao giấy khen của Công an tỉnh cho các tập thể

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị, công an, MTTQ và các tổ chức thành viên tăng cường các hoạt động đối thoại, tiếp xúc với nhân dân; kịp thời nắm bắt những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư để hòa giải, vận động, ngăn ngừa phát sinh những mâu thuẫn gây ra hậu quả lớn. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín tại cộng đồng để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật.

Dịp này, có 15 tập thể và 25 cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện chương trình phối hợp số 09 về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới"./.

Theo Báo Long An Online

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới - Báo Long An Online (baolongan.vn)


03/06/2023 10:00 CHĐã ban hành
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan gây phiền hà, phát sinh thêm thủ tục trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chínhXử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan gây phiền hà, phát sinh thêm thủ tục trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính vừa ký công văn gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số quốc gia để cắt giảm các quy định thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Từ đầu năm 2021 đến nay, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định liên quan đên hoạt động kinh doanh; đã cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia,..Theo đó, đến tháng 5 năm 2023, tổng số thủ tục hành chính của cả nước là 6.422, giảm 376 thủ tục hành chính so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các vị đại biểu Quốc hội qua thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, lắng nghe ý kiến của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân; các thủ tục hành chính nội bộ chưa được quan tâm rà soát, cắt giảm; việc giải quyết thủ tục hành chính còn qua nhiều tầng nấc trung gian, gây chậm trễ, ách tắc trong thực hiện; công tác công khai, minh bạch thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến chất lượng còn hạn chế; việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính một số nơi chưa nghiêm, còn có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, đặt thêm thủ tục ngoài quy định làm tăng thời gian, chi phí xã hội, giảm hiệu lực quản lý.

2-6-2023-IMG_5210.jpg

Nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương, nghiêm túc tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022, trong đó nghiên cứu đề xuất cắt giảm ngay các thủ tục, các bước trung gian không cần thiết; các điều kiện kinh doanh chồng chéo, không định lượng được để minh bạch trong kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xét duyệt; các hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất giải pháp xã hội hóa các dịch vụ hành chính công đủ điều kiện. Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa trước ngày 30 tháng 9 năm 2023.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định thủ tục hành chính trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó kiên quyết chỉ ban hành thủ tục hành chính mới trong trường hợp thật sự cần thiết để quản lý, điều chính quan hệ xã hội mới phát sinh.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền, phân bổ nguồn lực trong thực hiện thủ tục hành chính; tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, tránh hình thức, phong trào, không thực chất, không hiệu quả.

Khẩn trương thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về thủ tục hành chính và quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, theo dõi, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Bộ, ngành, địa phương rà soát, công bố, cập nhật, công khai đầy đủ các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung), hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.

Thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công dựa trên dữ liệu theo thời gian thực theo quy định tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng, trong đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai các cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà, nhất là làm phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, bất cập cho người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý./.

T.H.


02/06/2023 5:00 CHĐã ban hành
Chủ động phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôiChủ động phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi
Sau thời gian nắng nóng kéo dài, những cơn mưa lớn đã làm thời tiết thay đổi đột ngột, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, việc phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đang được các ngành chức năng và nông dân quan tâm thực hiện.

Tích cực bảo vệ, chăm sóc cây trồng

Thời điểm này, những cơn mưa đầu mùa làm cho không khí ẩm thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số dịch, bệnh trên cây trồng phát triển. Do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh, các địa phương và nông dân tích cực bảo vệ, chăm sóc cây trồng bằng nhiều biện pháp nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng nông sản.

Nông dân trồng lúa cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh gây hại

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Long An, do độ ẩm không khí cao nên nhiều loại sâu hại lúa có điều kiện phát triển. Hiện toàn tỉnh có gần 3.000ha lúa nhiễm sâu, bệnh, sinh vật gây hại như ốc bươu vàng, đạo ôn lá, bọ trĩ, sâu đục thân,... Theo dự báo, những ngày tới, diện tích lúa bị ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột tiếp tục gia tăng do nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đang xuống giống lúa Hè Thu 2023.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạnh Hóa - Nguyễn Kinh Kha cho biết: "Vụ Hè Thu 2023, toàn huyện gieo sạ gần 18.500ha lúa. Hiện lúa ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá và sâu cuốn lá nhỏ. Ngành Nông nghiệp huyện tích cực khuyến cáo nông dân phòng trừ, bảo đảm năng suất lúa".

Ông Nguyễn Văn Hoàng (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) chia sẻ: "Vụ Hè Thu năm nay, tôi gieo sạ 2,4ha lúa OM5451. Tuần trước, tôi thăm đồng thì phát hiện lúa có sâu cuốn lá, do đó, tôi chủ động phun thuốc để phòng trừ, tránh lây lan ra diện rộng. Hiện vấn đề sâu cuốn lá đã được giải quyết và lúa phát triển tốt".

Bên cạnh cây lúa, giai đoạn chuyển mùa cũng là thời điểm các loại cây ăn trái dễ bị tấn công bởi sinh vật gây hại như nhện vàng, nhện đỏ và các loại bệnh do vi khuẩn. Đặc biệt, nếu xảy ra mưa lớn kéo dài, các cây đang cho trái rất dễ bị thối rễ.

Các nhà vườn cần chủ động bón phân cân đối để bảo vệ vườn cây ăn trái trong thời điểm giao mùa

Để chủ động bảo vệ trên 1,2ha sầu riêng của gia đình, ông Trần Hồng Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) đã gia cố đê bao, bố trí máy để bơm thoát nước cho vườn bưởi. Song song đó, trên mỗi mô cây trồng, ông còn cho xẻ những rãnh nhỏ thoát nước để hạn chế trường hợp ngập úng cục bộ dẫn đến cây bị thối rễ trong mùa mưa. Theo ông Nam, mùa mưa thời tiết mát mẻ, cây trồng phát triển tốt nhưng nếu không kiểm soát được lượng nước, cây bị ngập dễ dẫn đến việc rễ thiếu oxy, lá sẽ vàng và rụng dẫn đến tình trạng cây chết dần.

"Đối với vườn cây ăn trái, mùa mưa thường sản xuất khó hơn mùa nắng, ngoài việc giữ nước thì nhà vườn còn phải lưu ý đến việc sử dụng phân bón cân đối. Bởi, nếu sử dụng không hợp lý, phân bón dễ bị rửa trôi, cây không hấp thu được, vừa lãng phí, vừa dễ dẫn đến tình trạng rụng trái" - ông Nam cho biết thêm.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - Nguyễn Văn Cường, bên cạnh việc quan tâm vấn đề thoát nước, tránh ngập úng trong mùa mưa, chủ vườn cây ăn trái cần quan tâm tỉa cành, tạo tán để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ; khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát thuận lợi; tránh để cây phát triển um tùm, tạo lực cản lớn khi gặp gió mạnh sẽ dễ bị ngã. Song song đó, cần hạn chế việc đi lại trong vườn vào mùa mưa, lũ vì sẽ làm cho đất bị nén chặt lại dễ làm cho cây bị suy yếu, tạo điều kiện cho nấm, bệnh tấn công; đồng thời, hạn chế làm cỏ trong vườn ở thời điểm này nhằm hạn chế đất bị xói mòn.

Phòng bệnh trên vật nuôi

Năm nào cũng vậy, những cơn mưa đầu mùa luôn làm cho người nuôi tôm lo lắng. Ông Võ Văn Trung (xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ) chia sẻ: "Thời tiết năm nay khác hẳn những năm trước, nhất là nắng nóng kéo dài đã làm cho việc kiểm soát môi trường ao tôm gặp nhiều khó khăn, không ít diện tích nuôi tôm ở địa phương đã bị thiệt hại. Tôi cũng đang chuẩn bị nuôi vụ mới, tuy nhiên, thời tiết hiện nay khá thất thường, do đó, tôi quyết định đợi thêm một thời gian nữa mới thả giống".

Người nuôi tôm đang rất thận trọng trước khi thả nuôi vụ mới

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Trụ - Đặng Văn Tây Lo, để giúp nông dân thắng lợi vụ nuôi này, ngành Nông nghiệp huyện đưa ra dự báo giúp chủ động phòng, trị bệnh cho tôm trước thời điểm chuyển mùa. Đồng thời, ngành hướng dẫn nông dân cải tạo ao nuôi và chọn con giống đạt chất lượng; bổ sung dinh dưỡng cho tôm; xử lý ao nuôi sau khi gặp mưa lớn; xử lý khi tôm nuôi gặp rủi ro để bảo đảm môi trường nước;...

Không riêng con tôm mà các loại gia cầm cũng bị ảnh hưởng thời tiết vào đầu mùa mưa. Bà Nguyễn Thị Nhỏ (xã Tân Lân, huyện Cần Đước) chia sẻ: "Thời điểm giao mùa, gà rất dễ mắc bệnh. Hiện đàn gà đẻ trên 2.000 con của gia đình tôi được tiêm phòng đầy đủ. Hàng ngày, tôi cũng bổ sung thêm các loại vitamin vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho đàn gà".

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không xảy ra dịch cúm gia cầm

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh - Huỳnh Thị Kim Phượng cho biết, phòng, chống dịch bệnh cho động vật, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, cần thực hiện đồng bộ từ khâu chăm sóc, nuôi dưỡng đến công tác thú y để bảo đảm an toàn cho vật nuôi. Theo đó, người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi; vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi mỗi ngày; kiểm tra đàn vật nuôi thường xuyên nhằm phát hiện sớm bất thường; cách ly kịp thời và liên hệ với thú y địa phương để được hướng dẫn khi vật nuôi có những biểu hiện khác thường, nghi mắc bệnh truyền nhiễm.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 120.000 con heo, gần 117.000 con trâu, bò và gần 8 triệu con gia cầm. Lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 11 hộ thuộc 9 xã của huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và TP. Tân An với số heo tiêu hủy 320 con, tổng trọng lượng 20.604kg; dịch bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 4 hộ thuộc 3 xã của huyện Tân Hưng và Mộc Hóa với tổng số trâu, bò bị bệnh là 4 con, tiêu hủy 1 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 99 kg; không xảy ra cúm gia cầm; không ghi nhận trường hợp bệnh dại trên người và động vật.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 120.000 con heo

Giám đốc Sở NN&PTNT - Nguyễn Thanh Truyền khuyến cáo: "Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn chuyển mùa, nông dân cần theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, từ đó, có biện pháp phù hợp cho từng đối tượng. Đối với cây trồng, nông dân cần bảo đảm đủ nước tưới; cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý; chú ý việc cắt, tỉa cành để tránh bị ngã. Đối với vật nuôi, nông dân cần đầu tư hệ thống chăn nuôi khép kín có quạt thông gió để nhiệt độ chuồng trại luôn thoáng mát; thường xuyên sát khuẩn, vệ sinh chuồng trại; chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh".

Ngành Nông nghiệp tỉnh, các địa phương và nông dân đã và đang làm tốt khâu phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy, tình hình dịch bệnh không diễn biến phức tạp, các kế hoạch sản xuất vẫn được triển khai theo đúng tiến độ./.

Theo Báo Long An Online

Chủ động phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi - Báo Long An Online (baolongan.vn)


02/06/2023 5:00 CHĐã ban hành
Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vữngNhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
Với phương châm "giảm tới đâu chắc tới đó, không để phát sinh nghèo hoặc tái nghèo", Long An đưa ra nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương.

Hiện gia đình chị Nguyễn Thị Oanh (bên phải) đã thoát nghèo nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực của gia đình

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2021-2025 triển khai 6 dự án, gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực giám sát, đánh giá chương trình. Các dự án này đang được triển khai đến các địa phương.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Nguyễn Hồng Mai cho biết: "Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có điểm khác so với chương trình của giai đoạn trước là từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng chuyển sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu với 3 điểm cốt lõi. Cụ thể, tỉnh tiến hành đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào vùng lõi nghèo, đầu tư vào con người, nâng cao năng lực con người; phương thức hỗ trợ người nghèo chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ từng hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với từng địa phương; về hình thức hỗ trợ người nghèo các vấn đề quan trọng như sinh kế, học nghề, chuyển giao công nghệ, việc làm,...".

Trên cơ sở các điểm cốt lõi, các cấp, các ngành tập trung thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về giảm nghèo bền vững; huy động tối đa các nguồn lực gắn với thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo bền vững; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách dạy nghề, hỗ trợ lao động, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc - Kiều Thị Ánh Nguyệt cho biết: "Thời gian qua, Hội tranh thủ các nguồn lực chăm lo cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, Hội triển khai, thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế như hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm trên cây rau cho 23 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; hỗ trợ 12 con dê giống cho hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả, đến nay, xã còn 0,67% hộ nghèo và 1,63% hộ cận nghèo".

Gia đình chị Nguyễn Thị Oanh, anh Đặng Văn Ngà (xã Phước Lâm) không mấy khá giả nhưng với bản tính siêng năng, chịu khó, anh chị vẫn có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, 2 người con lần lượt ra đời, nhất là cả 2 đều không phát triển bình thường, kinh tế gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Chia sẻ với hoàn cảnh này, xã đưa gia đình chị Oanh, anh Ngà vào danh sách hộ nghèo để hưởng các chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, trong đó, có việc hỗ trợ con giống. Chị Oanh chia sẻ: "Hai con bị bệnh nên tôi phải ở nhà chăm sóc, tất cả chi phí sinh hoạt trong gia đình chỉ dựa vào số tiền làm thuê "ngày có, ngày không" của chồng. Chia sẻ với hoàn cảnh gia đình tôi, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã hỗ trợ 2 con dê giống. Hiện đàn dê ngày càng phát triển, giúp gia đình có thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và thoát nghèo".

Huyện Châu Thành là địa phương tiêu biểu thực hiện tốt công tác giảm nghèo với 0,53% hộ nghèo, 2,02% hộ nghèo, trong đó, có xã Hòa Phú và Dương Xuân Hội xóa trắng hộ nghèo. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành - Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết: "Để đạt kết quả này, huyện triển khai đồng độ nhiều giải pháp như phân công cán bộ, đảng viên, các hội, đoàn thể rà soát nguyên nhân, hỗ trợ từng hộ nghèo, cận nghèo; đẩy mạnh công tác giảm nghèo với nhiều hình thức; thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi tín dụng, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết, miễn, giảm học phí;…".

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn hay giữa các nhóm dân cư. Hiện nay, tỉnh thực hiện tốt các mục đích, ý nghĩa mà Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra./.

Theo Báo Long An Online

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững - Báo Long An Online (baolongan.vn)


02/06/2023 5:00 CHĐã ban hành
Tăng cường phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người (Bài 2)Tăng cường phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người (Bài 2)
Những lời hứa tìm "việc nhẹ, lương cao" bên nước bạn Campuchia vẫn được các đối tượng rao nhan nhản trên mạng xã hội. Nhưng việc xuất ngoại tìm việc làm lại thường không được thực hiện chính ngạch dù trên địa bàn tỉnh Long An có cửa khẩu quốc gia và quốc tế.

Hàng loạt công dân "vỡ mộng" làm giàu bằng "việc nhẹ, lương cao" được nước bạn trao trả sau các đợt truy quét lao động bất hợp pháp của lực lượng chức năng Campuchia cùng nhiều vụ việc xuất, nhập cảnh trái phép được kịp thời phát hiện cho thấy đa số họ đều bị lợi dụng, bóc lột sức lao động, thậm chí dễ trở thành nạn nhân của hoạt động tội phạm mua, bán người.

Bài 2: Đừng để sập bẫy, trở thành nạn nhân mua, bán người

Dù thời gian qua, các phương tiện thông tin, truyền thông nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn "việc nhẹ, lương cao" nhưng một phần do thiếu hiểu biết, tin vào những lời dụ dỗ, nhiều người vẫn cố thực hiện hành vi xuất cảnh trái phép sang nước bạn làm việc. Nơi xứ người, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, những người này không chỉ bị bóc lột lao động mà còn rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây bắt giữ 2 đối tượng có hành vi xuất cảnh trái phép, vụ việc xảy ra ngày 14/5/2023

Hàng loạt vụ xuất, nhập cảnh trái phép được phát hiện

Tỉnh Long An với đường biên giới dài trên 134km, trải dài qua 5 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường, tiếp giáp tỉnh Svay Rieng và Prey Veng, Vương quốc Campuchia. Với đường biên giới dài, đầy đủ hệ thống cửa khẩu (CK) như CK phụ, CK quốc gia, quốc tế cùng nhiều đường mòn, lối mở, tắt giúp người dân thuận tiện qua lại biên giới làm ăn, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để một số đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Theo Thượng tá Lê Thanh Thủy - Trưởng Công an huyện Vĩnh Hưng, từ đầu năm 2022 đến nay, trên toàn tuyến biên giới Vĩnh Hưng xảy ra 12 vụ/34 đối tượng, trong đó, xuất cảnh trái phép 7 vụ/24 đối tượng, nhập cảnh trái phép 5 vụ/10 đối tượng; lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính đối với 10 vụ/30 đối tượng, khởi tố 2 vụ/4 đối tượng về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Trưa ngày 27/4/2023, trong quá trình tổ chức tuần tra, kiểm soát trên Đường tỉnh 831C, tổ tuần tra Công an huyện Vĩnh Hưng phát hiện xe ôtô mang biển kiểm soát 66A-07748 có dấu hiệu nghi vấn di chuyển từ xã Vĩnh Bình hướng về khu vực biên giới. Ngay sau đó, lực lượng Công an huyện trao đổi nhanh với Đồn Biên phòng (ĐBP) Long Khốt cùng Công an xã Thái Bình Trung tập trung đeo bám, chốt chặn các đối tượng tại các điểm chốt trên tuyến biên giới. Đến 13 giờ 55 phút, chiếc xe ôtô trên di chuyển rồi dừng trước nhà ông Dương Quốc Thảo (ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung) bỏ lại 2 người đàn ông. Khi ông Thảo chở 2 người đàn ông này chuẩn bị vượt qua đường biên giới để đi sang Campuchia thì lực lượng biên phòng, công an đón chặn, bắt giữ.

Qua làm việc, ông Thảo thừa nhận được một người thuê chở sang biên giới với giá 400.000 đồng. Riêng 2 người đàn ông được xác định tên Shi Chang Chang (30 tuổi) và Wu Chao (31 tuổi) đều có quốc tịch Trung Quốc, với mục đích vượt biên trái phép để qua làm việc trong các casino.

Tại huyện Tân Hưng, từ năm 2021 đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã phát hiện 44 vụ/203 trường hợp, gồm: 158 người Việt Nam, 40 người nước ngoài và 5 người không có quốc tịch liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép cũng như tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép. Qua các vụ việc được phát hiện, lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính 126 trường hợp với số tiền gần 475 triệu đồng, khởi tố 9 vụ/28 bị can. Còn tại huyện Đức Huệ,

Thiếu tá Trần Ngọc Dương - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ, ĐBP CK Mỹ Quý Tây, cho biết, từ năm 2022 đến nay, đơn vị phát hiện, xử lý 19 vụ/81 đối tượng liên quan đến các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép, trong đó, khởi tố 4 vụ/6 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép. Hay tại thị xã Kiến Tường, Đại úy Lê Thành Danh - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ, ĐBP CK Quốc tế Bình Hiệp, cũng thông tin, từ năm 2022 đến nay, đơn vị phát hiện 14 vụ/43 đối tượng liên quan đến hành vi xuất, nhập cảnh trái phép. Trong đó, có 7 vụ/30 đối tượng là công dân được nước bạn trao trả sau các đợt truy quét lao động bất hợp pháp.

Bắt đối tượng truy nã về tội mua, bán người

Khoảng 23 giờ ngày 25/5/2023, từ công tác nắm tình hình và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, Công an phường 3, Đội Cảnh sát hình sự TP.Tân An phối hợp Công an quận 12, TP.HCM bắt giữ đối tượng Lê Thanh Đoàn (37 tuổi, ngụ thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) khi y đang lẩn trốn tại nhà trọ của người quen trên địa bàn phường 3, TP.Tân An. Đoàn là "mắt xích" quan trọng trong đường dây mua, bán người bị Công an quận 12, TP.HCM triệt phá thời điểm tháng 12/2022.

Theo đó, cuối tháng 12/2022, lực lượng Công an quận 12, TP.HCM ập vào khách sạn do vợ chồng Lê Thanh Đoàn và Lê Thị Huệ làm chủ. Tại đây, lực lượng công an phát hiện 11 cô gái đang bị giam lỏng, ép bán dâm. Các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án gồm Vũ Đức Hoàng, Vũ Hoàng Tân, Phạm Hoàng Em và Vũ Văn Tuấn để điều tra về hành vi mua, bán người dưới 16 tuổi và bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Riêng vợ chồng Lê Thanh Đoàn bỏ trốn.

Nguy cơ trở thành nạn nhân mua, bán người

Trong năm 2022, Công an huyện Vĩnh Hưng ngăn chặn thành công nhóm đối tượng chuẩn bị xuất cảnh trái phép qua Campuchia để bán thận. Theo đó, qua công tác nghiệp vụ và quản lý địa bàn, khoảng 18 giờ ngày 24/6/2022, Công an huyện Vĩnh Hưng phát hiện nhóm 4 người Việt Nam đi xe ôtô 7 chỗ mang biển kiểm soát 11A-000.17 đang tập kết tại nhà ông Nguyễn Văn Phúc (49 tuổi, ngụ xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng) có dấu hiệu nghi vấn chuẩn bị xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Sau đó, lực lượng Công an huyện Vĩnh Hưng phối hợp Công an xã Khánh Hưng, ĐBP Bến Phố tiến hành bắt giữ và mời các đối tượng về Trạm Biên phòng Tà Nu, ĐBP Bến Phố để xác minh.

4 đối tượng chuẩn bị xuất cảnh trái phép, gồm: Ngô Thanh N. (thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), Lê Khả V. (TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Vũ Nhân T. (quận 4, TP.HCM) và Thào Seo V. (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Điều đáng nói, 4 đối tượng này có độ tuổi rất trẻ (từ 16-35 tuổi). Cả 4 đối tượng đều thừa nhận mục đích xuất cảnh sang Campuchia để tìm kiếm việc làm và bán thận. Từ kết quả điều tra, cơ quan an ninh điều tra khởi tố đối với Nguyễn Văn Phúc và Trần Tuấn Hải (37 tuổi), cùng ngụ xã Khánh Hưng, về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Ngày 09/02/2023, ĐBP Sông Trăng (huyện Tân Hưng) phối hợp các lực lượng phát hiện tại bờ Nam kênh Cái Cỏ phía Việt Nam trên địa bàn ấp Cây Me, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng có 4 đối tượng nghi có hành vi tìm đường xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Qua đấu tranh, lực lượng chức năng xác định Nguyễn Hữu Quý (38 tuổi, ngụ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) tổ chức xuất cảnh trái phép cho các đối tượng, gồm: Nguyễn Xuân Hùng (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), Phan Thị Thoa và Lò Thị Sinh, cùng ngụ huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Các đối tượng thừa nhận vào đầu năm 2023, sử dụng mạng xã hội, Facebook để tìm kiếm việc làm. Sau đó, được một tài khoản trên mạng hướng dẫn là qua casino bên Campuchia chơi đánh bạc, ít vốn, nhanh kiếm lời. Đồng thời, người này còn hướng dẫn Hùng, Thoa và Sinh đi xe từ tỉnh Lai Châu đến sân bay Nội Bài rồi bay vào TP.HCM. Sau đó, tài khoản này tiếp tục hướng dẫn 3 người đi xe taxi đến xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, chờ người đón sang Campuchia.

Đại úy Nguyễn Hùng Cường - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ, ĐBP Sông Trăng, khuyến cáo: "Mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn dụ dỗ qua nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao", không tham gia thực hiện hành vi xuất, nhập cảnh trái phép để tránh sập bẫy và có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người"./.

Theo Báo Long An Online

Tăng cường phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người (Bài 2) - Báo Long An Online (baolongan.vn)


02/06/2023 5:00 CHĐã ban hành
Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan, thông tấn báo chí năm 2023Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan, thông tấn báo chí năm 2023
Ngày 02/6/2023, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan, thông tấn báo chí năm 2023. Hội nghị có gần 1.900 đại biểu dự tại các điểm cầu.

Tại điểm cầu tỉnh Long An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy – Trương Hải Đăng; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Huỳnh Văn Thanh; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông – Huỳnh Cao Chánh và cùng lãnh đạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan, thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tham dự.

z4397178195022_e9f8d72af5a1b2664ee669eb7d19a3af.jpg

Đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Long An

Hội nghị được nghe báo cáo 5 chuyên đề về: kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí thể loại chính luận; những nội dung mới về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 (khóa XIII); giới thiệu chủ đề, đề tài, cách xử lý thông tin trong sáng tạo tác phẩm về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và giới thiệu mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng; kỹ năng sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí về xây dựng Đảng; chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng của các tác giả đoạt giải cao Giải Búa liềm vàng.

Hội nghị được tổ chức nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng. Từng bước bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, cập nhật những quan điểm mới, những vấn đề cần quan tâm trong công tác xây dựng Đảng về các mặt: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, góp phần tuyên truyền thật tốt việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025./.

Khả Tâm


02/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩuQuy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
Quyết định này quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Teu thứ 1 triệu trên tàu Maersk Copenhagen thông qua Cảng container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng sáng 9/11. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 15/2023/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Quyết định này quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Đối tượng áp dụng gồm chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan hải quan, công chức hải quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định này gồm Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Mức thuế suất thông thường quy định cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. 

Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06/4/2016 thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ.

Quyết định 15/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023.

Bãi bỏ Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu; Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg; Quyết định số 28/2019/QĐ-TTg ngày 16/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg./.

(TTXVN/Vietnam+)


02/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024Thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế đường lối, chính sách của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia.

Quang cảnh phiên họp sáng 1/6. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 2/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Tiếp đó, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Tại phiên họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế đường lối, chính sách của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 theo trình tự xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội.

Một số nội dung của Luật Công an nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung như: sỹ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác; trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

Dự thảo Luật bổ sung quy định cụ thể về 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong Công an nhân dân, gồm: 1 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng và 5 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng; quy định Trưởng Công an thành phố trực thuộc Trung ương, Trung đoàn trưởng có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá; bổ sung quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội định cấp bậc hàm cấp Tướng đối với đơn vị được thành lập mới...

Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Dự thảo Luật gồm 3 điều, trong đó sửa đổi 13 điều, khoản của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, tập trung vào nhóm nội dung cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh trên môi trường điện tử; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc xin thị thực nhập cảnh nước ngoài, cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật sửa đổi 7 điều, khoản của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), tập trung vào nhóm nội dung tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam; quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội./.

PV (TTXVN/Vietnam+)


02/06/2023 10:00 SAĐã ban hành
Long An trao tặng các hình thức khen thưởng, tuyên dương điển hình tiên tiếnNewLong An trao tặng các hình thức khen thưởng, tuyên dương điển hình tiên tiến
Ngày 01/6/2023, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An tổ chức trao tặng các hình thức khen thưởng, tuyên dương điển hình tiên tiến. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa tham dự buổi Lễ.
z4405064401335_6557319dccd61023a96af69b7488d4ce.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út trao Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân

Tại buổi Lễ, có 5 tập thể và cá nhân nhận Huân chương Lao động các hạng vì có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017 đến năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; 4 tập thể hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2020 - 2021 của tỉnh nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 9 tập thể, 77 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích trong công tác từ năm 2017 đến năm 2022, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

z4405064497390_f54c7f8e7f17a4bfa26caf5005eb54c3.jpg 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân

Về khen thưởng cụm, khối thi đua, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 12 tập thể và 33 tập thể nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.

z4405064459496_6be182592e84e7cde1c580cbaa869b5a.jpg 

Các tập thể nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh

z4405064434009_9cbc9b843c65804b741983dd6df49c9b.jpg 

Tập thể nhân Bằng khen của UBND tỉnh

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chúc mừng các tập thể, cá nhân được nhận khen thưởng tại buổi Lễ; mong muốn các điển hình tiên tiến được trao tặng các phần thưởng hôm nay sẽ phát huy vai trò tiên phong, nòng cốt và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong phong trào thi đua yêu nước ở cơ quan, đơn vị; tiếp tục giữ gìn, nêu gương về phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng, có những đóng góp quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là có những đóng góp thiết thực tại địa phương.

z4405064477382_301364e5f026725163e82620870bd597.jpg 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa phát biểu tại buổi Lễ./.

TL


01/06/2023 5:00 CHĐã ban hành
Long An thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng  trong thương mại điện tử đến năm 2025Long An thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng  trong thương mại điện tử đến năm 2025
Thực hiện Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An.

Mục tiêu kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm. Bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại tỉnh Long An.

30-5-2023-thuong-mai-dien-tu.jpg

Trang bị kiến thức về thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Đồng thời, 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về thương mại điện tử, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình./.

T.H.


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnhThực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh
Căn cứ Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã có văn bản 4656 yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là về việc thực hiện các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn huy động đóng góp tự nguyện của Nhân dân theo quy định hiện hành.

1-6-2023-chuong-trinh-muc-tieu.jpg

Đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ động, tích cực chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giữa các địa phương; đặc biệt trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách và ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ động phối hợp các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Đối với các đơn vị làm chủ đầu tư trực tiếp sử dụng vốn của Chương trình: rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún trong quá trình tổ chức thực hiện.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022; bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn địa phương và phù hợp năng lực thực thi của các cấp cơ sở.

UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện để đạt và vượt mục tiêu đề ra theo Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được UBND tỉnh ban hành. Chủ động đề xuất điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền danh mục dự án đầu tư, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của các Bộ, cơ quan Trung ương, bảo đảm pháp lý, phù hợp thực tiễn của địa phương; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023./.

T.H.


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa khảo sát, kiểm tra các công trình tại huyện Đức HuệPhó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa khảo sát, kiểm tra các công trình tại huyện Đức Huệ
Ngày 01/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa đã đến khảo sát, kiểm tra thực tế 2 công trình liên quan đến lĩnh vực văn hóa và y tế trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa (hàng đầu bên trái) khảo sát công trình trên sơ đồ, bản vẽ

Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành có liên quan. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Đức Huệ - Trần Thanh Phong.

Theo đó, tại Khu Di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An, tọa lạc tại xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa đã làm việc với các sở, ngành và chính quyền địa phương về việc triển khai thực hiện dự án xã hội hóa đầu tư và khai thác Khu Di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An. Cụ thể, là việc quy hoạch bổ sung 20,89ha để xây dựng mới các hạng mục gồm Khu liên hợp nhà hàng – hồ bơi – thể dục thể thao; khu lưu trú; khu ẩm thực; khu vui chơi giải trí; vườn thư giãn; khu sinh hoạt cộng đồng + lửa trại; vườn Nam bộ + trình diễn sản xuất nông nghiệp; khu cảnh quan Đồng Tháp Mười và Chùa Nam bộ.

Sau đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa đã đến khảo sát thực địa tại Khu dân cư thị trấn Đông Thành và thống nhất phương án về việc cho thuê đất xây dựng cơ sở y tế (Bệnh viện Xuyên Á) phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đây là dự án nhằm góp phần tạo điều kiện cho huyện biên giới Đức Huệ phát triển về kinh tế; giúp giảm tải và áp lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đức Hòa cũng như các khu vực lân cận, đồng thời, tăng cường công tác đối ngoại với nước bạn Campuchia trong khám, chữa bệnh cho người dân.

Đoàn đi khảo sát thực tế 

Qua buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa cũng nắm thêm những khó khăn, vướng mắc của huyện Đức Huệ trong quá trình thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất trên địa bàn thị trấn Đông Thành, những giải pháp xử lý, khắc phục và quy trình thực hiện định giá đất.

Kết luận buổi kiểm tra, khảo sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa giao trách nhiệm cho các sở, ngành chuyên môn hướng dẫn huyện Đức Huệ làm tốt công tác quy hoạch. Về phía huyện Đức Huệ, tiếp tục thực hiện quy hoạch 1/500 và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia, đồng thời, có hướng chỉ đạo kết nối giao thông đối ngoại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án./.

Theo Báo Long An Online

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa khảo sát, kiểm tra các công trình tại huyện Đức Huệ - Báo Long An Online (baolongan.vn)


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Để thời điểm nào cũng là Tháng hành động Vì trẻ emĐể thời điểm nào cũng là Tháng hành động Vì trẻ em
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em (THĐVTE) năm 2023 với chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em", các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: "Ngày nay chúng là thiếu nhi, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ". Thực hiện theo lời dạy của Người, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn dành nhiều nguồn lực thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được tặng quà, động viên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Với chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em", UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ phát động THĐVTE và Khai mạc hè năm 2023 tại huyện Đức Huệ. Tại lễ phát động, UBND tỉnh sẽ tặng 150 phần quà cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gặp khó khăn đột xuất, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh. Trước và sau lễ phát động, tỉnh còn tổ chức khám lọc bệnh cho gần 1.000 trẻ em của huyện Tân Thạnh, Đức Huệ; tặng 195 suất học bổng, 210 phần quà, 150 bộ dụng cụ học tập, 40 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh;... Các địa phương cũng chủ động tổ chức Lễ phát động THĐVTE năm 2023 với nhiều hoạt động tùy vào tình hình thực tế.

Toàn tỉnh hiện có 365.106 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 18% tổng dân số. Trong đó, có 2.789 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 12.426 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cần Giuộc - Trần Thị Mai Xuân cho biết: "Hưởng ứng THĐVTE năm 2023, vừa qua, UBND huyện tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước năm 2023 với sự tham gia của gần 100 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Ngoài ra, trong THĐVTE, huyện còn tổ chức thăm, tặng quà cho 79 trẻ em bị bỏ rơi tại cơ sở xã hội và cộng đồng; tặng 225 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt".

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc, góp phần cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần

Theo thông lệ, cứ đến THĐVTE, UBND xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc huy động nhiều nguồn lực tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi khác. Riêng THĐVTE năm 2023, xã tặng gần 70 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng; Đoàn xã tổ chức sinh hoạt hè ít nhất 3 lần/tháng; dạy bơi trong các trường học;...

Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em

Tháng 6 cũng là thời điểm học sinh được nghỉ hè. Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em trong mùa hè, Nhà Thiếu nhi tỉnh mở trên 30 lớp năng khiếu cho trẻ với nhiều độ tuổi khác nhau như đàn organ, nhảy hiện đại, hát, múa, vẽ, võ thuật,... Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh - Trần Mạnh Hùng chia sẻ: "Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nội dung quan trọng, nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng để tự tin bước vào đời. Do đó, "điểm nhấn" mùa hè năm 2023 của Nhà Thiếu nhi tỉnh là thường xuyên chiêu sinh, tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Thông qua các lớp này, các em sẽ học được cách xử lý tình huống khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt tập thể, hiểu hơn về các khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh,...".

Nhiều trẻ em tham gia các lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi tỉnh (Ảnh minh họa: Phạm Ngân)

Cuối tháng 5, em Nguyễn Quang Khải (xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An) đăng ký tham gia lớp vẽ tại Nhà Thiếu nhi tỉnh. Quang Khải cho biết: "Em có niềm đam mê đặc biệt với môn vẽ nhưng do bận học không có thời gian theo đuổi đam mê. Vì vậy, khi nghỉ hè, em đăng ký học ngay".

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, trong THĐVTE năm nay, Đoàn Thanh niên các cấp cũng tổ chức nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em.

Nhà Thiếu nhi tỉnh mở các lớp năng khiếu nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Phạm Văn Hậu chia sẻ: "Mùa hè này, Tỉnh Đoàn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: Hỗ trợ ít nhất 5.000 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng mới 15 sân chơi hoặc khu vui chơi, giải trí cho thanh, thiếu nhi trên địa bàn tỉnh; 100% Đoàn xã, phường, thị trấn tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư; tổ chức ít nhất 30 hoạt động dạy bơi miễn phí hoặc hoạt động phòng, chống đuối nước và tai nạn, thương tích cho trẻ em; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Công ty Cổ phần Supers Group ký kết kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến tiếng Anh 5.0 với chủ đề "Thiếu nhi Long An tự tin hội nhập toàn cầu"; tổ chức các chương trình trải nghiệm "24h em làm chiến sĩ cảnh sát cơ động", "Học kỳ trong quân đội", "Em làm chiến sĩ Công an nhân dân năm 2023",... Các cấp Đoàn - Đội tích cực phối hợp các đơn vị, phòng chuyên môn địa phương tổ chức các lớp kỹ năng hè cho thanh, thiếu nhi tập trung vào các môn bơi, vẽ, múa, ngoại ngữ, tin học; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi vận động, trò chơi dân gian,... tạo không khí mùa hè thực sự vui tươi, bổ ích; đồng thời, tổ chức các buổi huấn luyện, tập luyện, diễn đàn về phòng, chống tai nạn, thương tích".

Dạy bơi là một trong những biện pháp giảm thiểu tổn hại cho trẻ em

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân". Thực hiện lời Bác dạy, tỉnh huy động nhiều nguồn lực làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em để tháng nào cũng là THĐVTE./.

Mục đích của Tháng hành động Vì trẻ em là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được phát triển toàn diện; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và công tác phối hợp giữa các ngành trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em; thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em;...

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Phan Thị Nguyệt

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/de-thoi-diem-nao-cung-la-thang-hanh-dong-vi-tre-em-a156392.html 


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Tăng cường phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người (Bài 1)Tăng cường phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người (Bài 1)
Những lời hứa tìm "việc nhẹ, lương cao" bên nước bạn Campuchia vẫn được các đối tượng rao nhan nhản trên mạng xã hội. Nhưng việc xuất ngoại tìm việc làm lại thường không được thực hiện chính ngạch dù trên địa bàn tỉnh Long An có cửa khẩu quốc gia và quốc tế.
Hàng loạt công dân "vỡ mộng" làm giàu bằng "việc nhẹ, lương cao" được nước bạn trao trả sau các đợt truy quét lao động bất hợp pháp của lực lượng chức năng Campuchia cùng nhiều vụ việc xuất, nhập cảnh trái phép được kịp thời phát hiện cho thấy đa số họ đều bị lợi dụng, bóc lột sức lao động, thậm chí dễ trở thành nạn nhân của hoạt động tội phạm mua, bán người.

Bài 1: Vỡ mộng "việc nhẹ, lương cao" nơi xứ người

Sau những đợt các lực lượng chức năng phía Campuchia tăng cường truy quét lao động bất hợp pháp, hàng chục công dân được trao trả về Việt Nam, trong đó có tỉnh Long An. Đa số nạn nhân được trao trả qua các cửa khẩu tại tỉnh đều từ địa phương khác, không có tài sản và phải làm việc với cường độ cao, thời gian làm việc dài, hoàn toàn không có chuyện "việc nhẹ, lương cao" như họ từng được quảng cáo khi quyết định sang xứ người.

Đồn Biên phòng Long Khốt bắt giữ người xuất cảnh trái phép

Thủ đoạn dụ dỗ ngày càng tinh vi

Trên trang mạng xã hội, khi gõ cụm từ "việc làm Campuchia", hàng loạt trang thông tin tuyển dụng việc làm bên nước bạn Campuchia hiện lên. Những dòng thông tin tuyển dụng hấp dẫn rất dễ thu hút người có nhu cầu tìm việc làm. Đa số các thông tin tuyển dụng này đều giới thiệu công việc với mức lương hấp dẫn mà không cần kỹ năng hay kinh nghiệm.

Tài khoản có tên "Nguyễn Kim Yến" giới thiệu tuyển dụng vị trí sale (nhân viên kinh doanh) mức lương cơ bản 800 USD cùng % hoa đồng được hưởng; vị trí phiên dịch tiếng Trung có mức lương 1.500-1.800 USD. Thậm chí, vị trí chăm sóc khách hàng cũng có mức lương từ 1.200-1.800 USD. Tài khoản này cũng cam kết người lao động được ở ký túc xá với nhiều tiện ích, có xe đón từ TP.HCM sang Campuchia. Nếu chăm chỉ làm việc, mức lương ít nhất lao động nhận được lên đến trên 2.000 USD.

Ngoài ra, trên các trang việc làm Campuchia khác cũng có hàng loạt lời giới thiệu hấp dẫn về việc làm thu nhập cao nơi xứ người. So với mức thu nhập hiện nay tại trong nước, mức lương này quả thật là niềm mơ ước không chỉ của những lao động phổ thông mà ngay cả những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản.

Trên các trang mạng xã hội đầy rẫy những lời giới thiệu "việc nhẹ, lương cao" để "hút" các "con mồi"

Tuy nhiên, trái với những lời quảng cáo "mật ngọt", các lao động Việt Nam khi sang Campuchia làm việc hầu hết bị đưa vào làm tại các casino do người nước ngoài tổ chức với cường độ làm việc cao. Theo Đại úy Huỳnh Tuấn Triêm - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ, Đồn Biên phòng (ĐBP) Long Khốt (huyện Vĩnh Hưng), trong các vụ đấu tranh, phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép được đơn vị phát hiện thời gian qua, các đối tượng bị bắt giữ thường bị dụ dỗ thông qua mạng xã hội với thủ đoạn tinh vi. Trước khi thực hiện hành vi xuất, nhập cảnh trái phép, các đối tượng được mời gọi với lời hứa "việc nhẹ, lương cao". Nhưng thực tế, hầu hết trong các vụ việc bị phát hiện, đối tượng vi phạm đều từ địa phương ngoài tỉnh, thậm chí từ các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ học vấn thấp, được đưa sang làm việc trong các casino khép kín, cường độ làm việc, áp lực cao.

Những dòng thông tin tuyển dụng hấp dẫn dễ thu hút người có nhu cầu việc làm

"Khai thác một số đối tượng khi nhập cảnh trái phép trở về Việt Nam, đa số đều thừa nhận bị dụ dỗ, lôi kéo sang Campuchia làm việc. Khi trót qua, muốn trở về rất khó khăn hoặc phải đóng một khoản tiền mới được trở về, thậm chí có trường hợp còn bị chủ này bán cho chủ khác khi không đạt chỉ tiêu yêu cầu làm việc. Nhiều người khi vừa sang Campuchia làm việc đã vỡ mộng, đến lúc đó mới hiểu mình là nạn nhân" - Đại úy Huỳnh Tuấn Triêm cho biết.

Thông tin từ các lực lượng chức năng, các vụ việc xuất, nhập cảnh trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua hầu hết có đường dây tổ chức trong và ngoài nước, đối tượng cầm đầu chủ yếu thông qua mạng xã hội Zalo hoặc Facebook để liên lạc, hướng dẫn cách thức xuất, nhập cảnh trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Vỡ mộng "việc nhẹ, lương cao"

Năm 2022, em Đào Hoàng Q. (17 tuổi, tỉnh Lạng Sơn), người dân tộc Tày, tin lời giới thiệu của một số đối tượng trên mạng xã hội qua Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao". Em Q. từ tỉnh Lạng Sơn bắt xe vào TP.HCM rồi được đưa về Long An vượt biên sang Campuchia làm việc. Trái với lời cam kết "việc nhẹ, lương cao", em Q. bị đưa vào casino do người nước ngoài làm chủ. Trong đó, em Q. phải làm việc nhiều giờ liên tục, bị áp đặt hoàn thành chỉ tiêu, nếu không sẽ không được nhận lương. Do không chịu nổi cường độ công việc, 2 ngày sau, em Q. tìm cách trốn khỏi nơi làm, vượt biên trở lại Việt Nam. Trong lúc tìm cách vượt biên, Q. gặp Trần Khánh L. (34 tuổi, tỉnh Hải Dương) cũng đang tìm cách nhập cảnh trở lại Việt Nam. Do không thông thạo đường nên khi Q. và L. đang băng qua đường ruộng đoạn biên giới do ĐBP Long Khốt quản lý, bảo vệ thì lực lượng Bộ đội biên phòng phát hiện. Trên người Q. và L., ngoài mấy bộ quần áo thì không có tài sản. May sao, 2 người vẫn còn giữ được giấy tờ tùy thân.Qua khai thác thông tin từ Q. và L., cả 2 đều thừa nhận bị lừa bởi chiêu "việc nhẹ, lương cao".

Tại ĐBP Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ), từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị phát hiện, xử lý 19 vụ/81 đối tượng, trong đó, khởi tố 4 vụ/6 đối tượng về các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép. Đáng chú ý, trong số các vụ việc được phát hiện, cuối tháng 9/2022, ĐBP Cửa khẩu Mỹ Quý Tây phối hợp Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh và Công an huyện Đức Huệ tiếp nhận 34 công dân Việt Nam lao động trái phép ở Campuchia từ Đồn Công an biên giới hữu nghị Sôm Rông, Ty Công an tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Đây đều là những đối tượng lao động bất hợp pháp được phát hiện sau các đợt truy quét của lực lượng chức năng bên phía Campuchia.

Theo Thiếu tá Trần Ngọc Dương - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ, ĐBP Cửa khẩu Mỹ Quý Tây, qua thông tin khai thác từ các đối tượng do đơn vị tiếp nhận, hầu hết những người này sang Campuchia làm việc sau những lời dụ dỗ. Tuy nhiên, khi đến nước bạn, họ bị các đối tượng đưa sâu vào nội địa, có người còn bị thu giấy tờ tùy thân và phải làm việc tại các sòng bài với áp lực cao, muốn trở về bắt buộc phải chi một khoản tiền và thường số tiền để được trở về không hề nhỏ.

Thiếu tá Trần Ngọc Dương cũng cho rằng: "Nếu không có năng lực chuyên môn hoặc kỹ năng đặc biệt thì không thể nào mơ về một công việc nhẹ với mức lương cao. Vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin, tránh trường hợp sập bẫy thủ đoạn "việc nhẹ, lương cao" hiện nay"./.

Năm 2022, lực lượng công an phối hợp ĐBP Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp và ĐBP Cửa khẩu Mỹ Quý Tây tiếp nhận 58 trường hợp công dân Việt Nam được trao trả qua 2 cửa khẩu. Đây là các lao động Việt Nam làm việc trái phép và bị lực lượng chức năng bên phía Campuchia phát hiện trong các đợt truy quét lao động bất hợp pháp.

(còn tiếp)

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/long-an-trien-khai-chien-dich-bo-sung-vitamin-a-cho-tren-54-900-tre-a156379.html


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Long An triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trên 54.900 trẻLong An triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trên 54.900 trẻ
Trong 2 ngày 01 và 02/6, tỉnh tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt 1 năm 2023 dành cho trẻ từ 6- 36 tháng tuổi, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng và phối hợp cân đo trẻ. Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng (01-02/6), góp phần thanh toán các biểu hiện lâm sàng bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A và nâng cao hiểu biết về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng.

Chiến dịch bổ sung vitamin A hàng năm góp phần tích cực trong việc cải thiện thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Nếu thiếu Vitamin A, trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong sẽ cao hơn. Chính vì thế, hàng năm, Bộ Y tế đều tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ (mỗi năm có 2 đợt: đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 12).

Tại Long An, chiến dịch được tích cực triển khai thực hiện. Năm nay, toàn tỉnh có trên 54.900 trẻ được bổ sung vitamin A liều cao. Trong đó, trẻ tròn 6 tháng - 11 tháng 29 ngày tuổi được uống liều duy nhất 100.000 UI. Trẻ tròn 12 tháng - 35 tháng 29 ngày tuổi được uống liều duy nhất 200.000 UI.

Trẻ có nguy cơ thiếu Vitamin A cao như tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, nhiễm khuẩn hô hấp (liều duy nhất theo cách tính trên) cũng được bổ sung vitamin A. Đối với những trẻ được chẩn đoán chắc chắn nhiễm Sởi thì bổ sung Vitamin A cho trẻ theo quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi. Phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung vitamin A bằng liều duy nhất 200.000 UI.

Ngay từ sáng sớm, nhiều phụ huynh đã đưa trẻ đến điểm uống vitamin A 

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh - Huỳnh Hữu Dũng, tỉnh phấn đấu có ≥ 95% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi có mặt tại địa phương đều được uống vitamin A liều cao; ≥ 99% trẻ em từ 0-60 tháng tuổi được cân, đo để theo dõi tình trạng dinh dưỡng; 100% huyện, xã tổ chức chiến dịch tuyên truyền về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ (vitamin A, sắt, iốt), tuyên truyền 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý trên các thông tin đại chúng.

Để chiến dịch đạt hiệu quả, các đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A và hoạt động cân, đo trẻ em dưới 5 tuổi đợt 1 năm 2023. Đồng thời, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trưởng Trạm Y tế xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa - Trương Thị Trọng Kính cho biết: "Năm nay xã có 209 trẻ được uống vitamin A liều cao và cân đo. Trước khi diễn ra chiến dịch, chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát danh sách và phát thư mời đến gia đình có trẻ trong độ tuổi quy định để đưa đến các điểm uống vitamin A".

Phụ huynh cần đưa trẻ đi uống vitamin A và phối hợp cân đo để theo dõi sự phát triển của trẻ

Ghi nhận tại các điểm tiêm, ngay từ sáng sớm, nhiều phụ huynh đã đưa trẻ đến uống vitamin A và cân đo. Chị Trần Thị Ngọc My (phường 7, TP.Tân An) chia sẻ: "Đưa con đến uống vitamin A, tôi được hướng dẫn cách chăm sóc, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Đây là những kiến thức bổ ích giúp tôi nuôi con tốt hơn".

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ thiếu hụt, sức đề kháng suy yếu dễ mắc bệnh, chậm phát triển. Chiến dịch bổ sung vitamin A hàng năm góp phần tích cực trong việc cải thiện thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đi uống vitamin A và phối hợp cân đo để theo dõi sự phát triển của trẻ./.

Để phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và hưởng ứng Ngày Vi chất dinh dưỡng, năm 2023 với chủ đề "Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể", Viện Dinh dưỡng Trung ương khuyến cáo mọi người, mọi gia đình như sau:

1. Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp với nhiều loại thực phẩm; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

2. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

3. Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

4. Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm; bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng uống một liều vitamin A.

5. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đề phòng chống nhiễm giun.

6. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

Ngày 01 và 02 tháng 6, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường.


Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/long-an-trien-khai-chien-dich-bo-sung-vitamin-a-cho-tren-54-900-tre-a156379.html


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Long An phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023Long An phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023
Ngày 31/5/2023, UBND tỉnh Long An ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Mục tiêu kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp để đạt mục tiêu theo chỉ đạo của Trung ương và chương trình, kế hoạch của tỉnh đề ra. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh. Đẩy mạnh cung cấp DVCTT và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng chính quyền số và phát triển xã hội số.

1-6-2023-IMG_5829.jpg

Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023

Kế hoạch đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả.

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách

Thực hiện rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách về mức thu phí, lệ phí, chính sách ưu tiên đối với các hoạt động cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh. Thực hiện rà soát, công bố Quyết định của UBND tỉnh ban hành DVCTT toàn trình và DVCTT một phần.

Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để cung cấp DVCTT.

Ban hành hướng dẫn thực hiện triển khai Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Rà soát đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai cung cấp DVCTT toàn trình.

Tích hợp, cung cấp DVCTT toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tập trung triển khai ứng dụng định danh, xác thực điện tử (VNEID), tích hợp các dịch vụ thiết yếu để dần thay thế các giấy tờ liên quan đến công dân.

Triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ tái sử dụng.

Chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính, đảm bảo dữ liệu thủ tục hành chính được đồng bộ, thống nhất giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Triển khai thực hiện giao chỉ tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT và tuyên truyền, hướng dẫn người thân sử dụng DVCTT, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.

Giao nhiệm vụ cho Tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó thành viên tổ công nghệ số đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn, hỗ trợ từng người dân tự sử dụng DVCTT để đảm bảo mỗi hộ gia đình có ít nhất 01 người biết cách sử dụng tài khoản VNeID, đăng nhập và sử dụng DVCTT trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Chỉ đạo tập trung thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng hình thức trực quan dễ hiểu, dễ thực hiện (cụ thể: video, tờ gấp, áp phích, ….).

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp nhận, sử dụng các DVCTT do cơ quan nhà nước cung cấp.

Thứ ba, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Rà soát, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ quan, đơn vị và bộ phận một cửa các cấp.

Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đáp ứng yêu cầu việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Triển khai giải pháp hình thành Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, phấn đấu năm 2023, tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa đạt 50%; tỷ lệ DVCTT toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 85%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 30%; tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 60%; tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đạt 100%; tỷ lệ kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa đạt 100%./.

T.H.


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
Chủ động phòng, chống dịch bệnhChủ động phòng, chống dịch bệnh
Hiện nay, dịch bệnh và các nguy cơ bệnh tật ngày càng gia tăng, vì vậy, việc chủ động phòng, chống dịch không chỉ là trách nhiệm của ngành chức năng mà còn của bản thân, gia đình và toàn xã hội.


Người dân không được chủ quan, lơ là, luôn đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19

Không chủ quan trước dịch covid-19

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại, nhằm bảo đảm thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, UBND tỉnh Long An chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu người dân cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thông tin từ Sở Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 454 ca mắc Covid-19, giảm 18 lần so cùng kỳ; lũy kế đến nay có trên 50.100 ca.

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, người dân không được chủ quan, lơ là, luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, thực hiện tốt thông điệp "2K", hạn chế tập trung đông người khi không cần thiết, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi,… cần báo cáo ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ, giúp đỡ. Hiện các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, nhất là các nhóm nguy cơ cao.

Mùa du lịch hè năm 2023 đã khởi động. Việc đi lại, tham quan, du lịch của người dân có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu người dân không thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch. Vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương tăng cường rà soát, vận động người dân tham gia tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao; đồng thời, tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Chị Phạm Thị Hồng Ngân (ấp 2, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa) cho biết: "Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống dịch Covid-19, gia đình tôi luôn đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài; chuẩn bị gel rửa tay khô tại cửa vào nhà,... để phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh".

Chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Loại bỏ các vật dụng không cần thiết để muỗi vằn không có nơi trú ngụ và sinh sản, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, ngoài dịch Covid-19, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (SXH). Tính từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.486 ca mắc SXH (tăng 19,7% so cùng kỳ năm 2022) và 86 ca SXH nặng (tăng 60 ca so cùng kỳ năm 2022), trong đó, có 1 ca tử vong.

Để chủ động phòng, chống bệnh SXH, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nâng cao ý thức hộ gia đình thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ vệ sinh môi trường xung quanh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Theo đó, các địa phương tập trung triển khai chiến dịch "Diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH Dengue và bệnh do virút Zika"; đồng thời, vận động ký cam kết diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH,...

"Qua công tác thông tin, tuyên truyền, tôi hiểu biết hơn về sự nguy hiểm của bệnh SXH. Vì vậy, tôi thường xuyên thu gom, tiêu hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Các thành viên trong nhà phải thường xuyên vệ sinh xung quanh nhà để môi trường thông thoáng, không để muỗi có nơi sinh sản" - chị Lê Thị Ngọc Nhung (xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc) chia sẻ.

Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi, lăng quăng phát triển, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch SXH nếu người dân không đậy kín lu chứa nước, dọn sạch các vật dụng đọng nước và vệ sinh môi trường thường xuyên.

"Dịch bệnh đang có chiều hướng giảm trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, số ca mắc vẫn tập trung cao tại các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Châu Thành và TP.Tân An" - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Huỳnh Hữu Dũng cho biết.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế. Tất cả vì an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân./.

Người dân thực hiện tốt thông điệp "2K" (Khẩu trang - Khử khuẩn) và tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cần chủ động phòng, chống SXH, bởi đây là bệnh lưu hành hàng năm, xảy ra thường xuyên và cao điểm vào mùa mưa. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh SXH và thuốc điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng; tránh muỗi đốt bằng cách thường xuyên mặc quần dài, áo dài tay và ngủ mùng kể cả ban ngày; vệ sinh môi trường; loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết; khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời".

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Huỳnh Hữu Dũng khuyến cáo

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/chu-dong-phong-chong-dich-benh-a156399.html


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
187 vận động viên dự Giải bơi lội các nhóm tuổi tỉnh Long An năm 2023187 vận động viên dự Giải bơi lội các nhóm tuổi tỉnh Long An năm 2023
187 vận động viên tham gia tranh tài trong 3 nhóm tuổi tại Giải bơi lội các nhóm tuổi tỉnh Long An năm 2023.

Sáng ngày 01/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức giải bơi các nhóm tuổi năm 2023. Tham dự giải năm nay có 187 vận động viên đến từ các địa phương trong toàn tỉnh.

Các vận động viên tham gia tranh tài

Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài 2 nội dung nam và nữ trong 3 nhóm tuổi 8-9 tuổi, 10-11 tuổi và 12-13 tuổi. Dự kiến, giải bơi lội các nhóm tuổi sẽ diễn ra trong 2 ngày 01-02/6.

Theo Ban Tổ chức, Giải bơi các nhóm tuổi tỉnh Long An năm 2023 không chỉ giúp đánh giá phong trào, chất lượng môn bơi lội trong toàn tỉnh mà còn giúp ngành Thể thao sàng lọc, tìm kiếm những vận động viên tài năng, bổ sung cho các đội tuyển năng khiếu của tỉnh. Đồng thời, giải bơi còn góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ môn bơi lội tại các địa phương.

Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An – Mai Thị Xuân Phương và Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Nguyễn Hoàng Công trao tượng trưng dụng cụ bơi lội cho trẻ em

Cũng trong hoạt động sáng cùng ngày, UBND TP.Tân An phối hợp Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tập luyện môn bơi lội, phòng, chống đuối nước năm 2023 nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng môn bơi. Đặc biệt, giúp trẻ em trên địa bàn TP.Tân An phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước, thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe trên địa bàn thành phố./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/187-van-dong-vien-du-giai-boi-loi-cac-nhom-tuoi-tinh-long-an-nam-2023-a156412.html


01/06/2023 4:00 CHĐã ban hành
1 - 30Next

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Nguyễn Anh Việt

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​