Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksTin tức - Sự kiện

Liên kết

Website

  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Long An thắt chặt quan hệ hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác Nhật BảnNewLong An thắt chặt quan hệ hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản
Nhận lời mời của Thị trưởng Thành phố Okayama và các tổ chức, doanh nghiệp tại Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến lao động, kết nối địa phương tỉnh Long An do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn chính thức sang thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 05/12 đến ngày 09/12/2023.

Tham dự Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa, cùng lãnh đạo các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp tỉnh Long An.

8-12-2023-nhat-ban-1.jpg 

Tỉnh Long An dự Hội đàm và ký Tuyên bố chung với Thành phố Okayama

Hội đàm và ký Tuyên bố chung với Chính quyền Thành phố Okayama

Ngày 05/12/2023, Đoàn công tác của tỉnh Long An tham dự chương trình Hội đàm với Chính quyền Thành phố Okayama (Nhật Bản). Tiếp đoàn có Ông Masao Omori - Thị trưởng thành phố và Ông Taguchi Iroshi - Chủ tịch Hội đồng thành phố Okayama. Hai bên đã trao đổi, giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và thành phố Okayama; thảo luận về các nội dung hợp tác trong thời gian tới.

Cũng trong buổi làm việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Phạm Tấn Hòa và Ông Masao Omori - Thị trưởng Thành phố Okayama đã ký kết Tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo,...

8-12-2023-nhat-ban.jpg

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được trao đổi tại buổi Hội đàm

Phát biểu tại Hội đàm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được cho biết tỉnh hiện có nguồn nhân lực rất dồi dào, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,13 triệu người, chiếm 65% dân số của tỉnh. Lao động của tỉnh đa phần là lao động trẻ, siêng năng, chịu khó học hỏi, tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về tuyển dụng, đào tạo, cung ứng lao động cho các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản.

Từ năm 2020 đến nay, Long An đã đưa hơn 1.100 lao động sang làm việc tại thị trường Nhật Bản, chiếm 89% tổng số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện thu nhập của người lao động. Trong thời gian tới, Long An tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực về công nghiệp chế biến, chế tạo như sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp bán dẫn, chế biến nông sản, năng lượng sạch, công nghiệp dược và thiết bị y tế, công nghệ sinh học... Do đó, ông mong muốn tiếp tục hợp tác với các địa phương ở Nhật Bản, đặc biệt là thành phố Okayama để thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho tỉnh Long An, cũng như sang làm việc tại Nhật Bản.

Làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Kofu thuộc tỉnh Yamanashi

Ngày 06/12/2023, Đoàn công tác của tỉnh đã chào xã giao và làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp Kofu thuộc tỉnh Yamanashi. Tại buổi làm việc, Hiệp hội đã giới thiệu tỉnh Yamanashi là địa phương có thế mạnh trong các lĩnh vực: xuất khẩu nho, đào, rượu vang, bánh kẹo, mài cắt đá quý,... Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Hiệp hội nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác giữa hai địa phương trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu lao động để cùng nhau phát triển; cụ thể tập trung đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến, chuyên sâu để trồng và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trái cây; đào tạo, xuất khẩu nguồn lao động sang Nhật làm việc nâng cao trình độ, sau đó quay về làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng.

Trước đó, Đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và làm việc với Công ty Tazmo - doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh Okayama và đã đầu tư tại Khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An từ năm 2008. Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao Công ty trong việc áp dụng thành tựu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, các loại máy móc, robot hiện đại phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử. Đồng thời, mong muốn công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng quy mô đầu tư tại Long An, tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất lao động tại tỉnh Long An.

Làm việc với các Tập đoàn lớn của Nhật Bản như Aeon, Nomura

Trong chương trình làm việc ngày 07/12/2023, Đoàn đã đến làm việc tại Trụ sở Tập đoàn Aeon - một trong những Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Bí thư Tỉnh ủy đánh giá rất cao các dự án của Tập đoàn Aeon tại Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm chuối của Long An đã được cung ứng cho thị trường Nhật Bản thông qua kênh bán lẻ của hệ thống Aeon, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Tập đoàn nghiên cứu tăng cường nhập khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh (như chanh, khoai tím, lúa gạo,…) để bán rộng rãi tại các siêu thị bán lẻ của Aeon. Đối với dự án Trung tâm thương mại Aeon tại tỉnh, lãnh đạo tỉnh cam kết theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ tối đa cho Tập đoàn để nhanh chóng hình thành trung tâm mua sắm hiện đại, quy mô lớn tại tỉnh.

Cùng ngày, Đoàn công tác của tỉnh đã làm việc và khảo sát tại Tập đoàn Nomura - một trong những Tập đoàn bất động sản hàng đầu Nhật Bản. Sau khi nghe Tập đoàn giới thiệu mục tiêu, các định hướng đầu tư tại Việt Nam và Long An trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao và ủng hộ việc hợp tác của Nomura và Ecopark trong việc nghiên cứu hợp tác dự án Khu đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Bến Lức. Trao đổi tại buổi làm việc, Bí thư đã thông tin thêm về tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển của tỉnh, đồng thời mong muốn hai bên tiến tới hợp tác đầu tư thêm nhiều dự án đô thị đẳng cấp cho tỉnh, hình thành nên các đô thị văn minh, hiện đại, đáng sống trên địa bàn tỉnh Long An.

 8-12-2023-nhat-ban-2.jpg

Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Aeon

Năm 2023 là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản khi chính thức nâng cấp quan hệ ngoại giao "Đối tác chiến lược toàn diện". Đóng góp một phần vào quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, Long An đã không ngừng nâng cấp và mở rộng hợp tác sâu rộng, toàn diện với các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp tại Nhật Bản. Tỉnh luôn cam kết đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi đến nghiên cứu, đầu tư dự án tại tỉnh, đặc biệt là các dự án phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh. Từ đó, mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo lợi ích hài hòa cho cả hai bên để đồng hành cùng nhau phát triển và thành công.

Theo lịch trình, dự kiến Đoàn công tác sẽ đến chào xã giao và làm việc với Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA); làm việc với Tập đoàn Sapporo Holdings; làm việc Tập đoàn Hitachi Zosen và khảo sát các dự án, mô hình vận hành xử lý rác thải tại Nhật Bản.

​Bên lề các chương trình làm việc xúc tiến đầu tư, lao động, Đoàn đã thăm và làm việc với Công ty Chaterraise, Công ty Grace Wine; thăm Viện dưỡng lão Sennomori; chào xã giao Tỉnh trưởng Ibaraki; gặp gỡ lãnh đạo Sở Công Thương Okayama; Khảo sát các mô hình xử lý rác thải tại Trung tâm xử lý rác thải Seibu Okayama, Công ty Fuji Clean, Waki Shoten.
Kết thúc các buổi làm việc Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được đã ngỏ lời mời chính quyền thành phố Okayama và các doanh nghiệp Nhật Bản đến thăm Long An để khảo sát thực tế và kết nối hợp tác đầu tư, giao thương với các doanh nghiệp của tỉnh Long An.

Trường Giang

08/12/2023 4:00 CHĐã ban hành
Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hìnhNewThủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, phí, lệ phí, đầu tư công, các hoạt động khác để hỗ trợ chính sách tiền tệ; kịp thời xử lý vướng mắc từ thực tiễn, cơ chế, chính sách.

Quang cảnh Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng trưởng tín dụng chưa đạt mục tiêu

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng. Trong số đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 918,6 nghìn tỷ đồng; ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỷ đồng, tăng 7,31%; ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỷ đồng, tăng 7,9%.

Tại hội nghị, các đại biểu thẳng thắn cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng còn thấp trong khi dư địa mở rộng tín dụng còn rất lớn; lãi suất mặc dù đã giảm song vẫn còn cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp; nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống.

Đặc biệt, các đại biểu cho rằng tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế còn khó khăn; hồ sơ, thủ tục cho vay vẫn còn phức tạp; cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế gặp khó khăn; còn những vướng mắc trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Do đó, các đại biểu trao đổi, đề xuất các giải pháp, nhất là tháo gỡ khó khăn về pháp lý, lãi suất, tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ, hạn mức vốn vay… để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, phản ánh đúng tình hình thực tế; kinh nghiệm quý, bài học hay và giải pháp cụ thể, thiết thực, sát thực tiễn của lãnh đạo các bộ, ngành, các ngân hàng thương mại, hiệp hội, ngành hàng; yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật và xử lý, giải quyết kịp thời các kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trước tác động tiêu cực kép do tác động từ bên ngoài và những vấn đề nội tại, song tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Có được kết quả đó nhờ sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đối với các tổ chức tín dụng, ngành Ngân hàng, tín dụng cho vay trung hạn, dài hạn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tác động hoạt động kinh doanh đang còn tiếp tục khó khăn; tăng trưởng tín dụng còn thấp; mức tăng trưởng tín dụng không đồng đều; doanh nghiệp tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn; các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo còn khó khăn…

Đến hết tháng 11, dư nợ tín dụng mới tăng chưa đến 9%, cùng kỳ tăng 12% và chỉ tiêu cho cả năm 2023 là khoảng 14%; dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn khoảng trên 700 nghìn tỷ đồng cấp cho nền kinh tế.

Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng, nhất là gói 120 nghìn tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội; nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro của một số tổ chức tín dụng yếu kém, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

Theo Thủ tướng, nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, một phần do hồ sơ, thủ tục cho vay vẫn còn phức tạp, lãi suất mặc dù đã giảm song vẫn còn cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp; một mặt do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, một số doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng không đáp ứng được điều kiện cho vay, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn khi khó chứng minh được tính hiệu quả…

Trên cơ sở phân tích, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các chủ thể liên quan từ Chính phủ, các bộ, ngành, ngành Ngân hàng, người dân, doanh nghiệp phải vào cuộc, chung tay, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần trách nhiệm với đất nước, doanh nghiệp, sự nghiệp phát triển kinh tế, tất cả phải hành động, tư tưởng phải thông, lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ; quyết tâm phải cao; nỗ lực phải lớn, hành động phải quản lý thị trường nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; đẩy mạnh chống tiêu cực trong hệ thống ngân hàng.

Thủ tướng khẳng định không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình; đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, phí, lệ phí, đầu tư công, các hoạt động khác để hỗ trợ chính sách tiền tệ; kịp thời xử lý những vướng mắc từ thực tiễn, cơ chế, chính sách ban hành để tháo gỡ khó khăn nhưng chưa đi vào cuộc sống; đẩy mạnh các công cụ liên quan thị trường, giảm bớt, tiến tới loại bỏ công cụ hành chính; đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc, giảm giá để thúc đẩy thị trường.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Để tiếp tục triển khai hiệu quả, thiết thực, quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, đẩy mạnh nguồn vốn ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng hiệu quả gắn với an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; điều hành linh hoạt, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt hơn nữa các biện pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay; đẩy mạnh triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng trong các lĩnh vực quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính
phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc công bố công khai lãi suất bình quân của hệ thống tổ chức tín dụng và lãi suất bình quân cho vay của từng tổ chức tín dụng và chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi và cho vay; qua đó tạo điều kiện các doanh nghiệp, người dân lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp để vay.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ và gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; xử lý nghiêm các ngân hàng đưa thêm các điều kiện, yêu cầu không đúng quy định, gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng; hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện đối với các thông tư đã ban hành phù hợp với tình hình thực tế, ổn định thị trường tiền tệ, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động tín dụng nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng; triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025"; tiếp tục kiểm soát tốt, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, cho vay chéo dẫn đến mất an toàn hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tổ chức tín dụng bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp; công bố công khai lãi suất bình quân của ngân hàng.

Đại diện các ngân hàng thương mại tham dự hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Các tổ chức tín dụng tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng, nghiêm cấm mở room tín dụng lãi suất thấp cho lãnh đạo ngân hàng; tiếp tục có giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính triển khai đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm thúc đẩy cầu tiêu dùng, sản xuất và cầu tín dụng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ xấu; tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số; tiếp tục phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, cải tiến hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, kết nối, tích hợp liền mạch với các dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng hệ sinh thái số; tăng cường công tác thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách' chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tín dụng đến công chúng.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ để thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh đầu tư công phục vụ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy mạnh các giải pháp để thực sự ổn định, phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán hiệu quả, lành mạnh an toàn hiệu quả, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn việc chào mua, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời tham mưu, đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển thị trường; theo dõi chặt chẽ tình hình các dự án, tiến độ triển khai, giải ngân vốn, các khó khăn vướng mắc để kịp thời có giải pháp tháo gỡ; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án bất động sản và tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời hướng dẫn và xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy các địa phương công bố các dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện triển khai vay vốn thuộc chương trình tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ; đẩy mạnh thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp."

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp phát huy hiệu quả hơn nữa hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp; đề xuất việc điều chỉnh sử dụng nguồn vốn gói tín dụng 40 nghìn tỷ hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế để lựa chọn đối tượng và phương pháp phù hợp, hiệu quả hơn.

Bộ Công thương có giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do, qua đó thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng các đơn hàng xuất khẩu, từ đó tạo công ăn việc làm và gia tăng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đối với hệ thống ngân hàng.

Bộ Công an tiếp tục chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, nhưng phải xử lý sai phạm; có giải pháp quyết liệt xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trá hình kinh doanh tiền tệ, tạo điều kiện củng cố và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính cho vay tiêu dùng, góp phần ngăn chặn tín dụng đen.

Các hiệp hội tăng cường nắm bắt thông tin, tình hình, khó khăn, vướng mắc của các hội viên và phản ánh kịp thời đến cấp có thẩm quyền. Đồng thời, hỗ trợ các hội viên tăng cường kết nối, tăng thêm sức mạnh đoàn kết, cùng vượt qua khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan, các địa phương tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, tạo điều kiện Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no./.

(TTXVN/Vietnam+)

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình - Báo Long An Online (baolongan.vn)


08/12/2023 1:00 CHĐã ban hành
Chủ động phòng bệnh khi giao mùaNewChủ động phòng bệnh khi giao mùa
Sự thay đổi về thời tiết, độ ẩm không khí giữa thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh hoạt động. Để chủ động phòng bệnh khi giao mùa, phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - bác sĩ chuyên khoa II (BS CKII) Huỳnh Hữu Dũng về một số bệnh thường gặp cũng như cách phòng bệnh.
Vệ sinh cá nhân tốt là một trong những biện pháp phòng bệnh

Vệ sinh cá nhân tốt là một trong những biện pháp phòng bệnh

PV: Thưa BS, bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa là những bệnh nào?

BS CKII Huỳnh Hữu Dũng: Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virút, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Một số bệnh hô hấp thường gặp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn.

PV: Hàng năm, khi thời tiết giao mùa, bệnh cúm mùa thường xảy ra có thể gây thành dịch lây lan trong cộng đồng. Xin BS cho biết thêm về bệnh cúm mùa?

BS CKII Huỳnh Hữu Dũng:  Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virút cúm gây nên. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch. Tại Việt Nam, các virút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B và cúm C.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, điển hình như sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn, đặc biệt đối với những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

PV: Ngoài bệnh về hô hấp còn có các bệnh nào thường gặp khi giao mùa, thưa BS?

BS CKII Huỳnh Hữu Dũng:  Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút. Do đó, người bị bệnh đau xương khớp phải chú ý giữ ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm bằng nước lạnh.

Nhắc tới bệnh giao mùa thì không thể thiếu viêm xoang bởi thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi khô và bong tróc. Những người mắc bệnh xoang thường có cảm giác rất khó chịu bởi liên tục hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau tai,...

Người có tiền sử bệnh tim mạch cũng cần chú ý hơn tới sức khỏe của mình vào thời điểm này do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ thống tim mạch cần phải làm việc nhiều hơn dẫn đến quá tải, ảnh hưởng đến vùng tim.

Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa do vi khuẩn, virút xâm nhập vào cơ thể khi nó chưa kịp thích nghi. Đau mắt đỏ khiến cho người bệnh có những khó chịu vùng mắt: Mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt, sưng nhức mắt,...

Ngoài ra, còn có các bệnh về da như dị ứng, mẩn đỏ, khô da,... Biểu hiện của bệnh là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu. Để phòng bệnh, có thể bôi kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi chưa tìm rõ nguyên nhân dị ứng nên tham khảo ý kiến của BS trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa

Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa

PV: Những đối tượng nào dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa, thưa BS?

BS CKII Huỳnh Hữu Dũng: Đối tượng dễ mắc bệnh trong thời điểm giao mùa là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận. Do hệ miễn dịch suy yếu nên bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi rất dễ bị dị tật. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, thai phụ cần chú ý các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe.

PV: BS cho biết một số cách phòng tránh các bệnh giao mùa?

BS CKII Huỳnh Hữu Dũng: Để phòng bệnh khi giao mùa, trước tiên cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động; có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin, rau xanh, trái cây tươi; giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn; tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm đầy đủ; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng; đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch; giữ ấm cơ thể. Khi có biểu hiện bất thường nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn của BS./.

PV: Xin cảm ơn BS!

Theo Báo Long An Online

Chủ động phòng bệnh khi giao mùa - Báo Long An Online (baolongan.vn)

08/12/2023 1:00 CHĐã ban hành
Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Công ty Aeon và Tập đoàn Nomura Real EstateNewĐoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Công ty Aeon và Tập đoàn Nomura Real Estate
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, chiều 07/12, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn có cuộc làm việc với Công ty Aeon tại TP.Chiba. Đây cũng là đối tác của Công ty Huy Long An. Giám đốc điều hành Aeon – Okazaki tiếp đoàn.

Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Công ty Aeon tại Nhật Bản

Trong nội dung trao đổi với đoàn, Giám đốc điều hành Aeon - Okazaki giới thiệu về tình hình dự án thu mua chuối đối với Công ty Huy Long An (HLA). Ngoài sản phẩm chuối, ông Okazaki cho biết, Aeon cũng quan tâm đến các sản phẩm khác của Long An, như: Gà, trứng gà, heo,... vì đây là những mặt hàng có thể bán trong các siêu thị của Nhật Bản.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được cho biết, Long An sẽ quan tâm, ưu tiên phát triển thương hiệu HLA và TopValu, để cùng tạo ra giá trị mới cho chuối Việt Nam; đồng thời, đề nghị HLA ưu tiên tăng sản lượng chuối vào siêu thị Aeon vì hiện tại còn khá khiêm tốn so với nhu cầu. Ngoài chuối, qua chuyến gặp gỡ này, lãnh đạo tỉnh Long An mong muốn sẽ có thêm nhiều sản phẩm của Long An được tiếp cận với hệ thống siêu thị Aeon.

Thành lập từ năm 1758, Aeon hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài Nhật Bản. Tại Việt Nam, tập đoàn này có 8 công ty thành viên. Riêng Huy Long An (HLA) chính thức hợp tác với Aeon vào năm 2023 với các sản phẩm Top Valu. Hiện tại, 2 bên đang có kế hoạch năm 2024 sẽ phát triển dòng sản phẩm Organic.

Lãnh đạo Công ty Aeon tiếp Đoàn công tác tỉnh Long An tại TP.Chiba, Nhật Bản

Cùng ngày, đoàn công tác làm việc với Tập đoàn Nomura Real Estate. Giám đốc điều hành tập đoàn - Masato Yamauchi tiếp đoàn.

Tập đoàn Nomura Real Estate được biết đến là đối tác trong dự án hợp tác đầu tư "Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch" tại xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với tổng diện tích trên 220ha giữa Liên danh Công ty TNHH một thành viên Đầu tư & Phát triển DB và Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark với tổng vốn đầu tư gần 17.000 tỉ đồng.

Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Nomura Real Estate tại Nhật Bản

Tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được cho rằng với uy tín và năng lực của hai tập đoàn - Nomura và Ecopark, ông tin tưởng dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại huyện Bến Lức sẽ trở thành khu đô thị thông minh, kiểu mẫu, góp phần hiện đại hóa các khu đô thị của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Long An cũng mong muốn 2 bên tiếp tục trao đổi, ký kết hợp tác và sớm triển khai dự án và hoàn thành theo tiến độ đề ra. Tỉnh cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư tại tỉnh.

Tập đoàn Nomura Real Estate là đối tác trong dự án "Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch" tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Nomura Real Estate Holdings là một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn và uy tín hàng đầu tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, Nomura đã hợp tác với tập đoàn Ecopark khi đầu tư dự án tại Hưng Yên và hiện đang trao đổi ký kết ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư các dự án đô thị tại tỉnh Long An./.

Theo Báo Long An Online

Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Công ty Aeon và Tập đoàn Nomura Real Estate - Báo Long An Online (baolongan.vn)


08/12/2023 12:00 CHĐã ban hành
Cử tri Tân Hưng kiến nghị xây dựng, sửa chữa cầu giao thông nông thônNewCử tri Tân Hưng kiến nghị xây dựng, sửa chữa cầu giao thông nông thôn
Ngày 08/12/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV tại huyện Tân Hưng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Nguyễn Thanh Hải; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Hoàng Văn Liên; Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh - Lê Thị Song An; Giám đốc Sở Tư pháp - Phan Thị Mỹ Dung; Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - Trần Quốc Quân; Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Nguyễn Hoàng Uyên chủ trì buổi tiếp xúc cử tri; cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều, đại diện Sở, ngành tỉnh liên quan và lãnh đạo địa phương. 

tanhung-ctri-8-12-23.jpeg

Các đồng chí chủ trì buổi tiếp xúc cử tri

Tại hội nghị tiếp xúc, cử tri được nghe một số kết quả tại Kỳ họp thứ 6 và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Long An tại Kỳ họp; kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri quan tâm. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua 07 luật, 09 nghị quyết. Trong đó có nhiều dự án luật quan trọng như: Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã góp phần tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn về quản lý nhà ở; cải tạo, xây dựng nhà chung cư; xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh; tăng cường quản lý thị trường bất động sản, Luật Căn cước,…Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

 tanhung-yk-8-12-23.jpeg

Cử tri tham gia ý kiến, kiến nghị

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Tân Hưng nêu ý kiến quan tâm đến công tác giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; vấn đề biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến trồng trọt, sản xuất của người dân; các chính sách tiêu thụ hàng hoá nông sản; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; cử tri đề nghị hỗ trợ chính sách bảo hiểm y tế đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, vấn đề thiếu thuốc khi tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, có cử tri đề xuất các cấp, các ngành sớm xây dựng cây cầu giao thông kết nối 02 xã Vĩnh Bữu, huyện Vĩnh Hưng và xã Trường Xuân, tỉnh Đồng Tháp để người dân, học sinh đi lại dễ dàng hơn và đẩy mạnh giao thương hàng hoá giữa 02 xã; kiến nghị sửa chữa cầu kênh 79.

 tanhung-pb-8-12-23.jpeg

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Hoàng Văn Liên phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri, lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh và địa phương giải trình một số ý kiến thuộc thẩm quyền. Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Hoàng Văn Liên tiếp thu, giải trình và ghi nhận các ý kiến được cử tri quan tâm; các ý kiến không thuộc thẩm quyền sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp và trình Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chức năng xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Dịp này, Đoàn ĐBQH tỉnh vận động mạnh thường quân trao tặng 50 phần quà mỗi phần trị giá 1 triệu đồng cho các hộ gia đình chính sách và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tân Hưng.

 tanhung-traoqua-8-12-23.jpeg

Trao quà cho các hộ gia đình và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tân Hưng./.

Tiểu Lam

08/12/2023 12:00 CHĐã ban hành
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các tổ chức kinh tế tập thểNewTiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các tổ chức kinh tế tập thể
Sáng ngày 08/12/2023, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh (BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2024. Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh – Trương Văn Liếp – Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ tỉnh chủ trì hội nghị. Hội nghị tổ chức dưới hình thức trực tuyến với các địa phương.

8-12-2023-IMG_0445.jpg

Quang cảnh hội nghị

Trong năm 2023, có 24 hợp tác xã thành lập mới. Tính đến nay, toàn tỉnh có 312 hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân với tổng vốn điều lệ là 428 tỷ đồng và hơn 40.500 thành viên tham gia; có 5 liên minh hợp tác xã với 19 thành viên, tổng vốn điều lệ là 4,2 tỷ đồng; có 1.256 tổ hợp tác với gần 18.000 thành viên.

Theo đánh giá, hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú hớn trước, từ dịch vụ cung ứng đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, tham gia liên kết tiêu thụ, xây dựng liên kết sản xuất đối với lúa và góp phần liên kết tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của địa phương đã đem lại hiệu quả, cung ứng đầu ra cho sản xuất nông sản hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu.

Một số hợp tác xã hoạt động hiệu quả đã thực hiện tốt vai trò liên kết hộ nông dân với nhau để triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng sản xuất theo một quy trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, chất lượng tốt hơn, hướng dẫn nông dân sản xuất theo VietGAP và các hợp tác xã là đơn vị sản xuất chủ yếu để làm nòng cốt triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Cụ thể có 26 hợp tác xã ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động điều hành và sản xuất kinh doanh, 17 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số, 09 hợp tác xã sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, 02 hợp tác xã tham gia hoạt động xuất khẩu.

Đối với liên hiệp hợp tác xã, phát triển theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, tạo việc làm ổn định cho người lao động, an sinh xã hội và làm tốt vai trò cầu nối kết nối các thành viên với các đối tác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của thành viên và thị trường. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các liên hiệp hợp tác xã chưa cao, vai trò kết nối của liên hiệp hợp tác xã với các hợp tác xã còn rời rạc.

Bên cạnh đó, kinh tế tập thể phát triển chưa thực sự cân đối hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực, số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, hiệu quả kinh doanh không cao; vấn đề hỗ trợ vốn vay cho các hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn; một số hợp tác xã còn thụ động trong chờ ỷ lại vào các chương trình hỗ trợ của nhà nước;…

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới.

8-12-2023-IMG_0431.jpg

Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh – Trương Văn Liếp – Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ tỉnh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh – Trương Văn Liếp – Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ tỉnh nhận định khu vực kinh tế tập thể trong năm 2023 đã nỗ lực phấn đấu hòa chung với các thành phần kinh tế khác thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thời gian tới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, BCĐ các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể; huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể./.

Khả Tâm


08/12/2023 11:00 SAĐã ban hành
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập NewHội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
Sáng ngày 08/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm (VTVL) trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành tham dự tại điểm cầu tỉnh Long An.

sáng 8-12-2023.jpg

​Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62 ngày 01/6/2020 về VTVL và biên chế công chức; Nghị định số 106 ngày 10/9/2020 về VTVL và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Quá trình triển khai thực hiện, 20/20 Bộ, ngành đã ban hành thông tư hướng dẫn về VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành.

Theo tổng hợp của Bộ Nội vụ, cơ quan, tổ chức hành chính có 840 vị trí việc làm, gồm 122 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; 656 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 40 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; 22 vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. Đơn vị sự nghiệp công lập có tổng số 559 vị trí việc làm, gồm 110 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; 392 vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; 30 vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; 27 vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. Vị trí việc làm cán bộ, công chức cấp xã gồm 17 vị trí, trong đó, cán bộ chuyên trách có 11 vị trí, công chức cấp xã có 6 vị trí.

Theo kế hoạch đề ra, từ nay đến tháng 3/2024 sẽ hoàn thành việc xây dựng đề án và phê duyệt VTVL gắn với cơ cấu công chức, viên chức theo VTVL trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Từ tháng 4/2024 trở đi rà soát, hoàn thiện các quy định và điều chỉnh kịp thời VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Tần Lưu Quang đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng, quản lý VTVL trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, ngành tiếp tục quán triệt các chủ trương, yêu cầu của việc xây dựng, quản lý VTVL theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, coi việc xây dựng và phê duyệt VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần hoàn thành để thực hiện việc trả lương theo VTVL đã được thông qua tại Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV./.

Ngọc Lan
08/12/2023 10:00 SAĐã ban hành
Hội nghị công tác khuyến học các tỉnh, thành miền Đông Nam bộNewHội nghị công tác khuyến học các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ
Ngày 08/12/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm dự Hội nghị công tác khuyến học các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ (Cụm số 7) năm 2023 gồm các tỉnh Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.

hoinghi-qc-8-12-23.jpeg

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến nay, tổng số hội viên toàn cụm là 4.657.106 hội viên, tăng 271.606 hội viên so với năm trước. Công tác vận động quỹ khuyến học được quan tâm với tổng số tiền hiện trên 1.320 tỉ đồng. Năm 2023, toàn cụm trao 286.662 suất học bổng khuyến học trị giá gần 354 tỉ đồng; trao 437.521 suất học bổng khuyến tài trị giá trên 162 tỉ đồng; tặng quà và các hỗ trợ khác 830.758 suất trị giá trên 349 tỉ đồng.

Riêng đối với tỉnh Long An, năm 2023, các cấp Hội vận động trên 406 tỉ đồng, cấp phát trên 27.000 suất học bổng và trên 187.000 phần quà với tổng trị giá gần 87 tỉ đồng; xây dựng, sửa chữa nhiều trường học với tổng kinh phí gần 350 tỉ đồng.

 hoinghi-pb-8-12-23.jpeg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm phát biểu tại hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm cho biết: Phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời của tỉnh được đẩy mạnh; việc xây dựng 4 mô hình học tập, xây dựng cộng đồng học tập ở xã, phường, thị trấn, góp phần giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, các đại biểu tham gia hội nghị chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để giúp các cấp Hội trong tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương như giải pháp xây dựng mô hình công dân học tập sao cho phù hợp với điều kiện thực tế; cần tính số hội viên phát triển so với dân số tại chỗ, không tính dân nhập cư; phát triển mạnh các ban khuyến học trong các cơ quan;…

hoinghi-kt-8-12-23.jpeg 

Khen thưởng cá nhân có thành tích trong phong trào người lớn học tập tốt của tỉnh Long An./.

TH

08/12/2023 10:00 SAĐã ban hành
Đoàn công tác tỉnh Long An thăm, làm việc với các doanh nghiệp Nhật BảnNewĐoàn công tác tỉnh Long An thăm, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản
Trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, ngày 07/12/2023, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Kofu (KCCI) tại thành phố Kofu, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được giới thiệu khái quát về tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An, qua đó mong muốn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Kofu tiếp tục hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Long An trên các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo, xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật Bản, thương mại, du lịch.

Chủ tịch Hiệp hội Kofu - Koshiishi bày tỏ ấn tượng với những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An; đồng thời cho biết, Kofu định hướng Việt Nam là thị trường mục tiêu để đẩy mạnh phát triển thị trường Đông Nam Á, đề nghị hợp tác với Long An về xuất khẩu rượu nho và trao đổi lao động giữa 2 địa phương.

Đoàn đến thăm Công ty Grace Wine Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được cùng Đoàn công tác của tỉnh cũng đến thăm, làm việc với một số doanh nghiệp Nhật Bản.

Tại buổi làm việc với Công ty (Cty) Grace Wine Nhật Bản, Chủ tịch Cty Grace Wine – Misawa Shigekazu giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển, sản phẩm, thị trường của Cty, qua đó, bày tỏ mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp của Long An trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu vang.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được đánh giá cao thành quả mà Cty Grace Wine đạt được trong thời gian qua; đồng thời, chia sẻ thông tin về tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, trong đó có rượu vang. Đoàn công tác của tỉnh đề nghị Cty hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất rượu vang.

Hai bên cũng thống nhất phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất, kinh doanh rượu vang của tỉnh Long An, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu rượu vang của Việt Nam.

Tại Cty chuyên sản xuất bánh kẹo Chateraise Nhật Bản, Đoàn công tác của tỉnh nghe giới thiệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty. Được thành lập từ năm 1954, Chatersaise hiện có hơn 600 cửa hàng ở Nhật Bản, 100 cửa hàng ở nước ngoài và có nhà máy sản xuất tại Long An.

Đoàn làm việc với Công ty chuyên sản xuất bánh kẹo Chateraise

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được bày tỏ ấn tượng với quy mô, năng lực sản xuất của Chateraise và giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An trong thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Chủ tịch Công ty chuyên sản xuất bánh kẹo Chateraise - Yuji Furuya bày tỏ ấn tượng với tiềm năng của Long An và cho biết Chateraise đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, trong đó tỉnh Long An là một trong những địa phương được Cty quan tâm.

Cùng ngày, Đoàn công tác của tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Cty Nông nghiệp Berg Earth, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản.

Tại buổi làm việc, Nông trường trưởng của Công ty Nông nghiệp Berg Earth - Inove Naoki đã được giới thiệu khái quát về công ty, bao gồm lịch sử hình thành, quy mô, lĩnh vực hoạt động,... Công ty Nông nghiệp Berg Earth là một trong những Cty nông nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, trái cây,... Cty có diện tích trồng trọt khoảng hơn 3ha, với hệ thống trang trại hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Đoàn công tác tỉnh Long An đã bày tỏ ấn tượng với mô hình sản xuất nông nghiệp của Cty Nông nghiệp Berg Earth và mong muốn được hợp tác với Cty trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,...

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa cho biết, Long An có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tỉnh mong muốn được hợp tác với công ty Berg Earth để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Cũng tại buổi làm việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa đã gặp gỡ, động viên và biểu dương sự nỗ lực của các thực tập viên người Long An trong thời gian qua. Ông nhắn nhủ, các thực tập viên đến học tập và làm việc tại Cty Nông nghiệp Berg Earth luôn tuân thủ pháp luật tại Nhật Bản, cố gắng hoàn thành mọi công việc được giao một cách tốt nhất; rèn luyện nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn để sau khi về nước sử dụng những kiến thức học được để khởi nghiệp phục vụ cho quê hương, đất nước.

Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tỉnh Long An tại Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Long An với các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới./.

Theo Báo Long An Online

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản - Báo Long An Online (baolongan.vn)


07/12/2023 9:00 CHĐã ban hành
Người dân ồ ạt đi đổi giấy phép lái xe chỉ vì tin đồn - Ngành chức năng khuyến nghị làm trực tuyếnNewNgười dân ồ ạt đi đổi giấy phép lái xe chỉ vì tin đồn - Ngành chức năng khuyến nghị làm trực tuyến
Với tin đồn thất thiệt trong những ngày gần đây về việc đổi giấy phép lái xe, nhiều người dân ồ ạt kéo nhau đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để làm thủ tục này, chấp nhận xếp hàng chờ cả ngày.

Đại diện Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh cho biết, trong những ngày gần đây, số lượng người dân đến Trung tâm thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe tăng đột biến, trung bình một ngày bộ phận tiếp nhận hồ sơ thủ tục làm trực tiếp tại quầy trên 130 hồ sơ, số còn lại khoảng hơn 20 người chờ nhưng đã hết thời gian tiếp nhận.

Qua trao đổi, được biết nguyên nhân là do mạng xã hội và người dân truyền miệng nhau tin đồn rằng bằng lái xe nếu không được cấp mới, đổi giấy phép lái xe trước ngày 31/12/2023 bắt buộc phải sát hạch từ đầu. Hiện rất nhiều người có giấy phép lái xe A1 còn mới, không hư hỏng vẫn đến đổi lại, điều này làm cho nhiều người dân đổ xô về Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh để làm thủ tục đổi bằng lái xe hạng A1, gây quá tải, tập trung đông người tại đây.

 403387739_875996357395084_1180353208849369456_n.jpg

Tình trạng quá tải tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

Về vấn đề này, Sở Giao thông Vận tải Long An cho biết, hiện nay, việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được thực hiện theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 của Bộ GTVT và Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22/4/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Tại các Thông tư nêu trên, không có quy định giấy phép lái xe mô tô hạng A1 (không thời hạn) phải đổi lại trước ngày 31/12/2023; hiệu lực sử dụng của giấy phép lái xe mô tô hạng A1 vẫn có giá trị sử dụng không thời hạn. Vì vậy, người dân không cần thiết phải đổi lại giấy phép lái xe hạng A1, nếu đang còn mới, không hư hỏng.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh, thời gian qua Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An đã phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh triển khai tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 "đổi giấy phép lái xe" trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4 giúp giảm quá tải cho các điểm đổi giấy phép lái xe trực tiếp, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, đồng thời tạo ra sự minh bạch, tránh tiêu cực và đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn giữ thói quen đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe trực tiếp, việc này vừa làm mất thời gian và chi phí của người dân, gây lãng phí xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển đổi số của tỉnh. Do đó, để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đổi giấy phép lái xe của người dân, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Long An triển khai việc đổi giấy phép lái xe đến cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh.

13-10-2023-Untitled-2.jpg

Người dân truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) theo đường dẫn https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html hoặc truy cập trực tiếp vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục đường bộ Việt Nam theo đường dẫn https://dvc4.gplx.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html để đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi giấy phép lái xe là 1 trong 25 dịch vụ công thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cổng dịch vụ công quốc gia. Như vậy, người dân có thể ở nhà, cơ quan hay bất kỳ ở đâu có internet, máy tính và điện thoại thông minh đều có thể thực hiện đổi giấy phép lái xe qua dịch vụ công trực tuyến.

Hướng dẫn thực hiện đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4: tại đây./.

T.H.



07/12/2023 6:00 CHĐã ban hành
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Kiến TườngNewPhó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Kiến Tường
Ngày 07/12/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An tổ chức Hội nghị lần thứ 15 nhằm tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Thị ủy năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm cùng đại diện các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy đến dự.

kientuong-qc-7-12-23.jpeg

Quang cảnh hội nghị

Năm 2023, thị xã Kiến Tường đã thực hiện đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, văn hóa - xã hội có bước tiến bộ, trật tự xã hội được giữ ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố. Trong đó nổi bật về sản lượng lúa cả năm ước gần 204.000 tấn, đạt 120% so với kế hoạch; tổng số công trình xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch vốn năm 2023 là 118 công trình, với tổng vốn đầu tư trên 184 tỉ đồng, giá trị khối lượng thực hiện trên 208 tỉ đồng, đạt 117% so với kế hoạch, giá trị giải ngân trên 146 tỉ đồng, đạt 83% so với kế hoạch; thu ngân sách Nhà nước đạt trên 106 tỉ đồng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, giá cả các mặt hàng có biến động nhưng không gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác vận động các tổ chức, cá nhân và các mạnh thường quân trong và ngoài thị xã được quan tâm, đẩy mạnh; trong năm, xây mới nhà tình nghĩa 06 căn, sửa chữa 11 căn, với tổng kinh phí hỗ trợ là 690.000.000 đồng; tổ chức bàn giao 01 căn nhà tình nghĩa do Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Long An hỗ trợ, với kinh phí là 60.000.000 đồng; vận động hỗ trợ xây mới 03 căn nhà tình thương, với kinh phí hỗ trợ là 180.000.000 đồng cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

kientuong-pb-7-12-23.jpeg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện Nghị quyết còn tồn tại một số hạn chế về công tác thu các loại nợ công như: Nợ cho thuê sạp, kiot, thuê đất công, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các hộ được giao lô nền thuộc diện giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng cơ bản,..còn chậm; công tác giải ngân một số dự án nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới chưa đảm bảo tiến độ; công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất còn gặp vướng mắc; công tác xử lý vi phạm đối với lĩnh vực trật tự xây dựng, đô thị có lúc, có nơi chưa thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm đề nghị thị xã cần tập trung tháo gỡ khó khăn chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với tình hình địa phương; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh; tập trung hoàn thành các chương trình đột phá, công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đã đề ra./.

TL

07/12/2023 4:00 CHĐã ban hành
Không để xảy ra các vụ buôn lậu lớn, phức tạpNewKhông để xảy ra các vụ buôn lậu lớn, phức tạp
Cục Hải quan Long An (HQLA) xác định công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại (PCBL, GLTM) trên địa bàn quản lý là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, Cục HQLA triển khai, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, xây dựng các phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, nhất là những tháng cao điểm trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2024.

Cục Hải quan Long An, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh ký kết quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy

1. Cục trưởng Cục HQLA - Nguyễn Ngọc Huân cho biết: Công tác PCBL, GLTM được Cục HQLA quan tâm và triển khai quyết liệt trên địa bàn quản lý. Cục triển khai, quán triệt đến những đơn vị trực thuộc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389, UBND tỉnh Long An về công tác kiểm soát chống buôn lậu, GLTM. Đồng thời, Cục HQLA cũng xây dựng, ban hành và triển khai, thực hiện tốt các kế hoạch, đợt cao điểm PCBL, GLTM, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tăng cường kiểm soát đối với hàng hóa giả mạo nhãn mác, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Hiện nay, Cục HQLA ký kết kế hoạch phối hợp giữa Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh Long An; ký kết kế hoạch phối hợp hành động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật giữa Cục HQLA và Công an các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Theo đó, qua các đợt thanh, kiểm tra, từ đầu năm 2023 đến ngày 15/11/2023, các lực lượng thuộc Cục HQLA xử phạt vi phạm hành chính 266 vụ, phạt số tiền 3,6 tỉ đồng, ấn định thuế 8,3 tỉ đồng. Đồng thời, đơn vị tăng cường tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình buôn lậu trên địa bàn nhằm phục vụ công tác PCBL và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đạt hiệu quả.

Đơn cử, ngày 18/5/2023, tại Cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Tổ công tác của Trạm Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây phối hợp công chức Chi cục Hải quan Cửa khẩu Mỹ Quý Tây thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu. Quá trình làm việc, lực lượng chức năng phát hiện bà Nguyễn Thị Thạch Thảo (sinh ngày 15/9/2000, quốc tịch Việt Nam, quê quán tỉnh Thái Bình), cất giấu 1 túi nylon 2,33g, chứa chất bột màu trắng. Đối tượng khai là Ketamin, mang theo trong người khi nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua Cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành giám định tang vật và xử lý vụ việc.

Thông tin từ Cục HQLA, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, đơn vị tuân thủ các quy định của pháp luật về nguyên tắc xử phạt, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, xác định lỗi vi phạm. Hầu hết các quyết định xử phạt được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn quy định, không phát sinh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện.

2. Theo nhận định từ Cục HQLA, dự báo những tháng cuối năm 2023, tình hình buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu của tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Để tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hành vi buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Cục HQLA chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục bám sát chỉ đạo của cấp trên, tăng cường tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình; chủ động phối hợp các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành, trong và ngoài địa bàn cung cấp, trao đổi thông tin, bắt giữ, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.

Cục Hải quan Long An quản lý chặt chẽ khu hàng hóa nhập khẩu

Theo đó, những tháng cuối năm 2023, Cục HQLA đẩy mạnh triển khai các kế hoạch chống buôn lậu như Kế hoạch số 05/KH-HQLA, ngày 15/02/2023 về công tác kiểm soát hải quan năm 2023; Kế hoạch số 688/KH-HQLA, ngày 17/4/2023 về tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy năm 2023; Kế hoạch số 677/KH-HQLA, ngày 17/4/2023 về chống buôn lậu hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023; Công văn số 1972/HQLA-CBLXL, ngày 08/11/2023 về việc tiếp tục triển khai, thực hiện Kế hoạch số 3535/KHPH, ngày 24/5/2023 của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Tổng cục Hải quan về phối hợp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên tuyến biên giới.

Cục HQLA tập trung triển khai công tác thu thập thông tin, nắm tình hình tại các địa bàn trọng điểm nhằm phát hiện các đối tượng, tuyến đường, phương thức, thủ đoạn mới, từ đó có biện pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả, bắt giữ và xử lý kịp thời, đúng quy định. Cục HQLA áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, xây dựng các phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo các tiêu chí quản lý rủi ro, tránh để các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng trong hoạt động xuất, nhập khẩu để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.

Cục HQLA quản lý chặt chẽ khu vực cửa khẩu, nhất là hàng hóa nhập khẩu, người thường xuyên qua lại biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát hàng hóa, phương tiện xuất, nhập cảnh, không để xảy ra buôn lậu hoặc chứa chấp, mua bán hàng hóa không hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan; kiểm tra trị giá, thuế suất, chính sách mặt hàng, nhất là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có độ rủi ro cao; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; hàng quá cảnh, chuyển cửa khẩu, hàng hóa nhập khẩu khai sai về số lượng, trị giá, tên hàng;…

Cục HQLA tiếp tục rà soát thu thập, khai thác, sử dụng thông tin, hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ quản lý rủi ro theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoạt động xuất, nhập khẩu bất thường của các doanh nghiệp do các chi cục quản lý; kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa trong thông quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Phát huy kết quả chống buôn lậu của năm 2023, với phương châm phòng là chính, Cục HQLA định hướng nhiệm vụ chống buôn lậu năm 2024 thông qua quản lý địa bàn hoạt động trên tuyến biên giới cũng như trong nội địa; không để xảy ra các vụ buôn lậu lớn, phức tạp; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp GLTM, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan.

Theo đó, Cục HQLA chỉ đạo các chi cục Hải quan trực thuộc và Đội Kiểm soát hải quan thường xuyên phối hợp với nhau, phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn như bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, công an, chính quyền địa phương trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra chung theo kế hoạch để nắm tình hình địa bàn, tổ chức, cá nhân hoạt động buôn lậu qua biên giới, nhất là ở các khu vực đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, pháp luật cho tổ chức, cá nhân xuất, nhập cảnh, cư dân biên giới bằng các hình thức như tuyên truyền trên đài truyền thanh các xã biên giới, trang web của Cục HQLA; kịp thời giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan./.

Dự báo những tháng cuối năm 2023, tình hình buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu của tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Để tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả với hành vi buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Cục HQLA chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục bám sát chỉ đạo của cấp trên, tăng cường tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình; chủ động phối hợp các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành, trong và ngoài địa bàn cung cấp, trao đổi thông tin, bắt giữ, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.

Theo Báo Long An Online

Không để xảy ra các vụ buôn lậu lớn, phức tạp - Báo Long An Online (baolongan.vn)

07/12/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hiệu quả từ chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoNewHiệu quả từ chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An đề ra nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân.

Nhiều kết quả khả quan

Thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa chương trình theo hướng phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa

Sau hơn 2 năm thực hiện, chương trình đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đối với cây lúa, thông qua các mô hình tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX), nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ từ 10-20kg/ha so với ngoài mô hình; sử dụng phân đạm chậm tan; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bảo đảm thời gian cách ly theo tiêu chuẩn xuất khẩu (đặc biệt là tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu) nên giảm được phân bón và thuốc BVTV; ứng dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc BVTV nên không tiếp xúc trực tiếp với thuốc, giảm 20-30% lượng thuốc BVTV so với cách phun thông thường, giúp bảo đảm sức khỏe nông dân. Đến nay, toàn tỉnh có trên 47.174ha lúa ƯDCNC, đạt 78,6% kế hoạch.

Trên cây thanh long, đến nay diện tích thanh long ƯDCNC của tỉnh đạt trên 4.945ha, đạt 82,4% kế hoạch. Để có kết quả này, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình điểm, mô hình nhân rộng và duy trì kết quả của chương trình giai đoạn 2016-2020.

Nội dung triển khai tập trung vào các nội dung như hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ, sản phẩm sinh học cải tạo đất, sản phẩm sinh học đối kháng nấm bệnh, ứng dụng công nghệ trong sản xuất (hệ thống tưới tiên tiến, đèn led), hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long theo hướng sạch,... Đồng thời, tập trung các giải pháp xây dựng mã số vùng trồng và quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Châu Thành Long An.

Những năm gần đây, chanh là một trong những loại nông sản được doanh nghiệp (DN) thu mua, chế biến, xuất khẩu. Ngoài thị trường Trung Quốc, chanh được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có châu Âu. Qua đó, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Toàn tỉnh hiện có trên 11.700ha chanh, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Thạnh Hóa. Diện tích chanh cho trái trên 10.300ha, năng suất thu hoạch bình quân 180 tạ/ha, sản lượng 173.828 tấn, người trồng chanh có lợi nhuận từ 250-350 triệu đồng/ha/năm.

Để chanh có thể phát triển bền vững, trở thành nông sản thế mạnh của tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp DN tổ chức nhiều lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng chanh cho nông dân. Bên cạnh đó, cây chanh còn được đánh giá, cấp mã số vùng trồng và áp dụng quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của DN, HTX thu mua. Ngành Nông nghiệp tỉnh còn hỗ trợ HTX điểm ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất chanh; xây dựng 2 mô hình trồng, thâm canh chanh theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả, toàn tỉnh đã có 2.946ha chanh ƯDCNC, đạt 98,2% kế hoạch.

Toàn tỉnh có trên 1.948ha rau ứng dụng công nghệ cao

Trên cây rau, toàn tỉnh có trên 1.948ha rau ƯDCNC, đạt 99,1% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Nông dân trồng rau từng bước giảm lượng phân bón vô cơ từ 10-40kg/ha, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV,... thay vào đó là sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học. Qua đó, giúp năng suất rau tăng từ 5-20%, lợi nhuận cao hơn từ 2-5 triệu đồng/0,1ha so với cách trồng truyền thống; rau khi đến tay người tiêu dùng bảo đảm an toàn và chất lượng.

Đối với tôm nước lợ, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình điểm, mô hình nhân rộng nuôi tôm ƯDCNC tại các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước,... Theo đó, khi tham gia thực hiện mô hình, nông dân phải mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch đầy đủ và được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi (đối với mô hình điểm).

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân tham gia thực hiện mô hình. Cụ thể, hỗ trợ một lần 50% tổng kinh phí thực hiện mô hình điểm nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình và hỗ trợ 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình nhân rộng nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình. Đến nay, toàn tỉnh đã có 45,1ha tôm ƯDCNC, đạt 45,1% kế hoạch đến năm 2025.

Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai xây dựng các mô hình điểm chăn nuôi bò thịt tại các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa,... nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi bò giống, nâng cao chất lượng giống bò thịt. Theo đó, tỉnh đã hỗ trợ gieo tinh nhân tạo các giống chất lượng cao cho 6.326 con bò cái sinh sản; tăng năng suất (trọng lượng) lên khoảng 30%; giảm khoảng cách 2 lứa đẻ (từ 3 năm/con bê còn 2 năm/con bê).

Hướng đi đúng đắn

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2021 đến nay, Sở tập trung hỗ trợ DN, HTX, tổ hợp tác tham gia sản xuất ƯDCNC. Trong đó, ngành cấp giấy chứng nhận DN nông nghiệp ƯDCNC cho Công ty TNHH Thương mại Chăn nuôi công nghệ cao Hoàn Hảo Vina chuyên chăn nuôi gà lấy trứng và Công ty Cổ phần Thực phẩm HG chuyên sản xuất trái cây sấy. Đến nay, toàn tỉnh có 6 DN được công nhận DN nông nghiệp ƯDCNC.

Các địa phương cũng tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các HTX, tổ hợp tác, DN về việc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, cấp giấy chứng nhận sản xuất rau hữu cơ; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng 6 chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản và hỗ trợ 300.000 tem truy xuất quét mã QR cho các sản phẩm chuỗi cung ứng. Đến nay, tỉnh xây dựng được 28 chuỗi rau, thanh long, chanh, gạo, thịt gà, thịt heo, thịt bò và thủy sản; hỗ trợ 2.061.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các đơn vị này.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã có 288 lượt mã số vùng trồng (thanh long, chanh, chuối, dưa hấu,...) với tổng diện tích trên 13.734ha, thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, New Zeland, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và 163 mã số cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền cho biết, ƯDCNC vào sản xuất là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Trong thời gian thực hiện chương trình, nhận thức của nông dân về sự cần thiết của ứng dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất ngày càng rõ nét hơn. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của chương trình trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.

"Ngành Nông nghiệp tỉnh xác định thời gian tới tiếp tục tuyên truyền, giúp nông dân từng bước chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, triển khai, xây dựng vùng nguyên liệu cho xuất khẩu; tiếp tục hỗ trợ phát triển HTX, tổ hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản; tập trung chuyển đổi số và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ vùng sản xuất ƯDCNC" - ông Nguyễn Thanh Truyền cho biết thêm./.

Theo Báo Long An Online

Hiệu quả từ chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Báo Long An Online (baolongan.vn)


07/12/2023 4:00 CHĐã ban hành
Luật Căn cước hướng đến Chuyển đổi Số, phục vụ tốt hơn cho người dânNewLuật Căn cước hướng đến Chuyển đổi Số, phục vụ tốt hơn cho người dân
Có hiệu lực từ 1/7/2024, Luật Căn cước với nhiều quy định cụ thể về căn cước, định danh điện tử... hướng tới Chính phủ Số, nền Kinh tế Số, Xã hội Số và phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Căn cước, ngày 25/10/2023. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Căn cước, đổi tên thẻ căn cước công dân thành "thẻ căn cước."

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Luật với nhiều quy định cụ thể về căn cước, định danh điện tử cho công dân... giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ Số, nền Kinh tế Số, Xã hội Số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân

Về lý do sửa tên luật thành Luật Căn cước, theo Bộ Công an (cơ quan soạn thảo Dự án Luật), sự chỉnh lý này phù hợp với xu thế hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới, bởi một số quốc gia trên thế giới cũng có cách gọi tên ngắn gọn là căn cước mà không cần thêm từ công dân.

Cùng với đó sự điều chỉnh này còn tạo nhằm điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Việt Nam trong việc quản lý dân cư, mở rộng đối tượng cho các trường hợp "Công dân gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch."

Bộ Công an cho biết việc sử dụng tên của Luật là "Luật Căn cước" bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại Dự án Luật lần này.

Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác; đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.

Việc lược bỏ cụm từ "công dân" trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân.

Nhân viên y tế Trung tâm Y tế quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) quét mã QR trên căn cước công dân của bệnh nhân. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Nội dung Luật Căn cước đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.

Việc đổi tên Luật Căn cước Công dân thành Luật Căn cước được xây dựng còn dựa trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.

Hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31.000 người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có gần 800 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11.000 trường hợp không xác định được quốc tịch.

Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường hợp này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.

Khi cho ý kiến về Dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết Luật Căn cước sẽ giúp "không ai bị bỏ lại phía sau." Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ quyền lợi nhân dân của việc này là rất lớn.

Về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt đang cư trú tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội.

Tên Luật Căn cước đã chính xác và bao hàm hơn so với tên gọi cũ. Sửa tên Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội.

Bên cạnh đó, Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Quy định cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, Cơ sở Dữ liệu Căn cước và tiện ích của thẻ căn cước, tài khoản định danh điện tử; nhất là trong việc xác thực thông tin cá nhân; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo, thiết lập bản đồ số dân cư; giảm chi phí trong thực hiện công tác chuyển đổi số; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người dân tham gia được các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống.

An toàn, bảo mật và tích hợp thông tin

Trên thực tế, với việc ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, thẻ căn cước gắn chip điện tử của Việt Nam ra đời cùng với việc định danh điện tử không những giúp thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi phương thức quản lý con người từ thủ công sang hiện đại, mà còn đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ các yếu tố an ninh, an toàn và có khả năng bảo mật thông tin ở mức độ rất cao.

Việc người dân sử dụng thẻ căn cước gắn chip có thể phòng ngừa các loại giấy tờ giả mạo, giảm chi phí khi công chứng các loại giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Chip gắn trên thẻ căn cước có mức độ an toàn, bảo mật rất cao và việc đối sánh sinh trắc học có thể thực hiện ngay trên chip nên thông tin định danh của công dân được lưu trên thẻ là không thể thay đổi, hạn chế tối đa giả mạo.

Đặc biệt, chip điện tử này không có khả năng định vị, thông tin lưu trữ trên chip cần phải có công cụ chuyên dụng để đọc và thông tin được mã hóa.

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định: "Việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử và QR code, căn cước điện tử không bị theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an cũng như bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể làm việc này; đồng thời, chúng tôi có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân - những người sử dụng thẻ không bị theo dõi bởi bất cứ cơ quan nào."

Bên cạnh đó, so với Luật Căn cước Công dân 2014, thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư.

Theo cơ quan soạn thảo Luật, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Tiếp nhận, làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân tại Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)

Sự ưu việt của thẻ căn cước mới chính là tích hợp được nhiều thông tin của công dân trên thẻ hơn so với căn cước công dân mã vạch trước đây.

Người dân khi đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác, chỉ cần mang thẻ căn cước công dân gắn chip. Đây chính là nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước ta trên hành trình xây dựng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư - "trái tim" của Chuyển đổi Số.

Theo Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp-Bộ Công an, cho biết hiện nay công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau gây khó khăn nhất định trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, không phù hợp với xu hướng Chuyển đổi Số, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động xã hội; thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước công dân chỉ bao gồm một số nhóm thông tin, gây khó khăn trong thực hiện Chuyển đổi Số Quốc gia...

Những hạn chế đó được khắc phục trong Luật Căn cước, cụ thể như: Bổ sung, chỉnh lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền của công dân liên quan đến căn cước điện tử đầy đủ, chặt chẽ hơn…

Luật Căn cước được thông qua giúp giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ hiệu quả cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sau khi Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, Điều 46 Luật Căn cước đã quy định các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Việc Quốc hội thông qua Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là một bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, thẻ căn cước vào công tác quản lý Nhà nước, phù hợp với xu hướng quản lý Xã hội Số./.

(TTXVN/Vietnam+)

Luật Căn cước hướng đến Chuyển đổi Số, phục vụ tốt hơn cho người dân | Vietnam+ (VietnamPlus)


07/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
"Nhịp cầu" nối ý Đảng- lòng dânNew"Nhịp cầu" nối ý Đảng- lòng dân
Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư (KDC) chính là "cầu nối" vững chắc để đưa ý Đảng vào lòng dân, là kênh truyền tải thông tin từ chính quyền đến người dân linh hoạt, sâu sắc. Vì vậy, UBMTTQ Việt Nam xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

Góp sức xây dựng địa phương

Xã Lương Hòa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2018. Xác định xây dựng NTM là hành trình lâu dài và xuyên suốt, vì vậy, địa phương thực hiện các giải pháp để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Từ đó, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào sự phát triển chung của xã, UBMTTQ và các tổ chức thành viên thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động được chú trọng, trọng tâm là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh", phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" và cuộc vận động Quỹ Vì người nghèo, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Công tác chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn luôn được UBMTTQ Việt Nam xã Lương Hòa, huyện Bến Lức chú trọng

Giai đoạn 2022-2023, UBMTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên tích cực vận động thực hiện 16 công trình giao thông, thủy lợi,... với tổng kinh phí gần 8 tỉ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 5,3 tỉ đồng. Ngoài ra, người dân còn hiến hơn 4.000m2 đất và đóng góp hàng trăm ngày công lao động để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đặc biệt, nhằm chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, UBMTTQ Việt Nam xã phối hợp UBND xã triển khai, thực hiện công trình đường bờ Bắc kênh Nhà Lầu tại ấp 7 theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tổng kinh phí 3,2 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1,2 tỉ đồng. Các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc, người dân vô cùng phấn khởi.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Lương Hòa - Phạm Hoàng Minh cho biết: "Ngoài chú trọng thực hiện các giải pháp góp sức xây dựng địa phương, ban công tác Mặt trận ở các KDC còn thực hiện tốt chức năng tham mưu cho chi bộ, tích cực phối hợp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở KDC; động viên nhân dân tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội; phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương; tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Các KDC thường xuyên họp trao đổi giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động, phong trào ở địa phương".

Nâng cao chất lượng hoạt động

Việc chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn luôn được UBMTTQ Việt Nam xã quan tâm. Năm 2023, UBMTTQ Việt Nam xã phối hợp UBND và các tổ chức thành viên vận động gần 1.200 phần quà cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ, tết với tổng số tiền trên 600 triệu đồng; đồng thời, vận động Quỹ Vì người nghèo được trên 34 triệu đồng và các nguồn hỗ trợ khác xây dựng 6 căn nhà Đại đoàn kết cho người dân gặp khó khăn về nhà ở, tổng trị giá trên 500 triệu đồng. Qua đó, góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn xã còn 19 hộ (0,67%) và 29 hộ cận nghèo (1,03%).

Chất lượng hoạt động của các Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư đã thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương

Ban công tác Mặt trận các ấp thường xuyên hướng dẫn cách kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại. Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình thi đua sáng tạo được UBMTTQ Việt Nam xã phối hợp xây dựng và nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Cụ thể như mô hình San sẻ yêu thương; Mỗi KDC 1 công trình; Ban Công tác Mặt trận 1 phần việc; Chốt an ninh, trật tự; Ánh sáng an ninh, trật tự - an toàn giao thông; Số hóa phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; Tuyến đường cờ Tổ quốc;...

Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp 6A - Nguyễn Văn Toàn chia sẻ: "Các mô hình được triển khai góp phần quan trọng trong xây dựng NTM, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và giữ gìn an ninh, trật tự ở KDC. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được chúng tôi chú trọng tổ chức hàng năm nhằm thắt chặt tình đoàn kết, tăng sự gắn bó trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện nếp sống văn minh và xây dựng đời sống văn hóa".

Thời gian tới, UBMTTQ Việt Nam xã kiến nghị cấp ủy Đảng tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội cũng như làm tốt hơn vai trò "cầu nối" gắn kết ý Đảng và lòng dân. Ngoài ra, UBMTTQ Việt Nam xã tiếp tục hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận các ấp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm khơi dậy các nguồn lực chăm lo đời sống người dân ngày càng tốt hơn.

Chất lượng hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở KDC đã thúc đẩy các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước lan tỏa sâu, rộng trong cộng đồng dân cư. Việc chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đã tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh./.

Theo Báo Long An Online

"Nhịp cầu" nối ý Đảng- lòng dân - Báo Long An Online (baolongan.vn)


07/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trườngNewXây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường
Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thời gian qua, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cũng như các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Long An quan tâm cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống một cách toàn diện và đồng bộ. Nhờ vậy, diện mạo ở hầu hết các xã NTM ngày càng đổi mới, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được quan tâm, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững và an toàn.

Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường duy trì tổ thu gom rác thải, góp phần nâng chất tiêu chí môi trường

1. Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường xác định và tập trung củng cố, nâng chất tiêu chí môi trường trong XDNTM bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Xã duy trì tổ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt theo lịch, thời gian quy định.

Trên các cánh đồng cũng được xã xây dựng hố thu gom rác thải nguy hại để thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, trồng hoa tạo cảnh quan môi trường,... Nhờ đó, diện mạo nông thôn, cảnh quan môi trường khởi sắc, trong lành, sạch đẹp hơn. Người dân ý thức cao trong việc giữ gìn, BVMT, đồng hành cùng địa phương xây dựng xã NTM nâng cao.

Theo bà Nguyễn Thị Bé (ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường), người dân thụ hưởng nhiều lợi ích từ quá trình xây dựng NTM. Điều dễ dàng nhận thấy nhất là diện mạo, cảnh quan môi trường thay đổi rõ nét. "Tôi tham gia BVMT sống bằng việc làm thiết thực như bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung, tham gia thu dọn rác tại các kênh, mương, thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật,..." - bà Bé nói.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường - Huỳnh Thanh Tâm, xã đang trong quá trình nâng chất các tiêu chí NTM, hướng đến XDNTM nâng cao. Môi trường là một trong những tiêu chí được ưu tiên, tập trung đẩy mạnh thực hiện.

Để nâng chất tiêu chí môi trường, xã tăng cường tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân; xây dựng một số mô hình thiết thực: Hố thu gom xử lý rác thải tại gia đình, Hố thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; ra quân thu gom rác thải, trồng cây xanh, hoa hai bên đường,...

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các địa phương, hội, đoàn thể hỗ trợ các địa phương củng cố tiêu chí môi trường (Trong ảnh: Hỗ trợ túi đựng bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân)

Những chuyển biến tích cực trong công tác BVMT được xem là một trong những thành quả đáng ghi nhận từ chương trình XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, công tác BVMT vẫn là "bài toán" khá nan giải vì đây là tiêu chí "động" nên kết quả khó có thể duy trì bền vững nếu không có lộ trình thực hiện dài hơi, trước hết là sự đồng thuận cũng như ý thức của người dân tại các khu dân cư".

2. Trở lại các địa phương của huyện Tân Trụ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi diện mạo của những vùng quê đáng sống. Sự khởi sắc hiện hữu trên những tuyến đường rực rỡ sắc hoa, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên khi hạ tầng khang trang, giao thông nông thôn mở rộng, sạch đẹp.

Những thành quả "mắt thấy, tai nghe" đó là minh chứng rõ nét cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt, người dân đã phát huy vai trò chủ thể trong thực hiện tiêu chí về môi trường - một trong những tiêu chí "động" cần có sự duy trì liên tục bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả, thiết thực và phù hợp với thực tế.

Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ được thu gom và xử lý theo quy định

Lạc Tấn là 1 trong 2 xã điểm được huyện Tân Trụ chọn XDNTM nâng cao trong năm 2023. Một trong những tiêu chí xã tập trung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng trong bộ tiêu chí về xây dựng xã NTM nâng cao là môi trường.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen, tập quán của người dân, thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong BVMT sống từ những việc làm nhỏ nhất.

Các ngành, hội, đoàn thể xã phối hợp người dân thường xuyên ra quân vệ sinh môi trường nơi công cộng, trồng cây xanh, hoa ven đường, vừa tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, vừa góp phần BVMT; hướng dẫn người dân phân loại rác thải; vận động, tuyên truyền các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã nâng cao ý thức về BVMT, có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT,... thực hiện theo các nội dung được phê duyệt; đặc biệt là triển khai xây dựng các mô hình BVMT mang tính lan tỏa cộng đồng, được người dân đồng tình, hưởng ứng cao.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ - Nguyễn Hồng Dũng thông tin: Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong XDNTM nâng cao, xã quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống người dân được nâng cao.

Trên địa bàn xã có 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai cam kết BVMT. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại được thu gom và xử lý đúng theo quy định tại khu vực có xe thu gom. Xã xây dựng và triển khai, thực hiện kế hoạch thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa. Các tuyến kênh trên địa bàn được nạo vét thường xuyên, bảo đảm dòng chảy thông thoáng, không bị ứ đọng, không có hiện tượng thải bỏ chất thải nhựa, rác thải vào hệ thống thoát nước, kênh, rạch,...

Những chuyển biến tích cực trong công tác BVMT được xem là một trong những thành quả đáng ghi nhận từ chương trình XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, công tác BVMT vẫn là "bài toán" khá nan giải vì đây là tiêu chí "động" nên kết quả khó có thể duy trì bền vững nếu không có lộ trình thực hiện dài hơi, trước hết là sự đồng thuận cũng như ý thức của người dân tại các khu dân cư.

Trong đó, phải đầu tư nguồn lực, đề ra chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể để thực hiện; đồng thời, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tạo tiền đề vững chắc để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, đem lại diện mạo mới cho địa phương./.

Công tác BVMT trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Môi trường những năm gần đây được cải thiện đáng kể, nhất là tại các địa phương xây dựng xã NTM, NTM nâng cao. Sở phối hợp các hội, đoàn thể, địa phương xây dựng, thực hiện nhiều chương trình, hoạt động để củng cố, nâng chất tiêu chí môi trường. Nhiều cách làm hay, mô hình thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, từ đó chung tay, phối hợp trong thực hiện. Sở cũng kêu gọi mọi người, cộng đồng cùng tham gia xây dựng môi trường ngày càng trong lành, sạch đẹp, thân thiện, đáng sống hơn".

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Nguyễn Tân Thuấn

Theo Báo Long An Online

Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường - Báo Long An Online (baolongan.vn)

07/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Hành động đẹp vì cộng đồngNewHành động đẹp vì cộng đồng
Trong số 200 tập thể và cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng năm 2023, tỉnh Long An có 2 tập thể là Câu lạc bộ (CLB) Thanh niên Tình nguyện (TNTN) Ánh Dương và CLB TNTN Trường THPT Cần Giuộc.
Các thành viên Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện Trường THPT Cần Giuộc hỗ trợ tiếp sức mùa thi

Hoạt động tình nguyện là sân chơi giúp thành viên Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện Ánh Dương rèn luyện tinh thần tập thể, kỹ năng sống, lối sống lành mạnh, trách nhiệm, nghĩa tình

1. Chủ nhiệm CLB TNTN Ánh Dương - Nguyễn Huỳnh Đăng Huy cho biết: CLB thành lập năm 2021. Ngày 16/01/2023, CLB được công nhận là thành viên mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực miền Nam. Hiện tại, CLB có 87 thành viên, cộng tác viên, tình nguyện viên là học sinh các trường THPT, trường nghề trên địa bàn huyện Đức Hòa và TN trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian hoạt động, CLB thực hiện nhiều mô hình ý nghĩa, thiết thực với cộng đồng, nổi bật là mô hình Tiếp sức cùng ước mơ đến trường. CLB TNTN Ánh Dương vận động mạnh thường quân (MTQ) hỗ trợ kinh phí và sách giáo khoa, vở cho HS có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học cao vì điều kiện kinh tế gia đình.

Tháng 3/2023, CLB khảo sát hoàn cảnh thực tế và vận động MTQ tặng 10kg gạo, nhu yếu phẩm và tiền mặt trị giá 4 triệu đồng để giúp đỡ em Huỳnh Trương Kim Yến (HS Trường THPT Hậu Nghĩa, nhà ở ấp Hòa Bình 1, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa). Trong tháng 8, 9 năm nay, CLB tiếp tục khảo sát và vận động MTQ tặng hơn 100 quyển tập và tiền mặt trị giá 17 triệu đồng cho 4 HS có hoàn cảnh khó khăn chuẩn bị bước vào năm học mới.

Năm 2023, CLB tổ chức bán hoa tết được hơn 10 triệu đồng, gây quỹ hỗ trợ, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vui xuân, đón tết. CLB TNTN Ánh Dương còn phối hợp CLB Lửa Hồng và Nhóm Bạch Hạc trao tặng 20 phần quà (mỗi phần trị giá 400.000 đồng) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp Hội Chữ thập đỏ xã Hiệp Hòa (huyện Đức Hòa) trao tặng quà, thực phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã; phối hợp CLB Cỏ Bốn Lá tặng 35 túi an sinh cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã biên giới Mỹ Bình, huyện Đức Huệ; tổ chức 4 gian hàng 0 đồng, tặng 64 suất quà, 3 chiếc xe đạp cho học sinh, 4 gian hàng trò chơi, giao lưu cùng các em thiếu nhi tại Trường Tiểu học Mỹ Bình;...

CLB cũng thực hiện nhiều hoạt động tình nguyện vì môi trường, cộng đồng, chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từ ngày 17/5 đến 30/7/2023, CLB phối hợp Nhóm từ thiện Fly To Sky tổ chức chương trình Đổi sách lấy cây với sự đồng hành của Đoàn xã Lộc Giang. Tại điểm đổi do CLB phụ trách thu được hơn 500kg giấy các loại, 100kg sách giáo khoa các khối lớp, 10kg quần áo cũ, tặng cho các em vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn để tiếp sức năm học mới.

Ngoài ra, CLB còn đăng cai phối hợp Đoàn trường THPT An Ninh tổ chức chương trình Nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 05/6. Tại buổi ra quân, các tình nguyện viên thu gom trên 1 tấn rác thải các loại. Chương trình góp phần giảm thiểu rác thải, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các tình nguyện viên.

Anh Nguyễn Huỳnh Đăng Huy cho biết thêm: Qua các hoạt động, thành viên CLB ngày càng nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng. Đây cũng là sân chơi lành mạnh để các bạn rèn luyện tinh thần tập thể, kỹ năng sống, lối sống lành mạnh, trách nhiệm, nghĩa tình.

2. CLB TNTN Trường THPT Cần Giuộc thành lập ngày 15/10/2017Từ khi thành lập đến nay, CLB có 4 thành viên được kết nạp Đảng. Các thành viên CLB hỗ trợ tổ chức tốt các hoạt động do Đoàn phát động. Đặc biệt, CLB duy trì thực hiện hiệu quả 2 mô hình: Cá ăn rác thải nhựa, Ki-ốt tự dọn dẹp và phân loại dụng cụ ăn uống.

Hoạt động tình nguyện là sân chơi giúp thành viên Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện Ánh Dương rèn luyện tinh thần tập thể, kỹ năng sống, lối sống lành mạnh, trách nhiệm, nghĩa tình

Các thành viên Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện Trường THPT Cần Giuộc hỗ trợ tiếp sức mùa thi

Mô hình Cá ăn rác thải nhựa đặt tại sân Trường THPT Cần Giuộc, thu gom hơn 2.000kg rác thải nhựa từ khi triển khai (tháng 8/2019) đến nay. Qua đó, góp phần phân loại rác thải nhựa và nâng cao ý thức hạn chế sử dụng đồ nhựa cũng như không thải rác thải nhựa ra môi trường trong toàn thể học sinh của trường. Với mô hình Ki-ốt tự dọn dẹp và phân loại dụng cụ ăn uống, ngoài tính nhân văn, mô hình còn giáo dục các bạn trẻ thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống.

Năm 2023, CLB thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi tại chùa Pháp Tánh (huyện Cần Giuộc); tổ chức cho thành viên CLB cũng như học sinh các lớp tham quan, sinh hoạt ngoại khóa tại các "địa chỉ đỏ" như Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Cần Giuộc, Tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thái Bình, Khu tưởng niệm đồng chí Trương Văn Bang,...

Trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, hơn 40 thành viên của CLB tham gia hỗ trợ với các phần việc thiết thực như tặng nước, cơm cho thí sinh, điều phối giao thông trước cổng trường,... góp phần cho các kỳ thi diễn ra thành công.

CLB cũng là "cánh tay đắc lực" của Đoàn trường THPT Cần Giuộc trong việc tổ chức các ngày lễ, hội; phối hợp tổ chức thành công các ngày hội về môi trường, góp phần tạo mỹ quan xanh, sạch, đẹp; tham gia hỗ trợ Ngày Chủ nhật xanh, Thứ bảy tình nguyện. Đặc biệt, thành viên CLB cũng là đầu tàu của trường tham gia các phong trào của Huyện Đoàn như hội thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông, vẽ trên ghế đá, các tiết mục văn nghệ,...

Có thể thấy, phong trào TNTN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã phát huy mạnh mẽ tinh thần cống hiến, xung kích, tình nguyện, sáng tạo và trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Theo Báo Long An Online

Hành động đẹp vì cộng đồng - Báo Long An Online (baolongan.vn)


07/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Tăng cường cảnh báo, cảnh giác lừa đảo trên không gian mạngNewTăng cường cảnh báo, cảnh giác lừa đảo trên không gian mạng
Trong thời gian qua, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây thiệt hại về tài sản của người dân, trong đó có 3 hình thức lừa đảo mới mà người dân cần lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng xấu là:

1. Thông báo 'sai dữ liệu dân cư' để đánh cắp dữ liệu cá nhân: Các đối tượng liên tục gọi điện, giả danh nhân viên, cán bộ làm việc tại UBND cấp xã, thông báo với nạn nhân rằng dữ liệu cá nhân bị sai, đề nghị ra UBND để chỉnh sửa dữ liệu nhưng sau đó gợi ý hướng dẫn từ xa; yêu cầu cung cấp thông tin Chứng minh nhân dân, thúc giục đi làm Căn cước công dân... Thủ đoạn của các đối tượng nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ vào mục đích xấu.

2. Lừa đảo kích hoạt và tích hợp sổ đỏ và ứng dụng VneID: Lợi dụng việc chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt ứng dụng VNeID của người dân, thời gian qua, các đối tượng lừa đảo đã liên tục gọi điện, sau đó gửi đường link qua các trang mạng xã hội yêu cầu người dân truy cập và cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật với mục đích lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân của người dân. 

3. Thủ đoạn lừa vay tiền trực tuyến, ghép ảnh thờ để đòi nợ: Đánh vào tâm lý cần tiềm gấp với thủ tục nhanh gọn, các đối tượng lừa đảo đã khiến nhiều người dùng sập bẫy, thực hiện cài đặt các ứng dụng vay tín dụng về điện thoại theo hướng dẫn mà không biết rằng bản thân đã để lộ lọt thông tin, hình ảnh cá nhân từ thiết bị; đồng thời, cho phép các đối tượng lừa đảo truy cập danh bạ điện thoại. Đối với các trường hợp khách vay không trả hoặc cắt liên lạc, nhân viên sẽ truy soát danh bạ, gọi điện thoại cho người thân, bạn bè để yêu cầu nhắc người vay trả nợ. Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng lời lẽ thô tục để xúc phạm, đe dọa; thậm chí là ghép ảnh nạn nhân vào ảnh thờ, ảnh nhạy cảm để gửi cho người thân hoặc đăng tải lên mạng xã hội. 

Để không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên, người dùng cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, trang bị những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình, trong đó cần lưu ý:

- Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này.

- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

- Các tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào cổng thông tin khonggianmang.vn để tra cứu hoặc phản ánh tới cơ quan chức năng về những trường hợp nghi ngờ lừa đảo trực tuyến.

- Trong trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời./.

T.H.

 

07/12/2023 10:00 SAĐã ban hành
Long An chuẩn bị trên 1.300 tỷ đồng hàng hóa phục vụ TếtNewLong An chuẩn bị trên 1.300 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết
Sở Công Thương Long An vừa xây dựng kế hoạch tạm trữ hàng hóa cho thị trường tỉnh cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với tổng giá trị hơn 1.300 tỷ đồng.


3-5-2023-hanghoa1.jpg

Bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường

Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống hơn 90 cửa hàng Bách hóa xanh, hệ thống cửa hàng Vin Mart Long An, hệ thống cửa hàng tiện lợi San Hà, Công ty Cổ phần thực phẩm An Long và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại xây dựng kế hoạch, phương án dự trữ hàng hóa kinh doanh tại đơn vị và tham gia kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với các nhóm hàng: công nghệ thực phẩm; nhiên liệu (bao gồm xăng, dầu các loại, gas); kim khí điện máy; nông sản thực phẩm và sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc sản địa phương.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.200 đại lý bách hóa tổng hợp góp phần tăng nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân những tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Bên cạnh đó, để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường cuối năm, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Sở Công Thương đề nghị các huyện, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là mặt hàng thiết yếu, có thể tăng cao hoặc biến động giá... để chủ động có phương án hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến./.

T.H.


07/12/2023 7:00 SAĐã ban hành
Bế mạc Hội thi "Giọng hát hay Bolero" tỉnh Long An lần IINewBế mạc Hội thi "Giọng hát hay Bolero" tỉnh Long An lần II
Tối ngày 06/12/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức bế mạc, trao giải Hội thi "Giọng hát hay Bolero" tỉnh Long An lần II.

thi sinh thương nha.jpg

Tiết mục tham gia đêm chung kết của thí sinh

Hội thi "Giọng hát hay Bolero" tỉnh Long An lần II - năm 2023 diễn ra từ ngày 27/11 đến ngày 06/12/2023, với sự tham gia của 160 thí sinh được tuyển chọn từ hơn 1.000 thí sinh của 15 huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan ban ngành đoàn thể trong tỉnh.

Trải qua các vòng thi sơ khảo, bán kết, chung kết và vòng chung kết xếp hạng, 16 thí sinh đã có sự chuẩn bị tập dượt công phu, chu đáo, thi trình diễn nhiệt tình, mang đến cho hội thi nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.

IMG_9206.jpg
 Thí sinh Lê Thị Thương Nha đến từ huyện Vĩnh Hưng đoạt giải Nhất tại cuộc thi
Kết thúc hội thi, giải nhất thuộc về thí sinh Lê Thị Thương Nha đến từ huyện Vĩnh Hưng, ngoài ra ban tổ chức còn trao 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 10 giải khuyến khích./.
 Ngọc Lan


06/12/2023 8:00 CHĐã ban hành
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Thanh Hải chúc mừng Hội Cựu chiến binh tỉnhNewPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Thanh Hải chúc mừng Hội Cựu chiến binh tỉnh
Chiều 06/12, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh - Nguyễn Thanh Hải đến thăm, tặng hoa chúc mừng Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Long An nhân kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (06/12/1989 – 06/12/2023). Cùng đi có lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam

Tặng hoa và phát biểu chúc mừng nhân kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Nguyễn Thanh Hải ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của các cấp Hội CCB tỉnh trong những năm qua.

Đồng thời, ông mong muốn, các cấp Hội CCB tỉnh tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất truyền thống của "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Bên cạnh đó, ông mong muốn các cấp Hội CCB tích cực tuyên truyền, vận động hội viên vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Long An - Nguyễn Văn Kìa cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh

Chủ tịch Hội CCB tỉnh Long An - Nguyễn Văn Kìa cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể. Thời gian tới, các cấp Hội CCB tỉnh tiếp tục phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, luôn "Trọn nghĩa với nước non, sắc son tình đồng đội", luôn là tấm gương sáng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH quốc phòng - an ninh của tỉnh./.

Theo Báo Long An Online

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Thanh Hải chúc mừng Hội Cựu chiến binh tỉnh - Báo Long An Online (baolongan.vn)


06/12/2023 5:00 CHĐã ban hành
Trường học chủ động phòng cháy, chữa cháyTrường học chủ động phòng cháy, chữa cháy
Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, xã hội. Trong đó, trường học là nơi tập trung đông học sinh (HS) nên công tác PCCC càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trường Mẫu giáo Tân Khánh (TP.Tân An) thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy

Thời gian qua, nhiều vụ cháy xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC trong trường học không chỉ bảo vệ tính mạng, tài sản mà còn giáo dục trẻ, HS có kiến thức, kỹ năng chủ động PCCC, nhất là biết tự bảo vệ tốt hơn.

Trường Mẫu giáo Tân Khánh (TP.Tân An, tỉnh Long An) hiện có 146 trẻ. Ngay từ đầu năm học, trường xây dựng kế hoạch PCCC và triển khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Trường trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy ban đầu: Bình khí CO2, bình bột chữa cháy, dán nội quy PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ khi có cháy xảy ra,...

Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên (GV) quan tâm, quản lý tốt trẻ trong các hoạt động học, hoạt động tại trường, không để trẻ nghịch lửa, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. GV lồng ghép dạy trẻ kiến thức, kỹ năng PCCC mọi lúc, mọi nơi, nhất là sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phát triển thể lực.

Trong đó, trẻ được GV hướng dẫn cách nhận biết nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ và cách phòng tránh cũng như nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu đó.

Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Tân Khánh - Phạm Thị Kim Toàn cho biết: "Trường rất chú trọng việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác; đồng thời, thường xuyên tự kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót trong công tác PCCC để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy, nổ tại trường. Cán bộ, GV của trường nắm chắc kiến thức PCCC".

Trường THCS Mỹ Thạnh Đông (huyện Đức Huệ) xác định công tác PCCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không thể chủ quan, lơ là nhằm bảo vệ tốt tính mạng, tài sản của HS và GV. Hàng năm, trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác PCCC. Trong đó, trường xác định nguyên nhân có thể xảy ra cháy, nổ, từ đó chủ động phòng, chống, nhất là nguyên nhân do điện, thiết bị điện tử.

Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Thạnh Đông - Nguyễn Minh Toàn thông tin: "Hệ thống điện, thiết bị điện tử của trường được kiểm tra định kỳ và thường xuyên, qua đó kịp thời sửa chữa, khắc phục, thay mới những thiết bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây cháy, nổ. Trường xây dựng hệ thống nước với chiều dài dây ống nước bảo đảm phục vụ tốt cho công tác chữa cháy; bố trí bình chữa cháy tại các khu vực trong trường học cũng như dán các quy định về PCCC để nhắc nhở, tuyên truyền HS".

Bên cạnh đó, trường lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng PCCC cho HS qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào các nội dung trong bài học trên lớp. Qua đó, HS nắm được kiến thức cơ bản về PCCC; biết cách thoát nạn trong môi trường khói, khí độc, nhất là địa hình nhà cao tầng và biết cấp cứu cho người bị nạn;...

Học sinh được hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy

Các trường thực hiện tốt công tác PCCC vừa tạo sự an tâm, tin tưởng cho phụ huynh và xã hội, vừa trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng để bảo vệ mình và người thân khi xảy ra cháy, nổ./.

Theo Báo Long An Online

Trường học chủ động phòng cháy, chữa cháy - Báo Long An Online (baolongan.vn)


06/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Dân quân biên giới xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồngDân quân biên giới xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Bằng sự nỗ lực, cố gắng cùng tinh thần đoàn kết, những mô hình của cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó cho thấy sự năng động, sáng tạo của những người lính vùng biên luôn xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp sức xây dựng nông thôn mới, tạo nên dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ trích kinh phí từ mô hình Nuôi heo đất vì cộng đồng thăm hỏi gia đình ông Nguyễn Văn Bực (ấp 3, xã Mỹ Bình)

Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ trích kinh phí từ mô hình Nuôi heo đất vì cộng đồng thăm hỏi gia đình ông Nguyễn Văn Bực (ấp 3, xã Mỹ Bình)

Nuôi heo đất gây quỹ

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Quân sự xã Mỹ Bình cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực trong các hoạt động của đơn vị. Trong đó, mô hình Nuôi heo đất vì cộng đồng đã tạo sự lan tỏa tích cực đến mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Ban CHQS xã Mỹ Bình.

Sau buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ, các đảng viên trong Chi bộ và đoàn viên, thanh niên Ban CHQS xã cùng nhau thực hiện mô hình Nuôi heo đất vì cộng đồng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ tiết kiệm chi tiêu cá nhân, tự nguyện góp 40.000 đồng bỏ vào heo đất. Riêng Bí thư Chi bộ, Chỉ huy trưởng và Chính trị viên phó Ban CHQS xã góp 100.000 đồng/người.

Chính trị viên phó Ban CHQS xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ - Lê Văn Phước cho biết: "Để mô hình thực hiện hiệu quả, Chi bộ trực tiếp xây dựng quy chế hoạt động của quỹ thông qua Chi bộ. Hàng tháng, đến kỳ sinh hoạt chi bộ sẽ góp kinh phí. Theo quy định đóng góp 40.000 đồng nhưng tùy mỗi đảng viên, đoàn viên, thanh niên có thể góp hơn số tiền quy định. Nguồn kinh phí từ mô hình được dùng để giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ dân quân gặp khó khăn đột xuất".

Cũng từ mô hình Nuôi heo đất vì cộng đồng, Chi bộ Quân sự xã Mỹ Bình thăm hỏi, động viên và trích một phần kinh phí hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với vợ chồng ông Nguyễn Văn Bực (ấp 3, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ). Nhà nghèo, không có đất canh tác, vợ chồng ông Bực nương tựa vào đứa con trai. Cuộc sống của người con trai cũng thiếu trước, hụt sau nên đành dựng tạm căn chòi lá cho ông bà sinh hoạt qua ngày ở tuổi xế chiều. Đón nhận tấm lòng sẻ chia từ cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS xã Mỹ Bình, đôi tay hao gầy của ông Bực run run, ánh mắt vui mừng. Những giọt nước mắt chảy dài trên vết chân chim, ông Bực xúc động: "Cảm ơn các cháu dân quân đã quan tâm! Cảm ơn rất nhiều!".

Vườn ươm thanh niên

Xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ là địa phương còn nhiều khó khăn, có đường biên giới dài 4,3km giáp nước bạn Campuchia. Thời gian gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Mỹ Bình ra sức phấn đấu xây dựng nông thôn mới. Để góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS xã Mỹ Bình cùng nhau tạo nên Vườn ươm thanh niên với nhiều loại hoa, góp phần thực hiện tiêu chí về xây dựng cảnh quan môi trường.

Mỗi đợt, cán bộ, chiến sĩ ươm, nhân giống khoảng 4.000 cây xanh các loại để trồng ven các tuyến đường trên địa bàn xã Mỹ Bình, góp phần tạo cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp. Chạy dọc tuyến đường tuần tra biên giới của xã Mỹ Bình, cảnh quan đẹp hơn bởi những căn nhà liền kề chốt dân quân biên giới và đồn, trạm biên phòng. Cảnh sắc nơi đây còn được điểm tô bởi sự hòa quyện giữa màu đỏ thắm của những lá cờ Tổ quốc và sắc vàng rực rỡ của loài hoa hoàng yến do lực lượng dân quân xã trồng, chăm sóc.

Ông Huỳnh Văn Tải - người dân sống tại Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới Mỹ Bình, phấn khởi: "Cuộc sống vùng biên đã thay đổi nhiều. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Cảnh quan môi trường cũng xanh, sạch, đẹp hơn. Biên giới thật yên bình".

Từ Vườn ươm thanh niên, cán bộ, chiến sĩ, dân quân Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ vận chuyển cây giống đến trồng ven các tuyến đường

Từ Vườn ươm thanh niên, cán bộ, chiến sĩ, dân quân Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ vận chuyển cây giống đến trồng ven các tuyến đường

Không chỉ tuyến đường tuần tra biên giới, hiện nay, cán bộ, chiến sĩ, dân quân Ban CHQS xã Mỹ Bình còn thực hiện xanh hóa 3 tuyến đường trên địa bàn ấp 1, ấp 6, dài hơn 1km. Việc làm của các chiến sĩ dân quân đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong mỗi người dân để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương. Giờ đây, mỗi hộ dân sinh sống trên địa bàn có tuyến đường hoa ngang qua đều tự nguyện chăm sóc, cắt tỉa, góp sức tạo nên không gian sạch, đẹp cho vùng quê.

Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ - Huỳnh Thị Thái Lan cho biết: "Ban CHQS xã Mỹ Bình phát huy tốt vai trò trong phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân rất tin tưởng vào những việc làm của cán bộ, chiến sĩ, dân quân trong thời gian qua.

Đặc biệt, từ mô hình Vườn ươm thanh niên, ngoài xanh hóa các tuyến đường, nhiều khu vực từng là nơi tập kết rác thải không đúng quy định cũng được lực lượng dân quân thu dọn, trồng cây xanh. Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về xây dựng môi trường sống thân thiện, trong lành"./.

Theo Báo Long An Online

Dân quân biên giới xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Báo Long An Online (baolongan.vn)


06/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Nghĩa tình Đá BiênNghĩa tình Đá Biên
Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 207, Quân khu 8, tọa lạc ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu sự hy sinh oanh liệt của gần 200 chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 207 trong trận đánh ngày 03/10/1973. Những chiến sĩ ấy tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người đang là sinh viên. Các anh rời giảng đường, cầm súng bảo vệ Tổ quốc và ra đi mãi mãi trong một cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, mang lại hòa bình, độc lập cho quê hương.

Chiến sĩ Trung đoàn 207 phần lớn là tân binh thuộc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Thủy lợi, Giao thông,... sẵn sàng xếp bút nghiên, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Trên đường hành quân từ Mỏ Vẹt (giáp biên giới Campuchia), các anh bí mật vượt sông.

Năm ấy, nước lũ dâng cao. Giữa đồng nước mênh mông, các anh bị địch phát hiện, cho 12 chiếc máy bay trực thăng bắn rocket, nhiều xe tăng lội nước xông thẳng vào đội hình Trung đoàn, bắn xối xả vào đoàn quân ta. Và rồi, gần 200 người đã vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng nước ở vùng Đồng Tháp Mười.

Trọn nghĩa, vẹn tình

Ngày giỗ các liệt sĩ Trung đoàn 207, cựu chiến binh Phạm Trí Luyện - một trong những chiến sĩ Trung đoàn 207 may mắn còn sống sót, lặn lội vào Long An thắp nén hương cho đồng đội. Ông Luyện xúc động nói: "Đồng đội của tôi hy sinh trên mảnh đất này và mãi mãi nằm lại nơi đây, được người dân, chính quyền chăm lo hương khói, tôi cảm thấy rất ấm lòng và cảm ơn sâu sắc.

Tôi may mắn thoát chết vì xác của đồng đội hy sinh ngay trên người tôi nên địch không phát hiện. Biết ơn người đồng đội đã bảo vệ mình, tôi họa di ảnh và thờ anh cho đến hôm nay. Lễ giỗ lần thứ 50 này, tôi vào Đá Biên, thắp nén hương tưởng nhớ những đồng đội cùng vào sinh ra tử".

Người dân ấp Đá Biên (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) mãi tri ân các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn 207

Cánh đồng ấp Đá Biên (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) vào mùa nước nổi, nơi mà ngày xưa Trung đoàn 207 đã hy sinh

Sau trận đánh, khi địch rút hết quân, má Lê Thị Sáu, cán bộ địa phương cùng người dân ấp Đá Biên dùng mùng để vớt xương thịt của chiến sĩ đã rã trong nước lũ. Thương cho hương hồn của những người lính trẻ xa nhà đã hy sinh trong trận đánh ấy, với tấm lòng tri ân, má cùng người cháu tên Nguyễn Văn Tư (người dân ở đây thường gọi là Tư Tờ cưa tràm) mua hai tấm tôn (hiện vẫn còn) và đắp mô đất thành một ngôi miếu nhỏ giữa cánh đồng nước mênh mông, đặt tên là miếu "Bắc Bỏ" để các anh có chỗ "đi về".

Ngày giỗ các anh năm nay (8/9 Âm lịch), má Sáu đã 83 tuổi, sức yếu nhưng vẫn mang hương hoa, bánh trái để cùng người dân dâng cúng liệt sĩ. Má Sáu nói: "Thắp hương để anh em ấm áp", rồi má hướng đôi mắt nhìn ra cánh đồng mùa này nước cũng ngập trắng.

Má trầm ngâm: "Sau trận càn quét của địch, máu của liệt sĩ nhuộm đỏ lẫn vào trong nước, nhìn đau xót lắm! Giờ nhớ lại, má vẫn không kìm được nước mắt". Ông Tư Tờ từ đó đến nay cũng tình nguyện chăm sóc, hương khói hàng ngày cho liệt sĩ.

Chiến sĩ Đại đội Bộ binh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Hóa chuẩn bị lễ giỗ liệt sĩ Trung đoàn 207

Chiến sĩ Đại đội Bộ binh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Hóa chuẩn bị lễ giỗ liệt sĩ Trung đoàn 207

Ông Tư Tờ chia sẻ: "Những năm trước, nước ngập sâu, vào ngày giỗ, người dân để mâm cơm trên mũi xuồng, đốt nhang cúng vái. Không riêng tôi mà mọi người dân ấp Đá Biên đều trân trọng, biết ơn sự hy sinh cao cả của các anh hùng, liệt sĩ nên thờ cúng cho trọn nghĩa, vẹn tình".

Ấm lòng thân nhân liệt sĩ

Để tưởng nhớ sự hy sinh của các liệt sĩ, tháng 10/2012, Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 207, Quân khu 8 được khánh thành với diện tích hơn 5.000m2. Công trình được sự đóng góp từ các cựu chiến binh Trung đoàn 207 cùng nhân dân trên khắp mọi miền đất nước và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam tài trợ với tổng kinh phí khoảng 14 tỉ đồng.

Ngày giỗ hàng năm, người dân về với ấp Đá Biên ngày càng nhiều. Bởi nơi đây là quê hương thứ hai và các anh mãi sống trong lòng người dân Đá Biên, với đất và người Long An.

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc (ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) chia sẻ: "Chị em tôi lo hậu cần, nấu cơm, canh để trước cúng các liệt sĩ, sau đó đãi khách đến dự lễ giỗ. Hồi trước bà con lối xóm ở đây có gì cúng đó, người nấu xôi, luộc gà, nướng cá, vài lít rượu nếp. Các anh hy sinh ở đây, còn người thân, gia đình thì ngoài miền Bắc nên người dân Đá Biên xem các anh như người thân".

Người dân ấp Đá Biên (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) mãi tri ân các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn 207

Người dân ấp Đá Biên (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) mãi tri ân các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn 207

Tình cảm chân chất, mộc mạc nhưng mang ý nghĩa tri ân sâu sắc của người dân Đá Biên làm cho thân nhân liệt sĩ vơi bớt phần nào nỗi đau chiến tranh và cảm thấy ấm lòng. Bà Cao Thị Lan (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) không giấu được niềm xúc động: "Gia đình rất cảm ơn và xúc động trước tấm lòng của người dân Đá Biên và cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chăm lo, ghi công, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, trong đó có anh trai của tôi đã ngã xuống trên mảnh đất này".

Tinh thần dũng cảm và sự hy sinh cao cả của các anh soi đường cho thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối ước mơ về sự phồn vinh của đất nước, ấm no và hạnh phúc của nhân dân. Với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Thạnh Hóa, truyền thống Trung đoàn 207 mãi tỏa sáng để cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy, góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trung sĩ Phạm Minh Trí - Đại đội Bộ binh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Hóa, bày tỏ: "Tôi và đồng đội phấn đấu huấn luyện giỏi, rèn luyện nghiêm, làm chủ vũ khí trang bị có trong biên chế, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tác chiến trên địa bàn sông nước để góp phần bảo vệ Tổ quốc, tiếp nối truyền thống Trung đoàn 207".

Các anh nằm lại với Đá Biên. Và Đá Biên cũng là quê hương thứ 2 của các anh. Người dân Đá Biên nghĩa tình sẽ sưởi ấm linh hồn các anh mãi đến mai sau tựa như bài thơ mà một cựu chiến binh Trung đoàn 207 đã tạc trước đền tưởng niệm: "...

Giữa bao la trời nước Tháp mười. Vì đất nước các anh hy sinh nằm lại. Vĩnh biệt đồng đội, quê hương, cha mẹ, tuổi thanh xuân. Vĩnh biệt mái trường xưa ước mơ tuổi trẻ. Các anh về với người dân Thạnh Hóa, Long An"./.

Theo Báo Long An Online

Nghĩa tình Đá Biên - Báo Long An Online (baolongan.vn)


06/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Năm 2023: Tân An ước đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy Năm 2023: Tân An ước đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy
Ngày 06/12/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tân An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Thành ủy năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út dự và chỉ đạo hội nghị.

tanan-qc-6-12-23.jpg

Quang cảnh hội nghị

Năm 2023, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội thành phố nêu cao quyết tâm chính trị, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị, nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện ước đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy đề ra. Diện mạo, kết cấu hạ tầng có những chuyển biến rõ nét. Đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung triển khai ngay từ đầu năm, thực hiện giải ngân các nguồn vốn theo kế hoạch. Thành phố hoàn thành sớm các chương trình đột phá, công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ thành phố đề ra. Công tác huy động nguồn lực có nhiều chuyển biến. Thành phố triển khai bước đầu có hiệu quả Đề án "Thí điểm hỗ trợ bê tông đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025". Thu ngân sách nhà nước đạt 100% kế hoạch tỉnh giao.

 tanan-chutri-6-12-23.jpg

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tân An - Lê Công Đỉnh và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - Lê Thị Khuyên chủ trì hội nghị

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo; sản lượng lương thực đạt khá. Thành phố tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Nông nghiệp ven đô và Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2023. Các hoạt động văn hóa-xã hội cơ bản tạo được điểm nhấn riêng cho thành phố, đã tạo được sự lan tỏa, tự hào, tự lực, tự cường trong người dân thành phố Tân An. Công tác quốc phòng, an ninh, nội chính được tăng cường, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được thực hiện tốt, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ.

Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm so với yêu cầu; công tác quản lý, nắm bắt tình tình tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên của một vài cấp ủy cơ sở còn hạn chế, chưa kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh.

tanan-pb-6-12-23.jpg 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh-Nguyễn Văn Út chỉ đạo hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua của Đảng bộ và Nhân dân thành phố Tân An. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới, Tân An cần thường xuyên kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch; tiếp tục phát huy hiệu quả Đề án "Thí điểm hỗ trợ bê tông đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025"; quan tâm công tác mỹ quan đô thị, phải làm sao để xây dựng thành phố Tân An theo hướng xanh, sạch, thân thiện, trở thành nơi đáng sống./.

TL

06/12/2023 3:00 CHĐã ban hành
Long An tổ chức Cuộc thi sáng tác Mẫu phác thảo Tượng đài chiến thắng tại Di tích lịch sử Ngã tư Rạch KiếnLong An tổ chức Cuộc thi sáng tác Mẫu phác thảo Tượng đài chiến thắng tại Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến
Từ ngày 15/12/2023 đến ngày 26/4/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức "Cuộc thi sáng tác Mẫu phác thảo Tượng đài chiến thắng tại Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến".

Cuộc thi nhằm xét duyệt, tuyển chọn được tác phẩm nghệ thuật dự thi xuất sắc nhất, thể hiện quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân và dân Cần Đước - Long An trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến; đồng thời, phản ánh những đặc trưng riêng của Cần Đước - Long An về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội. Tác phẩm đạt giải cao nhất được đưa vào xây dựng trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến, có diện tích 14.100m2 thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Di tích Ngã tư Rạch Kiến là chứng tích của Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một phương thức đánh giặc hết sức độc đáo và sáng tạo của quân và dân Long An trong thời gian trực tiếp đương đầu với quân đội Mỹ, quân đội một số nước đồng minh của Mỹ và quân ngụy quyền Sài Gòn. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến bao gồm 08 xã thuộc huyện Cần Đước và 02 xã thuộc huyện Cần Giuộc, hình thành thế bao vây quanh căn cứ Mỹ ở Rạch Kiến (nay thuộc thị tứ Rạch Kiến, xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), khi quân Mỹ đến lập căn cứ vào cuối năm 1966 cho đến năm 1970.

diem_qua_7_di_tich_lich_su_noi_bat_o_long_an_2_218845898.jpg

Trong thời gian hơn 1.000 ngày, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Long An, Đảng bộ huyện Cần Đước, quân - dân Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bao vây, cầm chân, tiêu hao lực lượng địch, hạn chế sự đánh phá của chúng ra xung quanh, giữ vững vùng giải phóng. Đây là sự sáng tạo của quân dân Long An về mô hình lập vành đai diệt Mỹ ở địa bàn đồng bằng đông dân cư. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến được xem là sự phát triển đỉnh cao của chiến tranh nhân dân chống Mỹ ở Long An. Thế trận chiến tranh nhân dân ở Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến là sự gắn kết chặt chẽ của các phương diện đấu tranh như: tổ chức lãnh đạo, bố trí trận địa, sự phối hợp hoạt động giữa các lực lượng, các hình thức đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp... để tạo thành một hệ thống chiến đấu liên hoàn ở địa bàn bị tạm chiếm; vừa khéo léo giữ được thế hợp pháp của quần chúng, tìm ra phương thức thích hợp để bảo vệ dân, giữ được sức người, sức của để chiến đấu lâu dài. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ở đây là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa 3 mũi: quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp lực lượng quân sự với đấu tranh của quần chúng, theo phương châm: "Bám thắt lưng địch mà đánh". Đặc biệt, trong quân sự, bộ đội và du kích biết dựa vào dân. Dân có ổn định, bộ đội và du kích sống chung với dân, được dân che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, giúp đỡ thì chiến đấu mới linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả và bảo toàn được lực lượng.

Tác phẩm dự thi phải đảm bảo yêu cầu về nội dung tư tưởng và yêu cầu về mỹ thuật, kiến trúc như sau: (i) Là công trình nghệ thuật phản ánh được tinh thần chiến đấu và chiến thắng của quân và dân Cần Đước - Long An trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến với tư cách là một thế trận, một quá trình; (ii) Phương thức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến là sự phát triển đỉnh cao của chiến tranh nhân dân, là thế trận của lòng dân, là biểu tượng của ý chí, nghị lực và sự sáng tạo của quân dân Long An thời đánh Mỹ, dựa trên nghệ thuật sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa thế trận 02 chân (chính trị, quân sự), 03 mũi (đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận và đấu tranh vũ trang), theo phương châm "Bám thắt lưng địch mà đánh"; (iii) Công trình phải có tính độc đáo, phản ánh những đặc trưng riêng của Cần Đước - Long An về truyền thống lịch sử - văn hóa, con người, điều kiện tự nhiên, xã hội; sự tương quan lực lượng giữa địch và ta, trong đó có thế mạnh về quân sự của địch qua phương tiện chiến tranh tối tân, binh lực hùng hậu mà Mỹ - ngụy sử dụng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến... (iv) Mẫu phác thảo tượng đài phải đạt ý tưởng thẩm mỹ cao, giàu tính biểu tượng và nghệ thuật, sáng tạo, nhưng vẫn gần gũi, dễ hiểu, dễ cảm nhận đối với quảng đại quần chúng, không trùng lặp, sao chép ý tưởng những tượng đài đã có, nhằm tạo nên một tác phẩm điêu khắc ngoài trời hiện đại, chất liệu bền vững; tạo ra không gian nghệ thuật với sự phối hợp giữa mỹ thuật, kiến trúc và quy hoạch, hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan khu vực; (v) Mẫu phác thảo được chọn phải đáp ứng về quy hoạch, kiến trúc, có tính khả thi cao, dễ dàng thuận tiện triển khai thi công, xây dựng bằng chất liệu bền vững, đảm bảo tiến độ cuộc thi và yêu cầu hoàn thành công trình trước tháng 2 năm 2025 nhằm tạo điểm nhấn về không gian cho khu vực.

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố Thể lệ và phát động Cuộc thi, đồng thời tổ chức cuộc họp mời các tác giả có uy tín, có nhiệt tâm và các tác giả quan tâm tham gia Cuộc thi, để nghe huyện Cần Đước báo cáo đặc điểm về truyền thống lịch sử - văn hóa, điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương, về quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân và dân Cần Đước - Long An trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, qua đó các tác giả có thể tìm hiểu, vận dụng trong quá trình sáng tác tác phẩm dự thi.

Tác phẩm dự thi được trình bày đúng theo yêu cầu trong Thể lệ Cuộc thi do Ban Tổ chức Cuộc thi quy định (Thể lệ Cuộc thi được đăng tải trên Website Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tại địa chỉ: svhttdl.longan.gov.vn). Tất cả các tác phẩm dự thi được vào vòng chung khảo, Ban Tổ chức Cuộc thi không trả lại cho tác giả tham gia dự thi và thuộc toàn quyền quản lý, sử dụng của Ban Tổ chức Cuộc thi, của tỉnh Long An mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Những phác thảo xuất sắc nhất được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn sẽ được đầu tư sáng tác phác thảo bước hai. Tác giả có Mẫu phác thảo (tác phẩm) được Hội đồng xét chọn, sẽ được chủ đầu tư mời thương thảo hợp đồng để thực hiện phương án được chủ đầu tư phê duyệt.

* Thông tin chung cuộc thi:

- Cơ quan tổ chức: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An.

- Tên gọi: "Cuộc thi sáng tác Mẫu phác thảo Tượng đài chiến thắng tại Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến".

- Thời gian tổ chức: Từ ngày 15/12/2023 đến ngày 26/4/2024.

- Đối tượng tham gia: Là những tổ chức, cá nhân có khả năng và kinh nghiệm trong hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc... trong, ngoài tỉnh Long An.

- Cơ cấu giải thưởng gồm: (i) 01 giải nhất: 100.000.000 đồng; (ii) 01 giải vào Vòng 3 Cuộc thi: 30.000.000 đồng; (iii) 03-05 giải khuyến khích (tác phẩm được chọn đầu tư sáng tác phác thảo bước 2): 20.000.000 đồng/giải.

- Địa điểm nhận tác phẩm dự thi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An. Địa chỉ: Số 03 - Võ Văn Tần - Phường 2 - Thành phố Tân An - tỉnh Long An - Điện thoại: 02723 822 631 - Email: svhttdl@longan.gov.vn./.

TTBC_ Thông tin báo chí-RachKien.pdf

T.H.


06/12/2023 2:00 CHĐã ban hành
Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nướcTập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước
Ngày 06/12/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đợt 2 năm 2023. Tham dự hội nghị có gần 300 đại biểu là lãnh đạo, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, đơn vị trực thuộc, địa phương làm nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
z4946977943652_18b3e379a466c40765be9d8726dd9fc0.jpg

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên phổ biến 3 chuyên đề về: quán triệt các nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; công tác tổ chức thực hiện các quy định cụ thể của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương; thực trạng tình hình bảo vệ bí mật Nhà nước trên không gian mạng và phòng chống lộ, mất bí mật Nhà nước trên không gian mạng.

Hội nghị nhằm tiếp tục tăng cường phổ biến, quán triệt các nội dung cụ thể trong thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tại các sở, ngành, địa phương. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong thời gian tới./.

T.H.


06/12/2023 10:00 SAĐã ban hành
Long An bàn giao 24 căn nhà điểm dân cư trên tuyến biên giớiNewLong An bàn giao 24 căn nhà điểm dân cư trên tuyến biên giới
Ngày 06/12, tỉnh Long An tổ chức bàn giao 24 căn nhà tại các điểm dân cư biên giới huyện Thạnh Hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm; Đại tá Thái Thành Đức - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 tham dự buổi lễ.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành, bàn giao nhà liền kề

Sau gần 4 tháng thi công, 24 căn nhà điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới xã Thuận Bình và Tân Hiệp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi căn nhà có diện tích từ 100 đến 200m2. Tổng kinh phí xây dựng trên 8 tỉ đồng, trong đó, UBND tỉnh Long An hỗ trợ mỗi căn 140 triệu đồng, số tiền còn lại do gia đình đóng góp. Tại buổi lễ bàn giao, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều phần quà tặng cho các hộ dân được thụ hưởng nhà lần này.

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm cho biết, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 16 ngày 10/10/2007 của Bộ Chính trị về "Phát triển KT-XH các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường, củng cố quốc phòng-an ninh, đối ngoại", Tỉnh ủy Long An đã ban hành Nghị quyết về việc "Tập trung đẩy mạnh phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030". Trong đó, những năm qua, tỉnh có nhiều nỗ lực phát triển KT-XH, nâng cao đời sống cho nhân dân biên giới. Từ đó,  góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Theo Báo Long An Online

Long An bàn giao 24 căn nhà điểm dân cư trên tuyến biên giới - Báo Long An Online (baolongan.vn)

06/12/2023 9:00 SAĐã ban hành
Phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt 08 công trìnhNewPhê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt 08 công trình
Ngày 06/12/2023, UBND tỉnh ban hành quyết định 11516/QĐ-UBND phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt gồm 08 công trình của 08 tổ chức đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước, sử dụng nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An.

Theo quyết định, tên công trình khai thác gồm: Công trình khai thác nước dưới đất của bà Ngô Thị Huỳnh Nga; Công trình khai thác nước dưới đất của ông Trần Văn Điện; Công trình khai thác nước dưới đất Khu dân cư Rạch Gốc; Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty Cổ phần Long Hậu; Hệ thống cấp nước tập trung xã Tân Tây; Công trình khai thác nước dưới đất của Doanh nghiệp tư nhân Năm Xuân; Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH Đồng Phát; Nhà máy nước Mỹ Lộc.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng tải danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo bằng văn bản gửi đến UBND các huyện, UBND các xã nơi có công trình khai thác nước và gửi đến Cục Quản lý Tài nguyên nước theo quy định.

UBND các huyện nơi có công trình khai thác nước có trách nhiệm xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.

Chủ đầu tư công trình khai thác nước phải tuân thủ các quy định về bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp với UBND huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố. Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về bảo vệ nguồn nước dưới đất, hành lang bảo vệ nguồn nước và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo đúng quy định của pháp luật về hiện hành./.

T.H.


06/12/2023 7:00 SAĐã ban hành
Thông tin nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt NamThông tin nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Sáng 05/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An tổ chức Hội nghị báo cáo nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn (CĐ) Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Nguyễn Văn Quí chủ trì. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trần Hoàng Nhân dự.

Đại hội XIII CĐ Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong 3 ngày (01- 03/12/2023) tại thủ đô Hà Nội, có 1.095 đại biểu dự. Đại hội có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư - Nguyễn Phú Trọng.

Đại biểu tham dự hội nghị

Đại hội đã đánh giá nhiệm kỳ 2018-2023, hoạt động CĐ cả nước có bước chuyển quan trọng, nhất là trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; quy mô của CĐ được mở rộng với trên 4.460.000 đoàn viên mới được kết nạp, thành lập 24.320 CĐ cơ sở; phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu, rộng, hiệu quả;…

Tại đại hội, Tổng Bí thư -  Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng: Trong việc chỉ đạo và phát triển hoạt động CĐ cần nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ rằng, CĐ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội; hoạt động của CĐ đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, CĐ cần tích cực phối hợp Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người sử dụng lao động để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;…

Tổng Bí thư còn đề nghị, các cấp CĐ tiếp tục coi trọng và đổi mới hơn nữa nội dung, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại;…

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh - Nguyễn Văn Quí báo cáo nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đại hội XIII CĐ Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 đề ra 7 nhóm chỉ tiêu phấn đấu hàng năm, 3 nhóm chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ; thống nhất sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐ Việt Nam; Đại hội thống nhất số lượng Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là 177 đồng chí, bầu tại đại hội 168 đồng chí; ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII.

Tham dự Đại hội XIII CĐ Việt Nam, Đoàn tỉnh Long An có 19 đại biểu tham dự, là một trong những Đoàn có đông đại biểu nhất.

Với phương châm "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển" và trên cơ sở kết quả của Đại hội XIII CĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Nguyễn Văn Quí đề nghị, cán bộ CĐ, công chức, viên chức, công nhân, lao động toàn tỉnh nêu cao tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội XI CĐ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII CĐ Việt Nam đề ra./.

Theo Báo Long An Online

Thông tin nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - Báo Long An Online (baolongan.vn)


05/12/2023 5:00 CHĐã ban hành
1 - 30Next

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Võ Thành Trí

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​