| Bảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnh | Bảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnh | | 1. Giá 1 tháng (đã bao gồm thuế VAT) STT | Vị trí | Đơn giá (VNĐ) | 1 | Banner, Logo đặt ở tất cả các trang | 1.500.000 | 2 | Banner, Logo đặt ở Trang chủ | 1.200.000 | 3 | Banner, Logo đặt ở Trang trong | 700.000 |
2. Giá 1 năm (đã bao gồm thuế VAT) STT | Vị trí | Đơn giá (VNĐ) | 1 | Banner, Logo đặt ở tất cả các trang | 15.000.000 | 2 | Banner, Logo đặt ở Trang chủ | 12.000.000 | 3 | Banner, Logo đặt ở Trang trong | 7.000.000 |
▪ Chính sách: Để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia quảng bá hình ảnh, thông tin về hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức mình, Cổng Thông tin điện tử Long An có chính sách như sau: - Giảm 20% giá đặt liên kết của Banner/Logo thứ 2 đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 2 (sản phẩm thứ 2 của doanh nghiệp); - Giảm 40% giá đặt liên kết của mỗi Banner/Logo thứ 3 trở lên đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 3 trở lên (sảm phẩm thứ 3 trở lên của doanh nghiệp). ▪ Thông tin liên hệ: - Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An. - Điện thoại: 02723 552489 hoặc 0918 700 837. - E-mail: webmaster@longan.gov.vn. | 07/04/2017 11:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Thông tin hành chính tỉnh Long An | Thông tin hành chính tỉnh Long An | | | 12/12/2014 11:00 SA | Đã ban hành | | | Tài nguyên du lịch tự nhiên | Tài nguyên du lịch tự nhiên | Long An là địa phương thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất, giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa. | Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh Long An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông Vàm Cỏ từ phía bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao. Ở khu vực giáp với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh có địa hình gò, đồi cao hơn. Ở phía Tây, tồn tại địa hình đầm lầy, là một phần của khu vực Đồng Tháp Mười, quanh năm ngập nước. Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C - 280C. Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9). Tỉnh Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dầy. Sông lớn nhất chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17 - 21m). Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160km, độ sâu trung bình 12 - 15m. Hai sông hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp. Với cảnh quan đẹp dọc bên hai bờ sông, lưu lượng nước và triều cường quanh năm khá ổn định, khả năng tiếp cận khá dễ dàng với đời sống sinh hoạt của người dân tại các làng quê, nơi còn duy trì những hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống gắn với những sản vật đặc sắc, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền níu chân du khách. Hệ thống sông Vàm Cỏ và những hoạt động vùng sông nước được xem là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị để khai thác, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Long An. Các giá trị sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Thực vật: Trước kia thảm thực vật tự nhiên ở Long An khá phong phú với nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng,... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị khai phá, thay vào đó là các loại cây trồng ăn trái, cánh đồng lúa, hoa màu. Ở vùng cửa sông ven biển phát triển các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô, cóc, giá, chà là,... Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất phát triển tạo ra những diện tích rộng lớn như ở Cần Đước, Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ. Ở khu vực Đồng Tháp Mười tràm là loại cây phát triển phổ biến, xen giữa các khu tràm tập trung là các trảng lau sậy, đầm sen, súng,... là những sinh cảnh đất ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười. Động vật: trên địa bàn tỉnh Long An đã phát hiện dấu tích của nhiều loài động vật như heo rừng, báo, tê giác, voi,... Tuy nhiên, do sự thay đổi lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự thay đổi trong cư trú động vật, theo đó nhiều loại động vật lớn đã di trú đến những lãnh thổ khác và hiện nay chỉ còn những loài động vật nhỏ như chuột, dơi, ếch, rắn, trăn, rùa,... và một số loài chim nước ven các bưng, rạch./. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An
| 19/09/2022 4:00 CH | Đã ban hành | /ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-tải xuống.jpg | | Thư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệp | Thư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệp | | THƯ NGỎ Mời tham gia đặt banner liên kết đến website doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An tại địa chỉ www.longan.gov.vn ________ Với chức năng là cơ quan truyền thông đa phương tiện; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh được giao, trong đó đặc biệt chú trọng chủ trương "đồng hành cùng doanh nghiệp" của lãnh đạo tỉnh bằng việc thông tin thường xuyên về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với nhiệm vụ là đầu mối thông tin điện tử, liên kết dịch vụ trực tuyến công của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An là địa chỉ đáng tin cậy để doanh nghiệp truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An cam kết cùng doanh nghiệp tạo nên những giá trị mới cho thương hiệu của doanh nghiệp và của tỉnh Long An. Đây là cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn quảng bá thương hiệu, sản phẩm (kèm theo bảng giá đặt banner liên kết). Rất mong nhận được sự hợp tác với quý công ty, doanh nghiệp./. Tham khảo bảng giá tại đây. | 07/04/2017 11:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức | Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức | Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn. |
| Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh. Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.
|
| Di tích nghệ thuật ''Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức'' | Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón khách tham quan. Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay. | Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT). |
| 18/12/2014 4:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/nguyenhuyngduc.JPG | | Vị trí địa lý | Vị trí địa lý | Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. | - Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. - Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). - Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. - Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn. |
| 07/10/2020 11:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-07/ban_do_hanh_chinh_long_an_large.jpg | | Khí hậu | Khí hậu | Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. | Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa
chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm
dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây
Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa
lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều,
với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5
giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700
-10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần
suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất
70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi
dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt
ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên
có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. | 28/11/2014 4:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-11/image-upload-khihau.jpg | | Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông | Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông | ''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX. | 'Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX. |  Nguyễn Thông (1827 - 1884) | Nguyễn Thông tên thật là Nguyễn Thới Thông, tên chữ là Hy Phần, hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Bình Thanh - tổng Thạnh Hội Hạ - huyện Tân Thạnh - phủ Tân An - Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành- tỉnh Long An). Ông thi hương đổ cử nhân năm 22 tuổi, khi thi hội bài vấy mực nên bị đánh hỏng. Ông bắt đầu cuộc đời quan trường năm 1851 với chức Huấn đạo Phú Phong tỉnh An Giang. Suốt 35 năm làm quan với nhiều chức vụ như đốc học Vĩnh Long, Bố chánh Quảng Ngãi, Aùn sát Khánh Hòa, Doanh điền sứ Bình Thuận, Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thủy lợi, kinh tế, sử học, văn học, văn hóa, giáo dục.Nguyễn Thông tỏ ra là một nhà lãnh đạo có tài, luôn đấu tranh và đem lại quyền lợi cho nhân dân, một trí thức lớn, một nhà thơ yêu nước thương dân. Năm 1859 thực dân Pháp đánh thành Gia Định, trong khi vua quan triều đình Tự Đức bất lực, ông không do dự tòng quân vào Nam chiến đấu và trở thành trợ thủ đắc lực của Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp.
|  Ngôi mộ Nguyễn Hanh do Nguyễn Thông lập 1868
| Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (2.1861) ông về Tân An hoạt động chống Pháp trong phong trào Trương Định cùng với các thủ lĩnh nghĩa quân địa phương như Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị.
Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ,ông đề đạt nhiều ý tưởng và kế hoạch độc đáo trong việc đồn khẩn vùng Tây Bắc Bình Thuận để kháng Pháp lâu dài,nhưng triều đình Huế bạc nhược đã ngăn cản kế hoạch trên.
Sau nhiều năm hoạt động gian khổ và tâm huyết cùng bao u uất trước vận nước lúc bấy giờ, ngày 27.8.1884 Nguyễn Thông mất tại Ngọa du sào- Phan Thiết (Bình Thuận), nơi sau này các con ông là Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Trọng Lội đã tiếp nối truyền thống, thành lập Dục Thanh học hiệu mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ghé dạy học (3.1909) trên đường vào Nam tìm đường cứu nước.
| Về mặt trước tác, Nguyễn Thông để lại nhiều tác phẩm giá trị như: Kỳ Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên công độc, Ngọa du sào văn tập, Việt sử cương giám khảo lược. Theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh trong ''Nghiên cứu lịch sử'' số 221, Nguyễn Thông còn là tác giả sách ''Kỳ Xuyên thi sao'' mới tìm thấy ở miền Nam. Cuộc đời hoạt động và trước tác của Nguyễn Thông để lại đã khẳng định ông là một nhà hoạt động văn hóa lớn, một trí thức lớn đã thể hiện tấm lòng yêu nước một cách trọn vẹn trong thời kỳ lịch sử đầy biến động ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX. Nguyễn Thông an nghĩ vĩnh viễn trên quê hương thứ hai Bình Thuận, nhưng nơi sinh ra ông, tên ông đã thành tên đường , tên trường học.Khu vườn nhà ông nay là khu lưu niệm.Đó là một quần thể (rộng 543m2) gồm công trình bia lưu niệm ( xây dựng năm 1984 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Thông), nền nhà cũ, mộ phần của bà nội và song thân của Nguyễn Thông bằng đá ong (laterit).Đặc biệt tại đây còn một bia đá cẩm thạch do chính ông tạo lập năm 1868, loại bia một mặt có kiểu dáng và trang trí mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn.Nội dung bia xác định vị trí các ngôi mộ, năm sinh ,năm mất và một bài minh ca ngợi công đức thân sinh ông là Nguyễn Hanh.Ngày nay,''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' là địa điểm tham quan ,thăm viếng,là địa chỉ về nguồn của học sinh,sinh viên.Bia đá do ông lập là di sản quí ở địa phương,là tư liệu góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Thông. Năm 2001 '' Khu lưu niệm Nguyễn Thông '' được Bộ văn Hóa - Thông tin công nhận là di tích Quốc gia (Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19-01-2001). |
| 18/12/2014 4:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/nguyenthong1.JPG | | Địa hình - Thổ nhưỡng | Địa hình - Thổ nhưỡng | Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. | Khu vực tương đối cao nằm
ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa
hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc
và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp,
trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên
bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng,
thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử
lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền
đất yếu, sức chịu tải kém.
Về phương diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất
xám (phù sa cổ) thuộc trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc
từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích Holocene. phần lớn đất đai Long An
được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất
có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng
tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản,
Long An có các nhóm đất chính :
• Nhóm đất phù sa cổ: Phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m
so với mặt biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh
Hưng. Do địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa
trôi và xói mòn.
• Nhóm đất phù sa ngọt : Đất có hàm lượng dinh dưỡng
khá, phân bổ chủ yếu ở các huyện, thị : Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân
Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa.
• Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần
Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá,
thường bị nhiễm mặn trong mùa khô.
• Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp
Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu
cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối
nghiêm trọng NPK.
• Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và bị nhiễm mặn trong mùa khô.
• Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa.
Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An
có nhiều bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Vừa mang những nét
đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của
vùng đất chua, phèn, mặn nên tỉnh cần có những giải pháp riêng định
hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp. | 28/11/2014 5:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-11/image-upload-1.jpg | | Hệ thống y tế tỉnh Long An | Hệ thống y tế tỉnh Long An | Tính đến tháng 8/2013, toàn tỉnh có 20 bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh |  Trong đó: - 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ( 900 giường bệnh), Bệnh viện Y học cổ truyền (110 giường bệnh), Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (70 giường bệnh) - 03 bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa (250 giường bệnh), Bệnh viện ĐKKV Đồng Tháp Mười (140 giường bệnh),Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc (250 giường bệnh). - 14 Trung tâm y tế và phòng khám khu vực tuyến huyện bao gồm: * TTYT Bến Lức (120 giường bệnh). * TTYT Cần Đước (100 giường bệnh). * TTYT Đức Huệ (90 giường bệnh). * TTYT Thủ Thừa (70 giường bệnh). * TTYT Châu Thành (80 giường bệnh). * TTYT Tân Trụ (80 giường bệnh). * TTYT Thạnh Hóa (90 giường bệnh). * TTYT Tân Thạnh (80 giường bệnh). * TTYT Tân Hưng (110 giường bệnh). * TTYT Vĩnh Hưng (90 giường bệnh). * PKKV Đức Hòa (40 giường bệnh). * PKKV Huỳnh Việt Thanh (25 giường bệnh). * PKKV Gò Đen (35 giường bệnh). * PKKV Rạch Kiến (50 giường bệnh). - Trạm Y tế: 192/192 xã, phường, thị trấn có trạm y tế - 15/15 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm Dân số KHHGĐ - Tổng số cán bộ, viên chức ngành Y tế: 5.011 cán bộ, viên chức ngành Y tế. - Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 5 bác sĩ/vạn dân. - Tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân: 0,32 dược sĩ đại học/vạn dân. | 09/07/2014 11:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-07/BV Long An.jpg | | Di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến | Di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến | Ngả Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. | Năm 1965 chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của địch bị phá sản hoàn toàn. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn,Mỹ dấn sâu một bước can thiệp, trực tiếp đỗ quân vào miền Nam thực hiện ''chiến tranh cục bộ''. Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 sư đoàn 9 bộ binh Mỹ ồ ạt đổ quân lập căn cứ tại Rạch Kiến gồm: 1 tiểu đoàn bộ binh; 1 tiểu đoàn pháo binh có 4 khẩu cối 106,107mm, 4 khẩu pháo 105mm, 6 khẩu pháo 57mm; một đại đội công binh cùng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như xe ủi đất, máy dò mìn; một đại đội trinh sát, 4 đại đội máy bay trực thăng; 1 chi đoàn xe bọc thép gồm 20 chiếc M113 và M118. Căn cứ được bố trí dọc 2 bên lộ 18 (nay là tỉnh lộ 826) từ ngả ba đài chiến sĩ (Long Hòa) đến Cầu Đồn (Tân Trạch). Khu vực chính nằm ở hướng Đông Ngã Tư Rạch Kiến gồm hơn 20 doanh trại, phía Tây là trận địa pháo với những bệ bằng bê tông đúc sẳn, phía Bắc là sân bay dã chiến. Khu căn cứ được phòng thủ bằng 6 lớp rào đủ loại xen kẻ với 3 tuyến bãi mìn loại vướng nổ, đạp nổ, điều khiển bằng điện. Toàn bộ khu căn cứ chiếm diện tích khoảng 160.000 m2. Về mặt qui mô, căn cứ Rạch Kiến được xem như một mục tiêu quân sự lớn của Mỹ ở Nam Sài Gòn - nó không thua kém gì căn cứ Đồng Dù của sư đoàn 25 Mỹ ở Bắc Sài Gòn. |  | Bia Rạch Kiến |
| | Về vị trí chiếc lược đây là mắc xích quan trọng , vị trí trung gian giữa Cát Lái - Nhà Bè với Bình Đức - Mỹ Tho hình thành tuyến phòng thủ từ xa về mặt Nam Sài Gòn. Căn cứ Rạch Kiến còn nhằm triệt phá các căn cứ lõm và khu giải phóng ở Nam lộ 4 (Cần Giuộc-Cần Đước ) -địa bàn có vị trí bàn đạp đe dọa trung tâm đầu não Sài Gòn Về phía ta,dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thế trậnVành đai diệt Mỹ Rạch Kiến được hình thành với phạm vi 12 xã gồm: Long Hòa, Tân Trạch, Long Trạch, Long Khê,Phước Vân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy(Cần Đước) và Phước Lâm, Thuận Thành ( Cần Giuộc). Ban chỉ huy vành đai là đồng chí Đoàn Văn Nguyễn - bí thư huyện ủy,Nguyễn Văn Nam - chính trị viên C315 và Lê Văn Được (Đô Lương ) - chỉ huy trưởng C315. ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' chia làm 3 tuyến với nhiệm vụ cụ thể: tuyến 1 gồm 2 xã có căn cứ Rạch Kiến là Long Hòa và Tân Trạch, du kích bám sát căn cứ gài lựu đạn, cắm chông; phong tỏa các ngã đường ra vào, theo dõi và báo cáo tình hình về Ban chỉ huy Vành đai; tuyến 2 gồm các xã giáp ranh Long Hòa, Tân Trạch, bộ đội địa phương và du kích phân tán đánh nhỏ, lẻ khắp nơi bắng nhiều hình thức, rút nhanh tránh thương vong; tuyến 3 ngoài cùng, bộ đội tỉnh và du kích xã làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc bằng mọi hình thức chông mìn, ong vò vẻ. Phương châm hoạt động của Vành đai là vừa diệt địch vừa duy trì thế hợp pháp, phối hợp triệt để 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận duy trì thế bao vây cô lập căn cứ Mỹ. Đánh Mỹ theo kiểu vành đai không phải là mới mẻ. Đó là những kinh nghiệm ở Chu Lai (Đà Nẵng ), Trảng Lớn (Tây Ninh).Nhưng ở những nơi ấy ta dựa vào địa hình rừng núi với lực lượng chủ yếu là du kích.Nét đặc biệt ở vành đai Rạch Kiến là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của 3 mủi giáp công cùng sự tham gia đánh giặc của đông đảo quần chúng nhân dân. Dồn mọi nỗ lực,hy sinh vào Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, Đảng bộ và quân dân Cần Đước- Cần Giuộc đã đưa phong trào toàn dân đánh giặc ở đây lên đến đỉnh cao, trở thành ngọn cờ đầu của tỉnh trong thời kỳ này. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến đã gây tổn thất nặng nề và cô lập căn cứ Mỹ ở Rạch Kiến,làm thất bại hoàn toàn âm mưu triệt phá vùng giải phóng của ta ở Nam lộ 4 để nơi đây trở thành bàn đạp quan trọng ta tấn công vào Sài Gòn năm 1968. Chiến công của quân dân Cần Đước đã được tạc bằng chữ vàng trên bia đá ở di tích Ngã Tư Rạch Kiến để đời sau ghi nhớ: ''Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 9 quân viễn chinh Mỹ đánh chiếm Rạch Kiến lập căn cứ. Quân dân 2 huyện Cần Đước- Cần Giuộc với lực lượng vũ trang tỉnh lập nên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' . Gần 1000 ngày chiến đấu dũng cảm, hy sinh gian khổ, quân dân ta tiêu diệt hơn 2000 tên giặc Mỹ, 17 máy bay, 20 xe thiết giáp, thu nhiều phương tiện chiến tranh. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Cần Đước- Cần Giuộc trên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' làđỉnh cao của chiến tranh nhân dân ở Long An góp phần đánh bại chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của Mỹ ở miền Nam-Việt Nam.''Năm 1996 ''Ngã Tư Rạch Kiến'' được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa (1460 QĐ-BT/28-6-1996). |
| 19/12/2014 10:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/rachkien.JPG | | Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà" | Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà" | Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân. | Xuất phát trên những ngã đường khác nhau từ các xã Bình Hòa, Thạnh Lợi, Hoà Khánh, Hựu Thạnh, Lương Hòa, Đức Hòa, Đức Lập, Mỹ Hạnh và các hướng còn lại, các đoàn gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ, và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành) để giải quyết các yêu sách của ta. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành rất khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân.Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ được sự tiếp viện của địch từ hướng Chợ Lớn kéo đến- trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 lính mã tà của Sở cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy - quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẳn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người.
|  | Khu vực Ngã tư Đức Hoà |
| Trước sự hung hăng của kẻ định, tinh thần của quần chúng không hề nao núng, đồng bào vẫn tiếp tục xiết chặt tay nhau tiến lên. Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu đã ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẩn nộ của quần chúng. Trong tình thế căng thẳng trên, đồng chí Châu Văn Liêm nhanh chóng tiến lên phía trước gặp tên cò Dreuil để đưa bản yêu sách, đồng thời trực tiếp tranh luận vạch trần những hành động dã man và biết bao tội ác của địch bằng vốn tiếng Pháp thông thạo. Cuộc tranh luận kéo dài khoảng 15 phút, thì bất ngờ tên cò Dreuil rút súng lục bắn trúng vào giữa ngực đồng chí Châu Văn Liêm. Bọn lính vẫn ngoan cố tiếp tục nã súng vào đoàn biểu tình, làm thêm nhiều người chết và bị thương, cách dinh quận không đầy 100m. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam Kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt. Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu, nhưng nó đã gây chấn động lớn thời bấy giờ: Lần đầu tiên trong một vùng thôn quê yên tĩnh, đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù vì lợi sống còn của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột từ bao đời nay. Cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An- Chợ Lớn năm 1930. Nó chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa. | Sang những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo ngay chính trên quê hương mình. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Đài xử bắn được đắp hình cung (mang vóc dáng hình móng ngựa), chổ cao nhất tới 3m, dày 1m, phía trước chôn từ 4 đến 5 cọc gỗ để trói những chiến sĩ cách mạng trước khi xử bắn. Tại đây, trong 3 ngày 7-8-9/7/1941, bọn chúng đã liên tiếp xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Dương (tự Vườn), Nguyễn Văn Nai, Trần Văn Móng, Phạm Văn Tuội, Nguyễn Văn Giỗ, Lê Văn Lao, Đỗ Văn Mộc, Ngô Văn Diệp, Đỗ Văn Tiệp, Nguyễn Văn Sáu, Đỗ Văn Bá. Súng nổ, máu đỏ cả trường bắn. Các chiến sĩ ta hy sinh trong sự tiếc thương của bà con khắp thị trấn Đức Hòa hôm đó. | Khu vực Ngã tư Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941…là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia. |
| 19/12/2014 10:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/ngatuduchoa.JPG | | Di tích lịch sử "Vàm Nhựt Tảo" | Di tích lịch sử "Vàm Nhựt Tảo" | Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực. | Ông sinh năm 1839 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An. Được sự giúp đở của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch.
|  Vàm Nhựt Tảo
| Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẩn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hổ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ). Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế. Để ghi dấu kỷ niệm ''đau thương'' này, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một bia tưởng niệm bên bờ sông Nhựt Tảo .Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ. Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẩn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980. Nói chung dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực- người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Chiến thắng Nhựt Tảo cũng cho thấy rằng ta có thể đánh bại quân xâm lược bằng mưu trí và lòng dũng cảm dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ. Mặt khác ''trận hỏa hồng Nhựt Tảo'' chính là biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất trước ngoại xâm của nhân dân ta. Chính những người ''dân ấp, dân lân'' chỉ vì ''mến nghĩa'' mà đứng lên đánh Pháp đã làm nên chiến thắng vang dội Nhựt Tảo trong khi Triều đình Huế vì yếu hèn đã vội cầu hòa, cắt đứt một phần giang sơn gấm vóc cho quân xâm lược. 135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó. Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch. |
| 18/12/2014 4:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/nhattao.JPG | | Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Ngày 30/12/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4666/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.pdf với các nội dung sau:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Long An là 449.235 ha, quy mô dân số đến năm 2020 là 1.600.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 600.000 người; đến năm 2020 là 1.800.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 1.000.000 người. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2020 vào khoảng 10.000 - 13.000ha; đến năm 2030 vào khoảng khoảng 20.000 - 22.000ha. Không gian xây dựng đô thị Long An được chia làm 3 vùng phát triển như sau: Vùng trung tâm bao gồm: Vùng thành phố Tân An, Bến Lức, Cần Giuộc và cảng Long An. Trong đó, thành phố Tân An là đô thị hạt nhân của tỉnh và vùng trung tâm, đô thị Bến Lức là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc và đô thị Cần Giuộc là trung tâm tiểu vùng phía Đông. Vùng đô thị phía Bắc bao gồm: Vùng đô thị Đức Hòa và đô thị Hậu Nghĩa là vùng đô thị động lực phía Bắc; vùng đô thị thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Hiệp Hòa, thị trấn Đông Thành và đô thị Mỹ Quý. Đô thị Hậu Nghĩa là trung tâm vùng phía Bắc. Vùng đô thị phía Tây bao gồm: Vùng đô thị Kiến Tường gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Long An, đô thị Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa), thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và đô thị Hậu Thạnh Đông, vùng đô thị thị trấn Vĩnh Hưng và thị trấn Tân Hưng. Đô thị Kiến Tường là trung tâm vùng phía Tây. Tỉnh Long An có phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. | 17/12/2014 10:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Chủ tịch UBND tỉnh-Đỗ Hữu Lâm đã ký Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. | I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 1. Quan điểm phát triển - Phát triển thương mại tỉnh Long An phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; quy hoạch phát triển thương mại cả nước; phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng để thương mại trở thành ngành kinh tế quan trọng;đẩy mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế bền vững. - Phát triển ngành thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình tổ chức thương mại, các phương thức giao dịch và dịch vụ hỗ trợ, vừa phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, vừa kế thừa, cải tạo các loại hình truyền thống. - Khuyến khích và thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong xã hội, kinh tế nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại. - Phát triển thương mại phù hợp với trình độ sản xuất của các ngành kinh tế coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. - Quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực và vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại của địa phương, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và tạo ra cơ hội cho các chủ thể kinh doanh phát triển linh hoạt, năng động. 2. Mục tiêu phát triển thương mại - Xây dựng ngành thương mại phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại; tăng tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh. Phát huy vai trò của thương mại trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, tổ chức tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông nghiệp, nông dân; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và tăng trưởng kinh tế. - Đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; mở rộng thị trường và đa dạng hóa ngành hàng xuất khẩu, phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn; tăng cường xuất khẩu dịch vụ. - Tích cực thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. - Phát triển thị trường nội tỉnh trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển thị trường trong vùng và cả nước với thị trường nước ngoài; gắn hiệu quả kinh doanh thương mại với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020 1. Định hướng phát triển a) Định hướng phát triển không gian thương mại - Thị trường đô thị Phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại gồm: các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi (trước mắt, tập trung tại thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, thị trấn Bến Lức, Đức Hòa...) thuộc nhiều loại hình phân phối với quy mô thích hợp từng bước tiến tới quy mô lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống phân phối theo “chuỗi” (chuỗi trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện lợi). Kết hợp hài hòa giữa loại hình thương mại truyền thống với thương mại hiện đại trên địa bàn đô thị. Tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp trong tỉnh với các nhà phân phối của các tỉnh, thành phố khác (đặc biệt liên kết với các doanh nghiệp lớn của Thành phố Hồ Chí Minh) để tăng cường tiềm lực, mở rộng mạng lưới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển loại hình dịch vụ logicstics với sự hình thành các kho bán buôn, trung tâm phân phối hàng hóa có trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại làm đầu mối phát luồng cho mạng lưới bán lẻ ở thành phố Tân An và các vùng phụ cận... Nâng cấp cải tạo các chợ ở thành phố Tân An thành một số chợ trung tâm, sắp xếp lại các chợ phường, liên phường, từng bước chuyển hóa một số chợ thành siêu thị. Từng bước phát triển thương mại điện tử, khuyến khích các giao dịch mua bán, thanh toán qua mạng; tích cực đầu tư kết cấu hạ tầng để thương mại điện tử trở thành phương thức giao dịch phổ biến trong trong thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020. Hình thành các khu phố thương mại trên cơ sở khuyến khích thương nhân đầu tư phát triển các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi. Định hướng tổ chức thương mại trên thị trường đô thị + Hình thành và phát triển các tổng công ty kinh doanh chuyên ngành, đa ngành với hệ thống phân phối hợp lý để liên kết các khâu trong quá trình lưu thông đáp ứng nhu cầu của thị trường trên địa bàn; khuyến khích thương nhân phát triển các công ty bán lẻ tổng hợp với hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; phát triển các công ty kinh doanh bán buôn với hệ thống kho hàng, trung tâm phân phối theo phương thức hiện đại, cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ trên địa bàn. + Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ với quy mô phù hợp trên từng địa bàn, hình thành các dãy phố xung quanh chợ. + Phát triển một số siêu thị chuyên doanh hoặc tổng hợp có quy mô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. - Thị trường nông thôn - Lấy thị trấn huyện và trung tâm cụm xã làm trung tâm, từ đó hình thành các cụm kinh tế thương mại – dịch vụ. Tại khu vực này phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ sở chế biến, dịch vụ sửa chữa, thương mại, ăn uống và các dịch vụ khác. - Hệ thống chợ và cửa hàng mua bán truyền thống là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu của khu vực nông thôn trong suốt thời kỳ đến năm 2020. Tập trung nâng cấp và xây mới các chợ ở trung tâm các huyện, hình thành các chợ đầu mối bán buôn nông sản, rau quả... xây mới chợ ở một số xã có nhu cầu nhưng chưa có chợ. - Hình thành và phát triển Hợp tác xã thương mại - dịch vụ, tập trung thực hiện dịch vụ “đầu vào” cho sản xuất và tổ chức “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. b) Định hướng phát triển các kênh lưu thông hàng hóa - Tổ chức kênh lưu thông hàng nông sản, thực phẩm + Hướng tổ chức kênh này là Hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các doanh nghiệp thương mại tổ chức thu mua sản phẩm của các hộ sản xuất, các trang trại theo hợp đồng kinh tế đồng thời tổ chức tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng độc lập, thương nhân ở các chợ và hệ thống siêu thị… + Phát triển hệ thống chợ nông thôn để tổ chức tiêu thụ tại chỗ đồng thời khởi đầu cho kênh tiêu thụ nông sản hàng hóa. + Thiết lập chợ đầu mối tại vùng sản xuất tập trung để thu gom nông sản thực phẩm, tổ chức nguồn hàng phát luồng cho các chợ trên địa bàn tỉnh. - Kênh lưu thông hàng công nghiệp tiêu dùng Hướng tổ chức kênh phân phối chung đối với hàng công nghiệp tiêu dùng là: + Hàng hóa sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh được tiêu thụ qua mạng lưới phân phối, bán buôn, bán lẻ của chính doanh nghiệp sản xuất, hoặc qua hệ thống đại lý tiêu thụ, hoặc xuất khẩu; + Hàng hóa từ nguồn ngoài tỉnh mang về được các doanh nghiệp thương mại tổ chức tiêu thụ thông qua mạng lưới phân phối: Hệ thống đại lý, các cửa hàng độc lập, Trung tâm thương mại, các siêu thị… - Tổ chức lưu thông các ngành hàng thuộc diện đặc thù Các ngành hàng quan trọng mang tính đặc thù như: Xi măng, sắt thép, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, hóa chất… là những mặt hàng kinh doanh có điều kiện phải tổ chức lưu thông theo quy hoạch chuyên ngành và quy định của nhà nước. c) Định hướng phát triển kinh doanh xuất - nhập khẩu Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giữ vững thị trường truyền thống. Tích cực mở rộng thị trường EU, Hoa Kỳ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…). Tăng cường các hoạt động đối ngoại tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác thị trường xuất khẩu. Thực hiện linh hoạt chính sách khuyến khích mở rộng thị trường phù hợp với những thay đổi về nhu cầu và luật pháp của nước nhập khẩu. Tích cực đầu tư phát triển ngành hàng mới, mặt hàng mới; trong đó cần quan tâm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao như điện tử - tin học, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác và một số sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Cần xây dựng cơ chế phối hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ thuộc các thành phần kinh tế được tham gia tổ chức nguồn hàng, xây dựng các đầu mối thu mua, thu gom hàng xuất khẩu; d) Định hướng phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt độngthương mại trên địa bàn - Các doanh nghiệp thương mại cổ phần có vốn nhà nước + Các doanh nghiệp thương mại có vốn nhà nước đủ năng lực kinh doanh được giữ lại cần có định hướng phát triển chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức cung ứng những mặt hàng thiết yếu, khai thác và tiêu thụ nông sản, thuỷ sản với quy mô vừa và lớn. + Tổ chức doanh nghiệp thương mại nhà nước theo mô hình mạng liên kết trong đó doanh nghiệp nhà nước là hạt nhân và có nhiều đầu mối thuộc các thành phần kinh tế khác, ở các khu vực thị trường trọng điểm cả trong và ngoài tỉnh. + Các doanh nghiệp có vốn nhà nước liên kết để hình thành các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế kinh tế lớn kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực đủ năng lực hướng dẫn và chi phối thị trường; là lực lượng tiên phong đưa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào cuộc sống. - Thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác Đối với các thành phần kinh tế khác nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển ngành nghề; đồng thời ưu tiên phát triển hệ thống Hợp tác xã thương mại - dịch vụ nhằn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội. đ) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại Tập trung hình thành và xây dựng một số hạng mục chủ yếu tại các Trung tâm thương mại lớn (thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức) và một số khu thương mại - dịch vụ; ở các địa bàn trọng điểm hình thành các tụ điểm thương mại đa quy mô, đa loại hình, có thể đáp ứng được nhiều hình thức hoạt động thương mại. Khuyến khích thương nhân đầu tư phát triển trung tâm thương mại và siêu thị tại các địa bàn trọng điểm, trước hết cần hình thành tại thành phố Tân An và các thị trấn lớn. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thương mại. Đối với hệ thống chợ ở những nơi đặc biệt khó khăn nhà nước đầu tư từ nguồn vốn ngân sách; đối với những chợ có khả năng sinh lợi nhà nước khuyến khích thương nhân đầu tư thông qua các hình thức đấu thầu, giao thầu… Đầu tư hệ thống kho tàng, bến bãi và cung cấp các loại hình dịch vụ tại các trung tâm logistics để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm. e) Định hướng phát triển thương mại biên giới Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trao đổi hàng hóa tại cửa khẩu. Phối hợp với các cơ quan phía Campuchia tổ chức hội chợ đường biên để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư, trồng trọt tại các tỉnh biên giới nhập khẩu nông sản về tỉnh làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa, các kho thương mại chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới, trong đó cần tập trung ưu tiên tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Tỉnh sẽ nghiên cứu chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sâu vào thị trường nội địa Campuchia để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững, v.v... g) Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành thương mại - Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội. Trên cơ sở thực trạng tổng mức và cơ cấu lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 - 2010, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển thương mại của tỉnh, dự báo tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa hàng hóa thị trường tỉnh Long An theo phương án chọn như sau: Theo phương án chọn, năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tỉnh Long An là 17.773,84 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 đạt 52.500 tỷ đồng và năm 2020 là 102.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 là 24,18%, giai đoạn 2016 - 2020 là 14,30% và cả thời kỳ 2011 - 2020 là 19,15%/năm. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân đầu người đạt 12,31 triệu đồng trong năm 2010, tăng lên 35 triệu đồng vào năm 2015 và 64 triệu đồng vào năm 2020. Trong phương án được chọn, tốc độ tăng trưởng bình quân được tính toán dựa trên việc tham khảo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 và cân đối chung với sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ đến 2020. Mặt khác, cùng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường thế giới, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập đầy đủ với khu vực và thế giới, thì phương án chọn thể hiện tính tích cực và có tính khả thi cao. 2. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh a) Định hướng phát triển Trung tâm thương mại Tại thành phố Tân An phát triển 01 trung tâm thương mại cấp tỉnh; trong đó cần lựa chọn phát triển các hạng mục công trình phù hợp với quy mô trung tâm thương mại hạng 3. Trung tâm thương mại của tỉnh vừa làm nhiệm vụ bán buôn, phát luồng vừa tổ chức bán lẻ và đáp ứng các nhu cầu dịch vụ khác trên địa bàn. Trung tâm thương mại là hạt nhân thúc đẩy các liên kết kinh tế và thương mại trong tỉnh, trong các vùng kinh tế, trong cả nước và với nước ngoài. Dự kiến tập trung phát triển hệ thống trung tâm thương mại, trước hết tại thành phố Tân An và một số thị trấn trung tâm các huyện. Từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh quy hoạch phát triển 01 trung tâm thương mại tại phường 2, thành phố Tân An; giai đoạn sau 2020 sẽ phát triển một số trung tâm thương mại phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở một số thị xã, thị trấn huyện lỵ. Định hướng đến 2030: Dự kiến đến năm 2020 sau khi hoàn chỉnh trung tâm thương mại thành phố Tân An, xem xét hiệu quả và nhu cầu của thị trường sẽ phát triển thêm một số trung tâm thương mại tại thị xã Kiến Tường, thị trấn huyện Đức Hòa, Bến Lức. b) Trung tâm mua sắm Từ nay đến năm 2020 phát triển 01 trung tâm mua sắm hạng 3 tại thành phố Tân An (Địa điểm dự kiến cặp đường tránh, thuộc phường 4 - 6 thành phố Tân An). Sau năm 2020 sẽ phát triển thêm một số trung tâm mua sắm ở các địa bàn có điều kiện kinh tế phát triển. c) Quy hoạch các trung tâm logistics Từ nay đến 2020 quy hoạch mới 04 trung tâm dịch vụ logistics tại các địa chỉ sau: - Khu vực Cảng Long An, huyện Cần Giuộc. - Khu vực gần điểm giao của đường Vành đai 4 với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, huyện Bến Lức. - Trung tâm dịch vụ logistics tại khu Kinh tế cửa khẩu Long An (cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp). - Trung tâm dịch vụ logistics tại cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây. d) Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị - Căn cứ vào quy hoạch đô thị và công nghiệp, khu dân cư của tỉnh, đồng thời tham khảo quy hoạch hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị cả nước theo Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; dự kiến trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh phát triển mới 6 siêu thị tại các địa phương sau: Thị xã Kiến Tường và các thị trấn Đức Hoà, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. - Định hướng sau năm 2020 sẽ phát triển siêu thị ở các thị trấn còn lại. đ) Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ - Chợ đô thị: + Hạn chế xây dựng thêm chợ mới ở khu vực nội thị. + Nâng cấp, cải tạo các chợ trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn có quy mô lớn (diện tích đất >10.000 m2) có cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang và hiện đại. + Sắp xếp lại các chợ dân sinh ở các phường, liên phường (diện tích đất > 3.000 m2) thành chợ bán lẻ tổng hợp. + Phát triển một số chợ chuyên doanh bán các mặt hàng như: Điện máy, vải sợi, quần áo, vàng bạc đá quý… - Chợ nông thôn: + Cải tạo, di dời, xây mới để đảm bảo có đủ chợ dân sinh quy mô hạng III ở các xã, đáp ứng nhu cầu mua bán và tiêu thụ hàng hóa của nông dân. + Cải tạo, nâng cấp chợ ở các thị trấn thành chợ trung tâm huyện hoặc trung tâm cụm xã (quy mô hạng II, diện tích đất từ 5.000-10.000m2). Lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn. e) Định hướng phát triển thương mại điện tử - Trong những năm tới, tỉnh cần tiếp tục đầu tư phát triển thương mại điện tử phù hợp với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại điện tử quốc gia của nhà nước. Thường xuyên cập nhật thông tin và cung cấp thông tin, cơ hội giao thương để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch có cơ hội mở rộng thị trường và đối tác đầu tư; - Trước mắt cần đẩy mạnh khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị trong doanh nghiệp; - Khi cơ sở hạ tầng và điều kiện pháp lý cho phép thì tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán qua mạng; - Xây dựng bộ phận chuyên trách về thương mại điện tử của tỉnh; - Tổ chức thu thập, chọn lọc và hình thành kho dữ liệu thông tin và tổ chức cung cấp thông tin về hàng hóa, thị trường, giá cả… cho doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động thương mại của tỉnh với thị trường ngoài tỉnh, ngoài nước. III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ Từ nay đến 2020, tỉnh chú trọng tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng và huy động tối đa khả năng đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau cho các công trình thương mại với ưu tiên đầu tư hợp lý. Trước hết cần ưu tiên triển khai đầu tư các chương trình dự án sau: - Thứ nhất: Thành phố Tân An cần lập quy hoạch chi tiết dự án đầu tư: Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại thành phố Tân An. Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường chọn địa điểm, chuẩn bị quỹ đất sạch để lập dự án mời gọi đầu tư các hạng mục công trình trong các Trung tâm thương mại; - Thứ hai: Ban Chỉ đạo phát triển chợ phối hợp với các huyện rà soát nhu cầu đối với những xã có nhu cầu xây chợ, lập dự án đầu tư mới và nâng cấp chợ. Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ để lập kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển chợ; - Thứ ba: Thị xã Kiến Tường, các huyện Bến Lức, Đức Hoà, Cần Đước, Cần Giuộc lập dự án đầu tư siêu thị trình UBND tỉnh phê duyệt; - Thứ tư: Triển khai “Kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030”. - Thứ năm: Lập đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. IV. NHU CẦU VỐN ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI 1. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển thương mại - Tổng vốn đầu tư phát triển ngành thương mại Long An giai đoạn 2011-2020 khoảng 89.923 tỷ đồng (theo giá 2010): + Giai đoạn 2011-2015: 27.112 tỷ đồng (bình quân 5.422 tỷ đồng/năm); + Giai đoạn 2016-2020: 62.811 tỷ đồng (bình quân 12.562 tỷ đồng/năm). Cơ cấu nguồn vốn dự kiến giai đoạn 2011-2020 - Dự kiến nguồn ngân sách hỗ trợ 2% = 1.789 tỷ đồng (bình quân 180-190 tỷ đồng/năm); - Nguồn vốn khác (vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn FDI, vốn trong dân,…) khoảng 98% bằng 88.134 tỷ đồng (bình quân 8.814 tỷ đồng/năm). 2. Nhu cầu đất và vốn đầu tư xây dựng cho các công trình hạ tầng thương mại thời kỳ 2011-2020 Dự kiến trong thời kỳ 2011-2020 nhu cầu đất để xây dựng các công trình thương mại chủ yếu khoảng 89,5 ha; trong đó xây dựng Trung tâm thương mại, Trung tâm mua sắm tại thành phố Tân An: 11ha; 6 siêu thị: 3,5 ha; hệ thống chợ: 35 ha. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu của ngành thương mại là 1.941,10 tỷ đồng gồm; Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm: 450 tỷ đồng Siêu thị: 340 tỷ đồng, hệ thống chợ: 751,10 tỷ đồng, Trung tâm logistics: 400 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng thương mại chủ yếu giai đoạn 2011- 2015: 925,10 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 1.016 tỷ đồng. 3. Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư hạ tầng thương mại 2011-2020 Dự kiến nguồn vốn huy động để đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 1.941,10 tỷ đồng bao gồm: - Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại khoảng 10% với tổng vốn đầu tư là 194,11 tỷ đồng; - Vốn huy động từ thương nhân khoảng 30% với số tiền là 582,33 tỷ đồng; - Nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) khoảng 60% với số tiền khoảng 1.164,66 tỷ đồng. V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Chính sách và giải pháp phát triển thương mại 1.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu - Nhà nước có kế hoạch đầu tư cho những khu công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. - Thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các làng nghề, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lớn, chất lượng cao, từ đó quyết định hướng đầu tư phù hợp. - Đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập. - Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, mở rộng khả năng thu thập và xử lý thông tin thị trường trong nước và thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế, thâm nhập sản phẩm vào thị trường mới. - Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại như: tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường; tìm kiếm bạn hàng; tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá; liên kết với các Trung tâm thương mại ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp lập văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập công ty/cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. - Hỗ trợ cho doanh nghiệp về nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. - Sắp xếp lại doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các nhà sản xuất thuộc những ngành công nghiệp mới cần bảo hộ. 1.2. Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại truyền thống và hiện đại - Tích cực thúc đẩy phát triển các phương thức dịch vụ và hình thức tổ chức kinh doanh theo dạng chuỗi, nhượng quyền kinh doanh, đại lý, vận tải liên vận đa phương thức, thương mại điện tử…vv. Khuyến khích áp dụng các phương thức lưu thông hiện đại và thay đổi các phương thức truyền thống. Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại phát triển liên minh mua bán hàng hoá, nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh nhờ mở rộng quy mô. - Thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại thực thi chiến lược phát triển thương hiệu, lựa chọn các doanh nghiệp thương mại có năng lực cạnh tranh để hình thành các doanh nghiệp thương mại có ưu thế, có thương hiệu dịch vụ nổi tiếng và đa dạng chủ thể đầu tư. Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan hữu quan khác của địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại áp dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu thực tế và trình độ phát triển của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Sở Công thương cần đề xuất với cơ quan có thẩm quyền dành ưu tiên cho các dự án của doanh nghiệp thương mại phù hợp với quy hoạch. - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trở thành các doanh nghiệp chủ yếu hướng dẫn nông dân tham gia vào các hệ thống thị trường nông sản. 2. Nhóm giải pháp và chính sách huy động vốn đầu tư 2.1. Giải pháp và chính sách đầu tư a) Đầu tư xây dựng mới chợ - Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ được huy động từ các nguồn: + Ngân sách nhà nước (Trung ương và tỉnh) hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các chợ theo quy định của nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 và quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010. + Các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng chợ được huy động từ: - Thương nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh chợ. - Vốn huy động từ các hộ tham gia kinh doanh trong chợ thông qua hình thức bán, cho thuê mặt bằng kinh doanh trong chợ có thời hạn; vốn góp cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng kinh doanh chợ. b) Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ - Nguồn thu từ việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, các khoản phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ trong chợ; - Nguồn huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong chợ vàcác hộ kinh doanh cùng góp vốn với nhà nước để cải tạo, nâng cấp chợ theo quy hoạch, kế hoạch; - Đối với những chợ dân sinh ở vùng đặc biệt khó khăn các khoản thu không đủ bù đắp chi phí quản lý chợ, ngân sách Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí tu bổ, sửa chữa, nâng cấp chợ. c) Đầu tư phát triển các công trình thương mại hiện đại - Đề nghị ngân sách nhà nước đầu tư mặt bằng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình thương mại và tổ chức kinh doanh, khai thác theo quy định của luật đầu tư; - Đối với các siêu thị độc lập Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật. d) Giải pháp thu hút vốn nước ngoài: Các công trình hiện đại có nhu cầu vốn lớn có thể mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư; 2.2. Chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư Để tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, ngoài các chính sách ưu đãi chung áp dụng đối với các chủ đầu tư xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng theo quy định tại điều 27 và điều 28 Luật Đầu tư, tỉnh có thể ban hành các chính sách ưu đãi riêng (không trái với quy định của pháp luật) để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Công tác đào tạo cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, có tính kế thừa và đảm bảo thường xuyên, liên tục. - Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn các chức danh trên cơ sở có khung điều chỉnh những điều cần thiết cho phù hợp từng giai đoạn, trong đó chú ý những tiêu chuẩn về kỹ năng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Khuyến khích và có chính sách ưu tiên đối với các địa phương, các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực. - Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các sinh viên, học sinh giỏi tạo điều kiện để họ theo học các ngành nghề có nhu cầu sử dụng đồng thời ký thỏa thuận hợp đồng để họ yên tâm trở về phục vụ tại địa phương khi hoàn thành chương trình đào tạo. - Yêu cầu phát triển trung tâm thương mại, siêu thị đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, vì vậy phải phát triển lực lượng này thông qua tăng cường đào tạo, phổ biến cho cán bộ quản lý trung tâm thương mại, siêu thị về kiến thức và kỹ năng kinh doanh, kiến thức về pháp luật. - Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, cần tăng cường hoạt động thông tin để nâng cao kiến thức, hiểu biết mọi mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật,...) cho nhân dân. - Triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước; ngoài các tiêu chuẩn chung của cán bộ công chức, các cán bộ, công chức trong ngành phải hiểu biết pháp luật chuyên ngành và cập nhật các kiến thức có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; - Hàng năm Sở Công Thương cần phối hợp với các trường nghiệp vụ mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hội nhập. - Nhà nước quan tâm việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến các doanh nghiệp, thương nhân thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn… tạo điều kiện cho người kinh doanh thực hiện tốt quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch. 4. Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế và các địa phương trong nướcĐẩy mạnh liên kết giữa thị trường Long An với thị trường các tỉnh khác và với thị trường nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh là một trong những giải pháp quan trọng để ổn định thị trường một cách vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động. Thực hiện tốt việc liên kết, hợp tác sẽ vừa tạo khả năng cho Long An nâng cao trình độ phát triển các quan hệ thị trường, vừa thu được những lợi ích kinh tế ổn định và bền vững. 4.1. Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa Long An với các thị trường ngoài nước có tính chiến lược - Đối với thị trường ngoài nước có tính chiến lược của Long An (thị trường xuất nhập khẩu Châu Á, ASEAN, EU, Hoa Kỳ), cần chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau; - Khi phê duyệt các dự án đầu tư, cần chú trọng tới cấp độ công nghệ và xuất xứ công nghệ theo hướng sản phẩm tạo ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường xuất khẩu và được hưởng ưu đãi mậu dịch do xuất xứ công nghệ mang lại; - Có chính sách khuyến khích các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới; - Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh; 4.2. Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa thị trường Long An với thị trường các địa phương trong nước - Phát triển các mối liên kết giữa thương nhân Long An với các doanh nghiệp sản xuất của các tỉnh theo từng ngành sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh quá trình tập trung hóa nguồn lực và mạng lưới kinh doanh hình thành các chuỗi cung ứng, phân phối chuyên doanh. - Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường trọng điểm (đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh), thị trường cáctỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại nhằm điều chỉnh phù hợp cơ cấu sản xuất và thương mại của tỉnh. - Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương có mối quan hệ liên kết thương mại với Long An. Các điều kiện ưu đãi có thể áp dụng như bán hàng trả chậm, ưu tiên sử dụng đất và địa điểm kinh doanh... - Trong giai đoạn trước mắt, cần đẩy mạnh mối liên kết giữa Long An với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc đẩy mạnh cung ứng, tiêu thụ hàng nông sản, rau quả và thuỷ sản với số lượng lớn. 5. Giải pháp đổi mới và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về thương mại - Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược và quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại của tỉnh. - Xây dựng và phát triển các hệ thống thị trường hàng hóa trên địa bàn. - Phối hợp liên ngành để tăng hiệu lực quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường. - Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn; từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành thương mại của tỉnh và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thương mại; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý thương mại đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Tăng cường công tác quản lý thị trường chống gian lận thương mại đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. - Tổ chức mạng lưới thông tin và công tác dự báo thị trường là biện pháp quan trọng để giúp hoạt động thương mại có hiệu quả. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động thương mại. - Tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. 6. Giải pháp về chính sách phát triển khoa học công nghệ Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiến hành đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng. - Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ. Căn cứ vào các chính sách hỗ trợ có liên quan, đưa ra giải pháp hỗ trợ có hiệu quả nhằm đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp; - Tích cực nghiên cứu thị trường, đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm mới, đổi mới công nghệ trong chế biến hàng xuất khẩu nhằm tăng giá trị hàng xuất khẩu và tăng hiệu quả kinh tế; - Vận dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại tiến hành điều chỉnh cơ cấu, mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển các phương thức phân phối hiện đại. Nhà nước cần hỗ trợ về đất đai, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi, xây dựng mạng lưới từ thành thị đến nông thôn, chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin; tổ chức bán hàng trên mạng; thay thế các nghiệp vụ mua bán thủ công bằng việc áp dụng kỹ thuật quản lý theo mạng, nâng cao hiệu suất quản lý, hạ thấp chi phí lưu thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. | 17/12/2014 10:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Ngày 09/5/2023, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. | Mục tiêu Đề án xây dựng quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động chính trị, chính sách xã hội và quảng cáo. Xây dựng quy hoạch nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại, tuyên truyền cổ động chính trị bằng các phương tiện biển hiệu, bảng ngoài trời, băng-rôn, pa nô...; thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng quy hoạch nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; góp phần phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh, đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho các đô thị và quảng bá phát triển du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Xây dựng quy hoạch quảng cáo nhằm thúc đẩy lợi ích về môi trường và an toàn xã hội của tỉnh Long An, trong đó, phải chú trọng đảm bảo sắp xếp bảng quảng cáo một cách hài hòa và có trật tự trong từng khu vực - nhất là các khu vực thuộc các đường Cao tốc, Quốc lộ thuộc địa bàn của tỉnh; giúp người dân xác định được các tài sản và thương hiệu một cách thuận tiện; tránh các tác động tiêu cực đến các tài sản liền kề và gây hại đến môi trường; đảm bảo an toàn giao thông công cộng bằng cách hạn chế cản trở tầm nhìn, nguy cơ và các vật cản; giảm thiểu rối loạn thị giác và thúc đẩy môi trường trực quan, tích cực trong cộng đồng. Mục tiêu cụ thể của Đề án, về cổ động chính trị: Quy hoạch tổng thể các cụm tuyên truyền, cổ động chính trị theo phân loại: Chiến lược, thời kỳ, thời điểm trên địa bàn thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện trên địa bàn tỉnh. Về hoạt động quảng cáo: Quy hoạch tổng thể hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh theo quy định về vị trí, kiểu dáng, kích thước, chất liệu bảng quảng cáo. Trong đó tập trung chú trọng giải pháp lắp đặt bảng quảng cáo tấm lớn trên các tuyến đường thủy, đường bộ mới của tỉnh. Theo đó, rà soát 100% các vị trí đã được quy hoạch trước đây (các vị trí quảng cáo trên đất công, đất tư, các vị trí quảng cáo phát sinh...), điều chỉnh phù hợp với nội dung Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Điều chỉnh, bổ sung các vị trí tuyên truyền, quảng cáo đáp ứng tối đa nhu cầu thực tiễn tại địa phương. Khảo sát và bổ sung vị trí tại 100% các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các khu đô thị. Xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường huyện; trong nội thành, nội thị. Dự kiến diện tích sử dụng đất cho các vị trí xây dựng bảng quảng cáo ngoài trời trong quy hoạch theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch. Đề xuất các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện. Đề xuất hướng tháo dỡ đối với các bảng quảng cáo ngoài trời có từ trước khi quy hoạch được phê duyệt và hướng xử lý với các bảng quảng cáo ngoài trời không đúng quy hoạch. Số hóa dữ liệu quy hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin định vị toàn cầu (GPS) quản lý 100% các vị trí quy hoạch. Quyết định này thay thế các Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt Phương án quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020; Quyết định số 3573/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Long An về việc Quy hoạch vị trí, địa điểm đặt, treo bảng, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch vị trí bảng quảng cáo ngoài trời dọc theo Đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn đi qua tỉnh Long An) và các Quyết định đã được UBND tỉnh ban hành trước đây có liên quan đến quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh có nội dung trái với Quyết định này./.
3930_QĐ-UBND_09-05-2023_QĐ-PD Đề án quy hoạch cổ động CT và quảng cáo ngoài trời-sau họp.signed.pdf
T.H.
| 09/05/2023 11:00 CH | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Long An – ngày 24/01/2019 chính thức công khai ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất | Long An – ngày 24/01/2019 chính thức công khai ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất | Nhằm đẩy mạnh công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt là hướng dịch vụ đến người dân và doanh nghiệp, xác định đây là khâu quan trọng góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin đất đai một cách thuận tiện, nhanh chóng. | Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất trên mạng Internet và điện thoại thông minh (thí điểm trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ); Xây dựng trang thông tin điện tử quản lý, công khai quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An. Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kỳ vọng tạo ra một kênh cung cấp thông tin thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi muốn tra cứu thông tin quy hoạch. Qua thời gian vận hành, thử nghiệm và được sự đồng ý chấp thuận của UBND tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường xin thông báo công khai 02 ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch chính thức vào ngày 24/01/2019. Các chức năng cơ bản của 02 ứng dụng như sau: 1. Phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất trên mạng Internet và điện thoại thông minh có thể chạy trên máy vi tính, điện thoại thông minh: Với máy tính, chỉ cần truy cập địa chỉ datdai.longan.gov.vn. Khi vào đó, người dân chỉ chọn khu vực hành chính huyện, xã là có thể xem thông tin quy hoạch từng thửa đất trên địa bàn của khu vực hành chính mình chọn. Tại huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ, người dân có thể xác định thông tin quy hoạch trên bản đồ số bằng cách định vị khu đất qua chức năng tìm kiếm theo "số tờ, số thửa". Phần mềm sẽ tự động truy suất thông tin quy hoạch. Đối với trên điện thoại thông minh (chạy trên hệ điều hành Android và IOS) sử dụng tương tự như trên máy tính. Người dùng có thể tải về và cài đặt vào thiết bị di động thông minh (Smartphone) trên hệ điều hành IOS hoặc Android như sau: HĐH IOS: App Store / tìm kiếm: QHSDD.LA HĐH Android: Google play (CH Play) / tìm kiếm: QHSDD.LA Ngoài ra, người dân cũng có thể xác định được thửa đất cần xem thông tin quy hoạch ở bất kỳ vị trí mình đang đứng trên địa bàn huyện Châu Thành hoặc huyện Tân Trụ dựa trên định vị GPS được tích hợp sẵn trên phần mềm. 2. Trang thông tin điện tử quản lý, công khai quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An: Người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin qua địa chỉ truy cập: quyhoachdatdai.longan.gov.vn. Khi vào xem, người dân có thể kịp thời nắm bắt các thông tin về chủ trương đầu tư, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các chính sách, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An và các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất,... Sở Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng công nghệ GIS vào việc công khai bản đồ quy hoạch sử dụng đất có nhiều chế độ hiển thị khác nhau để chọn như: nền hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng giao thông thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông bản đồ, bản đồ quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp,.... Đồng thời, tạo một kênh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà đầu tư muốn đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Sở Tài nguyên và Môi trường xin trân trọng thông báo./. TV
| 23/01/2019 4:00 CH | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Tài nguyên du lịch nhân văn | Tài nguyên du lịch nhân văn | Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2% dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu ở Long An là Phật giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. | a) Di tích văn hóa - lịch sử Hiện tại, toàn tỉnh hiện có 122 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật văn thánh khảo cổ, trong đó có 21 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch ở trong và ngoài nước. Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm: nhóm di tích lịch sử cách mạng và nhóm di tích lịch sử văn hóa. + Nhóm di tích lịch sử cách mạng Là nhóm di tích chủ yếu ở Long An. Đây là nơi ghi lại dấu ấn của cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng người dân Nam Bộ, nổi bật là: Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (Khu di tích Bình Thành, huyện Đức Huệ), Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức); Bảo tàng Long An (thành phố Tân An); Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa (huyện Đức Hòa); Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Khu di tích Căn cứ Xứ ủy Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (huyện Tân Thạnh); Di tích Ngã Tư Rạch Kiến, Đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước) - pháo đài quân sự lớn tầm cỡ nhất nhì Đông Dương đã tồn tại hơn trăm năm qua,... .jpg)
Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ) + Nhóm di tích lịch sử văn hóa Nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An là nhóm di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đây là nền văn hóa đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã phát hiện khoảng 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo với trên 20.000 hiện vật. Những di tích này tập trung ở một số cụm tiêu biểu bao gồm cụm di tích Bình Tả, các di chỉ Gò Cao Su, Gò Tháp lớn - Tháp nhỏ, di chỉ An Sơn ở Đức Hòa, di chỉ Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa, Gò Hàng ở Vĩnh Hưng,... Nét đặc sắc của nền văn hóa này là những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những du khách. Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến như di tích Chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm về nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; Khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An), Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo nơi có đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hay mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của Nguyễn Trung Trực,... Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy có tuổi muộn màng, song cũng đã cho thấy nét tiêu biểu của kiến trúc dân gian và kiến trúc tôn giáo Việt Nam. Những di tích như Nhà Trăm Cột, nhà cai Tổng Nguyễn Đăng Bằng (ở Cần Đước), các Chùa Giác Tánh, Thới Bình ở Cần Giuộc, Từ đường họ Phạm ở Tân Trụ,... là những di tích tiêu biểu cho nhóm này. b) Các lễ hội Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc, ở đây có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được thể hiện qua các lễ hội; nhiều lễ hội với quy mô, tính chất khác nhau, trong đó có 03 lễ hội có quy mô lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành), Lễ hội vía Bà Ngũ hành (huyện Cần Giuộc), Đại lễ Kỳ Yên Đình Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ). Ngoài ra còn một số lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia như: Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Lễ Kỳ Yên đình Vạn Phước và Lễ húy kỵ Nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (huyện Cần Đước), Lễ kỷ niệm chu niên Đức chưởng Tiền quân Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An). 
Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành) Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật,... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn. c) Di sản văn hóa phi vật thể Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Long An với tư cách là một địa phương của vùng ĐBSCL. d) Làng nghề truyền thống Long An - là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều trang trại và làng nghề (với 8 làng Làng nghề truyền thống - Trồng mai, Bịt trống Bình An, Dệt chiếu Long Cang, Bánh tráng Nhơn Hòa, Chầm nón lá An Hiệp, Đan cần xé Hòa Hiệp, Dệt chiếu An Nhật Tân, Mây tre đan Tân Mỹ - và 4 nghề truyền thống - Nghề rèn truyền thống Nhị Thành, Bánh in truyền thống Long Hựu Tây, Bánh in truyền thống Long Hựu Đông và Nghề mộc truyền thống Bình An). Đây vừa là địa điểm tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác phục vụ khách du lịch. - Làng nghề dệt chiếu: Tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa,… được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. - Làng nghề nấu rượu Gò Đen: Làng nghề nấu rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi và các xã lân cận, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ qui trình lên men, nấu thủ công và cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt,… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen. - Nghề làm trống Bình An: Làng nghề truyền thống Bình An thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ được xem là làng làm trống lâu đời và nổi tiếng nhất ở miền Nam. Theo các nghệ nhân lớn tuổi, làng trống Bình An được khởi xướng bởi cụ Nguyễn Văn Ty cách đây hơn 150 năm. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, những chiếc trống chùa, trống lân, trống nhạc lễ,… mang thương hiệu Bình An đã vang danh khắp miền Nam, Trung, Bắc, thậm chí, nhiều người còn tìm về đặt trống để mang ra các nước như Mỹ, Canada, Singapore, Châu Âu,…  
Làng nghề truyền thống làm trống Bình An (Tân Trụ) - Nghệ thuật chạm khắc gỗ: Giống như các làng nghề chạm khắc gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm thước, cưa, bào, đục, giũa,… - Nghề đóng thuyền: Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong môi trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Do đó, ghe thuyền và đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nghề đóng ghe thuyền ở Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương. - Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền Nam. Nghề này hiện phát triển trên địa bàn huyện Cần Giuộc, đã xuất hiện cách nay khoảng 80 năm, tập trung chủ yếu tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc. Nguyên liệu chế tác bằng vàng và sau này chuyển sang làm bằng bạc với các sản phẩm như dây chuyền, vòng đeo cổ, vòng tay, nhẫn đính hạt, bông tai,... theo yêu cầu của người tiêu dùng. d) Văn hóa, ẩm thực truyền thống Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, trong tang lễ có hò đưa linh,... các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè,... Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bóng rỗi và hát bội. Thiên nhiên đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa nàng thơm Chợ Đào, khóm Bến Lức, thanh long, dưa hấu Long Trì, các loại cá, chim, mật ong,... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên của Long An. Về ẩm thực truyền thống, ngoài rượu đế Gò Đen, các loại trái cây đã nêu ở trên, một số món ăn truyền thống đã nổi danh cùng đất Long An có thể kể đến như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt. Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc, cá, tôm, cua, mực, bò, heo,... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi,... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc,...  
Lẩu mắm Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước hoặc cuốn lá sen non, rau thơm. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An
| 19/09/2022 5:00 CH | Đã ban hành | /ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-le-hoi-lam-chay.jpg | | Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Ngày 13/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Hồng Hà đã ký quyết định 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. | Quan điểm quy hoạch là quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát huy tối đa các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế địa kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Không gian phát triển của tỉnh được tổ chức hợp lý, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; tập trung phát triển nhanh một số địa bàn có điều kiện thuận lợi, làm động lực phát triển chung toàn tỉnh, hỗ trợ các địa bàn khó khăn; phát triển hợp lý giữa khu vực đô thị và nông thôn. Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài. Phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tích cực thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Cụ thể, về kinh tế: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng; tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 7,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 61,8%; khu vực dịch vụ khoảng 24,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 6,5%. Về xã hội: dân số tăng bình quân khoảng 1%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non đạt 80%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 70%, cấp trung học phổ thông đạt 45%; hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 3 - 4 tuổi; số giường bệnh/vạn dân đạt 27 giường; số bác sĩ/vạn dân đạt 11 bác sỹ; phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 53% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 12 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ đô thị hoá khoảng 55%; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và các công trình văn hóa cấp đô thị. Về môi trường: tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%, diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2; tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường đạt 100%; có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường; bảo đảm 100% nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn tương đương với chất lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt. Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050 Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu./.
686_QD-TTg_13062023_2-signed (1).pdf
686_QD-TTg_13062023_1.pdf
T.H.
| 14/06/2023 4:00 CH | Đã ban hành | /ImagesCMS/2023-06/14-6-2023-quyhoach.jpg | | Quá trình thay đổi địa giới hành chính | Quá trình thay đổi địa giới hành chính | Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. | Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành. Ngày 24 tháng 04 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ. Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước. Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã. Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức. Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa. Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ. Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã. Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể. Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hoá của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An. Tỉnh Long An bao gồm gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Trụ, Thủ Thừa. Ngày 11 tháng 03 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Thủ Thừa và Bến Lức thành huyện Bến Thủ, hợp nhất 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu. Ngày 30 tháng 03 năm 1978, chia huyện Mộc Hoá thành hai huyện: Mộc Hoá và Vĩnh Hưng. Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ. Ngày 14 tháng 01 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành 2 huyện: Bến Lức và Thủ Thừa; mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ. Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định chia huyện Vàm Cỏ thành 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ. Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện: Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II. Tỉnh Long An hiện nay có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện./. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
| 19/09/2022 4:00 CH | Đã ban hành | /ImagesCMS/2022-09/24090140-ban-do-tong-the-tinh-long-an.png | | Tình trạng thuỷ triều | Tình trạng thuỷ triều | Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
| Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. | 05/11/2008 11:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Điểm du lịch | Điểm du lịch | Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và các dòng sông Vàm Cỏ; nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ngoài các giá trị du lịch do thiên nhiên ban tặng và có được hình thành bởi bề dày lịch sử phát triển, Long An còn đầu tư để có được những điểm đến du lịch hấp dẫn. | Với lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú, trên địa bàn Long An có thể phát triển những nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu sau: Du lịch tham quan: Tham quan các điểm cảnh quan, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, bảo tàng, làng nghề,... Du lịch sinh thái: Khám phá, trải nghiệm hệ sinh thái đất ngập nước (vùng trũng Đồng Tháp Mười, vùng cửa sông ven biển). Du lịch đường thủy: Trải nghiệm cảnh quan, các giá trị văn hóa làng quê, làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Du lịch vui chơi giải trí, cuối tuần: Khu vui chơi giải trí Happyland; Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, Vườn thú Mỹ Quỳnh, Công viên nước RIO, Điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp Chavi Garden,… Nổi bật, Long An còn có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch golf, các sân golf được thiết kế đẳng cấp và hệ thống tiện ích đầy đủ như Sân West Lakes Golf & Villas, là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho các golfer đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thời gian qua; Sân Golf Hoàn Cầu Long An dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2022. Du lịch tham quan nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị của các di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, điển hình là Khu di tích khảo cổ học Bình Tả (thuộc nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ 1-6). Du lịch quá cảnh: Khách từ Campuchia và khu vực qua cửa khẩu Bình Hiệp và khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến đồng bằng sông Cửu Long để có được những trải nghiệm ở vùng biên giới giữa 2 nước. Các khu, điểm du lịch tiêu biểu Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen: Được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới, là nơi còn giữ nét tự nhiên hoang sơ, ít chịu tác động của con người. Diện tích 4.802ha, được xem như một bồn trũng nội địa rộng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn là nơi sinh sống, trú ẩn của khoảng 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Hiện tại chỉ tổ chức tham quan, chưa khai thác du lịch. Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập: Diện tích 135.09 ha, nằm dọc Quốc lộ 62, bên triền sông Vàm Cỏ Tây, với hệ thống rừng tràm, sông rạch tự nhiên và đa dạng cảnh vật so với các vùng ngập nước khác của Đồng Tháp Mười. Là điểm đến bình yên với cảnh sông nước hữu tình và rừng tràm ngút mắt. Là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách tham quan cuối tuần, nhất là với giới trẻ giao lưu dã ngoại, teambuilding... Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười - Khu du lịch Cách Đồng Bất Tận: Nổi bật với dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe. Là một vùng đất du lịch đa màu sắc với diện tích 1.041 ha. Người dân gọi là "Rừng thuốc" bởi đi đâu cũng gặp cây thuốc chữa bệnh. Nơi đây còn là khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam. Làng Cổ Phước Lộc Thọ: Là điểm tham quan du lịch hấp dẫn với 22 ngôi nhà cổ lớn, nhỏ. Được xác lập kỷ lục Việt Nam, là nơi sở hữu nhiều nhà cổ, hoa văn phong phú, đa dạng nhất và được Sách kỷ lục Guinness Việt Nam phong tặng là 1 trong 100 điểm ấn tượng nhất Việt Nam. Khu phức hợp giải trí Happyland: Nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Đông, nằm ngay tuyến đường giao thông chủ đạo nối kết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu tạo ra một khu vui chơi giải trí mang phong cách hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước. Sân West Lakes Golf & Villas: Sân gôn 27 hố đầu tiên phía Tây Nam, với 18 hố đang sẵn sàng phục vụ và 9 hố đang xây dựng cùng với khu biệt thự, dân cư. West Lakes mang đến cho golfer cảm giác bình yên nhưng không thiếu thử thách. West Lakes tự hào về chất lượng sân gôn, tiện nghi tuyệt vời và dịch vụ xuất sắc đem đến sự trải nghiệm khó quên của golfer. Vườn thú Mỹ Quỳnh: Đây sở thú lớn nhất miền Nam với tổng diện tích lên đến 100 hecta, được chia thành 3 phân khu gồm Mỹ Quỳnh Safari, Mỹ Quỳnh Zoo và Khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi: Với diện tích khoảng 44,5 ha Khu du lịch sinh thái và học tập trải nghiệm Chavi Garden là nơi để du khách trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ nhất khu nông nghiệp công nghệ cao cho cây chanh – cây nông nghiệp đặc trưng và chủ lực của Long An; có cơ hội học tập và trải nghiệm quy trình từ trồng trọt, đến chế biến và thương mại hóa các sản phẩm từ chanh và các sản phẩm nông nghiệp khác theo tiêu chuẩn xanh, sạch, được trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người miền Tây thông qua các tiểu cảnh đặc sắc của miền sông nước./. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
| 20/09/2022 10:00 SA | Đã ban hành | /ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-02A(1).jpg | | Danh mục di tích lịch sử-văn hóa tỉnh Long An được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng cấp quốc gia | Danh mục di tích lịch sử-văn hóa tỉnh Long An được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng cấp quốc gia | DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA TỈNH LONG AN ĐƯỢC BỘ VĂN HÓA-THÔNG TIN XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA (TÍNH ĐẾN 5/2013)
| STT | TÊN DI TÍCH | SỐ QUYẾT ĐỊNH | ĐỊA CHỈ | | THÀNH PHỐ TÂN AN 1 DT | | | 1 | LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ QUẬN CÔNG NGUYỄN HUỲNH ĐỨC | Số 534QĐ/BT, ngày 11/5/1993 | Phường Khánh Hậu, thành phố Tân An | | HUYỆN BẾN LỨC 1 DT | | | 2 | NHÀ VÀ LÒ GẠCH VÕ CÔNG TỒN | Số 02/2004/QĐ-BVHTT, ngày 19/1/2004 | Xã Long Hiệp, huyện Bến Lức | | HUYỆN CẦN ĐƯỚC 3 DT | | | 3 | NHÀ TRĂM CỘT | Số 2890-VH/QĐ, ngày 27/9/1997 | Xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước | 4 | VÀNH ĐAI DIỆT MỸ RẠCH KIẾN | Số 1460-QĐ/VH, ngày 28/6/1996 | Xã Long Hựu Hòa, huyện Cần Đước | 5 | CHÙA PHƯỚC LÂM | Số 53/2001-QĐ-BVHTT, ngày 28/12/2001 | Xã Tân Lân, huyện Cần Đước | | HUYỆN CẦN GIUỘC 2 DT | | | 6 | CHÙA TÔN THẠNH | Số 2890-VH/QĐ, ngày 27/9/1997 | Xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc | 7 | RẠCH NÚI | Số 38/1999-QĐBVHTT, ngày 11/6/1999 | Xã, Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc | | HUYỆN ĐỨC HÒA 3 DT | | | 8 | PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC GÒ XOÀI, GÒ ĐỒN, GÒ NĂM TƯỚC | Số 1570-VH/QĐ, ngày 5/9/1989 | Xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa | 9 | NGÃ TƯ ĐỨC HÒA | Số 1570-VH/QĐ, ngày 5-9-1989 | Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa | 10 | ĐỊA ĐIỂM AN SƠN | Số 324/QĐ-BHTTDL, ngày 26/1/2011. | Xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa | | HUYỆN ĐỨC HUỆ 1 DT | | | 11 | CÁC ĐỊA ĐIỂM THUỘC CĂN CỨ BÌNH THÀNH | Số 3518/1998-QĐ-BVHTT, ngày 4-12-1998 | Xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ | | HUYỆN CHÂU THÀNH 2 DT | | | 12 | KHU LƯU NIỆM NGUYỄN THÔNG | Số 04/2001-QĐ-BVHTT, ngày 19/1/2001 | Xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành | 13 | CỤM NHÀ CỔ THANH PHÚ LONG | Số 43/2007/QĐ-BVHTT, ngày 3/8/2007. | Xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành | | HUYỆN VĨNH HƯNG 1 DT | | | 14 | GÒ Ô CHÙA | Số 02/2004/QĐ-BVHTT, ngày 19/1/2004 | Xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng | | HUYỆN TÂN THẠNH 1 DT | | | 15 | CĂN CƯ XỨ ỦY VÀ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN-HÀNH CHÁNH NAM BỘ | Số 42/2007/QĐ-BVHTT, ngày 3/8/2007. | Xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh. | | HUYỆN TÂN TRỤ 1 DT | Số 1460-QĐ/VH, ngày 28/6/1996 | Xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. | 16 | VÀM NHỰT TẢO | | | | HUYỆN THỦ THỪA 1 DT | | | 17 | ĐÌNH VĨNH PHONG | Số 1811/1998-QĐ-BVHTT, ngày31/8/1998 | Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa |
| 04/08/2014 12:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-08/imagesas.jpg | | Di tích lịch sử "Chùa Tôn Thạnh" | Di tích lịch sử "Chùa Tôn Thạnh" | Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 (theo số quyết định 2890-VH/QĐ).
|  Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc. |  | Từ thuở còn niên thiếu ông đã có tâm mộ đạo và nhiều lần xin phép song thân xuất gia đầu Phật. Cha ông cố ngăn con mới bảo rằng: '' Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật''. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặc không biến sắc. Cha ông thấy vậy đành để cho ông quy y. | Chùa Tôn Thạnh | |
| Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người. Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng. Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba (nay thuộc xã Mỹ Lộc) cất chùa Lan Nhã - đó chính là chùa Tôn Thạnh hiện nay. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Thiền sư còn cho đúc tượng Điạ Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa. Tương truyền, khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn. Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ ''trường tọa'' 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện ''trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc'' để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ông thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ. Mười sáu năm sau khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm Tân Du, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa. Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người ''dân ấp dân lân'', nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ: ''Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm. Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ''. Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đến viếng chùa Tôn Thạnh, thăm lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây để viết nên những áng văn tuyệt tác, chắc hẳn chuyến tham quan của du khách sẽ rất thú vị và bổ ích. |
| 04/08/2014 12:00 CH | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-08/ChuaTonThanh.jpg | | Di tích lịch sử Bình Thành | Di tích lịch sử Bình Thành | Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. | Từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), đã có hơn 100 nghĩa quân Tân An-Chợ Lớn dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Lưu Dự Châu, Lê Văn Tưởng đến khu vực Bình Thành lập nên căn cứ Mớp Xanh. Căn cứ này chỉ tồn tại được 8 tháng thì có lệnh giải tán của Xứ ủy, vì không có điều kiện khởi nghĩa lần 2. Tuy nhiên căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy sau này. |  Bình Thành
| Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Các cơ quan cấp Nam Bộ như văn phòng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, các sở trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ cũng có thời gian đóng quân ở Quân khu Đông Thành. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp các lực lượng cách mạng. | |
| Để bảo toàn lực lượng, một số cán bộ, đảng viên của hai tỉnh Tân An- Chợ Lớn đã rút lên Bình Thành. Trong điều kiện Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang, những chiến sĩ cách mạng đóng tại Bình Thành đã lợi dụng danh nghĩa quân giáo phái để thành lập nên Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ- lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 8 và Nam Bộ sau 1954. Tháng 7/1957, Xứ ủy thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Với kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Long An đã chọn Bình Thành làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong từng thời kỳ với những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong khu vực Bình Thành, có lúc phải tạm lánh sang Ba Thu, có lúc phát triển về Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên nơi mà Tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc đứng chân hoạt động lâu nhất chính là Giồng Ông Bạn thuộc khu vực Bình Thành trong thời gian mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ(1960-1961)-(1973-1975). | Từ căn cứ Bình Thành, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Với một diện tích không rộng, địa hình tuy có hiểm trở nhưng không thể hoàn toàn dựa vào đó để tồn tại và chống lại những phương tiện chiến tranh hiện đại của địch nhưng căn cứ Bình Thành vẫn kiên gan thách thức với kẻ thù. Đó là nhờ tấm lòng thương yêu đùm bọc của nhân dân, sự linh động, sáng tạo của Tỉnh ủy. Có thể nói căn cứ Bình Thành là căn cứ của lòng dân. | Trải qua hai cuộc chiến tranh và tác động của tự nhiên, con người, đến nay khu căn cứ Tỉnh ủy đã thay đổi khá nhiều so với ban đầu. Ở Giồng Ông Bạn - nơi Tỉnh ủy đóng lâu nhất chỉ còn lại dấu vết của nhà cửa, cơ quan, hầm trú ẩn . . . và hàng chục hố bom lớn nhỏ. Đây đó xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến như: | - Giồng Dinh xã Mỹ Thạnh Tây - Nơi đặt tổng hành dinh của Trung tướng Nguyễn Bình. - Trấp tre - Nơi ra đời của Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ. - Hội đồng Sầm: Nơi thành lập của Mật trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An. - Giồng Ông Tưởng: Nơi thành lập Tiểu đoàn I ba lần được phong danh hiệu anh hùng. - Xóm công đoàn: Nơi nhân dân đào địa đạo dưới lòng đất để bám trụ căn cứ, ủng hộ cách mạng. | Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, năm 1996 Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Long An các thời kỳ đã về lại Bình Thành, xác định những điểm mà Tỉnh ủy từng hoạt động năm xưa. Ban quản lý dự án xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng cũng được thành lập với nhiệm vụ phục hồi tôn tạo lại di tích lịch sử căn cứ Bình Thành với quy mô ban đầu là 93 ha tại xã Bình Hòa Hưng-Đức Huệ. Năm 1998, Bộ VHTT đã ra quyết định xếp hạng Căn cứ Bình Thành là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một dự án xây dựng các công trình tưởng niệm như đền thờ, bia, đài...và tái tạo các di tích gốc được vạch ra và từng bước thực hiện để trong tương lai khách tham quan có thể phần nào hiểu được hoàn cảnh sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta thời kỳ kháng chiến. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An, di tích lịch sử căn cứ Bình Thành sẽ trở thành một công trình truyền thống lịch sử-văn hóa-du lịch quan trọng của tỉnh nhà |
| 19/12/2014 11:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong | Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong | Có dịp xuôi dòng kinh Trà Cú, đến vàm Rạch Cây Gáo du khách sẽ nhìn thấy một ngôi đình cổ nằm soi bóng bên dòng nước - đó là đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị trấn Thủ Thừa ngày nay. |  | Khoảng cuối thế kỷ XVIII, ông Mai Tự Thừa đến làng Bình Lương Tây khai khẩn một dây đất 4 mẩu dọc theo kinh Trà Cú (kinh Thủ Thừa) và cất một ngôi quán nhỏ ở bờ kinh để buôn bán. Do quán của ông ở ngay giáp nước kinh Trà Cú nên ghe thương hồ tụ hội mua bán, trao đổi rất đông, dân cư tìm đến sinh sống ngày một nhiều. Vì thế ông Mai Tự Thừa đã đắp đường, làm bến ghe và lập một cái chợ bằng lá để có nơi mua bán, đó chính là chợ Thủ Thừa ngày nay. | Đình Vĩnh Phong | Dần dần, dân số xung quanh khu vực chợ phát triển, ông Mai Tự Thừa liền làm đơn xin tách khỏi làng Bình Lương Tây, lập làng mới lấy tên là làng Bình Thạnh. Ông còn hiến một khoảnh đất để cất đình làng - đó chính là tiền thân của đình Vĩnh Phong ngày nay. Tương truyền, ông Mai Tự Thừa đã đóng góp nhiều công của trong việc nạo vét kinh Trà Cú vào năm 1829 và tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi rồi mất tích. Vì thế, tài sản của ông gồm cái chợ và ruộng đất bị triều đình sung công và phát mãi, vợ con ông cũng bị lưu đày. Làng Bình Thạnh do ông lập cũng bị đổi tên thành làng Vĩnh Phong, đình làng cũng bị dời đi nơi khác. Mãi sau này khi Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, Triều Nguyễn không còn thế lực ở phương Nam nên đồng bào quanh chợ Thủ Thừa mới quyên tiền xây cất lại đình Vĩnh Phong năm 1886 và đưa bài vị ông Mai Tự Thừa vào thờ với 7 chử hán: ''Tiền hiền Mai Tự Thừa – Chủ thị''. Qua nhiều lần trùng tu, gần nhất vào năm 1998, đình Vĩnh Phong vẫn còn giữ được phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Hiện tại đình Vĩnh Phong nằm trong khuôn viên 1132m2 với 3 lớp nhà: võ ca, võ quy, chánh điện trông ra kinh Thủ Thừa. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ với kết cấu cột tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bài trí rất trang nghiêm với 2 lớp bao lam, 3 bàn thờ, Long Đình và Lỗ Bộ. Bao lam bên ngoài là tuyệt tác của cánh thợ Thủ Dầu Một có niên đại Mậu Ngọ (1918). Các nghệ nhân đã thể hiện trên bao lam này các đề tài truyền thống như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Tứ hữu (Mai, Lan, Cúc, Trúc), Bá điểu quy sào. Bên trên bao lam có những khung gỗ kết cấu theo kiểu ô hộc chạm long hình tượng Long Mã, Mai Lộc, Cuốn thư, Cá hóa Long, Dơi, hết sức tinh xảo. Trước bàn thờ chính là bộ bao lam cổ có niên đại Bính Tuất (1886). Vẫn là đề tài tứ hữu, nhưng các chi tiết trên bộ bao lam này được tạo dáng to khỏe mang phong cách cuối thế kỷ XIX. Nét đặc biệt ở bao lam này là nghệ thuật sơn son thếp vàng hết sức tinh xảo. Trải qua thời gian hơn 100 năm mà bộ bao lam này vẫn còn nguyên vẻ rực rở như buổi ban đầu. Chánh điện đình Vĩnh Phong hiện còn 2 bức hoành phi cổ cùng 8 cặp liễn đối có giá trị niên đại Bính Tuất (1886) và Bính Thìn (1916). Đa số các câu đối đều viết theo lối quán thủ (2 chữ đầu của 2 câu đối ghép lại thành tên Đình hoặc tên Thủ Thừa). Đặc biệt cặp liển ở bàn thờ ông Mai Tự Thừa: | ''Tiền chấn anh linh ư bách thế Hiền lưu danh dự tại thiên thu'' | đã nêu bật được công lao to lớn của ông và tấm lòng tri ân sâu sắc của nhân dân Thủ Thừa đối với ông. Chính vì lẽ đó mà ngày nay hàng loạt địa danh ở Long An được đặt là Thủ Thừa như kinh Thủ Thừa (kinh Trà Cú), chợ Thủ Thừa, quận Thủ Thừa (có từ năm 1922). Trên mảnh đất ngày xưa ông Mai Tự Thừa đã quy dân, lập chợ, lập làng, vét kinh, đắp lộ, ngày nay là một thị trấn dân cư đông đúc, kinh tế thịnh vượng, đình Vĩnh Phong vẫn còn đó như nhắc nhở cho chúng ta về một thời đã qua. Đến với đình Vĩnh Phong, chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm trổ tài hoa của những nghệ nhân thời trước, hiểu thêm về những đóng góp lớn lao của ông Mai Tự Thừa trong quá trình khai phá đất đai của cha ông chúng ta. Với ý nghĩa ấy, đình Vĩnh Phong đã được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích Quốc gia vào ngày 31/8/1998. |
| 19/12/2014 11:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/vinhphong.JPG | | Di tích khảo cổ học "Gò Ô Chùa" | Di tích khảo cổ học "Gò Ô Chùa" | Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 2 km. | Tháng 5/1997, Bảo tàng Long An phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc khai quật Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa. Qua khai quật thu thập được những hiện vật như: xương, răng động vật, các mộ còn dấu tích di cốt người, các mộ vò có di cốt trẻ em; dọi xe chỉ; nhiều đồ gốm và mãnh gốm chạc ba với kích thước và hình dáng trang trí; nhiều công cụ sắt; hạt chuỗi đá quý, lục lạc và vòng đồng; mãnh khuôn đúc và nồi rót kim loại; nhiều vỏ trấu và hạt lúa. Qua khai quật phát hiện và thu thập những hiện vật, có thể xác định Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng Đồng Tháp Mười. Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2004 của Bộ Văn hóa và Thông tin .
| 19/12/2014 11:00 SA | Đã ban hành | /PublishingImages/2014-12/dt_05go-o chua.jpg | | Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013, với những nội dung chủ yếu sau: | 1. Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Đơn vị thực hiện: Viện Du lịch Bền vững Việt Nam. 4. Quan điểm phát triển - Phát triển du lịch Long An nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh; - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; - Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững; - Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; - Phát triển du lịch có trọng tâm trọng điểm, chú trọng hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh của du lịch Long An; - Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; - Phát triển du lịch Long An phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch. 5. Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của Long An và Long An trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh ở vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long với hình ảnh đặc trưng là sông Vàm Cỏ trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và thiên đường vui chơi giải trí. b) Mục tiêu cụ thể: - Đến năm 2015: đón 12 ngàn lượt khách quốc tế; 540 ngàn lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 34 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 5,29%; tạo việc làm cho gần 7.000 lao động; - Đến năm 2020: đón 45 ngàn lượt khách quốc tế; 1,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt 100 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 8,23%; tạo việc làm cho trên 15.000 lao động; - Đến năm 2030: đón 180 ngàn lượt khách quốc tế; 2,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ du lịch đạt gần 300 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 7,43%; tạo việc làm cho gần 40.000 lao động. 6. Các định hướng phát triển chủ yếu a) Định hướng phát triển thị trường: - Thị trường nước ngoài gồm: thị trường các nước khu vực ASEAN, Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Thị trường trong nước gồm: thị trường khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và khách quá cảnh từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng bằng Sông Cửu Long. b) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch: - Các sản phẩm du lịch đặc thù: + Du lịch đường thủy sông Vàm Cỏ với trọng tâm là sông Vàm Cỏ Đông. + Du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười với trọng tâm là du lịch Láng Sen. + Du lịch vui chơi giải trí với trọng tâm là khu du lịch “Happy Land”. - Các sản phẩm du lịch chính: + Du lịch cuối tuần (khu du lịch Phước Lộc Thọ, sân golf, Lâm viên Thanh niên, v.v...). + Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng. + Du lịch nông thôn (trang trại, làng nghề). - Các sản phẩm du lịch bổ trợ: + Du lịch quá cảnh với trọng tâm du lịch qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. + Du lịch tham quan mùa nước nổi với trọng tâm vùng trũng Đồng Tháp Mười. + Du lịch tham quan nghiên cứu với trọng tâm là di tích khảo cổ Bình Tả. c) Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch: * Các không gian phát triển du lịch chính: - Không gian du lịch TP. Tân An và phụ cận - thị trấn Cần Đước với trung tâm du lịch là TP. Tân An. Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch vui chơi giải trí gắn với tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa;Du lịch tham quan làng nghề; Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn; Du lịch tham quan trang trại - miệt vườn. - Không gian du lịch Mộc Hóa - Tân Hưng với trung tâm du lịch là thị trấn Mộc Hóa: Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch sinh thái và tham quan cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười; Du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa; Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây. - Không gian du lịch Đức Hòa - Đức Huệ với trung tâm du lịch là thị trấn Đức Hòa: Tập trung phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa; Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông; Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần; Du lịch tham quan nghiên cứu di tích khảo cổ. * Các địa bàn trọng điểm du lịch đóng vai trò động lực phát triển du lịch: - Thành phố Tân An - thị trấn Bến Lức. - Khu vực Tân Lập - cửa khẩu Bình Hiệp. - Khu vực khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. - Khu vực thị trấn Đức Hòa và phụ cận. * Các điểm du lịch chính: - Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: Tổ hợp vui chơi giải trí du lịch ”Happy Land”; Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen; Khu sinh thái Làng nổi Tân Lập; Khu di tích lịch sử Cách mạng Long An; Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả; Khu thương mại du lịch cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. - Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười;Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức; Bảo tàng Long An; Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự); Đình Vĩnh Phong; Chùa Tôn Thạnh; Chùa Linh Sơn; Khu di tích Vàm Nhựt Tảo; Khu di tích Căn cứ xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ; Nhà Trăm Cột; Đồn Rạch Cát; Khu di tích Ngã tư Đức Hòa; Khu vui chơi giải trí Hồ Khánh Hậu; Núi Đất - Mộc Hóa. * Các tuyến du lịch chính: - Tuyến du lịch nội tỉnh: + Tuyến TP. Tân An - Mộc Hóa - Láng Sen; + Tuyến TP. Tân An - Đức Hòa - Đức Huệ; + Tuyến TP.Tân An - Cần Đước - Cần Giuộc; + Tuyến du lịch đường sông: dọc theo sông Vàm Cỏ Đông (đoạn từ Đức Hòa - Hiệp Hòa và từ Bến Lức - Tân Trụ) và Vàm Cỏ Tây (đoạn từ Tân Lập - Mộc Hóa - chùa Nổi). - Tuyến du lịch liên tỉnh: + Tuyến TP. Tân An - TP. Hồ Chí Minh; + Tuyến TP. Tân An - Cần Thơ - các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; + Tuyến TP. Tân An - Tây Ninh. - Các tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp: đây là tuyến du lịch quan trọng nhằm không chỉ đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch Campuchia và qua đó đến các nước ASEAN bằng đường bộ mà ngược lại thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch Campuchia, Thái Lan, ASEAN đến với Long An và Việt Nam. d) Định hướng phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch: - Phát triển hệ thống lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao trên các địa bàn trọng điểm du lịch gắn với các trung tâm du lịch. Các khách sạn trung và cao cấp từ 3 đến 5 sao chủ yếu tập trung gắn với các khu vui chơi giải trí cao cấp “Happy Land” (Bến Lức), khu du lịch Phước Lộc Thọ và sân golf Đức Hòa. - Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, ... tại khu vực thành phố Tân An và khu du lịch “Happy Land” (Bến Lức). - Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí - thể thao tại các khu vực đô thị lớn như thành phố Tân An, thị trấn Đức Hòa. - Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng, khu chợ đêm và khu ẩm thực tại khu vực thành phố Tân An, thị trấn Bến Lức, Mộc Hóa dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 62, ... phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. đ) Định hướng đầu tư du lịch: - Lĩnh vực ưu tiên đầu tư: + Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông phục vụ phát triển du lịch. + Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. + Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao và mua sắm phục vụ du lịch. + Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. + Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch. - Các nguồn vốn đầu tư: + Vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung... + Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư FDI, ODA) là nguồn vốn chính đầu tư phát triển du lịch Long An. 7. Một số giải pháp chủ yếu a) Giải pháp về tăng cường công tác quản lý quy hoạch: Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch đã được phê duyệt; tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch đã được lựa chọn, xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi sử dụng đất, quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch. Các sở, ban, ngành chức năng khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cần tính đến các yếu tố hỗ trợ phát triển du lịch. UBND các huyện và thành phố Tân An trên cơ sở quy hoạch này xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. b) Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch. Trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh. Thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như hình thức BT, BOT, BTO,... c) Giải pháp về chính sách phát triển du lịch: Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,...nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An d) Giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá: Tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá. Xây dựng thương hiệu và hình ảnh du lịch Long An theo chủ đề: Du lịch sông nước Vàm Cỏ và Thiên đường giải trí. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện văn hoá, thể thao lớn của tỉnh. Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch tỉnh ở những đầu mối giao thông quan trọng, ở các trọng điểm du lịch. Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của Trung tâm xúc tiến du lịch Long An. Đặt văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. đ) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Rà soát và bồi dưỡng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực du lịch. Từng bước áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng cộng đồng dân cư nghiệp vụ làm du lịch. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc có ngành nghề du lịch. Hướng đến lồng ghép bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong các chương trình giáo dục phổ thông của tỉnh. Trước mắt ưu tiên tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng hình thành đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng trọng điểm. e) Giải pháp về liên kết, hợp tác về du lịch: Mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên cả nước, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển du lịch trên tuyến du lịch xuyên Á quathành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đầu tư phát triển du lịch Long An, trước mắt là các đối tác đã và đang đầu tư vào khu du lịch quốc gia “Happy Land” trên địa bàn tỉnh Long An.Thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp du lịch để cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh với việc thực hiện tốt các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực du lịch. g) Giải pháp về bảo vệ môi trường: Phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ môi trường chung của tỉnh với môi trường du lịch. Cụ thể hoá Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có nội quy công khai và phương tiện bảo vệ môi trường từng điểm đến. Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư. Kiện toàn và tổ chức bộ máy quản lý môi trường du lịch từ tỉnh đến cơ sở. Có cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường chung cũng như môi trường du lịch nói riêng của tỉnh. | 17/12/2014 10:00 SA | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 | Ngày 15/4/2013, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1299/QĐ-UBND duyệt đồ án quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung như sau: | * Chủ đầu tư lập quy hoạch: Ban Quản lý Dự án Quy hoạch Xây dựng – Sở Xây dựng Long An. * Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam. 1. Phạm vi quy hoạch Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Long An. 2. Quan điểm quy hoạch - Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu cụm công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An. - Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và hiệu quả. - Phát triển hệ thống cấp nước tỉnh Long An trong mối quan hệ với hệ thống cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 3. Mục tiêu quy hoạch - Cụ thể hóa định hướng cấp nước trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An. - Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch; khai thác hợp lý các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm); xác định nhu cầu đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước tỉnh Long An đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch từng giai đoạn. - Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2030 đạt 100%. - Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2015 đạt 25%, đến năm 2025 đạt 15%. 4. Tiêu chuẩn cấp nước - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến năm 2015 đạt 85 lít/người/ngày, đến năm 2020 đạt 90 lít/người/ngày, đến năm 2030 đạt 100 lít/người/ngày. - Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp bình quân 30m3/ha/ngày. 5. Dự báo nhu cầu dùng nước - Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 là 420.077m3/ngày, trong đó: + Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: 98.750m3/ngày. + Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp: 240.667m3/ngày. + Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác: 16.580m3/ngày. + Nước thất thoát: 64.080 m3/ngày. - Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 là 735.969m3/ngày. + Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: 210.848m3/ngày. + Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp: 391.743m3/ngày. + Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác: 37.382m3/ngày. + Nước thất thoát: 95.996m3/ngày. 6. Nội dung quy hoạch a) Các nhà máy nước và nguồn nước: * Vùng 1: Bao gồm thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Thủ Thừa. - Nhà máy Nước Bình Ảnh: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 15.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 30.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 30.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa. + Phạm vi phục vụ: Thành phố Tân An và thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. - Nhà máy Nước Tân An: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 15.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 10.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thành phố Tân An. + Phạm vi phục vụ: Thành phố Tân An. - Nhà máy Nước Bảo Định: + Nguồn nước: Nước mặt sông Bảo Định. + Công suất: . Hiện hữu: Đang thực hiện. . Năm 2020: 30.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 60.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa. + Phạm vi phục vụ: Khu vực thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa. - Nhà máy Nước Đức Hòa: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 0. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa. - Nhà máy Nước Hậu Nghĩa: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 0. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa. - Nhà máy Nước Tân Đức: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 5.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa. - Nhà máy Nước Đức Hòa 3: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 15.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Khu công nghiệp Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Khu công nghiệp Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa. - Nhà máy Nước Hòa Khánh Tây (Phú Mỹ Vinh I): + Nguồn nước: Nước mặt hồ Dầu Tiếng (từ kênh Cầu Máng-N3). + Công suất: . Hiện hữu: Đang thực hiện. . Năm 2020: 40.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 80.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Các khu công nghiệp huyện Đức Hòa. - Nhà máy Nước Phú Mỹ Vinh II: + Nguồn nước: Nước mặt hồ Dầu Tiếng (từ kênh Cầu Máng-N3). + Công suất: . Hiện hữu: Đang thực hiện. . Năm 2020: 200.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 300.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa. + Phạm vi phục vụ: Các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ. - Nhà máy Nước Gò Đen: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 7.200 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 3.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Gò Đen, huyện Bến Lức. + Phạm vi phục vụ: Khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức. - Nhà máy Nước Bến Lức: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 2.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức. - Nhà máy Nước Bến Lức 2: + Nguồn nước: Nước mặt. + Công suất: . Hiện hữu: Đang thực hiện. . Năm 2020: 25.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 50.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã An Thạnh, huyện Bến Lức. + Phạm vi phục vụ: Đô thị và khu công nghiệp huyện Bến Lức (ranh giới thành phố Hồ Chí Minh đến cầu Bến Lức). - Nhà máy Nước Cần Đước: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: - Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. - Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm. - Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước. - Nhà máy Nước Hoàng Long: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 5.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức. + Phạm vi phục vụ: Khu công nghiệp Thuận Đạo, Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang. - Nhà máy Nước Long Cang: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 2.500 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Cụm công nghiệp Long Cang, huyện Cần Đước. + Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Long Cang, huyện Cần Đước. - Nhà máy Nước Cần Giuộc: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 2.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc. - Nhà máy Nước Tân Kim: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.500 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc. + Phạm vi phục vụ: Khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc. - Nhà máy Nước Long Hậu: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 5.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc. + Phạm vi phục vụ: Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc. - Nhà máy nước Thủ Thừa: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.500 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. - Nhà máy Nước Nguyễn Văn Thời: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.500 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. - Nhà máy Nước Tân Trụ: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp. + Vị trí: Thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ. * Vùng 2: Bao gồm các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Châu Thành, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. - Nhà máy Nước Tầm Vu: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. - Nhà máy Nước Thanh Vĩnh Đông: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2030: 5.000 m3/ ngày đêm. + Vị trí: Xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành. + Phạm vi phục vụ: Dân cư, công nghiệp xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành. - Nhà máy Nước Thạnh Hóa: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa. - Nhà máy Nước Thuận Nghĩa Hòa: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 8.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thạnh Hóa và cụm công nghiệp Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa. - Nhà máy Nước Tân Tây: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa. + Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Tân Tây, huyện Thạnh Hóa. - Nhà máy Nước Đông Thành: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 5.00 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm.. + Vị trí: Thị trấn Đức Huệ, huyện Đức Huệ. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Đức Huệ, huyện Đức Huệ. - Nhà máy Nước Bình Hòa Bắc: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 500 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ. + Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ. - Nhà máy Nước Mỹ Quý Đông: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ. + Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ. - Nhà máy Nước Cát Cái: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 2.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 12.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 20.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thị xã Kiến Tường. + Phạm vi phục vụ: Thị xã Kiến Tường. - Nhà máy Nước Bình Hiệp: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 20.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường. + Phạm vi phục vụ: Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường. - Nhà máy Nước Tân Thạnh: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: - Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. - Năm 2020: 8.500 m3/ngày đêm. - Năm 2030: 17.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh. - Nhà máy Nước Tân Hưng: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.200 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm.. + Vị trí: Thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng. - Nhà máy Nước Vĩnh Hưng: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: 1.000 m3/ngày đêm. . Năm 2020: 3.000 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng. + Phạm vi phục vụ: Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng. - Nhà máy Nước Thái Bình Trung: + Nguồn nước: Nước ngầm. + Công suất: . Hiện hữu: Dự kiến xây mới. . Năm 2020: 3.500 m3/ngày đêm. . Năm 2030: 7.000 m3/ngày đêm. + Vị trí: Xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng. + Phạm vi phục vụ: Dân cư, công nghiệp xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng. b) Công nghệ xử lý: - Công nghệ xử lý đối với nước ngầm và nước mặt đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với nước ngầm là làm thoáng - lắng - lọc - khử trùng, đối với nước mặt là làm keo tụ - lắng - lọc - khử trùng. - Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công tác khai thác, vận hành, quản lý cấp nước và tiết kiệm năng lượng. c) Các công trình trong mạng lưới cấp nước vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh: - Trạm bơm tăng áp số 1 (TA1) Lương Bình: Đặt tại vị trí cạnh đường tỉnh 830, tại xã Lương Bình, huyện Bến Lức. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 220.000 m3/ngđ (năm 2030), trong đó 90.000 m3/ngđ giai đoạn 1 (năm 2020). Các hạng mục chính: + Bể chứa nước sạch: dung tích 20.000m3, chia thành 4 bể, 5.000 m3/bể. Giai đoạn 1 xây dựng 2 bể. + Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 6 bơm làm việc, 2 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m. Giai đoạn 1 sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng. - Trạm bơm tăng áp số 2 (TA2) Bến Lức: Đặt tại vị trí gần đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, trong nhà máy nước Bến Lức 2 sẽ xây dựng theo dự án ODA của Nhật Bản, xã An Thạnh, huyện Bến Lức. Cao độ trung bình khu vực là +0,7m. Công suất 270.000 m3/ngđ (tính cả công suất nhà máy nước Bến Lức), trong đó 115.000 m3/ngđ giai đoạn 1. Các hạng mục chính: + Bể chứa nước sạch: dung tích 24.000m3, chia thành 4 bể, 6.000 m3/bể. Giai đoạn 1 xây dựng 2 bể. + Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 7 bơm làm việc, 2 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m. Giai đoạn 1 sử dụng 3 bơm làm việc, 1 dự phòng. - Trạm bơm tăng áp số 3 (TA3) Long Hòa: Đặt tại vị trí ngã tư Rạch Kiến, ấp 4, xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 75.000 m3/ngđ. Các hạng mục chính: + Bể chứa nước sạch: dung tích 10.000m3, chia thành 2 bể, 5.000 m3/bể. + Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m. - Trạm bơm tăng áp số 4 (TA4) Lạc Tấn: Đặt tại vị trí ngã tư đường tỉnh 833 và 833B, xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 30.000 m3/ngđ. Các hạng mục chính: + Bể chứa nước sạch: dung tích 5.000m3, chia thành 2 bể, 5.000 m3/bể. + Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=650 m3/h, H=60m. - Tuyến ống chuyển tải nước sạch chính và nhánh: + Ống cấp nước sử dụng loại ống chuyên dùng theo quy định hiện hành. + Đoạn từ Nhà máy nước Hòa Khánh Tây (Phú Mỹ Vinh I) và Phú Mỹ Vinh II đến Trạm tăng áp TA1: w Tuyến ống chuyển tải chính: Từ nhà máy nước theo đường tỉnh 824 đến đường tỉnh 825 đường kính D2.000; đoạn tuyến chạy dọc theo đường tỉnh 825 ra đường tỉnh 830 có đường kính D1.800, chiều dài 2,27km; tuyến từ giao lộ đường tỉnh 825 và đường tỉnh 830 đến TA1 có chiều dài 11,35km, giai đoạn 1 đường kính tuyến D1.200, giai đoạn 2 thêm 1 tuyến đường kính D1.200. w Tuyến ống chuyển tải nhánh: 2 nhánh. . Nhánh 1: Từ nhà máy nước Phú Mỹ Vinh I và II theo đường tỉnh 822 và đường tỉnh 823 kết nối với dự án hệ thống cấp nước Kênh Đông và nhà máy nước Đức Hòa 3 cấp cho khu công nghiệp Đức Hòa 3. Một tuyến ống D300 theo đường tỉnh 822 cấp cho thị trấn Hiệp Hòa và một tuyến D300 cấp cho thị trấn Hậu Nghĩa. . Nhánh 2: Nối từ tuyến ống D2.000, đi dọc theo đường tỉnh 824 chiều dài 9,1km cấp cho Khu công nghiệp Xuyên Á và các cụm công nghiệp lân cận, đường kính ống D400 lắp đặt luôn cho cả 2 giai đoạn. + Đoạn từ Trạm tăng áp TA1 đến TA2: đặt dọc theo đường tỉnh 830, chiều dài 11,5km. Đường kính tuyến giai đoạn 1 D1.200; giai đoạn 2 thêm 1 tuyến D1.000. + Đoạn từ Trạm tăng áp TA2 đến TA3: w Tuyến ống D1.000 từ giao lộ Quốc lộ 1 với đường tỉnh 830 chạy dọc theo Quốc lộ 1 và chia làm thành 2 nhánh. Một tuyến D900 đi theo đường tỉnh 835 về trạm biến áp 4 (Long Hòa), chiều dài 7,7km; một tuyến D300 đi theo đường tỉnh lộ 835B cấp nước cho Khu công nghiệp Cầu Tràm, chiều dài 7,6km. w Các tuyến nhánh chuyển tải từ TA4 (Long Hòa) đến các khu vực dùng nước: . Tuyến 1 có D500, chiều dài 10,33km dọc theo đường tỉnh 835 cấp nước cho thị trấn Cần Giuộc, các khu công nghiệp huyện Cần Giuộc. . Tuyến 2 có D700, chiều dài 1,8km dọc theo đường tỉnh 826, sau đó chia làm 2 nhánh. Nhánh D400, chiều dài 8,9km cấp cho thị trấn Cần Đước và khu công nghiệp Cần Đước; nhánh D600, chiều dài 7,4km cấp cho khu công nghiệp Phú Long, Bắc Tân Tập và Cảng Long An. + Đoạn từ Trạm tăng áp TA2 đến TA4: w Tuyến ống chuyển tải chính: Chiều dài 11,5km đặt dọc theo đường tỉnh 830 (Đường vành đai 4 dự kiến). Đường kính tuyến D1.000. Hành lang quản lý tuyến 10m. w Tuyến ống chuyển tải nhánh: 3 nhánh. . Nhánh 1: Từ đường vành đai 4 (dự kiến) đi theo đường Quốc lộ 1 kết nối với các nhà máy nước Bình Ảnh, Bảo Định (Nhị Thành) cấp nước cho thành phố Tân An và các khu công nghiệp với chiều dài tuyến 9,4km. Đường kính ống D1.000 lắp đặt luôn cho cả 2 giai đoạn. . Nhánh 2: Tuyến D600 từ Quốc lộ 1 rẽ trái theo đường vào xã Mỹ Bình và chia làm 2 nhánh. Một tuyến D300, chiều dài 5km cấp cho Khu công nghiệp An Nhựt Tân; một tuyến D600, chiều dài 5,3km dọc theo đường tỉnh 833 đến trạm bơm tăng áp Lạc Tấn. . Nhánh 3: Tuyến D900 từ ngã ba Mỹ Bình đi dọc theo Quốc lộ 1, chiều dài 5,1km đấu nối với mạng lưới cấp nước thành phố Tân An (dự kiến lắp đặt phục vụ cho cả 2 giai đoạn). + Đoạn từ Trạm tăng áp TA4 đến thị trấn Tân Trụ: Tuyến ống D600, chiều dài 6,3km đặt dọc theo đường tỉnh 833 cấp cho thị trấn Tân Trụ. Ngoài ra mạng lưới cấp nước của hệ thống cấp nước vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh có dự kiến kết nối với mạng lưới cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang qua các ngõ Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 825. 7. Các dự án ưu tiên đầu tư - Dự án cấp nước Hòa Khánh Tây giai đoạn 1, công suất 40.000m3/ngày. - Dự án cấp nước Phú Mỹ Vinh II, giai đoạn 1, công suất 50.000m3/ngày. - Dự án xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối (cấp 2, 3) tiếp nhận nước từ hệ thống cấp nước Phú Mỹ Vinh I và II. - Dự án Nhà máy Nước ngầm Bình Ảnh, giai đoạn 1, công suất 30.000 m3/ngày. - Dự án Nhà máy Nước mặt Bảo Định, giai đoạn 1, công suất 30.000 m3/ngày. - Dự án Nhà máy Bến Lức 2, giai đoạn 1, công suất 25.000m3/ngày. - Các dự án cấp Nước quy mô nhỏ tại các đô thị. 8. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư - Kinh phí đầu tư hệ thống cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khoảng 12.900 tỷ đồng. - Nguồn vốn đầu tư: + Vốn ngân sách nhà nước. + Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài. + Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. + Các nguồn vốn hợp pháp khác. | 15/12/2014 3:00 CH | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | Khoáng sản | Khoáng sản | Theo kết quả điều tra năm 1996 than bùn được tìm thấy ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). | Trữ lượng than thay đổi
theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa
có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than
bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn.
Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản
phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất
lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng
cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.
Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra
acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường
sống.
Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở
khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây
dựng.
Trong thời gian qua, do quản lý nhà nước chưa chặt chẽ nên một số
tổ chức và cá nhân khai thác than bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường khu
vực xung quanh. Trong tương lai, cần phải tổ chức khai thác thận trọng
hơn vừa đáp ứng ứng yêu cầu kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến môi trường
dân sinh. | 28/11/2014 5:00 CH | Đã ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg |
|