Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThông Tin Giới Thiệu

Liên kết

Website

 
Thông Tin Giới Thiệu - Thương mại - Du lịch
 
Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và các dòng sông Vàm Cỏ; nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ngoài các giá trị du lịch do thiên nhiên ban tặng và có được hình thành bởi bề dày lịch sử phát triển, Long An còn đầu tư để có được những điểm đến du lịch hấp dẫn.  
 
Các tuyến du lịch nội tỉnh - Tuyến du lịch Tân An - Mộc Hóa - Láng Sen: đây là tuyến du lịch hấp dẫn và quan trọng của du lịch Long An đưa du khách đến các điểm du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười. Trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các giá trị cảnh quan, giá trị sinh thái và cuộc sống thường ngày của người dân vùng sông nước với sinh hoạt truyền thống.Ngoài ... 
 
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2% dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu ở Long An là Phật giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. 
 
Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. 
 
Long An là địa phương thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất, giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa.  
 
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013, với những nội dung chủ yếu sau: 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Vị trí địa lýVị trí địa lý
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

- Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
- Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013)Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.

- Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn.

07/10/2020 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/ban_do_hanh_chinh_long_an_large.jpg
Bảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnhBảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnh

1. Giá 1 tháng (đã bao gồm thuế VAT)

STTVị tríĐơn giá (VNĐ)
1Banner, Logo đặt ở tất cả các trang1.500.000
2Banner, Logo đặt ở Trang chủ1.200.000
3Banner, Logo đặt ở Trang trong700.000

2. Giá 1 năm (đã bao gồm thuế VAT)

STTVị tríĐơn giá (VNĐ)
1Banner, Logo đặt ở tất cả các trang15.000.000
2Banner, Logo đặt ở Trang chủ12.000.000
3Banner, Logo đặt ở Trang trong7.000.000

 

▪ Chính sách:

Để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia quảng bá hình ảnh, thông tin về hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức mình, Cổng Thông tin điện tử Long An có chính sách như sau:

- Giảm 20% giá đặt liên kết của Banner/Logo thứ 2 đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 2 (sản phẩm thứ 2 của doanh nghiệp);

- Giảm 40% giá đặt liên kết của mỗi Banner/Logo thứ 3 trở lên đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 3 trở lên (sảm phẩm thứ 3 trở lên của doanh nghiệp).

▪ Thông tin liên hệ: 

- Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

- Điện thoại: 02723 552489 hoặc 0918 700 837.

- E-mail: webmaster@longan.gov.vn.

07/04/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệpThư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệp

​THƯ NGỎ

Mời tham gia đặt banner liên kết đến website doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An tại địa chỉ www.longan.gov.vn

________

Với chức năng là cơ quan truyền thông đa phương tiện; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh được giao, trong đó đặc biệt chú trọng chủ trương "đồng hành cùng doanh nghiệp" của lãnh đạo tỉnh bằng việc thông tin thường xuyên về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Với nhiệm vụ là đầu mối thông tin điện tử, liên kết dịch vụ trực tuyến công của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An là địa chỉ đáng tin cậy để doanh nghiệp truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An cam kết cùng doanh nghiệp tạo nên những giá trị mới cho thương hiệu của doanh nghiệp và của tỉnh Long An. Đây là cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn quảng bá thương hiệu, sản phẩm (kèm theo bảng giá đặt banner liên kết).

Rất mong nhận được sự hợp tác với quý công ty, doanh nghiệp./.

Tham khảo bảng giá tại đây.

07/04/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thông tin hành chính tỉnh Long AnThông tin hành chính tỉnh Long An
12/12/2014 11:00 SAĐã ban hành
Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên
Long An là địa phương thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất, giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa.

Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh Long An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông Vàm Cỏ từ phía bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao.

Ở khu vực giáp với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh có địa hình gò, đồi cao hơn. Ở phía Tây, tồn tại địa hình đầm lầy, là một phần của khu vực Đồng Tháp Mười, quanh năm ngập nước.

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C - 280C. Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9).

Tỉnh Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dầy. Sông lớn nhất chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17 - 21m). Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160km, độ sâu trung bình 12 - 15m. Hai sông hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp.

Với cảnh quan đẹp dọc bên hai bờ sông, lưu lượng nước và triều cường quanh năm khá ổn định, khả năng tiếp cận khá dễ dàng với đời sống sinh hoạt của người dân tại các làng quê, nơi còn duy trì những hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống gắn với những sản vật đặc sắc, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền níu chân du khách. Hệ thống sông Vàm Cỏ và những hoạt động vùng sông nước được xem là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị để khai thác, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Long An.

Các giá trị sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Thực vật: Trước kia thảm thực vật tự nhiên ở Long An khá phong phú với nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng,... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị khai phá, thay vào đó là các loại cây trồng ăn trái, cánh đồng lúa, hoa màu.

Ở vùng cửa sông ven biển phát triển các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô, cóc, giá, chà là,... Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất phát triển tạo ra những diện tích rộng lớn như ở Cần Đước, Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ. Ở khu vực Đồng Tháp Mười tràm là loại cây phát triển phổ biến, xen giữa các khu tràm tập trung là các trảng lau sậy, đầm sen, súng,... là những sinh cảnh đất ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười.

Động vật: trên địa bàn tỉnh Long An đã phát hiện dấu tích của nhiều loài động vật như heo rừng, báo, tê giác, voi,... Tuy nhiên, do sự thay đổi lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự thay đổi trong cư trú động vật, theo đó nhiều loại động vật lớn đã di trú đến những lãnh thổ khác và hiện nay chỉ còn những loài động vật nhỏ như chuột, dơi, ếch, rắn, trăn, rùa,... và một số loài chim nước ven các bưng, rạch./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An


19/09/2022 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-tải xuống.jpg
Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà" Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà"
Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân.

     Xuất phát trên những ngã đường khác nhau từ các xã Bình Hòa, Thạnh Lợi, Hoà Khánh, Hựu Thạnh, Lương Hòa, Đức Hòa, Đức Lập, Mỹ Hạnh và các hướng còn lại, các đoàn gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ, và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành) để giải quyết các yêu sách của ta.

Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành rất khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân.Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ được sự tiếp viện của địch từ hướng Chợ Lớn kéo đến- trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 lính mã tà của Sở cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy - quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẳn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người.

Khu vực Ngã tư Đức Hoà

​     Trước sự hung hăng của kẻ định, tinh thần của quần chúng không hề nao núng, đồng bào vẫn tiếp tục xiết chặt tay nhau tiến lên. Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu đã ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẩn nộ của quần chúng. Trong tình thế căng thẳng trên, đồng chí Châu Văn Liêm nhanh chóng tiến lên phía trước gặp tên cò Dreuil để đưa bản yêu sách, đồng thời trực tiếp tranh luận vạch trần những hành động dã man và biết bao tội ác của địch bằng vốn tiếng Pháp thông thạo. Cuộc tranh luận kéo dài khoảng 15 phút, thì bất ngờ tên cò Dreuil rút súng lục bắn trúng vào giữa ngực đồng chí Châu Văn Liêm. Bọn lính vẫn ngoan cố tiếp tục nã súng vào đoàn biểu tình, làm thêm nhiều người chết và bị thương, cách dinh quận không đầy 100m. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam Kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt. Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu, nhưng nó đã gây chấn động lớn thời bấy giờ: Lần đầu tiên trong một vùng thôn quê yên tĩnh, đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù vì lợi sống còn của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột từ bao đời nay. Cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An- Chợ Lớn năm 1930. Nó chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa.

     Sang những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo ngay chính trên quê hương mình. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Đài xử bắn được đắp hình cung (mang vóc dáng hình móng ngựa), chổ cao nhất tới 3m, dày 1m, phía trước chôn từ 4 đến 5 cọc gỗ để trói những chiến sĩ cách mạng trước khi xử bắn. Tại đây, trong 3 ngày 7-8-9/7/1941, bọn chúng đã liên tiếp xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Dương (tự Vườn), Nguyễn Văn Nai, Trần Văn Móng, Phạm Văn Tuội, Nguyễn Văn Giỗ, Lê Văn Lao, Đỗ Văn Mộc, Ngô Văn Diệp, Đỗ Văn Tiệp, Nguyễn Văn Sáu, Đỗ Văn Bá. Súng nổ, máu đỏ cả trường bắn. Các chiến sĩ ta hy sinh trong sự tiếc thương của bà con khắp thị trấn Đức Hòa hôm đó.

     Khu vực Ngã tư Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941…là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

19/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/ngatuduchoa.JPG
Di tích khảo cổ học Rạch Núi Di tích khảo cổ học Rạch Núi
 Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng 1 hecta, bình diện gần tròn , đường kính trung bình khoảng 100 mét , cao hơn 6 mét so với mặt đất tự nhiên , xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ , bao quanh gò là Rạch Núi , là một con rạch nhỏ - nhánh của sông Cần Giuộc (sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo dân gian là gò Núi Đất (hay Thổ Sơn).
      

Năm 1867 (Đinh Mão) có vị sư Nguyễn Quới (thường gọi là thầy Rau) trên đường vân du đến đây , thấy địa thế tốt nên ở lại và xây dựng chùa trên đỉnh gò để tu hành .

 

Cảnh quang di tích Rạch Núi (1978)

     Tên hiệu của chùa là Linh Sơn Tự hay còn được gọi là Chùa Núi. Hiện nay, di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An). 

     Tên hiệu của chùa là Linh Sơn Tự hay còn được gọi là Chùa Núi. Hiện nay, di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An).    
     Năm 1978, Sở Văn Hóa - Thông Tin Long An phối hợp với Viện Khoa Học Xã Hội tại thành phố Hồ Chí Minh khai quật di tích Rạch Núi lần thứ nhất, ghi nhận rằng di tích nầy có tầng văn hóa dày đến 5 m , có tính chất liên tục , không gián đoạn ; hiện vật thu thập được rất phong phú , đa dạng, gồm có : những công cụ bằng đá , bằng xương, các loại đồ dùng bằng đất nung, đồ gốm (có đến hàng vạn mảnh). Nhóm hiện vật đặc trưng nhất ở đây là bộ sưu tập công cụ có vai làm bằng yếm rùa lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta. Ngoài ra, cuộc khai quật còn phát hiện di cốt nhiều loại động vật và vỏ các loại nhuyến thể (sò ,ốc), theo giám định cho biết có các loài động vật như khỉ, vọc, chó, mèo, báo, chồn, heo rừng, heo nhà và chó nhà; bên cạnh đó là các loài động vật sống trong nước mặn và nước lợ như cá, sò - ốc, chem chép, rùa và cua biển. Trong tầng văn hóa của di tích còn có nhiều lớp than tro, màu sắc khác nhau nằm xen kẻ ,thể hiện rằng đây là những bếp lửa cổ của cư dân thuở ấy.

     Cuộc khai quật di tích Rạch Núi lần đầu trên quy mô nhỏ, diện tích 60 m2 nhưng cũng đã thu được nhiều tài liệu có giá trị cho việc nghiên cứu đặc điểm - tính chất xã hội cổ trong vùng đất phía nam lưu vực sông Đồng Nai.

     Về niên đại khảo cổ của di tích Rạch Núi, các nhà khảo cổ học nhận định rằng đây là di tích thời đại ''hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng''. Một chỉ số niên đại carbon phóng xạ (C14) duy nhất do G. Délibrias phân tích là 2.400 ±100 năm cách ngày nay (mẫu lấy ở độ sâu 2 m).

     Cuộc khai quật di tích Rạch Núi lần thứ hai từ tháng 1-tháng 2, năm 2003, do Bảo tàng Long An hợp tác với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, đã có thêm những phát hiện mới về di vật như rìu vai, vòng tay bằng yếm rùa, đồ trang sức bằng vỏ sò ốc; nhiều công cụ chế tác đá như hòn ghè, bàn mài, hàng vạn mảnh gốm cổ, trong đó có những mẫu gốm thể hiện mối quan hệ với gốm ở các di tích tiền sử thuộc khu vực đất xám trên phù sa cổ An Sơn, Lộc Giang (Đức Hoà).

    Dựa trên tư liệu và hiện vật phát hiện được từ hai cuộc khai quật trên, có thể nhận định rằng di tích khảo cổ học Rạch Núi có thề đã được khởi dựng cách nay khoảng 3.000 năm. Từ trên một vùng gò thấp ven biển , xung quanh là đầm lầy, rừng ngập mặn, những chủ nhân đầu tiên của vùng đất nầy đã tụ cư và thể hiện nhiều sáng tạo trong việc khai thác mọi nguồn sản vật tự nhiên từ sông - biển , để lại những tầng lớp văn hóa vật chất , những bếp lửa sinh hoạt thời tiền sử, những kiểu công cụ lao động đặc sắc, có giá trị khoa học. Trải qua vài trăm năm, nơi cư trú của những cộng đồng cư dân cổ ở đây đã trở thành một gò ''núi đất'' giữa cánh đồng phù sa trủng thấp, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng về một nền văn minh cổ thời đại ''hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng'' ở lưu vực sông Đồng Nai - Vàm Cỏ.

    Trong khu di tích này còn có hai địa điểm có ý nghĩa lịch sử, đó là : 
        - Ngôi mộ của Nguyễn Văn Mỹ - Quan thần đại phu chính trị thời Kiến Hưng Quốc ( đời nhà Lê), tọa lạc ở phía đông nam chân gò Rạch Núi, đang được bảo tồn nguyên trạng.
       - Ngôi chùa Linh Sơn Tự (Chùa Núi), tọa lạc ngay trên đỉnh gò, được xây dựng lần đầu tiên năm Đinh Mão (1867), đến nay đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn lưu giữ được những yếu tố kiến trúc cổ truyền và hệ thống đồ thờ tự quý hiếm ; Đây còn là nơi cán bộ cách mạng ở địa phương dùng làm cơ sở hoạt động - là một địa chỉ đỏ xuyên suốt hai thời kỳ kháng chiến.

    Di tích Rạch Núi nằm trong hệ thống các di tích khảo cổ học ở Long An, với giá trị lịch sử - văn hóa , ý nghĩa khoa học và nhân văn, nơi ghi dấu đậm nét quá trình mở đất dựng nghiệp của người xưa trên vùng đất sình lầy ven biển , đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận di tích lịch sử- văn hóa quốc gia tại quyết định số 38/1999-QĐ-BVHTT ngày 11-6-1999./.​

 .

18/12/2014 4:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/image-upload_rachnui.JPG
Thăm di tích nhà trăm cột ở Long An.Thăm di tích nhà trăm cột ở Long An.
Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột).

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc, 3 gian , 2 chái.    

Quang cảnh nhà trăm cột tỉnh Long An 

Quang cảnh nhà trăm cột tỉnh Long An...

       Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự - ngoại khách,phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây - Đông, Tiền - Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ''chày cối'',tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ''rộng lòng căn'' được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.

Trong nhà đồ vật kiến trúc đều bằng gỗ... 

Trong nhà đồ vật kiến trúc đều bằng gỗ...

Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở Nhà Trăm Cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', '' tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' đặc trưng của Huế rất sắc sảo. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm my õ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'',

Trước sảnh nhà Trăm cột... 

Trước sảnh nhà Trăm cột...

Một góc chụp phòng khách ... 

Một góc chụp phòng khách ...

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạnhg ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở Nhà Trăm cột còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son ,thếp vàng ,cẩn ốc xa cừ có nội dung nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn, (Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh, Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan) hay ca ngợi cảnh đẹp (Sơn trang cổ họa) ,cầu phúc ,chúc thọ. Tất cả được bố cục ,xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.

04/08/2014 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/NhaTramCot.jpg
Hệ thống giao thông  Hệ thống giao thông 
 Từ năm 2010 đến nay, TW đã đầu tư nhiều tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quốc lộ 50 đoạn qua Long An đã được nâng cấp, hoàn thiện. Đặc biệt là 2 đoạn tuyến tránh qua Thị trấn Cần Giuộc và Cần Đước đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012. Quốc lộ N2, đoạn Tân Thạnh-Mỹ An cũng sắp hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 7 năm 2013.

1/ Giao thông đường thủy:

   Mạng lưới giao thông thủy hầu như không tăng đến nay với quy mô 2.556,61 km với các tuyến đường thủy chính là Sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Rạch Cát.

   Ngoài ra các tuyến đường thủy nông thôn nhất là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng Đồng Tháp Mười. Các xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm thì chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

   Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường thủy vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa khai thác được hết tiềm năng hiện có, hệ thống hỗ trợ như phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa còn thiếu. Hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, luồng chạy của tàu, vi phạm hành lang bảo vệ đường thủy nội địa như xây dựng nhà ở, các bến bãi chứa vật liệu xây dựng, họp chợ… chưa được ngăn chặn kịp thời. Nhiều tuyến đường thủy qua khai thác nhiều năm có độ bồi lắng lớn nhưng chưa được nạo vét làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của phương tiện.

  2/ Giao thông đường bộ:

   Đến tháng 5/2013, toàn tỉnh Long An có gần 5.824km đường giao thông bộ, trong đó đường cao tốc và quốc lộ hơn 217km, gồm: đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các quốc lộ: I, 50, 62 và N2. Tỉnh được Trung ương (TW) uỷ thác quản lý 77km quốc lộ 62. Đường tỉnh quản lý có hơn 904km, gồm 65 tuyến đường theo tên cũ, 50 tuyến theo tên mới (đường tỉnh được ký hiệu ĐT. và kèm theo số hiệu từ 816 đến 839, có thêm chữ B,C,D,E phía sau để chỉ các đường nhánh hoặc đường có hướng tuyến tương tự, Vd: ĐT.816 là tuyến đường từ Ngã tư Bình Nhựt, Bến Lức, giáp Quốc lộ I đến xã Bình Hoà Nam, Đức Huệ giáp với ĐT.839, trong đó: đường bê tông nhựa (BTN) hơn 86km, đường láng nhựa hơn 391km, đường bê tông xi măng (BTXM) 1,45 km và  đường cấp phối hơn 425km.

   Đường huyện, xã quản lý có hơn 4.700km, trong đó đường các huyện, thành phố quản lý (kể cả đường đô thị) có tổng chiều dài gần 1.279km, trong đó đường BTN hơn 142km, đường láng nhựa 269km, đường BTXM gần 30km, đường cấp phối hơn 747km và đường đất còn khoảng 90km. Đường đô thị có hơn 386km, trong đó bê tông nhựa hơn 122km, láng nhựa hơn 106km, bê tông xi măng hơn 18km, cấp phối hơn 130km và đường đất còn khoảng 9km.

   Đường xã quản lý có hơn 3.423km, trong đó láng nhựa gần 43km, bê tông xi măng hơn 306km, đường gạch, đá 31km, cấp phối gần 1.840 km và đường đất còn hơn 1.203km.

   Toàn tỉnh có 942chiếc cầu/32.601m, trong đó cầu bê tông cốt thép (BTCT) có 672chiếc/23.156m, cầu thép có 193chiếc/6.419m; cầu treo 8chiếc/848m; cầu gỗ 69 chiếc/2.178m.

   Cầu trên các trục đường tỉnh gồm 268chiếc/14.929,3m, trong đó: 11.658,52m/190chiếc bê tông dự ứng lực (BTDUL), 90,5m/4chiếc, cầu thép mặt thép 358,6m/5 chiếc, cầu thép mặt gỗ 2.245,68m/64chiếc và cầu treo còn 576m/5 chiếc.

   Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã tăng thêm gần 800km đường mới, trong đó đường tỉnh có thêm 100km, đường huyện xã quản lý tăng thêm 700km. Đáng chú ý là  đường tỉnh được nhựa hoá đã tăng thêm hơn 190km. Đường huyện xã quản lý được nhựa hoá và bê tông hoá đã tăng thêm hơn 790km.

   Trong lĩnh vực xây dựng giao thông nông thôn, các địa phương trong tỉnh cũng đã huy động được hơn 1.605 tỷ đồng vốn xây dựng đường sá, cầu cống, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 97 tỷ; ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 355 tỷ ; ngân sách huyện hơn  638 tỷ; ngân sách xã hơn 205 tỷ; tổ chức, doanh nghiệp đóng góp hơn 10 tỷ và  nhân dân đóng góp gần 298 tỷ. Đã xây dựng mới và nâng cấp được 2.423km đường, trong đó đường đô thị hơn 107km; đường huyện hơn 431km; đường xã hơn 1.011km; đường thôn (ấp) hơn 397km; đường ngõ, xóm hơn 476km. Ngoài ra còn xây dựng được 603 cây cầu các loại với tổng chiều dài hơn 15.716m.

   Có khá nhiều xã điển hình nổi bật đã phát động tốt phong trào xây dựng giao thông nông thôn như:

+/ Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng đã huy động được 18,691 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 10,854 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 33,61km đường và 09 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 304m.

+/ Xã Long Trì, huyện Châu Thành đã huy động được 12,329 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 5,397 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 23,67km đường và 06 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 87m.

+/ Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ đã huy động được 10,639 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 4,673 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 35,628km đường và 36 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 916m.

+/ Xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ đã huy động được 7,940 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 4,331 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 21,03km đường.

+/ Xã An Nhật Tân, huyện Tân Trụ đã huy động được 6,373 tỷ đồng, trong đó  vốn nhân dân đóng góp 3,439 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 17,58km đường.

+/ Xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước đã huy động được 7,269 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 1,166 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 25,897km đường và 02 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 60m.

  Để chuẩn bị tổng kết 5 năm phong trào huy động nguồn lực làm đường giao thông nông thôn, Sở GTVT đã đề xuất và được Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh thống nhất đề nghị Chính phủ tặng Bằng khen cho 1 Xã, Bộ GTVT tặng Bằng khen cho 2 Xã và Tỉnh tặng Bằng khen cho 5 Xã về xây dựng giao thông nông thôn. Qua đợt tổng kết này, sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, để công tác xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới sẽ được thực hiện tốt hơn.

   Mặc dù từ năm 2010 đến nay, kinh phí đầu tư của ngân sách TW và tỉnh không nhiều, bình quân mỗi năm khoảng 500 tỷ, nhưng với nỗ lực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần giá trị đất để nâng cấp, mở rộng đường, doanh nghiệp ứng trước vốn đầu tư xây dựng đường, toàn tỉnh đã huy động được hơn 1300 tỷ đồng.

  Cũng từ năm 2010 đến nay, TW đã đầu tư nhiều tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quốc lộ 50 đoạn qua Long An đã được nâng cấp, hoàn thiện. Đặc biệt là 2 đoạn tuyến tránh qua Thị trấn Cần Giuộc và Cần Đước đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012. Quốc lộ N2, đoạn Tân Thạnh-Mỹ An cũng sắp hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 7 năm 2013. Các dự án Cầu Mỹ Lợi, Đường Hồ Chí Minh, Âu Tàu Rạch Chanh, nạo vét tuyến đường thuỷ Bến Lức - Thủ Thừa - Rạch Chanh, nâng cấp Cầu An Thạnh (Bến Lức), xây dựng mới Cầu An Hoà (Thủ Thừa) và đường cao tốc Bến Lức-Long Thành cũng đã được khởi động, giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng một số hạng mục.

   Tuy vậy, đã quá nữa chặng đường của nhiệm kỳ đại hội IX Đảng bộ tỉnh. Nhìn lại những chỉ tiêu quan trọng của ngành GTVT, vẫn còn quá nhiều trăn trở. Số km đường trải nhựa, các tuyến đường nông thôn được bê tông hoá, số lượng đường vào xóm ấp, khu dân cư sạch không lầy lội vào mùa mưa vẫn còn chưa nhiều theo mong muốn. Số tuyến đường mở mới, số km đường được nâng cấp đạt chuẩn vẫn còn ít so với khả năng và tiềm lực.

    Để có thể đạt được kết quả theo mong muốn, ngoài nỗ lực của ngành GTVT, cũng rất cần sự cảm thông, ủng hộ của các cấp lãnh đạo và xã hội. Ưu tiên bố trí các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho công trình giao thông; Tăng tính khả thi của các dự án giao thông phù hợp với điều kiện thực tiễn như: Điều chỉnh qui mô, trước hết, bảo đảm các tuyến đường tỉnh đủ 2 làn xe ô tô chạy với tốc độ 40-60km/giờ; Các tuyến đường huyện  đáp ứng yêu cầu tối thiểu 1 làn xe ô tô có đoạn tránh xe; Đường liên ấp có mặt đường bằng bê tông xi măng dầy tối thiểu 12cm, chiều rộng mặt đường từ 2,5m - 3,5m, có đoạn tránh xe; Tăng cường huy động vốn từ nguồn lực ngoài nhà nước, trong đó chú trọng nguồn lực từ sức dân góp đất, góp công và có thể đóng góp kinh phí cho một phần vật liệu; Tạo điều kiện thật thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, thông qua hình thức ứng trước kinh phí thi công xây dựng, thanh toán theo lộ trình và kế hoạch dài hạn; Tạo sự đồng thuận cao từ người dân, thông qua các hội, đoàn thể dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp uỷ, hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc và chính quyền các cấp, là những biện pháp quan trọng và quyết định để ngành GTVT sớm hoàn thành các chỉ tiêu của nhiệm kỳ Đại hội IX Đảng bộ tỉnh 2010-2015.  

       Mỗi tuyến đường được xây dựng mang lại bao niềm vui, hạnh phúc đến cho nhiều người, nhiều nhà. Cũng có những con đường sẽ chắp cánh, cho bao ước mơ bay cao, bay xa. Và, nếu có bất cứ con đường, cây cầu được xây dựng xong, mở mới, nâng cấp cũng sẽ là nền tảng cho tương lai, cho đất nước phát triển, vững bền.

      Ngành GTVT Long An sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để cho những tuyến đường trải dài đến mọi miền, mọi nhà./.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-1.jpg
Khu công nghiệp Thuận ĐạoKhu công nghiệp Thuận Đạo
Khu công nghiệp Thuận Đạo tọa lạc tại trung tâm thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Tỉnh Long An được xem là "sân sau" của Tp. HCM và là cửa ngõ giao thương chính yếu duy nhất giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long.

http://www.longan.gov.vn/Documents/1-Ban%20do.jpg 

THÔNG TIN KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN ĐẠO

I.      TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP

  1. Chủ đầu tư:

    CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG TÂM

    -      Địa chỉ  : KCN Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

    -      Điện thoại         : +84 72 387 2233                      Fax        : +84 72 387 2696

    -      Email         : sales@thuandao.com             Website : www.thuandao.com
  1. Quy mô: 189.843 ha
  2. Sản phẩm:

    -      Đất công nghiệp cho thuê.

    -      Đất dịch vụ thương mại: Nhà hàng, trung tâm thể dục thể thao…

    -      NX – VP cho thuê (nhà xưởng tiêu chuẩn hoặc thiết kế theo yêu cầu Khách hàng).
  1. Thời gian sử dụng đất: 50 năm (đến 09/2061)
  2. 09 lợi ích cho Nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN Thuận Đạo:

    1)     Vị trí thuận lợi: Khu công nghiệp Thuận Đạo tọa lạc tại trung tâm thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

    Tỉnh Long An được xem là "sân sau" của Tp. HCM và là cửa ngõ giao thương chính yếu duy nhất giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long.

    2)     Thuận tiện giao thông: KCN Thuận Đạo kết nối hệ thống giao thông quốc gia dễ dàng và thuận tiện:

    -      Đường bộ: Quốc lộ 1A, Đường Vành đai 3, Vành đai 4, Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Cần Thơ, Tỉnh lộ 19.

    -      Đường thủy: Cảng Bourbon Bến Lức, Cảng Quốc tế Long An – tỉnh Long An, Cảng Hiệp Phước; Cảng Cát Lái – Tp. HCM

    -      Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – Tp. HCM. Sân bay Quốc tế Long Thành – Đồng Nai;

    3)     Thời gian sử dụng đất: Nhà đầu tư được sử dụng đất 50 năm và không phải trả tiền sử dụng đất hàng năm.

    4)     Nhân lực – Đào tạo: KCN hỗ trợ Nhà đầu tư tuyển dụng nguồn nhân lực. Cán bộ quản lý cao cấp, nhân viên kỹ thuật, tuyển dụng từ Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Công nhân kỹ thuật được đào tạo tại các trường kỹ thuật (Trung cấp Việt Nhật, Trung cấp Kỹ thuật Long An, Cao đẳng nghề Long An). Lao động phổ thông tuyển dụng tại địa phương và khu vực lân cận.

    5)     Thủ tục "Một cửa một dấu": Nhà đầu tư được phục vụ các thủ tục một cửa, một dấu nhanh chóng và không tốn chi phí: cấp phép đầu tư, mã số thuế, con dấu, …

    6)     Dịch vụ tư vấn miễn phí: Nhà đầu tư được cung cấp miễn phí các dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường, thiết kế, xây dựng, hoàn công, sở hữu công trình, thủ tục hải quan, thuế, ngân hàng, kế toán, vay vốn Ngân hàng đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị …

    7)     Giá ưu đãi các sản phẩm vật liệu xây dựng: Nhà đầu tư được cung cấp với giá ưu đãi các sản phẩm vật liệu xây dựng từ hệ thống DongTam Group như: Bê tông tươi, cống ly tâm, gạch ốp lát, ngói, sơn, cửa nhựa lõi thép, thiết bị vệ sinh.

    8)     Tiện ích: Nhà đầu tư được sử dụng các dịch vụ & tiện tích gia tăng như điện, nước, nhiên liệu (khí thiên nhiên CNG) được cung cấp đến tận nhà máy với giá cả cạnh tranh và các tiện ích khác như: nhà lưu trú công nhân, chuyên gia; trung tâm thể dục thể thao, Văn phòng Hải quan, Kho ngoại quan, Ngân hàng, …

    9)     Môi trường Khu công nghiệp: KCN Thuận Đạo là một trong những khu công nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức JICA – Nhật Bản chọn thí điểm tài trợ vốn phát triển dịch vụ tiện ích gia tăng, đảm bảo xử lý triệt để ô nhiễm môi trường từ ngành xi mạ, dệt nhuộm.

    F.    Tiếp nhận các ngành nghề:

    1)     Nhóm các dự án về cơ khí, xi mạ.

    2)     Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc.

    3)     Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, ngoại trừ tấm lợp fibro xi măng

    4)     Nhóm các dự án về giao thông: Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng.

    5)     Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ: Dự án sản xuất dây, cáp điện

    6)     Nhóm các dự án điện tử, viễn thông.

    7)     Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

    8)     Nhóm các dự án về xử lý chất thải:  Dự án xây dựng cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải công nghiệp không nguy hại.

    9)     Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.

    10)  Nhóm các dự án chế biến thực phẩm.

    11)  Nhóm các dự án chế biến nông sản.

    12)  Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, ngoại trừ dự án xây dựng cơ sở chế biến bột cá.

    13)  Nhóm dự án sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, ngoại trừ dự án sang chiết đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

    14)  Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm.

    15)  Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm.

    16)  Nhóm các dự án khác, ngoại trừ thuộc da từ da tươi, chế biến cao su, mủ cao su.

    II.    CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG VÀ NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP

    A.    Đường trong KCN:

    Đường bê tông nhựa nóng, thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam H30. Lộ giới đường nội bộ từ 16m đến 30m.

    B.    Đường ngoài KCN:

    -      Đường Nguyễn Trung Trực lộ giới 30 m nối KCN vào Quốc lộ 1A và thị trấn Bến Lức.

    -      Đường Long Cang – Long Định lộ giới 24m nối KCN vào thị trấn Bến Lức.

    -      Tỉnh lộ 16 lộ giới 24m nối KCN vào thị trấn Cần Đước và Quốc lộ 50 đi Cảng Long An và Cảng Hiệp Phước – Tp. HCM.

    C.    Hệ thống cung cấp điện

    -          Trạm biến thế Bến Lức, nguồn 110/22KV, công suất 40 + 63 MVA.

    -          Trạm biến thế Rạch Chanh – Cần Đước, công suất 40 MVA.

    -          Trạm biến thế Khu công nghiệp, công suất 65 MVA (liên doanh với Cty Kobelco  Eco– Solution thực hiện do Jica tài trợ vốn)

    D.    Cung cấp nhiên liệu (khí gas CNG):

    Trạm cung cấp khí ga thiên nhiên CNG cho các DN trong KCN. Công suất thiết kế Min 6.000m3/giờ (1m3 = 0,717 kg).

    E.    Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

    Đội ngũ nhân viên PCCC KCN và các doanh nghiệp được đào tạo và có phương án diễn tập. Có xe chữa cháy trong KCN. Hệ thống trụ nước PCCC dọc theo các đường 150m/trụ, F 114 mm.

    F.    Hệ thống cấp nước:

    Khu công nghiệp Thuận Đạo được nhà máy cung cấp nước:

    -          Xí nghiệp cấp nước Gò Đen cung cấp 7.200m2/ngày đêm.

    -          Nhà máy nước Hoàng Long cung cấp 10.000m3/ngày đêm.

    -          Nhà máy nước KCN Thuận Đạo cung cấp 3.600m3/ngày đêm.

    Hệ thống ống chính Ф 250mm và ống nhánh Ф 200 - 150mm.

    Chất lượng nước theo QCVN 01:2009:BYT

    F.    Hệ thống xử lý nước thải

    -      Diện tích khu đất nhà máy xử lý nước thải 15.000m2.

    -      Công suất giai đoạn 1: 4.800 m3/ngày, giai đoạn 2: 6.000 m3/ngày.

    -      Đường ống Ф 600 – 800.

    Doanh nghiệp xử lý nội bộ nước thải theo tiêu chuẩn B – QCVN 40:2011/BTNMT KCN xử lý nước thải theo tiêu chuẩn A – QCVN 40:2011/BTNMT.

    KCN đầu tư trạm quan trắc tự động kiểm tra nước thải trước khi xả ra Rạch Chanh

    G.    Hệ thống thu gom rác thải:

    -      Bãi thu gom rác thải tập trung, diện tích 8.600m2, cạnh nhà máy nước thải.

    -      Đội xe thu gom và vận chuyển rác hàng ngày.

    -      Rác công nghiệp và rác thải nguy hại: Đơn vị dịch vụ: Công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xử lý.

    H.    Hệ thống thoát nước mưa và chống ngập lụt:

    -      Nước mưa chảy qua hệ thống cống hộp, mương có nắp đậy, van một chiều ra Rạch Chanh và vào sông Vàm Cỏ.

    -      Khu vực không bị ngập nước.

    Theo dự báo thủy văn sông Vàm Cỏ: Tháng 10 hàng năm, nước cao +1,40m, cứ 100 năm 1 lần nước cao +1,65m. Cao độ KCN + 2,1m. Cao độ nhà xưởng thấp nhất là +2,3m, vượt hệ số an toàn cho phép (2,3m – 1,65m = 0,65m > 0,5m)

    I.      Hệ thống thông tin liên lạc:

    Thiết lập mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như dự kiến trang bị MDF, hệ thống điện thoại và đường truyền internet tốc độ cao do Công ty VNPT Long An lắp đặt, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.

    III.   THÔNG TIN NGUỒN NHÂN LỰC

    A.    Nguồn lao động:

    Dân số tỉnh: 1.356.096 người. Trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 54 tuổi) 834.555 người, chiếm 62% dân số. Nam 419.080 người, đạt tỉ lệ 31%, nữ 415.475 người.

    -      Huyện Bến Lức: 148.621 người, chiếm 11% dân số, trong đó trong độ tuổi lao động 90.262 người, nam 44.517 người, nữ 45.745 người.

    -      Huyện Cần Đước: 168.730 người, chiếm 12,5% dân số, trong đó trong độ tuổi lao động 84.890 người, nam 47.892 người, nữ 46.998 người

    B.    Đào tạo và dạy nghề:

    Tỉnh Long An có: 02 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng nghề; 06 trường trung cấp; 02 trường trung cấp nghề; 7 trung tâm dạy nghề; 14 Trung tâm GD KTTH – hướng nghiệp; 06 TT giới thiệu việc làm; 35 trường PHTH.

    Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 học viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, trung cấp nghề  (Theo báo cáo "Kết quả 5 năm  xây dựng xã hội học tập tỉnh Long An giai đoạn 2005-2010")

    C.    Thu nhập trung bình của người lao động (tham khảo)

    Mức lương tối thiểu vùng: 2,100,000 đồng/tháng  (vùng II – nghị định 103/2012/NĐ–CP, ngày 04/12/2012, áp dụng từ ngày 20/01/2013)

    Thu nhập trung bình người lao động trong Khu công nghiệp (chưa tính tăng ca và các khoản phúc lợi khác):

    -      Lao động phổ thông                  2.300.000 2.700.000 đồng/tháng.

    -      Lao động có tay nghề               2.500.000 3.500.000 đồng /tháng

    -      Lao động kỹ thuật cao               4.000.000 5.500.000 đồng /tháng

    -      Quản lý                                                 5.000.000 10.000.000 đồng /tháng

    -      Quản lý cao cấp                                    từ 20 triệu trở lên

    D.    Bảo hiểm:

    -      Người lao động đóng 9,5%; Doanh nghiệp đóng 21% , gồm:

    -      Bảo hiểm xã hội           : Người lao động đóng 7%;          Doanh nghiệp đóng: 17%

    -      Bảo hiểm y tế   : Người lao động đóng 1,5%;                Doanh nghiệp đóng: 3%

    -      Bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đóng 1%;          Doanh nghiệp đóng: 1%.

    E.    Khác:

    -      Thời gian thử việc        :  Lao động phổ thông 06 ngày. Lao động có tay nghề 30 ngày. Lao động trình độ chuyên môn cao 60 ngày.

    -      Khẩu phần ăn trưa       : từ 12.000 20.000 VNĐ/phần 

    -      Trợ cấp đi lại               : từ 50.000 200.000 VNĐ/tháng

    IV.   CÁC HỖ TRỢ CỦA KCN THUẬN ĐẠO

    A.    Thủ tục xin giấy phép:

    Giấy chứng nhận ĐKDN, giấy chứng nhận đầu tư, Con dấu, mã số thuế. Bố cáo thành lập DN. Giấy ĐK nhân sự quản lý.

    Thời gian cấp giấy: ĐKDN - 05 ngày làm việc; ĐKĐT: 15 ngày làm việc.

    B.    Hỗ trợ: Tuyển dụng và đào tạo lao động.

    C.    Tư vấn: Thiết kế nhà xưởng, xây dựng, kế toán, hải quan, xuất nhập khẩu, thuế vay vốn ngân hàng … thủ tục xin giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế, thẩm duyệt PCCC, hoàn công, sở hữu công trình xây dựng.

    Thời gian cấp giấy: Môi trường: 5 ngày làm việc, thẩm duyệt PCCC: 20 ngày. Xây dựng: 20 ngày. Sở hữu công trình: 30 ngày.

    D.    Cung cấp vật liệu xây dựng: Bê tông tươi, cống, cọc, gạch lát nền, gạch ốp tường, ngói, thiết bị vệ sinh, cửa nhựa lõi thép, sơn nước … giá cạnh tranh

    V.    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    PHÒNG KINH DOANH – TIẾP THỊ  

    -      Địa chỉ     : số 07, KP 06, Quốc lộ 1A, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức tỉnh Long An   

    -      Điện thoại: +84 72 387 2233 (105, 111, 168)          Fax: +84 72 387 2696

    -      Hotline    : 0909 82 1368;    0935 82 1368

    -      Email      : sales@thuandao.com  
09/07/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/20131023112626_slide 10.jpg
Môi trường sinh thái Môi trường sinh thái
     Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh vật. Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp . . . tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.

Thực trạng môi trường:
     
     - Về chất lượng không khí : Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn thì nồng độ SO2, NO2, CO, nồng độ chì . . . đều có giá trị thấp và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Riêng chỉ tiêu về bụi lơ lững, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tập trung ở các vùng đô thị, khu vực đông dân cư và các trục lộ giao thông chính.
     - Về chất lượng nguồn nước : Trên các lưu vực sông - kênh chính như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc . . . khu vực thị xã Tân An thì hàm lượng Nitrat, chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật. . . . đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995) Cần Giuộc trong nhiều năm qua, nhận nước thải từ TP. Hồ Chí Minh với mức độ ô nhiễm rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt nhân dân.
     - Về môi trường đất : Qua kết quả phân tích mẫu, nồng độ các chất độc hại như Cu, Pb, Cd . . . có trong bùn và đất tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn Hà Lan). 
     - Về sinh vật : với đặc thù tự nhiên gồm nhiều hệ sinh thái đất ngập nước : nước lợ, nước mặn, nước ngọt, nhiễm phèn . . . nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh được đánh giá rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua dưới tác động của con người, các thành tựu trong việc khai thác, sử dụng phục vụ cho sản xuất đã đem lại nhiều kết quả to lớn, song vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách sâu sắc, đồng bộ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng sinh thái giữa các quần thể, đồng thời làm giảm hoặc mất đi nhiều chủng loại động vật hoang dã quý hiếm như gà đãi, trăn, rắn, rùa . . . ; các loài thảm thực vật như rừng tràm ngập nước, đước, sú, vẹt . . . cũng như nguyên nhân bộc phát nạn dịch chuột phá hoại sản xuất.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/MoiTruongSinhThai.jpg
Hệ thống cấp nước Hệ thống cấp nước
Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước:

 

Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

 

Trữ lượng nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu ở độ sâu trên 200 m, trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là ngồn nước mặt của sông hồ. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một số giếng tại những điểm thiếu nước sạch.

 

Cấp nước:

 

Hệ thống cấp nước tự nhiên của Long An qua dòng chảy của sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây trong tình trạng nhiễm phèn và nhiễm mặn.

 

Cung cấp nước sạch cho Long An ngoài nhà máy nước Tân An có công suất 15.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho dân khu vực trung tâm của thành phố Tân An và vùng phụ cận. Đến nay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách Nhà nước (vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135), vốn vay, vốn Unicef, vốn OECF, các thị trấn trong tỉnh đều có nước máy. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 77%, tổng số người được cấp nước là 1.085.634 người.

 

Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước sẵn có, nước không qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Chương trình nước sạch của UNICEF mới chỉ đảm bảo cho hơn 50% số dân trong tỉnh được dùng nước sạch.

 

Thoát nước:

 

Phần lớn các đô thị và các cụm dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt cùng với nước mưa được thải thẳng theo nguồn nước mặt qua hệ thống cống giao thông. Tỉnh chưa xây dựng được đường thoát nước sinh hoạt riêng và hệ thống xử lý nước thải. Tổng số km đường ống nước chỉ bằng 10,5% tổng chiều dài các tuyến đường. Nhu cầu đầu tư trong tương lai cho hệ thống thoát nước trời và nước thải là rất lớn, nhất là thành phố Tân An, thị trấn, thị tứ và các trung tâm sinh hoạt khác của tỉnh.

 

Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp được tỉnh Long An triển khai đồng bộ giữa các cấp, ngành.

 

Tiến độ thực hiện các dự án cấp nước:

 

1. Các dự án thuộc danh mục Kế hoạch huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp:

 

- Nhà máy nước Hòa Khánh Tây, vị trí xây dựng tại xã Đức Hòa Thượng, công suất giai đoạn 1 là 40.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 80.000m³/ngày, dự kiến khởi công xây dựng vào đầu tháng 8/2013.

 

- Hệ thống cấp nước Phú Mỹ Vinh 2: vị trí xây dựng tại xã Đức Hòa Thượng, công suất giai đoạn 1 là 50.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 200.000m³/ngày, nhà đầu tư đang lập báo cáo đầu tư.

 

- Nhà máy nước Tân Tạo: hiện đang xem xét chỉ tiêu sử dụng đất do điều chỉnh vị trí từ xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ sang  xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa.

 

- Hệ thống cấp nước kênh Đông: do Công ty Phú Mỹ Vinh thực hiện, tuy nhiên theo nhà đầu tư báo cáo thì mạng lưới cấp nước của Công ty sẽ không lấy nước từ Kênh Đông mà sử dụng nước từ nhà máy tại Khu công nghiệp Đức Hòa III – Việt Hóa và nhà máy nước Hòa Khánh Tây.

 

- Nhà máy nước ngầm Tân Kim do Công ty TNHH Cấp nước Hà Lan đầu tư, đang hoạt động với công suất khai thác là 1.500m³/ngày (ngoài ra tại xã Trường Bình thì Công ty này cũng có dự án đang hoạt động với công suất 2.000m³/ngày).

 

- Nhà máy nước ngầm Phước Vĩnh Đông: hiện đang kêu gọi đầu tư.

 

2. Các dự án khác:

 

+ Dự án Nhà máy nước Bảo Định, vị trí xây dựng tại xã Nhị Thành, công suất đầu tư dự kiến 60.000m³/ngày, Công ty TNHH MTV Cấp nước Long An đang lập lập báo cáo đầu tư.

 

+ Dự án cấp nước của Công ty TNHH Cấp nước Đức Hòa lấy nước sạch từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường tỉnh 825 cấp cho khu công nghiệp Tân Đô: công suất dự kiến giai đoạn 1 là 15.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 40.000m³/ngày, nhà đầu tư đang lập dự án đầu tư.

 

* Đề ra phương hướng thực hiện đến năm 2015:

 

- Tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy tiến độ đầu tư các nhà máy cấp nước.

 

- Tổ chức thực hiện tốt Quy định về quản lý và phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Long An sau khi được UBND tỉnh ban hành.

 

- Có kế hoạch thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đã được phê duyệt.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chủ tịch UBND tỉnh-Đỗ Hữu Lâm đã ký Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm chủ đạo

- Công nghiệp hỗ trợ là một trong các khâu đột phá nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững công nghiệp tỉnh Long An theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tính cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hội nhập, liên kết phân công sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp và gắn liền với phân công của trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Nghiên cứu và chọn các ngành, các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An, có công nghệ tiên tiến, tính cạnh tranh cao trong phạm vi vùng, trong nước và tiến đến phạm vi quốc tế; gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa, phát triển năng lực công nghiệp xuất khẩu và phấn đấu từng bước trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Phát huy tối đa tính đa dụng của các sản phẩm - mặt hàng, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, góp phần giảm nhập nguyên liệu, tăng cường khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong thế liên kết sản xuất - kinh doanh giữa công nghiệp thượng nguồn - công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh; tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tư FDI về công nghiệp hỗ trợ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao.

- Hợp tác liên kết chặt chẽ và phân công phát triển hợp lý giữa Long An và các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

- Gia tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm tối đa phát thải nhằm xác lập nền tảng công nghiệp sạch và xanh, bảo đảm theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy vàUBND tỉnh Không tiếp nhận các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường  cao”, nâng cao trình độ người lao động và tổ chức quản lý sản xuất, liên kết hợp tác phát triển.

2. Quan điểm phát triển của từng ngành, lĩnh vực trọng điểm

a) Ngành dệt – may

Phát triển khâu nguyên liệu và các công nghệ hỗ trợ (kéo sợi, dệt) nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Tập trung vào sản xuất các nguyên phụ liệu, vừa nâng tỷ lệ nội địa hóa vừa cung ứng cho thị trường cả nước nhằm đưa Long An lên thành trung tâm nguyên, phụ liệu dệt - may cấp vùng và cấp quốc gia.

b) Ngành da - giày

Đầu tư gia tăng quy mô, công nghệ, hiệu quả sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành là lĩnh vực trọng tâm. Tăng cường khâu thiết kế mẫu, mốt nhằm phát triển thị trường và giảm dần tỷ trọng hàng gia công.

c) Ngành cơ khí chế tạo

Tập trung phát triển cơ khí nền tảng phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Tham gia chủ động, tích cực và có chọn lọc vào quá trình liên kết và phân công hợp tác quốc tế. Phát triển không khép kín, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của các cơ sở sản xuất cơ khí hiện có với khả năng thu hút hợp tác đầu tư từ các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, công ty mẹ nước ngoài.

d) Lĩnh vực bao bì - in

Phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở nguyên liệu bao bì theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động môi trường, đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược trong và ngoài nước.

e) Lĩnh vực nhựa

Phát triển trên cơ sở cải tiến công nghệ nhằm đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tiến đến phát triển các chi tiết linh kiện phục vụ đa ngành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa toàn lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các lĩnh vực thế mạnh.

g) Ngành điện tử - tin học

Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ cao, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành. Từng bước xây dựng ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hướng gắn kết và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty và tập đoàn đa quốc gia và trên cơ sở liên kết với các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

II. MC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chính phát triển bền vững, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng xuất khẩu, hướng đến hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu ngành dệt may cho cả vùng và hình thành hệ thống công ty mẹ và các lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trong chuỗi phát triển công nghiệp thượng nguồn – công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn.

- Đến năm 2020, tỉnh Long An sẽ trở thành một trong các địa phương có thế mạnh hàng đầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 phấn đấu tiếp cận mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển được các doanh nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời thu hút đầu tư phát triển một số công ty mẹ với các lớp doanh nghiệp vệ tinh hợp lý.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm từ 13% đến 14%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và từ 15% đến 17%/năm trong giai đoạn 2016-2020, bình quân từ 14% đến 16%/năm trong 10 năm.

- Công nghiệp hỗ trợ chiếm trên 21% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Nhờ vào hiệu quả sản xuất và tỷ lệ VA/GO (giá trị gia tăng/ tổng giá trị sản xuất) khá cao, giá trị tăng thêm chiếm tỷ trọng gần 30%.

- Tỷ lệ đầu tư thêm/VA trong khoảng 30%, tỷ lệ VA/GO từ 34,2% năm 2010 lên 37% năm 2020.

- Phấn đấu nâng giá trị tăng thêm bình quân/lao động công nghiệp lên đến trên 355 triệu đồng (tương đương 14.200 USD) năm 2020.

- Dự kiến sẽ phát triển 03 khu, cụm hoặc phân khu tại huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc; đến năm 2020, trong điều kiện thu hút đầu tư thuận lợi mở thêm các khu, cụm và phân khu chuyên công nghiệp hỗ trợ, tổng diện tích đất quy hoạch đạt chung quanh 2.000 ha và nằm trong quy hoạch các khu công nghiệp đã được phê duyệt. Phấn đấu xây dựng hoàn tất hạ tầng và lấp đầy 60%, giá trị tăng thêm công nghiệp/ha đất khu công nghiệp vào khoảng 25 tỷ đồng giá hiện hành năm 2020.

- Phấn đấu đạt trên 80% lao động công nghiệp qua đào tạo và 15-20% lao động trình độ cao.

- Tốc độ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và trang thiết bị tăng 18-20%/năm.

b) Đến năm 2030:

- Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất của các ngành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng 30-35%, giá trị tăng thêm chiếm 35-40%.

- Tỷ trọng VA/GO trong khoảng 38-40%.

- Số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ tăng trên 20%/năm.

- Lao động công nghiệp qua đào tạo/tổng lao động 85%; lao động trình độ cao/tổng lao động >25%.

- Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tỷ lệ rác thải công nghiệp được xử lý, tái chế tiếp cận 100%.

3. Mục tiêu từng ngành, lĩnh vực

a) Ngành dệt - may

- Tăng trưởng gần 16%/năm, chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

- Hình thành trung tâm nguyên phụ liệu cấp vùng và cấp quốc gia và phát triển các công nghệ sản xuất, xử lý, gia công về sợi, dệt.

b) Ngành da - giày

- Tăng trưởng gần 16%/năm, chiếm tỷ trọng gần 7% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

- Hình thành và hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hệ thống công nghiệp hỗ trợ bao gồm ít nhất 1 công ty mẹ và các lớp công ty vệ tinh cung ứng nguyên phụ liệu.

c) Ngành cơ khí chế tạo

- Tăng trưởng 17%/năm, chiếm tỷ trọng trên 40% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ; phát triển đa dạng các mặt hàng với công nghệ gia tăng.

- Phấn đấu đến cuối thời kỳ hình thành và hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hệ thống công nghiệp hỗ trợ, trong đó thu hút đầu tư ít nhất 1 công ty mẹ chuyên về cơ khí chế tạo phục vụ và các lớp công ty vệ tinh cung ứng nguyên phụ liệu trong và ngoài tỉnh. 

d) Lĩnh vực bao bì - in

- Tăng trưởng 15%/năm, chiếm tỷ trọng gần 16% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, trong đó chủ lực là bao bì và các công nghệ hỗ trợ (mẫu mã, in).

e) Lĩnh vực nhựa

- Tăng trưởng 11-12%/năm, chiếm tỷ trọng trên 11% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển đa dạng các sản phẩm, mẫu mã, trong đó chủ lực là bao bì và các công nghệ hỗ trợ (mẫu mã, in); phấn đấu đến cuối thời kỳ đã phát triển tương đối vững chắc lĩnh vực linh kiện nhựa cao cấp.

g) Ngành điện tử - tin học

- Tăng trưởng 18%/năm, chiếm tỷ trọng trên 17% trong giá trị tăng thêm công nghiệp hỗ trợ.

- Phấn đấu đến cuối thời kỳ thu hút đầu tư hình thành 02 nhà máy chuyên sản xuất linh kiện.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển tầm nhìn đến 2030

- Tích cực thu hút đầu tư, hợp tác liên kết sản xuất và phát huy hiệu quả đầu tư về vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao, định hướng tập trung ưu tiên vào các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ lực (dệt - may, da - giày, cơ khí chế tạo), ngành phát triển khi có cơ hội (điện tử - tin học) và các lĩnh vực có liên quan (bao bì, nhựa).

- Phát triển các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu, cụm công nghiệp, tiến đến hình thành một số khu, cụm công nghiệp chuyên công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh làm cơ sở thu hút đầu tư và hợp tác - liên kết trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện phát triển, cải thiện và phát huy năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ lực và các ngành, lĩnh vực khác; thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng lĩnh vực lắp ráp để hình thành hệ thống công ty mẹ và các lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

- Phối hợp các ngành trong phát triển các khu dân cư, khu đô thị dịch vụ công nghiệp và các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nghiên cứu và vận dụng các cơ chế chính sách cho môi trường thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với thị trường cả nước và quốc tế.

2. Định hướng cụ thể đến năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 3 khu, cụm công nghiệp hoặc phân khu định hướng phát triển chuyên công nghiệp hỗ trợ. Xúc tiến thu hút đầu tư và liên kết hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp hỗ trợ trong và ngoài địa bàn.

- Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, tổ chức thị trường, tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ.

- Tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ đổi mới trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất; phổ biến các thông tin về khoa học, kỹ thuật và thị trường; phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn, thẩm định, cải tiến thích nghi và triển khai các công nghệ mới.

- Xây dựng và quảng bá các thương hiệu mạnh về công nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hút và đào tạo chuyên gia, lao động trình độ cao.

- Nghiên cứu vận dụng các cơ chế chính sách và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư từ các công ty mẹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án phát triển tổng hợp.

3. Định hướng phát triển từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm

a) Ngành dệt - may

Phát triển sản xuất các loại vải cho may xuất khẩu và vải dệt để sản xuất giày dép xuất khẩu, một số loại hóa chất như hồ dệt Chú trọng phát triển sản xuất các loại phụ liệu may.

b) Ngành da - giày

Tập trung đầu tư nâng cao công nghệ, phát triển mẫu mã cho các doanh nghiệp chuyên phụ liệu; phối hợp với ngành nhựa đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm.

c) Ngành cơ khí chế tạo

Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có. Thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ đóng tàu, logistic, chế tạo phụ tùng cho thiết bị đồng bộ, ô tô - xe máy, hàng gia dụng và chuyên dùng, máy công cụ chế biến, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và vào những khâu công nghệ đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt kim loại, sản xuất chi tiết quy chuẩn chất lượng cao.

d) Lĩnh vực bao bì - in

Tập trung đầu tư nâng cao công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các phụ liệu có nguồn gốc từ giấy; chú trọng phát triển công nghệ và mẫu mã bao bì giấy các loại. Thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực in mã vạch, chế tạo mực in chuyên dùng, sản xuất màng, đóng pallet, cung cấp bao bì cho công nghệ phẩm và nông sản phẩm.

e) Lĩnh vực nhựa

Hỗ trợ nâng cao công nghệ, cải tiến thiết bị và mẫu mã cho các doanh nghiệp hiện có; chú trọng phát triển lĩnh vực bao bì nhựa kết hợp với in. Tập trung thu hút đầu tư phát triển các doanh nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện nhựa cao cấp phục vụ công nghiệp cơ khí lắp ráp, điện - điện tử.

g) Ngành điện tử - tin học

- Giai đoạn đầu: thu hút đầu tư các cơ sở lắp ráp gia công về điện - điện tử, từng bước nâng cao độ phức tạp của sản phẩm lắp ráp.

- Giai đoạn sau: tăng cường thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong việc phát triển sản xuất linh phụ kiện điện, điện tử.

IVNHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 20.587 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 34,8%, doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngoài chiếm 65,2%; giai đoạn 2011-2015 chiếm 7.069 tỷ đồng (34,3%), giai đoạn 2016-2020 chiếm 13.518 tỷ đồng (65,7%).

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THU HÚT, ĐẦU TƯ

(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm)

VIĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

(Chi tiết theo phụ lục 2 đính kèm)

VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải tỏa, cấp giấy phép xây dựng.

- Xác định các khu, cụm chuyên công nghiệp hỗ trợ; một mặt tiếp tục kiến nghị trung ương ban hành các chính sách riêng biệt cho các khu, cụm hoặc phân khu chuyên công nghiệp hỗ trợ; mặt khác nghiên cứu vận dụng các chính sách trong phạm vi luật định để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hoặc thuê đất sản xuất kinh doanh.

- Triển khai hệ thống chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần quan tâm các biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng sản xuất đặc thù, thế mạnh như cơ khí, nhựa, bao bì - in và in.

- Tạo điều kiện phát triển các khu dân cư, các khu thương mại, vui chơi giải trí và các dịch vụ dân sinh khác cho các chủ đầu tư và chuyên gia.

- Nâng cao hiệu suất hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư cấp tỉnh trên định hướng xúc tiến đầu tư toàn diện công thương nghiệp.

- Tạo thuận lợi về đất đai, nhân lực cho nhà đầu tư.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực tài chính Quỹ khuyến công, Quỹ xúc tiến đầu tư.

- Thúc đẩy các ngành thực hiện nhanh và dứt điểm các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng phân cấp đầu tư.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tìm cơ hội liên doanh liên kết hợp tác. Tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm của các tỉnh, thành, tìm cơ hội liên kết phát triển.

2. Giải pháp khoa học công nghệ

- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, xây dựng danh mục và triển khai thực hiện các chương trình phát triển khoa học - công nghệ đối với công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến việc hình thành vườn ươm khoa học - công nghệ và các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ theo tiêu chí sạch và xanh.

- Tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Hỗ trợ, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khoa học - công nghệ chuyên về tư vấn, thẩm định, cải tiến, ứng dụng thích nghi công nghệ, kết hợp với các dịch vụ công trong các lĩnh vực hành chính và kỹ thuật; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

- Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ như tiêu chuẩn - đo lượng - chất lượng, phân tích - kiểm định, sở hữu công nghệ, sở hữu trí tuệ, thông tin khoa học công nghệ. Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa ISO, HACCP, GMP, SA… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan khoa học, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty mẹ; hỗ trợ việc thành lập bộ phận R&D trong đó có các đề tài, dự án về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Thực hiện giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất trong nước trên các chợ giao dịch công nghệ.

3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Kiến nghị trung ương đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đặc biệt là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh kết nối Long An với các tỉnh phía Bắc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tăng cường thu hút và đầu tư tuyến Long Hậu - Tân Tập, cảng Long An, cảng Phước Đông. Phát triển mạnh lĩnh vực logistics tại các huyện Cần Giuộc và Bến Lức.

- Tập trung xây dựng một số khu, cụm (hoặc phân khu) chuyên công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, bao gồm 3 khu công nghiệp với tổng diện tích trong khoảng 2.000 ha.

- Xây dựng quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực khu dân cư, khu thương mại, khu vui chơi giải trí chuyên đề.

4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Các cơ sở dạy nghề nghiên cứu cải thiện giáo trình hoặc tăng thêm các chuyên đề về các ngành thiết kế, sử dụng máy công cụ, chế tạo máy, luyện kim, tạo khuôn, điều khiển tự động, điện tử - tin học. Đảm bảo thường xuyên trao đổi thông tin và liên kết giữa các doanh nghiệp với sở, ngành và cơ quan, tổ chức liên quan, các trường nghề nhằm đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống đào tạo theo công việc với đặt hàng của các doanh nghiệp.

- Vận dụng nguồn nhân lực trong tỉnh và thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh, chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh. Mở hoặc liên kết đào tạo một số chuyên ngành kỹ thuật có liên quan tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

- Khuyến khích và đề xuất nhà nước ban hành các chính sách đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Xem xét việc nâng định mức và nới rộng điều kiện hỗ trợ đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Khuyến khích phát triển tài năng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng và triển khai thực tế có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ với sự phối hợp tham gia giữa các Viện, trường, doanh nghiệp (trong nước và FDI) làm nền tảng để đào tạo trên công việc cho các lao động của các doanh nghiệp cùng tham gia vào đề tài.

- Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn theo yêu cầu doanh nghiệp.

5. Giải pháp về liên kết doanh nghiệp

- Kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (công ty mẹ và các doanh nghiệp vệ tinh) với các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai); tư vấn hỗ trợ trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.

- Điều tra, khảo sát, thiết lập mối quan hệ và xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược, các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên phát triển, các nhu cầu hợp tác - liên kết, các ưu đãi, hỗ trợ trung dài hạn.

- Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ làm đầu mối liên kết doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng lĩnh vực sản phẩm riêng biệt.

6. Giải pháp về nguyên liệu

- Liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có trên địa bàn nhằm xây dựng hệ thống liên kết sản xuất và cung ứng nguyên liệu trong chuỗi sản xuất với giá thành tối ưu.

- Liên kết gia công với các công ty mẹ, tập đoàn trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ nhằm có được nguyên liệu với mức giá và độ ổn định tốt nhất.

7. Giải pháp về tài chính

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển.

- Tăng cường tiềm lực quỹ khuyến công, quỹ phát triển khoa học - công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nghiên cứu và phát triển phương thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

- Tranh thủ nguồn vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý, các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhỏ và vừa, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

8. Các giải pháp có tính đột phá trong tầm nhìn ngắn hạn (đến 2015)

- Tập trung vốn ưu đãi (từ các nguồn vốn khuyến công và vốn lồng ghép vào các chương trình mục tiêu khác, nguồn vốn huy động từ các chính sách liên quan) vào các đối tượng doanh nghiệp đang phát triển hiệu quả công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn trong lĩnh vực phụ liệu dệt - may - giày - da, chi tiết nhựa phục vụ cơ khí, bao bì kết hợp in, cơ khí chế tạo máy công cụ và máy nông nghiệp nhằm mục tiêu liên kết sản xuất, hỗ trợ công nghệ và cải tiến thiết bị, cải thiện điều kiện quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường, xúc tiến thị trường đầu vào và đầu ra… nhằm cùng sản xuất các linh phụ kiện hướng đến sản phẩm cuối cùng (sản phẩm may mặc, giày da, máy công cụ, máy nông nghiệp…) có hiệu quả nhất và tạo dựng thương hiệu trên thị trường.

- Chuẩn bị trước nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo cơ bản, đào tạo thích nghi và có những hỗ trợ cho lao động nâng cao trình độ: xem xét việc nâng định mức (học phí và % hỗ trợ) và nới rộng điều kiện hỗ trợ (thời gian hoàn vốn vay) đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Chuẩn bị các khu chuyên công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư.

- Kiến nghị ban hành thêm các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, bổ sung mặt hàng công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ này. ​

17/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Hệ thống cấp điện Hệ thống cấp điện
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng

Mạng lưới điện :

Lưới điện cung cấp cho tỉnh Long An gồm các trạm biến áp trung gian và cụm phát điện như sau :

  • Trạm Tân An:Trạm Tân An 1: 110/22/15KV(40 MVA); Trạm Tân An 2: 110/22/15 KV(40MVA)
  • Trạm Bến Lức: (65MVA)
  • Trạm Mộc Hóa: 110/22/15 KV(25 MVA).
  • Trạm Cần Đước ( 16MVA)
  • Trạm Đức Hòa: 110/22/15(40MVA)
  • Trạm Phú Lâm: điện thế 110/15 KV, dung lượng 40 MVA cung cấp cho thành phố và một phần cho huyện Cần Giuộc.
  • Trạm Cai Lậy: điện thế 66/15 KV, dung lượng 10 MVA cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Thạnh Hóa.
  • Trạm Trảng Bàng: điện thế 66/15 KV, dung lượng 12,5 MVA cung cấp cho Tây Ninh và một phần cho huyện Đức Hòa và Đức Huệ.

     

  • Trạm Diesel: gồm có diesel đặt tại thành phố Tân An có công suất 565 Kw.

     

    Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như: Cty TNHH Giày Ching Luh(có công suất: 25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing(có công suất 25MVA).

     

    Nhìn chung, các trạm biến áp của tỉnh đều trong tình trạng thừa tải, các nguồn diesel dự phòng chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu điện năng cho các hộ sử dụng điện ưu tiên trong lúc mất điện .

  • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

    I. Phụ tải điện

    Phụ tải điện được tính toán dự báo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%/năm; Tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,3%/năm.

    - Năm 2015: Dự báo công suất cực đại Pmax= 772,3MW, điện thương phẩm 4507,9 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,2%/năm.

    - Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax=1528,0MW; điện thương phẩm 9.428,8 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15,9%/năm.

    II. Khối lượng xây dựng

    Khối lượng xây dựng tính toán trong đề án chỉ bao gồm lưới điện xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Long An

    1. Lưới 220, 110kV:

    a- Giai đoạn 2011 - 2015:

    - Đường dây 220kV:

    + Xây dựng mới 70,7km đường dây

    + Cải tạo 144,0km đường dây

    - Trạm 220kV:

    + Nâng công suất trạm 220kV Long An 2, (2x250)MVA

    + Xây dựng mới trạm Đức Hòa 2 - (2x250)MVA

    +  Xây dựng mới trạm Bến Lức 2 - (1x250)MVA.

    + Xây dựng mới trạm Cần Đước - (1x250)MVA.

    - Đường dây 110kV:

    + Xây dựng mới 15 tuyến đường dây với tổng chiều dài 82,5km.

    - Trạm 110kV:

     + Xây mới 15 trạm biến áp tổng dung lượng 923MVA (trong đó có 5 trạm khách hàng với tổng dung lượng là 305MVA, gồm: trạm Lê Long: 40MVA, trạm khu công nghiệp Xuyên Á: 2x40 MVA, trạm Vĩnh lộc 2: 40 MVA, khu công nghiệp Thuận Đạo 40+25MVA và khu công nghiệp Phú An Thạnh: 2x40MVA).

    + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 5 trạm biến áp với tổng dung lượng 145MVA.

    b- Giai đoạn 2016 - 2020:

    - Đường dây 220kV:

    + Xây dựng mới 2 tuyến đường dây chiều dài 32km.

    - Trạm 220kV:

    + Lắp máy 3 trạm 220kV Đức Hòa 2  thành (3x250)MVA.

    + Lắp máy 2 trạm 220kV Bến Lức 2  thành (2x250)MVA.

    + Lắp máy 2 trạm 220kV Cần Đước  thành (2x250)MVA.

    + Xây dựng mới trạm 220kV Bến Lức 3 - (2x250)MVA.

    - Đường dây 110kV:

    + Xây dựng mới 11 tuyến đường dây với tổng chiều dài 167,5km.

    - Trạm 110kV:

     + Xây mới 8 trạm biến áp tổng dung lượng 664MVA

     + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 10 trạm biến áp với tổng dung  lượng 710MVA

    2. Lưới phân phối:

    a- Giai đoạn 2011 -- 2015:

    - Đường dây 22kV:

    + Xây mới: 779,4 km

    + Cải tạo: 505,5 km

    - Trạm biến áp 22/0,4kV:

    + Xây mới: trạm biến áp tổng dung lượng 588.572,5kVA

    - Hạ thế:

    + Xây mới 1.260 km; lắp đặt  89.386 công tơ

    b- Giai đoạn 2016 - 2020:

    - Đường dây 22kV:

    + Xây mới: 541,3 km

    + Cải tạo: 252,7 km

    - Trạm biến áp 22/0,4kV:

    + Xây mới trạm biến áp tổng dung lượng 353.143,5kVA

    - Hạ thế:

     + Xây mới 756 km; lắp đặt 28.931công tơ

    III. Vốn đầu tư

    Giai đoạn 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư cần huy động là: 6.847.737 triệu đồng

    Trong đó:

    Lưới điện 220kV:  3.809.470 triệu đồng

    Lưới điện 110kV: 1.851.100470 triệu đồng

    Lưới điện 22kV: 938.322 triệu đồng

    Lưới điện hạ thế: 248.845 triệu đồng

    Tổng cộng: 6.847.737 triệu đồng

    - Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

    - Hàng năm, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua việc cho tạm ứng vốn ngân sách tỉnh cho ngành điện (không tính lãi) để đáp ứng phần nào nhu cầu cải tạo, phát triển lưới điện trung và hạ thế khu vực nông thôn.

    - Việc đầu tư xây dựng lưới điện là một trong các kết cấu cơ sở hạ tầng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư cho dự án quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-1.jpg
Tuyến du lịchTuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh

- Tuyến du lịch Tân An - Mộc Hóa - Láng Sen: đây là tuyến du lịch hấp dẫn và quan trọng của du lịch Long An đưa du khách đến các điểm du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười. Trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các giá trị cảnh quan, giá trị sinh thái và cuộc sống thường ngày của người dân vùng sông nước với sinh hoạt truyền thống.

Ngoài ra, trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có cơ hội đến với khu thương mại – dịch vụ du lịch cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và tham quan vùng biên với quốc gia láng giềng Campuchia. Ngược lại theo tuyến du lịch này, du khách quốc tế từ Campuchia sẽ có thể đến thăm các điểm du lịch sinh thái và đặc biệt là tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Tân An và đến với khu du lịch vui chơi giải trí của tỉnh.

- Tuyến du lịch Tân An – Đức Hòa – Đức Huệ: đây là tuyến du lịch đưa du khách về với những di tích lịch sử cách mạng và di tích khảo cổ có giá trị nhất trên đất Long An. Đồng thời trên tuyến du lịch này, du khách sẽ còn có cơ hội trải nghiệm giá trị văn hóa của Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, một trong những con sông nổi tiếng nhất và vùng giáp ranh giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

- Tuyến du lịch Tân An – Cần Đước – Cần Giuộc: trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị ở các di tích lịch sử văn hóa như Chùa Phước Lâm, Chùa Tôn Thạnh, Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát và đặc biệt là di tích gắn với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đây cũng là tuyến du lịch đưa du khách đến trải nghiệm cảnh quan và các giá trị sinh thái rừng ngập mặn khu vực sông Soài Rạp.

- Tuyến du lịch đường sông: dọc theo sông Vàm Cỏ Đông (đoạn từ Đức Hòa – Hiệp Hòa và từ Bến Lức – Tân Trụ; đoạn Bến Lức – Tân Trụ - Cần Đước – Cần Giuộc) và Vàm Cỏ Tây (đoạn từ Tân Lập – Mộc Hóa – chùa Nổi; đoạn Vàm Thủ - Giáp nước - cù lao Mỹ Phước). Đây được xem là tuyến du lịch đặc thù rất hấp dẫn cần được đầu tư phát triển để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù khác biệt với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dọc tuyến du lịch này, du khách sẽ có được những trải nghiệm đặc biệt về cảnh quan tự nhiên ven sông Vàm Cỏ cũng như tham quan các di tích lịch sử văn hóa và các làng nghề dọc hai bên bờ sông.

Các tuyến du lịch liên tỉnh

-  Tuyến du lịch Tân An – thành phố Hồ Chí Minh: đây là tuyến du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Long An bởi thành phố Hồ Chí Minh là thị trường phân phối khách quan trọng nhất đối với Long An. Ngoài ý nghĩa này, việc phát triển tuyến du lịch này còn cho phép du lịch Long An kết nối với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gắn kết với hệ thống tuyến điểm du lịch quốc gia qua thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuyến du lịch Tân An – Cần Thơ – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: đây là tuyến du lịch liên vùng tạo sự liên kết trong phát triển du lịch giữa Long An với các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cho phép du lịch bổ sung những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng như du lịch miệt vườn, du lịch chợ nổi, ... tạo sự hấp dẫn chung và qua đó thu hút thêm khách du lịch đến với Long An nói riêng và các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

- Tuyến du lịch Tân An – Tây Ninh: là tuyến du lịch liên tỉnh tạo cơ hội khai thác những tiềm năng du lịch đặc thù của vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Tây Ninh, nơi có nhiều điểm du lịch khá nổi tiếng như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh, Chiến khu D,...

Các tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp 

Với lợi thế là địa phương có cửa khẩu quốc tế, Long An có cơ hội để phát triển tuyến du lịch quan trọng này nhằm không chỉ đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch Campuchia và qua đó đến các nước ASEAN bằng đường bộ mà ngược lại thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch Campuchia, Thái Lan, ASEAN đến với Long An và Việt Nam./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An


20/09/2022 10:00 SAĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-du lich6.jpg
Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong
Có dịp xuôi dòng kinh Trà Cú, đến vàm Rạch Cây Gáo du khách sẽ nhìn thấy một ngôi đình cổ nằm soi bóng bên dòng nước - đó là đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị trấn Thủ Thừa ngày nay.

      Khoảng cuối thế kỷ XVIII, ông Mai Tự Thừa đến làng Bình Lương Tây khai khẩn một dây đất 4 mẩu dọc theo kinh Trà Cú (kinh Thủ Thừa) và cất một ngôi quán nhỏ ở bờ kinh để buôn bán. Do quán của ông ở ngay giáp nước kinh Trà Cú nên ghe thương hồ tụ hội mua bán, trao đổi rất đông, dân cư tìm đến sinh sống ngày một nhiều. Vì thế ông Mai Tự Thừa đã đắp đường, làm bến ghe và lập một cái chợ bằng lá để có nơi mua bán, đó chính là chợ Thủ Thừa ngày nay. 

Đình Vĩnh Phong

      Dần dần, dân số xung quanh khu vực chợ phát triển, ông Mai Tự Thừa liền làm đơn xin tách khỏi làng Bình Lương Tây, lập làng mới lấy tên là làng Bình Thạnh. Ông còn hiến một khoảnh đất để cất đình làng - đó chính là tiền thân của đình Vĩnh Phong ngày nay. Tương truyền, ông Mai Tự Thừa đã đóng góp nhiều công của trong việc nạo vét kinh Trà Cú vào năm 1829 và tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi rồi mất tích. Vì thế, tài sản của ông gồm cái chợ và ruộng đất bị triều đình sung công và phát mãi, vợ con ông cũng bị lưu đày. Làng Bình Thạnh do ông lập cũng bị đổi tên thành làng Vĩnh Phong, đình làng cũng bị dời đi nơi khác. Mãi sau này khi Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, Triều Nguyễn không còn thế lực ở phương Nam nên đồng  bào quanh chợ Thủ Thừa mới quyên tiền xây cất lại đình Vĩnh Phong năm 1886 và đưa bài vị ông Mai Tự Thừa vào thờ với 7 chử hán: ''Tiền hiền Mai Tự Thừa – Chủ thị''.

      Qua nhiều lần trùng tu, gần nhất vào năm 1998, đình Vĩnh Phong vẫn còn giữ được phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Hiện tại đình Vĩnh Phong nằm trong khuôn viên 1132m2 với 3 lớp nhà: võ ca, võ quy, chánh điện trông ra kinh Thủ Thừa. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ với kết cấu cột tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bài trí rất trang nghiêm với 2 lớp bao lam, 3 bàn thờ, Long Đình và Lỗ Bộ. Bao lam bên ngoài là tuyệt tác của cánh thợ Thủ Dầu Một có niên đại Mậu Ngọ (1918). Các nghệ nhân đã thể hiện trên bao lam này các đề tài truyền thống như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Tứ hữu (Mai, Lan, Cúc, Trúc), Bá điểu quy sào. Bên trên bao lam có những khung gỗ kết cấu theo kiểu ô hộc chạm long hình tượng Long Mã, Mai Lộc, Cuốn thư, Cá hóa Long, Dơi, hết sức tinh xảo. Trước bàn thờ chính là bộ bao lam cổ có niên đại Bính Tuất (1886). Vẫn là đề tài tứ hữu, nhưng các chi tiết trên bộ bao lam này được tạo dáng to khỏe mang phong cách cuối thế kỷ XIX. Nét đặc biệt ở bao lam này là nghệ thuật sơn son thếp vàng hết sức tinh xảo. Trải qua thời gian hơn 100 năm mà bộ bao lam này vẫn còn nguyên vẻ rực rở như buổi ban đầu. Chánh điện đình Vĩnh Phong hiện còn 2 bức hoành phi cổ cùng 8 cặp liễn đối có giá trị niên đại Bính Tuất (1886) và Bính Thìn (1916). Đa số các câu đối đều viết theo lối quán thủ (2 chữ đầu của 2 câu đối ghép lại thành tên Đình hoặc tên Thủ Thừa). Đặc biệt cặp liển ở bàn thờ ông Mai Tự Thừa:

''Tiền chấn anh linh ư bách thế
Hiền lưu danh dự tại thiên thu''

đã nêu bật được công lao to lớn của ông và tấm lòng tri ân sâu sắc của nhân dân Thủ Thừa đối với ông. Chính vì lẽ đó mà ngày nay hàng loạt địa danh ở Long An được đặt là Thủ Thừa như kinh Thủ Thừa (kinh Trà Cú), chợ Thủ Thừa, quận Thủ Thừa (có từ năm 1922). Trên mảnh đất ngày xưa ông Mai Tự Thừa đã quy dân, lập chợ, lập làng, vét kinh, đắp lộ, ngày nay là một thị trấn dân cư đông đúc, kinh tế thịnh vượng, đình Vĩnh Phong vẫn còn đó như nhắc nhở cho chúng ta về một thời đã qua. Đến với đình Vĩnh Phong, chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm trổ tài hoa của những nghệ nhân thời trước, hiểu thêm về những đóng góp lớn lao của ông Mai Tự Thừa trong quá trình khai phá đất đai của cha ông chúng ta. Với ý nghĩa ấy, đình Vĩnh Phong đã được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích Quốc gia vào ngày 31/8/1998.

19/12/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/vinhphong.JPG
Tài nguyên du lịch nhân vănTài nguyên du lịch nhân văn
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2% dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu ở Long An là Phật giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

a) Di tích văn hóa  -  lịch sử

Hiện tại, toàn tỉnh hiện có 122 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật văn thánh khảo cổ, trong đó có 21 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch ở trong và ngoài nước. Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm: nhóm di tích lịch sử cách mạng và nhóm di tích lịch sử văn hóa.

+ Nhóm di tích lịch sử cách mạng

Là nhóm di tích chủ yếu ở Long An. Đây là nơi ghi lại dấu ấn của cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng người dân Nam Bộ, nổi bật là: Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (Khu di tích Bình Thành, huyện Đức Huệ), Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức); Bảo tàng Long An (thành phố Tân An); Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa (huyện Đức Hòa); Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Khu di tích Căn cứ Xứ ủy Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (huyện Tân Thạnh); Di tích Ngã Tư Rạch Kiến, Đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước) - pháo đài quân sự lớn tầm cỡ nhất nhì Đông Dương đã tồn tại hơn trăm năm qua,...

19-9-2022-3(2).jpg

Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ)

+ Nhóm di tích lịch sử  văn hóa

Nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An là nhóm di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đây là nền văn hóa đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã phát hiện khoảng 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo với trên 20.000 hiện vật. Những di tích này tập trung ở một số cụm tiêu biểu bao gồm cụm di tích Bình Tả, các di chỉ Gò Cao Su, Gò Tháp lớn - Tháp nhỏ, di chỉ An Sơn ở Đức Hòa, di chỉ Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa, Gò Hàng ở Vĩnh Hưng,... Nét đặc sắc của nền văn hóa này là những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những du khách.

Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến như di tích Chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm về nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; Khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An), Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo nơi có đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hay mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của Nguyễn Trung Trực,...

Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy có tuổi muộn màng, song cũng đã cho thấy nét tiêu biểu của kiến trúc dân gian và kiến trúc tôn giáo Việt Nam. Những di tích như Nhà Trăm Cột, nhà cai Tổng Nguyễn Đăng Bằng (ở Cần Đước), các Chùa Giác Tánh, Thới Bình ở Cần Giuộc, Từ đường họ Phạm ở Tân Trụ,... là những di tích tiêu biểu cho nhóm này.

b) Các lễ hội

Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc, ở đây có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được thể hiện qua các lễ hội; nhiều lễ hội với quy mô, tính chất khác nhau, trong đó có 03 lễ hội có quy mô lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành), Lễ hội vía Bà Ngũ hành (huyện Cần Giuộc), Đại lễ Kỳ Yên Đình Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ). Ngoài ra còn một số lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia như: Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Lễ Kỳ Yên đình Vạn Phước và Lễ húy kỵ Nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (huyện Cần Đước), Lễ kỷ niệm chu niên Đức chưởng Tiền quân Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An).

19-9-2022-le-hoi-lam-chay.jpg

Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành)

 Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật,... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn.

c) Di sản văn hóa phi vật thể

Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Long An với tư cách là một địa phương của vùng ĐBSCL.

d) Làng nghề truyền thống

Long An - là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều trang trại và làng nghề (với 8 làng Làng nghề truyền thống - Trồng mai, Bịt trống Bình An, Dệt chiếu Long Cang, Bánh tráng Nhơn Hòa, Chầm nón lá An Hiệp, Đan cần xé Hòa Hiệp, Dệt chiếu An Nhật Tân, Mây tre đan Tân Mỹ - và  4 nghề truyền thống - Nghề rèn truyền thống Nhị Thành, Bánh in truyền thống Long Hựu Tây, Bánh in truyền thống Long Hựu Đông và Nghề mộc truyền thống Bình An). Đây vừa là địa điểm tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác phục vụ khách du lịch.

- Làng nghề dệt chiếu: Tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa,… được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

- Làng nghề nấu rượu Gò Đen: Làng nghề nấu rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi và các xã lân cận, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ qui trình lên men, nấu thủ công và cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt,… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

- Nghề làm trống Bình An: Làng nghề truyền thống Bình An thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ được xem là làng làm trống lâu đời và nổi tiếng nhất ở miền Nam. Theo các nghệ nhân lớn tuổi, làng trống Bình An được khởi xướng bởi cụ Nguyễn Văn Ty cách đây hơn 150 năm. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, những chiếc trống chùa, trống lân, trống nhạc lễ,… mang thương hiệu Bình An đã vang danh khắp miền Nam, Trung, Bắc, thậm chí, nhiều người còn tìm về đặt trống để mang ra các nước như Mỹ, Canada, Singapore, Châu Âu,…

19-9-2022-lang-trong.jpg

Làng nghề truyền thống làm trống Bình An (Tân Trụ)

- Nghệ thuật chạm khắc gỗ: Giống như các làng nghề chạm khắc gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm thước, cưa, bào, đục, giũa,…

- Nghề đóng thuyền: Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong môi trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Do đó, ghe thuyền và đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nghề đóng ghe thuyền ở Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

- Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền Nam. Nghề này hiện phát triển trên địa bàn huyện Cần Giuộc, đã xuất hiện cách nay khoảng 80 năm, tập trung chủ yếu tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc. Nguyên liệu chế tác bằng vàng và sau này chuyển sang làm bằng bạc với các sản phẩm như dây chuyền, vòng đeo cổ, vòng tay, nhẫn đính hạt, bông tai,... theo yêu cầu của người tiêu dùng.

d) Văn hóa, ẩm thực truyền thống

Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, trong tang lễ có hò đưa linh,... các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè,... Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bóng rỗi và hát bội. 

Thiên nhiên đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa nàng thơm Chợ Đào, khóm Bến Lức, thanh long, dưa hấu Long Trì, các loại cá, chim, mật ong,... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên của Long An.

Về ẩm thực truyền thống, ngoài rượu đế Gò Đen, các loại trái cây đã nêu ở trên, một số món ăn truyền thống đã nổi danh cùng đất Long An có thể kể đến như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt.

Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc, cá, tôm, cua, mực, bò, heo,... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi,... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc,...

19-9-2022-laumam.jpg

Lẩu mắm

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước hoặc cuốn lá sen non, rau thơm.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An


19/09/2022 5:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-le-hoi-lam-chay.jpg
Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay  Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay 
Đến tham quan phòng trưng bày mỹ  nghệ mỹ thuật truyền thống của Bảo tàng tỉnh Long An, du khách gần xa đều thích chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát) - một hiện vật chạm khắc gỗ độc đáo được các nghệ nhân tỉnh nhà sao chép từ tượng nguyên bản ở Chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc). 

 

Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay

 

Theo kinh Phật và những truyền thuyết dân gian thì Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu luyện được tất cả các phép thần thông quảng đại, thường hay biến hiện ra nhiều sắc tướng để trừ khổ ải cho chúng sinh. Trong các vị Quan Thế Âm Bồ Tát, theo danh hiệu và sắc tướng có một số danh hiệu sau đây: Quan Thế ÂmVô Úy, Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm. Trong 5 vị trên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật thần thông quảng đại hay ra tay cứu độ chúng sinh: không đâu Ngài không thấy, không việc gì Ngài không làm được. Do vậy Ngài có sắc tướng là vị Phật nghìn mắt nghìn tay. Vào viếng các ngôi chùa, ta thường thấy các tượng Phật đứng hay ngồi mà có nhiều tay, nhiều mắt... đó chính là những pho tượng thờ Ngài.

Theo những nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam và lịch sử Phật giáo thì pho tượng bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng đầu tiên thờ Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát (dân gian quen gọi là là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) được nghệâ nhân Trương Văn Thọ chạm khắc vào năm Bính Thân (1656), cao 3,45, đặt thờ tại chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc) đến nay vẫn còn. Tượng thể hiện lòng tin tuyệt đối vào sự toàn năng của Phật Bà Quan Âm: nhìn thấy, xem xét được mọi sự việc, sự vật ở khắp mọi nơi, cứu vớt, cứu khổ mọi người trong mọi lúc... Nghệ nhân đã thành công trong cách bố cục và diễn tả để pho tượng được tự nhiên, cân đối giữa thân người và 21 đôi tay mềm mại xung quanh. Các đôi cánh tay lớn như đang múa, các cánh tay nhỏ được sắp xếp theo vầng hào quang tỏa sáng xung quanh. Trên mỗi lòng bàn tay đều có hình con mắt thể hiện ''nghìn mắt''. Phần bệ tượng thể hiện ''bể khổ trần gian'' với nhiều sóng gió. Con ác thú đội tòa sen và người đội bệ tượng là những kẻ ác bị trừng phạt và được Phật Bà thu phục làm đệ tử. Riêng hoa văn chạm khắc trên bệ tượng mang nét đặc sắc của hoa văn trang trí thời Lê như ''Lưỡng long chầu nhật'', ''Song lân chầu nhật'' - trong đó hình tượng Long (rồng) tượng trưng cho uy quyền của Vua và Lân là biểu tượng cho sự bền vững của triều đại, của quốc gia... Tượng này được xem là cổ vật quý của nước ta và là niềm tự hào to lớn của nền mỹ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam trong tiến trình phát triển lịch sử Phật giáo dân tộc.

Vào tháng 9/1978, Côn g ty Mỹ nghệ Mỹ thuật Long An đã cử ông Nguyễn Đức Lưu là họa sĩ, nguyên Giám đốc Công ty,  cùng 3 nghệ nhân Huỳnh Văn Định, Huỳnh Măng, Huỳnh Chính Đức trong dòng họ Huỳnh - một trong những dòng họ điêu khắc gỗ truyền thống của Long An, ra miền Bắc nghiên cứu và chép lại tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay từ  tượng gốc với tỷ lệ thu nhỏ. Trải qua nhiều khó khăn tưởng chừng như ý định trên sẽ không thực hiện được, nhưng với lòng kiên trì học hỏi, sự yêu nghệ cộng với khối óc thông minh và đôi bàn tay khéo léo... sau 3 tháng 15 ngày tích cực miệt mài làm việc (từ tháng 10/1978 đến giữa tháng 1/1979), những nghệ nhân Long An đã hoàn thành việc sao chép thành công tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay từ tượng tượng gốc ở chùa Bút Tháp bằng phương pháp đo đạc bằng dây và ước lượng thu nhỏ bằng mắt thường. 

Tượng sao chép được làm bằng gỗ lát hoa, cao 0,69m, rộng 26cm, là bản sao thu nhỏ của tượng gốc với tỷ lệ 1/5. Tượng gồm 3 phần: 

-Thân tượng và tay chính: do nghệ Huỳnh Văn Định đảm trách. Thân tượng có 3 đầu và 6 cánh tay liền nhau. Phần chóp có 9 đầu được lắp mão. Xung quanh được chạm 36 cánh tay rời (mỗi bên có 18 tay được chia làm 3 hàng lắp vào thân). 

-Hào quang: do nghệ Huỳnh Chính Đức đảm trách. Hào quang tính từ đế lên đến điểm cao nhất có 958 cánh tay rời, mỗi tay được chạm trên đó một con mắt được sắp xếp cách đều nhau. 

-Đế tượng (được tính từ tòa sen trở xuống): do nghệ Huỳnh Măng đảm trách. Đây là một khối gỗ chạm thủng không có lắp ghép. Phần đế tượng được chạm khắc nhiều hoa văn li ti rất công phu. 

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay của các nghệ nhân Long An sau khi hoàn thành đã gây tiếng vang lớn trong giới mỹ thuật miền Bắc lúc bấy giờ. Bộ Văn hóa - Thông tin đã tặng cho 3 nghệ nhân Huỳnh Văn Định, Huỳnh Măng, Huỳnh Chính Đức mỗi người một Bằng khen đột xuất (theo Quyết định số 36 ngày 19/1/1979 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu ký). 

Lần đầu tiên ở nước ta mới có một đơn vị và nghệ nhân sao chép thành công tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay - mà đặc biệt là tượng thu nhỏ rất công phu. Đây là kết quả lao động miệt mài sáng tạo của các nghệ nhân Long An. Việc trưng bày, giới thiệu với khách tham quan Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được sao chép thành công từ tượng gốc ở chùa Bút Tháp (Hà Bắc) đã làm phong phú thêm số lượng hiện vật trưng bày của Bảo tàng Long An và làm tăng thêm lòng tự hào về nghề chạm khắc gỗ truyền thống của tỉnh nhà.

 

NGỌC MAI

09/07/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/tuongnginmat.jpg
Quá trình thay đổi địa giới hành chínhQuá trình thay đổi địa giới hành chính
Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.

Ngày 24 tháng 04 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ.

Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.

Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã.

Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức.

Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa.

Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.

Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã.

Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.

Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hoá của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An. Tỉnh Long An bao gồm gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Trụ, Thủ Thừa.

Ngày 11 tháng 03 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Thủ Thừa và Bến Lức thành huyện Bến Thủ, hợp nhất 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu.

Ngày 30 tháng 03 năm 1978, chia huyện Mộc Hoá thành hai huyện: Mộc Hoá và Vĩnh Hưng.

Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ.

Ngày 14 tháng 01 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành 2 huyện: Bến Lức và Thủ Thừa; mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ.

Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định chia huyện Vàm Cỏ thành 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ.

Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện: Vĩnh Hưng và Tân Hưng.

Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An.

Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.

Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II.

Tỉnh Long An hiện nay có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


19/09/2022 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/24090140-ban-do-tong-the-tinh-long-an.png
Khoáng sản  Khoáng sản 
Theo kết quả điều tra năm 1996 than bùn được tìm thấy ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh).

Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn.
     Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.
Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống.
     Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
     Trong thời gian qua, do quản lý nhà nước chưa chặt chẽ nên một số tổ chức và cá nhân khai thác than bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Trong tương lai, cần phải tổ chức khai thác thận trọng hơn vừa đáp ứng ứng yêu cầu kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến môi trường dân sinh.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030  Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Đơn vị thực hiện: Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

4. Quan điểm phát triển

- Phát triển du lịch Long An nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh;

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;

- Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững;

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế  của tỉnh;

- Phát triển du lịch có trọng tâm trọng điểm, chú trọng hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh của du lịch Long An;

- Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

- Phát triển du lịch Long An phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

5. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của Long An và Long An trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh ở vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long với hình ảnh đặc trưng là sông Vàm Cỏ trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và thiên đường vui chơi giải trí.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2015: đón 12 ngàn lượt khách quốc tế; 540 ngàn lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 34 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 5,29%; tạo việc làm cho gần 7.000 lao động;

- Đến năm 2020: đón 45 ngàn lượt khách quốc tế; 1,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt 100 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 8,23%; tạo việc làm cho trên 15.000 lao động;

- Đến năm 2030: đón 180 ngàn lượt khách quốc tế; 2,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt gần 300 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 7,43%; tạo việc làm cho gần 40.000 lao động.

6. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Định hướng phát triển thị trường:

- Thị trường nước ngoài gồm: thị trường các nước khu vực ASEAN, Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Thị trường trong nước gồm: thị trường khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và khách quá cảnh từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng bằng Sông Cửu Long.

b) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch:

- Các sản phẩm du lịch đặc thù:

+ Du lịch đường thủy sông Vàm Cỏ với trọng tâm là sông Vàm Cỏ Đông.

+ Du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười với trọng tâm là du lịch Láng Sen.

+ Du lịch vui chơi giải trí với trọng tâm là khu du lịch “Happy Land”.

- Các sản phẩm du lịch chính:

+ Du lịch cuối tuần (khu du lịch Phước Lộc Thọ, sân golf, Lâm viên Thanh niên, v.v...).

+ Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng.

+ Du lịch nông thôn (trang trại, làng nghề).

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ:

+ Du lịch quá cảnh với trọng tâm du lịch qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.

+ Du lịch tham quan mùa nước nổi với trọng tâm vùng trũng Đồng Tháp Mười.

+ Du lịch tham quan nghiên cứu với trọng tâm là di tích khảo cổ Bình Tả.

c) Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch:

* Các không gian phát triển du lịch chính:

-  Không gian du lịch TP. Tân An và phụ cận -  thị trấn Cần Đước với trung tâm du lịch là TP. Tân An.

Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch vui chơi giải trí gắn với tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa;Du lịch tham quan làng nghề; Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn; Du lịch tham quan trang trại - miệt vườn.

- Không gian du lịch Mộc Hóa - Tân Hưng với trung tâm du lịch là thị trấn Mộc Hóa:

Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch sinh thái và tham quan cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười; Du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa; Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây.

- Không gian du lịch Đức Hòa - Đức Huệ với trung tâm du lịch là thị trấn Đức Hòa:

Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa; Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông; Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần; Du lịch tham quan nghiên cứu di tích khảo cổ.

* Các địa bàn trọng điểm du lịch đóng vai trò động lực phát triển du lịch:

- Thành phố Tân An - thị trấn Bến Lức.

- Khu vực Tân Lập - cửa khẩu Bình Hiệp.

- Khu vực khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

- Khu vực thị trấn Đức Hòa và phụ cận.

* Các điểm du lịch chính:

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: Tổ hợp vui chơi giải trí du lịch ”Happy Land”; Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen; Khu sinh thái Làng nổi Tân Lập; Khu di tích lịch sử Cách mạng Long An; Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả; Khu thương mại du lịch cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười;Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức; Bảo tàng Long An; Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự); Đình Vĩnh Phong; Chùa Tôn Thạnh; Chùa Linh Sơn; Khu di tích Vàm Nhựt Tảo; Khu di tích Căn cứ xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ; Nhà Trăm Cột; Đồn Rạch Cát; Khu di tích Ngã tư Đức Hòa; Khu vui chơi giải trí Hồ Khánh Hậu; Núi Đất - Mộc Hóa.

* Các tuyến du lịch chính:

-  Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Tuyến TP. Tân An - Mộc Hóa - Láng Sen;

+ Tuyến TP. Tân An - Đức Hòa - Đức Huệ;

+ Tuyến TP.Tân An - Cần Đước - Cần Giuộc;

+ Tuyến du lịch đường sông: dọc theo sông Vàm Cỏ Đông (đoạn từ Đức Hòa - Hiệp Hòa và từ Bến Lức - Tân Trụ) và Vàm Cỏ Tây (đoạn từ Tân Lập - Mộc Hóa - chùa Nổi).

- Tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Tuyến TP. Tân An - TP. Hồ Chí Minh;

+ Tuyến TP. Tân An - Cần Thơ - các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long;

+ Tuyến TP. Tân An - Tây Ninh.

- Các tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp: đây là tuyến du lịch quan trọng  nhằm không chỉ đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch Campuchia và qua đó đến các nước ASEAN bằng đường bộ mà ngược lại thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch Campuchia, Thái Lan, ASEAN đến với Long An và Việt Nam.

d) Định hướng phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch:

- Phát triển hệ thống lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao trên các địa bàn trọng điểm du lịch gắn với các trung tâm du lịch. Các khách sạn trung và cao cấp từ 3 đến 5 sao chủ yếu tập trung gắn với các khu vui chơi giải trí cao cấp “Happy Land” (Bến Lức), khu du lịch Phước Lộc Thọ và sân golf Đức Hòa.

- Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, ... tại khu vực thành phố Tân An và khu du lịch “Happy Land” (Bến Lức).

- Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí - thể thao tại các khu vực đô thị lớn như thành phố Tân An, thị trấn Đức Hòa.

- Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng, khu chợ đêm và khu ẩm thực tại khu vực thành phố Tân An, thị trấn Bến Lức, Mộc Hóa dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 62, ... phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

đ) Định hướng đầu tư du lịch:

- Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông phục vụ phát triển du lịch.

+ Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.

+ Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao và mua sắm phục vụ du lịch.

+ Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

+ Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch.

- Các nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung...

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư FDI, ODA) là nguồn vốn chính đầu tư phát triển du lịch Long An.

7. Một số giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp về tăng cường công tác quản lý quy hoạch:

Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch đã được phê duyệt; tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch đã được lựa chọn, xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi sử dụng đất, quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch.

Các sở, ban, ngành chức năng khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cần tính đến các yếu tố hỗ trợ phát triển du lịch. UBND các huyện và thành phố Tân An trên cơ sở quy hoạch này xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

b) Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch:

Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch. Trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh.

Thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như hình thức BT, BOT, BTO,...

c) Giải pháp về chính sách phát triển du lịch:

Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,...nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An

d) Giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá:

Tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá. Xây dựng thương hiệu và hình ảnh du lịch Long An theo chủ đề: Du lịch sông nước Vàm Cỏ và Thiên đường giải trí. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện văn hoá, thể thao lớn của tỉnh. Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch tỉnh ở những đầu mối giao thông quan trọng, ở các trọng điểm du lịch. Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của Trung tâm xúc tiến du lịch Long An. Đặt văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

đ) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

Rà soát và bồi dưỡng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực du lịch. Từng bước áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng cộng đồng dân cư nghiệp vụ làm du lịch. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc có ngành nghề du lịch. Hướng đến lồng ghép bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong các chương trình giáo dục phổ thông của tỉnh. Trước mắt ưu tiên tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng hình thành đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng trọng điểm.

e) Giải pháp về liên kết, hợp tác về du lịch:

Mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên cả nước, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển du lịch trên tuyến du lịch xuyên Á qua thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đầu tư phát triển du lịch Long An, trước mắt là các đối tác đã và đang đầu tư vào khu du lịch quốc gia “Happy Land” trên địa bàn tỉnh Long An.Thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp du lịch để cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh với việc thực hiện tốt các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực du lịch.

g) Giải pháp về bảo vệ môi trường:

Phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ môi trường chung của tỉnh với môi trường du lịch. Cụ thể hoá Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có nội quy công khai và phương tiện bảo vệ môi trường từng điểm đến. Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư. Kiện toàn và tổ chức bộ máy quản lý môi trường du lịch từ tỉnh đến cơ sở. Có cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường chung cũng như môi trường du lịch nói riêng của tỉnh.

20/08/2013 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/langnoi.jpg
Điểm du lịchĐiểm du lịch
Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và các dòng sông Vàm Cỏ; nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ngoài các giá trị du lịch do thiên nhiên ban tặng và có được hình thành bởi bề dày lịch sử phát triển, Long An còn đầu tư để có được những điểm đến du lịch hấp dẫn.

Với lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú, trên địa bàn Long An có thể phát triển những nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

Du lịch tham quan: Tham quan các điểm cảnh quan, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, bảo tàng, làng nghề,...

Du lịch sinh thái: Khám phá, trải nghiệm hệ sinh thái đất ngập nước (vùng trũng Đồng Tháp Mười, vùng cửa sông ven biển).

Du lịch đường thủy: Trải nghiệm cảnh quan, các giá trị văn hóa làng quê, làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Du lịch vui chơi giải trí, cuối tuần: Khu vui chơi giải trí Happyland; Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, Vườn thú Mỹ Quỳnh, Công viên nước RIO, Điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp Chavi Garden,… Nổi bật, Long An còn có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch golf, các sân golf được thiết kế đẳng cấp và hệ thống tiện ích đầy đủ như Sân West Lakes Golf & Villas, là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho các golfer đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thời gian qua; Sân Golf Hoàn Cầu Long An dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2022.

Du lịch tham quan nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị của các di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, điển hình là Khu di tích khảo cổ học Bình Tả (thuộc nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ 1-6).

Du lịch quá cảnh: Khách từ Campuchia và khu vực qua cửa khẩu Bình Hiệp và khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến đồng bằng sông Cửu Long để có được những trải nghiệm ở vùng biên giới giữa 2 nước.

Các khu, điểm du lịch tiêu biểu

Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen: Được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới, là nơi còn giữ nét tự nhiên hoang sơ, ít chịu tác động của con người. Diện tích 4.802ha, được xem như một bồn trũng nội địa rộng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn là nơi sinh sống, trú ẩn của khoảng 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Hiện tại chỉ tổ chức tham quan, chưa khai thác du lịch.

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập: Diện tích 135.09 ha, nằm dọc Quốc lộ 62, bên triền sông Vàm Cỏ Tây, với hệ thống rừng tràm, sông rạch tự nhiên và đa dạng cảnh vật so với các vùng ngập nước khác của Đồng Tháp Mười. Là điểm đến bình yên với cảnh sông nước hữu tình và rừng tràm ngút mắt. Là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách tham quan cuối tuần, nhất là với giới trẻ giao lưu dã ngoại, teambuilding...

Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười - Khu du lịch Cách Đồng Bất Tận: Nổi bật với dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe. Là một vùng đất du lịch đa màu sắc với diện tích 1.041 ha. Người dân gọi là "Rừng thuốc" bởi đi đâu cũng gặp cây thuốc chữa bệnh. Nơi đây còn là khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam.

Làng Cổ Phước Lộc Thọ: Là điểm tham quan du lịch hấp dẫn với 22 ngôi nhà cổ lớn, nhỏ. Được xác lập kỷ lục Việt Nam, là nơi sở hữu nhiều nhà cổ, hoa văn phong phú, đa dạng nhất và được Sách kỷ lục Guinness Việt Nam phong tặng là 1 trong 100 điểm ấn tượng nhất Việt Nam.

Khu phức hợp giải trí Happyland: Nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Đông, nằm ngay tuyến đường giao thông chủ đạo nối kết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu tạo ra một khu vui chơi giải trí mang phong cách hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Sân West Lakes Golf & Villas: Sân gôn 27 hố đầu tiên phía Tây Nam, với 18 hố đang sẵn sàng phục vụ và 9 hố đang xây dựng cùng với khu biệt thự, dân cư. West Lakes mang đến cho golfer cảm giác bình yên nhưng không thiếu thử thách. West Lakes tự hào về chất lượng sân gôn, tiện nghi tuyệt vời và dịch vụ xuất sắc đem đến sự trải nghiệm khó quên của golfer.

Vườn thú Mỹ Quỳnh: Đây sở thú lớn nhất miền Nam với tổng diện tích lên đến 100 hecta, được chia thành 3 phân khu gồm Mỹ Quỳnh Safari, Mỹ Quỳnh Zoo và Khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi: Với diện tích khoảng 44,5 ha Khu du lịch sinh thái và học tập trải nghiệm Chavi Garden là nơi để du khách trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ nhất khu nông nghiệp công nghệ cao cho cây chanh – cây nông nghiệp đặc trưng và chủ lực của Long An; có cơ hội học tập và trải nghiệm quy trình từ trồng trọt, đến chế biến và thương mại hóa các sản phẩm từ chanh và các sản phẩm nông nghiệp khác theo tiêu chuẩn xanh, sạch, được trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người miền Tây thông qua các tiểu cảnh đặc sắc của miền sông nước./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


20/09/2022 10:00 SAĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-02A(1).jpg
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 03 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh với vị trí Long An là địa phương nằm trong khu vực biên giới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong thế hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012 - 2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012 - 2020 tăng 13%/năm.

- Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm (khoảng 2.400 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 28,5%.

- Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm (khoảng 3.800 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 15%, 45%, 40%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%.

- Tầm nhìn đến năm 2030: GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm (khoảng 8.000 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 7%, 48%, 45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%.

b) Về xã hội:

- Đến năm 2015:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16%; 100% trạm y tế xã đạt chuẩn và 90% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; 40% - 50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; 50% trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia dưới 3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%.

Phấn đấu có 20% (khoảng 36 xã) đạt tiêu chí xã nông thôn mới; 50% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao; có 30% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; bảo đảm có 99% hộ gia đình đô thị và 95% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,25% hộ gia đình được sử dụng điện.

- Đến năm 2020:

Phấn đấu tỷ lệ sinh giảm còn 1,46%; tuổi thọ trung bình đạt 76 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 12%; số giường bệnh/10.000 dân là 20 giường; số bác sĩ/xã tối thiểu có 1 bác sĩ và có 8 bác sĩ/10.000 dân;

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3%; cơ cấu lao động ở 3 khu vực I, II, III lần lượt là 28,1%, 37,8%, 34%; số lượng lao động qua đào tạo là 628.600 người và tạo việc làm cho 180.000 người;

Tỷ lệ tới trường đạt: tiểu học là 100%, trung học cơ sở là 95%, trung học phổ thông là 70%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 70%; số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên /1000 dân là 170 người;

Phấn đấu có 50% (khoảng 83 xã) đạt tiêu chí xã nông thôn mới; có 90% nhà văn hóa ở tuyến tỉnh; đảm bảo 100% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa, thể thao, 75% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao; bảo đảm có 100% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,7% hộ gia đình được sử dụng điện.

- Tầm nhìn đến năm 2030:

Tỷ lệ sinh giảm còn khoảng 1,5%; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 78 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn khoảng 10%; số giường bệnh/10.000 dân là 30 giường; số bác sĩ/xã tối thiểu là 3 bác sĩ và có 10 bác sĩ/10.000 dân.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2%; số lượng lao động qua đào tạo là 762.720 người và tạo việc làm cho 190.000 người;

Phấn đấu 100% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên/1000 dân là 200 người; có 95% nhà văn hóa ở tuyến tỉnh.

c) Về bảo vệ môi trường:

- Đảm bảo tỷ lệ phủ xanh đến năm 2015 đạt 21% và duy trì đến năm 2020, 2030; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 15% vào năm 2015 và lần lượt đạt 17%, 19% vào các năm 2020, 2030; diện tích ảnh hưởng lũ lụt (ngập trên 1m) vào các năm 2015, 2020, 2030 lần lượt là 25%, 23%, 20%.

- Phấn đấu đến năm 2015, 80% chất thải sinh hoạt, công nghiệp và 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý; di dời 100% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị và khu dân cư; 100% doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo ý thức trong cộng đồng và tăng cường năng lực của các bên liên quan về các vấn đề môi trường; bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường.

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

Phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và đạt 4,8%/năm giai đoạn đến 2030; tỷ trọng của từng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lần lượt là 82% - 4% - 14% vào năm 2020 và 78% - 6% - 16% vào năm 2030.

- Nông nghiệp: xác định trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp ổn định; tuân thủ các quy trình công nghệ từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Phát triển chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do các hoạt động chăn nuôi.

- Lâm nghiệp: duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng hiện có nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững; bảo tồn môi sinh cho các loài động vật hoang dã, các nguồn gen quý hiếm kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng đặc dụng, trong đó khu vực Đồng Tháp Mười đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia ở các huyện biên giới. Khai thác các nguồn tài nguyên rừng hợp lý, khuyến khích đầu tư sản xuất và phát triển rừng bền vững.

- Ngư nghiệp: Phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hoá ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp (câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v..v) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản.

2. Phát triển ngành công nghiệp

- Phát triển công nghiệp bền vững có khả năng tác động đến các ngành nông nghiệp, dịch vụ và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 14,2%/năm vào năm 2015, đạt 14,4%/năm vào năm 2020 và 13,6%/năm vào 2030. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, xanh và sạch.

- Đảm bảo cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng phù hợp cho phát triển các ngành nghề, hoạt động kinh doanh có tính quốc tế; xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; thiết lập các chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu với cơ chế thực hiện cụ thể, phát huy được nguồn lực dồi dào; đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có chất lượng cao với chi phí hợp lý; phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp tỉnh trên bình diện phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

- Khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm, sản xuất khí hóa lỏng (GTL), chế tạo pin năng lượng mặt trời, hệ thống sản xuất điện từ khí hy-đrô... phát triển ngành công nghiệp sản xuất nông cụ dựa trên các ngành sản xuất nông nghiệp liên quan hiện có tại tỉnh.

- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo đảm môi trường xanh, sạch.

3. Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020 và đạt 15,3%/năm trong giai đoạn đến 2030.

- Thương mại, dịch vụ: Phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân; cải thiện kết cấu hạ tầng các dịch vụ hướng đến các tiện ích hiện đại và thuận tiện với người sử dụng; cân bằng chất lượng dịch vụ giữa các khu vực đô thị và nông thôn.

Phát triển các trung tâm đô thị cạnh tranh được cung cấp dịch vụ phù hợp gắn kết với phát triển không gian. Thiết lập các trung tâm dịch vụ nhằm khai thác lợi thế là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tăng cường các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ đô thị như dịch vụ kho vận, công nghệ thông tin, các tiện ích, nghiên cứu thị trường, dịch vụ tài chính,...

- Du lịch: Phát triển hệ thống du lịch toàn diện bao gồm cung cấp thông tin, hạ tầng và dịch vụ vận tải, nơi cư trú chất lượng cao, ẩm thực phong phú, đa dạng, đặc trưng; các khu giải trí, nguồn nhân lực phục vụ có chất lượng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thực hiện liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bên kia biên giới Campuchia. Các mô hình phát triển du lịch: du lịch sinh thái, du lịch làng nghề với các giá trị văn hóa...

4. Các lĩnh vực xã hội

a) Giáo dục và đào tạo:

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất các trường từ cấp mầm non đến đại học, tăng cường mạng lưới trường, lớp học, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng xa, biên giới và các công trình phụ trợ phục vụ giáo dục và đào tạo và coi đây là một trong những mục tiêu ưu tiên của Tỉnh.

- Nâng cao trình độ, năng lực giáo viên, cải thiện các phương pháp dạy và học để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng về kỹ năng và chất lượng cũng như để tạo nền tảng pháp lý và phát huy nội lực cho phát triển giáo dục.

- Nâng cao trình độ học sinh ở tất cả các cấp, cần tập trung phát triển giáo dục toàn diện trên các mặt trí tuệ, thể chất và đạo đức; tạo dựng cho học sinh trung học cơ sở các kiến thức cơ bản chung và kỹ năng sơ khởi về đào tạo hướng nghiệp; tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong việc phổ cập trung học cơ sở.

- Xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, củng cố mạng lưới các trường dạy nghề; tăng cường hợp tác, liên kết về đào tạo với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế.

b) Y tế:

- Phát triển đồng bộ mạng lưới y tế đến cơ sở; từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch; tiếp tục nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện; đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh gắn điều trị với nghỉ dưỡng;

- Chú trọng việc hình thành xã hội khỏe mạnh, tăng cường chất lượng hệ thống y tế dự phòng, xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Phấn đấu đạt mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.

c) Văn hóa, thể dục thể thao:

- Xây dựng nền văn hóa lành mạnh tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo ra được nhiều sản phẩm văn hóa chất lượng cao và đặc thù của địa phương; tập trung xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ các cấp, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc;

- Quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thành tích cao; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

d) Giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội:

- Tiếp tục đầu tư vào hạ tầng nông thôn, từng bước hoàn thiện hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm xá, đường giao thông, trung tâm xã, điện, nước, thủy lợi cho các xã nghèo và các vùng khó khăn. Phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình, khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động tại nông thôn; gắn kết các chính sách vào phục vụ tạo việc làm và phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, xác định vai trò của các tổ chức chính quyền trong triển khai chương trình; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến khích xã, hộ gia đình thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và đào tạo cần thiết cho những người phải hoặc muốn chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

đ) Khoa học và công nghệ

- Tăng cường công tác quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa và xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ; tiến hành tiêu chuẩn hóa các mặt hàng sản xuất nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh (lúa, thanh long, đậu phộng, tôm,...)

- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, tạo bước đột phá về giống cây, con, có năng suất, giá trị cao; từng bước cơ giới hóa các công đoạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và ứng dụng công nghệ trong các làng nghề truyền thống;

5. Phát triển kết cấu hạ tầng:

a) Giao thông

- Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, tăng cường tính kết nối các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm tăng trưởng và các khu vực trong tỉnh với nhau; đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách an toàn, hiệu quả cùng với bảo vệ môi trường, phòng tránh các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí; thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu.

- Phát triển mạng lưới giao thông (đường bộ và đường thủy) hiệu quả có tính cạnh tranh và gắn kết với mạng lưới giao thông vùng tạo điều kiện cho tỉnh Long An trở thành cửa ngõ thực sự nối kết giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn, đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt; phát triển các dịch vụ vận tải công cộng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân.

b) Thủy lợi

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi ở các huyện Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống kênh tiếp nhận nước bổ sung từ hồ Phước Hòa; nghiên cứu lập quy hoạch khai thác nguồn nước ngầm; quy hoạch khai thác nước kênh Hồng Ngự để cung cấp nước tưới cho lưu vực nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

- Nghiên cứu nạo vét, nâng cấp, cải tạo một số kênh trong lưu vực kênh Nguyễn Văn Tiếp với đa mục tiêu cấp thoát nước, thoát lũ, khai thác nước sông Tiền; tiếp tục hoàn thiện hệ thống đê và cống dọc hai bờ sông Vàm Cỏ nhằm điều tiết hợp lý việc trữ và xả nước; đồng thời nghiên cứu các biện pháp khả thi để đối phó với biến đổi khí hậu và ngăn chặn xâm nhập mặn.

- Xây dựng hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 phục vụ công tác tưới, tiêu, thoát lũ và cải tạo đất chua phèn; hệ thống đê bao và các cống dưới đê để bảo vệ các thị trấn, trung tâm xã và các tuyến dân cư trong mùa lũ;

c) Cấp điện

- Cải tạo, xây dựng mạng lưới điện theo hướng đồng bộ, tăng công suất các trạm đầu mối để ổn định nguồn điện; nghiên cứu, xây dựng các dự án sử dụng các nguồn năng lượng khác như: điện gió, năng lượng ánh sáng mặt trời,... tại những khu vực thích hợp;

- Phát triển hệ thống phân phối điện đến các khu, cụm công nghiệp, du lịch, các điểm dân cư và các vùng sản xuất tập trung; từng bước ngầm hóa hệ thống lưới điện đô thị; chú trọng phát triển mạng lưới điện nông thôn.

d) Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị đảm bảo nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất của người dân; đối với khu vực dân cư nông thôn, đảm bảo được sử dụng nước hợp vệ sinh; căn cứ vào khả năng huy động các nguồn lực từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy xử lý nước, mạng lưới truyền dẫn và phân phối đồng bộ; thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là tại khu đô thị, khu cụm công nghiệp, đảm bảo các đô thị không bị ngập úng; thu gom và xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện, trạm xá; nghiên cứu xây dựng các bãi rác tập trung tại các khu đô thị.

đ) Thông tin truyền thông

- Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, kết hợp cung cấp dịch vụ mới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệ thống thiết bị giao ban trực tuyến từ thành phố xuống cấp huyện.

- Hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; đảm bảo an ninh thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế; khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

- Quản lý bảo vệ chặt chẽ, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, rừng và khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất, chất thải gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.

7. Quốc phòng, an ninh.

- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân.

- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các phương án phòng thủ, quản lý chặt chẽ quân dự bị động viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư phát triển.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN

1. Phát triển đô thị - nông thôn

a) Đô thị

- Phát triển khu đô thị gắn kết Tân An - Bến Lức nhằm hỗ trợ giao thông vận tải hiệu quả và phát triển đô thị dọc hành lang.

- Phát triển đô thị Đức Hòa với vai trò là trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Bắc; đô thị Cần Giuộc dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ cho các cảng (Hiệp Phước và Long An) cũng như khu vực nội địa; hình thành đô thị Mộc Hóa được xác định là trung tâm phát triển của vùng Đồng Tháp Mười, phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm đảm bảo cung cấp cơ sở hiệu quả cho thương mại và các hoạt động qua biên giới.

- Củng cố, nâng cấp các đô thị như Cần Đước, Tân Trụ, Thủ Thừa, Hậu Nghĩa, Đông Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng và Vĩnh Hưng.

b) Nông thôn

Phát triển các trung tâm đô thị nông thôn theo hướng gắn kết như: cụm đô thị Thạnh Hóa - Tân Thạnh; cụm đô thị Đông Thành - Hậu Nghĩa; cụm đô thị Mộc Hóa - Bình Hiệp, đảm bảo phát triển các dịch vụ đô thị chất lượng cao để cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.

Phát triển hành lang sinh thái Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đảm bảo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ giao thông trong tỉnh và còn tạo cơ hội phát triển các hoạt động sinh thái khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị, nông thôn và khách du lịch.

2. Phát triển vùng kinh tế:

- Vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu): bao gồm các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Châu Thành và một phần huyện Thủ Thừa, là vùng có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch.

Định hướng phát triển mạnh về nông, lâm, ngư nghiệp và đảm bảo phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái; phát triển đô thị Mộc Hóa nhằm đảm bảo giao lưu thương mại, dịch vụ với vùng Đồng Tháp Mười và thành phố Tân An.

- Vùng 2 (Vùng đệm sinh thái): nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính của Vùng được xác định là bảo vệ Vùng 1 khỏi tác động từ hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp quá mức của Vùng 3; tạo cảnh quan đặc biệt về sử dụng đất bằng việc kết hợp giữa các đặc điểm đô thị và nông thôn; giảm thiểu ô nhiễm cho sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và bảo tồn không gian cho định hướng phát triển sau năm 2020.

Trước mắt, Vùng 2 được định hướng phát triển nông nghiệp, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. Xây dựng trung tâm Vùng là thị trấn Thủ Thừa nhằm kết nối các tiểu vùng kinh tế của tỉnh, giữa cửa khẩu đất liền và cảng biển. Chú trọng kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của vùng 2 và chỉ cho phép phát triển ở các khu vực đã quy định dọc các tuyến đường và ở một số khu vực chỉ định khác.

- Vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp) bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ ở vùng Hạ, thành phố Tân An và một phần huyện Thủ Thừa.

Định hướng tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030, TỈNH LONG AN 

I

CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ

1

Đường Vành Đai 3

2

Đường Vành Đai 4

3

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

4

Đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho

5

Quốc lộ N1

6

Nâng cấp Quốc lộ 62

7

Dự án thủy lợi Phước Hòa

II

CÁC DƯ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TƯ

8

Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười

9

Dự án tăng cường phòng chống ô nhiễm môi trường

10

Thành lập Hệ thống Giám sát toàn diện các yếu tố môi trường

11

Phát triển phù hợp với tư cách “Nhà quản lý Kiểm soát Ô nhiễm môi trường đã được chứng nhận”

12

Chương trình đào tạo lãnh đạo Cộng đồng cho Quản lý Môi trường hướng tới Cộng đồng

13

Thành lập Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư

14

Phát triển Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” tại các khu vực nông thôn của Long An

15

Xây dựng Trung tâm phát triển nguồn nhân lực

16

Nâng cấp cải tạo hệ thống kênh chính Cái Cơ - Long Khốt

17

Đường Tân Lập-Long Hậu, ĐT830, ĐT826B, đường dọc kênh 79, đường dọc sông Vàm Cỏ Tây, đường dọc sông Vàm Cỏ Đông

18

Đường Bến Lức (QL1) - Tân Tập

19

Đường Thủ Thừa - Bình Thành - Hòa Khánh

20

Đường tỉnh 831 (đoạn Vĩnh Bình - cửa khẩu Long Khát và đoạn Vĩnh Hưng - Tân Hưng - Tân Phước đi Đồng Tháp)

21

Đường Long Hậu - Tân Tập

22

Đường Quốc lộ 62 - Tân Hưng (cặp kênh 79)

23

Đường tỉnh 830

24

Bệnh viện chuyên khoa sản nhi

25

Bệnh viện tâm thần

III

CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH KÊU GỌI ĐẦU TƯ

26

Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu Long An (LALETEC)

27

Phát triển khu công nghiệp sạch, chất lượng cao có khả năng xử lý chất thải

28

Xây dựng Trung tâm Kho vận lương thực tại Vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An

29

Trung tâm y tế quốc tế chất lượng cao

30

Xây dựng trung tâm thương mại ngoại ô

31

Xây dựng trạm dừng nghỉ đường bộ

32

Thành lập Trung tâm kho vận

33

Phát triển gắn kết các khu đô thị Tân An - Bến Lức

34

Xây dựng khu làng sinh thái ven sông

35

Phát triển nhà tập thể giá phù hợp, chống được thiên tai, tiết kiệm năng lượng

36

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

37

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Long An

38

Nhà máy cấp nước sử dụng nguồn nước từ dự án thủy lợi Phước Hòa

39

Nhà máy xử lý nước mặt ở Bến Lức

 

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án trong Danh mục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.​

15/12/2014 2:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thắng cảnh núi đấtThắng cảnh núi đất
Núi Đất là ngọn núi nhân tạo được đắp vào những năm 1957-1960. Khu di tích Núi Đất nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu.

 

​Khu Núi Đất chia thành 3 tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao khoảng 5 m với nhiều tảng đá xanh rêu, xen lẫn những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ được nối với tiểu đảo 1 bằng cây cầu thon dài. Tiểu đảo 3 nằm ở phía trái hồ sen trông như hòn non bộ bằng đá có trồng 2 cây bồ đề. Trong lòng hồ còn có nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, tâm tình.

NTO - Để đến được Núi Đất, từ thị xã Tân An, tỉnh Long An có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Tỉnh lộ 49 khoảng 65km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500m là tới nơi. Sở dĩ gọi là Núi Đất vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay con người đắp nên. Vào năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả) để làm thắng cảnh.

Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10m, núi nhỏ cao 5m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ.

 

Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng hai cây bồ đề phủ lên. Trong lòng hồ còn có hai nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện, trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú.

Nếu chưa một lần đến miền biên ải Mộc Hóa, ít ai có thể hình dung nơi vùng đất còn nghèo khó này lại có một khu du lịch khá đẹp như vậy. Càng thú vị hơn sau một chặng đường dài du khách đã thấm mệt, khi đến đây được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu, leo lên đỉnh núi gió phả vào mặt, cảm giác miên man khó tả.

 Để đến được Núi Đất, từ thị xã Tân An, tỉnh Long An có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Tỉnh lộ 49 khoảng 65km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500m là tới nơi. Sở dĩ gọi là Núi Đất vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay con người đắp nên. Vào năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả) để làm thắng cảnh.

Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10m, núi nhỏ cao 5m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ.

Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An.

25/07/2011 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/thang-canh-nui-dat.jpg
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 13/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Hồng Hà đã ký quyết định 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quan điểm quy hoạch là quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát huy tối đa các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế địa kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Không gian phát triển của tỉnh được tổ chức hợp lý, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; tập trung phát triển nhanh một số địa bàn có điều kiện thuận lợi, làm động lực phát triển chung toàn tỉnh, hỗ trợ các địa bàn khó khăn; phát triển hợp lý giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài. Phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tích cực thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Cụ thể, về kinh tế: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng; tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 7,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 61,8%; khu vực dịch vụ khoảng 24,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 6,5%.

Về xã hội: dân số tăng bình quân khoảng 1%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non đạt 80%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 70%, cấp trung học phổ thông đạt 45%; hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 3 - 4 tuổi; số giường bệnh/vạn dân đạt 27 giường; số bác sĩ/vạn dân đạt 11 bác sỹ; phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 53% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 12 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ đô thị hoá khoảng 55%; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và các công trình văn hóa cấp đô thị.

Về môi trường: tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%, diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2; tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường đạt 100%; có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường; bảo đảm 100% nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt.

Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050 Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu./.

686_QD-TTg_13062023_2-signed (1).pdf

686_QD-TTg_13062023_1.pdf

T.H. 


14/06/2023 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2023-06/14-6-2023-quyhoach.jpg
Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng
     Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong đó : rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu là các huyện Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540 ha, Mộc Hóa 4.581 ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha và Đức Huệ 1.072 ha).
     Năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha. Cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất mạnh. 
     Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa. 
     Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm . . .Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/TaiNguyenRung.jpg
Tình trạng thuỷ triều Tình trạng thuỷ triều
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.

Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Hệ thống y tế tỉnh Long AnHệ thống y tế tỉnh Long An
Tính đến tháng 8/2013, toàn tỉnh có 20 bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh
                

 BV Long An.jpg

Trong đó:

- 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ( 900 giường bệnh), Bệnh viện Y học cổ truyền (110 giường bệnh), Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (70 giường bệnh)

- 03 bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa (250 giường bệnh), Bệnh viện ĐKKV Đồng Tháp Mười (140 giường bệnh),Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc (250 giường bệnh).

- 14 Trung tâm y tế và phòng khám khu vực tuyến huyện bao gồm:

* TTYT Bến Lức (120 giường bệnh).

* TTYT Cần Đước (100 giường bệnh).

* TTYT Đức Huệ (90 giường bệnh).

* TTYT Thủ Thừa (70 giường bệnh).

* TTYT Châu Thành (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Trụ (80 giường bệnh).

* TTYT Thạnh Hóa (90 giường bệnh).

* TTYT Tân Thạnh (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Hưng (110 giường bệnh).

* TTYT Vĩnh Hưng (90 giường bệnh).

* PKKV Đức Hòa (40 giường bệnh).

* PKKV Huỳnh Việt Thanh (25 giường bệnh).

* PKKV Gò Đen (35 giường bệnh).

* PKKV Rạch Kiến (50 giường bệnh).

- Trạm Y tế: 192/192 xã, phường, thị trấn có trạm y tế

- 15/15 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm Dân số KHHGĐ

- Tổng số cán bộ, viên chức ngành Y tế: 5.011 cán bộ, viên chức ngành Y tế.

- Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 5 bác sĩ/vạn dân.

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân: 0,32 dược sĩ đại học/vạn dân.

09/07/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/BV Long An.jpg
Khí hậuKhí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
      Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
      Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
     Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
      Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
      Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
      Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp
.

28/11/2014 4:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-khihau.jpg
Dân số Long An - Những cột mốc lịch sử quan trọngDân số Long An - Những cột mốc lịch sử quan trọng
Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long an đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống '' trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc'' trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động.

Cả cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con. ấm no , hạnh phúc, cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.

  image-upload-12.JPG
Đa dạng hóa công tác truyền thông dân
số-KHHGĐ bằng các hình thức hội thi.
Theo tài liệu ''Địa chí Long An'' (Thạch Phương và Lưu Quang Tuyến chủ biên, do nhà xuất bản Long An và Khoa học - Xã hội xuất bản năm 1989) thì tính đến nay, cộng đồng dân cư Long An, đã có một lịch sử hình thành và phát triển của dân số Long An diễn ra theo những cột mốc lịch sử quan trọng sau:
Vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Gia Định. Ông lập đất Nông Nại thành phủ Gia Định, phân làm hai huyện: Phước Long trên vùng đất Đồng Nai có lỵ sở là dinh Trấn Biên và Tân Bình trên vùng đất Sài Côn có lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Huyện Tân Bình có 4 tổng: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Thuận An. Trong đó hai tổng Phước Lộc và Thuận An thuộc Long An ngày nay.

Hai tổng Phước Lộc và Thuận An nằm trong lưu vực của sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát, đất đai phì nhiêu màu mỡ dễ canh tác, hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có nguồn nước ngọt dồi dào nên đã thu hút nhiều người Việt đến đây khai phá, sinh sống. Vào khoảng thời gian này dân số của cả Gia Định là 4 vạn hộ với khoảng 200.000 người.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, hai tổng Thuận An và Phước Lộc (tức phần đất Long An ngày nay) đã có khoảng 350 thôn với số dân đinh là 15.000 người. ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người. Trong khi đó, cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh (1777-1802) cũng đã gây nên những xáo trộn nhất định về dân số ở khu vực Sài Gòn và các vùng phụ cận, trong đó có Long An. Trong sự nổ lực giành lại chiếc ngai vàng của dòng họ Nguyễn, Nguyễn ánh đã ra sức phát triển kinh tế, nhằm ổn định trật tự xã hội, đồng thời tích trữ lương thực cho cuộc chiến với Tây Sơn. Từ năm 1790 Nguyễn ánh cũng đã lệnh cho quân đội vỡ thêm ruộng đất, đặt một số cơ sở đồn điền dọc theo hai bờ sông Vàm Cỏ để sản xuất lương thực. Từ đó hình thành nên các khu dân cư, trong đó giồng Cai Yến (Khánh Hậu) là một trong những điểm định cư tương đối sớm của lưu dân Long An.

Sang thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh chấm dứt. Nhà Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An     

  image-upload-21.JPG

 Ông Trần Hữu Phước-PCT.UBND tỉnh tặng
 quà lưu niệm cho những đại biểu xuất sắc
của phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
 trẻ em tỉnh

Năm 1868, nhà Nguyễn thăng tổng Thuận An thành huyện Thuận An (vùng Bến Lức, Thủ Thừa), thăng tổng Phước Lộc thành huyện Phước Lộc (vùng Cần Đước, Cần Giuộc). Năm 1841 đặt thêm huyện Tân Thạnh (vùng Vàm Cỏ và Thị xã). Việc đặt thêm các đơn vị hành chánh phản ánh một yêu cầu mới về mặt quản lý xã hội mà bộ máy cai trị cũ không đủ giải quyết khi dân số tăng lên, nên thời kỳ này dân số Long An đã tăng nhanh hơn trước.

Do nằm trên vị trí chiến lược nên trong quá trình phát triển, Long An có nhiều biến đổi về địa giới hành chánh và dân cư.

          Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng 30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân hàng năm là 3.000 người.

Vào giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn trước. Ngay trong thời kỳ này, về mặt phân bố dân cư trong địa bàn tỉnh ta cũng có vấn đề đặt ra gay gắt và chính quyền thực dân cũng đưa ra nhiều phương án giải quyết nhưng không hiệu quả. Đó là tình trạng chênh lệch dân số quá lớn ở các vùng. Theo ''bản phúc trình'' của viên Chánh Thanh biện tỉnh Tân An (16-8-1934) thì mật độ dân số ở các huyện phía Nam lúc bấy giờ là 170 người/km2, trong khi đó phía Bắc chỉ có 7 người/km2, chênh lệch gấp 24 lần. Bản phúc trình nêu rõ: ''Cần phải báo động dân số cả tỉnh tăng 3.000 người mỗi năm, nếu sự khai thác đất đai mới không phát triển theo tỷ lệ đó thì trong vài mươi năm nữa chúng ta sẽ ở vào tình trạng như Đồng bằng Bắc Kỳ rất màu mỡ, sản xuất lúa chỉ đủ cho nhân dân ăn''.

Vào thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư  vào cấm chốt sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16  ''khu dinh điền'' và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân số khu vực này.

Sau ngày đất nước được thống nhất, địa giới Long An được định hình rõ ràng như ngày nay. Cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất vào 0h ngày 01-10-1979 thì dân số Long An là 949.200 người. So với dân số cả nước thời đó thì dân số Long An chiếm tỷ lệ 1,8% đứng hàng thứ 8 ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Long An lần thứ 3 (1983) đã nêu quyết tâm khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười, trong đó có kế hoạch ''lắp kín'' Đồng Tháp Mười bằng cây lúa và cây tràm; đồng thời nêu những biện pháp cụ thể về điều phối lao động, di dân các huyện phía Nam lên phía Bắc, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và các tỉnh miền Bắc vào xây dựng Đồng Tháp Mười. Từ nổ lực đã góp phần điều chỉnh dân số giữa các vùng trong tỉnh, xây dựng các khu dân cư mới, thu hút nhân dân đến sinh sống.

Vào 0h ngày 01-4-1989 Long An tiến hành tổng điều tra dân số lần thứ 2 lúc đó dân số cả tỉnh là 1.120.204 người.

Đến nay về mặt hành chánh Long An có 14 huyện, thị xã và 190 xã, phường. Kết quả tổng điều tra dân số lần 3 vào lúc 0h ngày 01-4-1999, dân số Long An đã tăng lên 1.306.202 người. Giữa 2 kỳ tổng điều tra (1989-1999) thì dân số Long An đã tăng lên 185.998 người trong 10 năm qua (tăng 16,6%), bình quân tăng mỗi năm 1,55%.

Trong giai đoạn từ 01-10-1979 đến 01-4-1989 dân số Long An tăng bình quân 1,75%. Trong giai đoạn từ 01-4-1989 đến 01-4-1999 dân số Long An tăng bình quân1,55%. Như vậy so với thập kỷ trước, thập kỷ 90 tỉnh ta giảm bình quân mỗi năm 2%o. Điều này khẳng định sự đóng góp tích cực của chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình trong thời gian qua.

Với những nổ lực trong công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, năm 1999, Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc trao tặng giải thưởng về dân số-  giải thưởng cao nhất dành cho đơn vị duy nhất có thành tích xuất sắc trong chương trình dân số được tổ chức mỗi năm một lần. Riêng Long An thì được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III về thành tích trong lĩnh vực dân số. Những năm 1999- 2000, cơ bản Long An đã đạt được mức sinh thay thế     ( bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con).

Thực hiện Chiến lược dân số giai đoạn 2001- 2010, công tác dân số đã chuyển hướng tiếp cận từ kế hoạch hoá gia đình sang sức khoẻ sinh sản theo tinh thần hội nghị Cai- Rô ( Ai- Cập) năm 1994. Bên cạnh duy trì mục tiêu giảm sinh, chương trình bắt đầu chú trọng đến chất lượng dân số mà chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản là giải pháp quan trọng. Trong giai đoạn này sự biến động về tổ chức( hợp nhất Uỷ ban DS- KHHGĐ và Uỷ ban BVCSGDTE thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em); cùng với nhận thức chưa đúng về Pháp lệnh dân số; cộng với tâm lý thoả mãn, chủ quan của một bộ phận cán bộ về những kết quả bước đầu của công tác dân số... đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chương trình. Liên tục trong hai năm 2002 - 2003 tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng trở lại đã ảnh hưởng kết quả công tác dân số nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói riêng.

Sau hơn một thập kỷ thực hiện chính sách dân số, so với dự báo thì Long An đã hạn chế gần 100.000 trường hợp sinh.  Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Năm 2006, dân số trung bình là 1.426.497 người, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là9,9%, tỷ lệ phát triển dân số là 0,96%. Tình hình tăng sinh đã được khống chế. Hiện toàn tỉnh có 6 xã, gần 300 ấp đạt chuẩn không có người sinh con thứ 3 trở lên. Nhiều mô hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng được triển khai bước đầu có hiệu quả. Công tác dân số được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội; mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con đang được xã hội đồng thuận như một chuẩn mực mới trong văn hoá về hôn nhân và sinh sản.....Những kết quả trên đã góp phần rất quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, tạo thuận lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân.

Phùng Tấn Tú
( Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh) 

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-21.JPG
1 - 30Next

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Võ Thành Trí

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​