Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThông Tin Giới Thiệu

Liên kết

Website

 
Thông Tin Giới Thiệu - Di tích lịch sử văn hóa
 
Huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An có địa thế chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm án ngữ tuyến đường hành lang biên giới Việt Nam – Campuchia, nối miền Đông và miền Tây Nam Bộ, dựa lưng vào nước bạn Campuchia nên rất tiện lợi trong việc phòng thủ, tấn công địch ở khu vực biên giới. Trong đó, khu vực Long Khốt nằm về hướng Đông Bắc thị trấn Vĩnh Hưng, sát biên giới Campuchia, là điểm trọng yếu chiến lược hàng đầu trên tuyến hành lang biên giới của huyện. Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, khu vực Long Khốt là chiến trường ác liệt giữa ta và địch. Trong quá trình đó, có 3 trận đánh tiêu biểu nhất là: 
 
​ Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 2 km. 
 
Có dịp xuôi dòng kinh Trà Cú, đến vàm Rạch Cây Gáo du khách sẽ nhìn thấy một ngôi đình cổ nằm soi bóng bên dòng nước - đó là đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị trấn Thủ Thừa ngày nay. 
 
Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. 
 
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện - hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ''bánh ít'', có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá.  
 
Ngả Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
 
Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân. 
 
Khu di tích khảo cổ học Bình Tả , xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa , tỉnh Long An, nằm về hướng đông bắc thị xã Tân An, cách Tân An 40 Km theo lộ trình Tân An- Bến Lức- thị trấn Đức Hòa và nằm cách tỉnh lộ 824 (tình lộ 9 cũ) tám trăm mét về phía đông. 
 
- Nhà Võ Công Tồn được xây dựng khoảng năm1910, theo kiểu chữ ''công'' (I) ba gian, hai chái với chất liệu bê tông, mái ngói. Năm 1984, do bị xuống cấp, ngôi nhà bị phá bỏ, chỉ tận dụng lại móng, nền, ngói để dựng ngôi nhà mới có diện tích 128m2. Trang trí bên trong nhà mang phong cách chung của các ngôi nhà khá giả cuối thế kỷ XIX với bao lam, hoành phi, câu đối. Nổi bật ở nhà Võ Công Tồn là bao lam với đề tài đa dạng được thể hiện sinh động bởi kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, cẩn ốc xà cừ rất công phu và có giá trị về mặt điêu khắc, chạm gỗ. 
 
Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực. 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Thư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệpThư ngỏ đồng hành cùng doanh nghiệp

​THƯ NGỎ

Mời tham gia đặt banner liên kết đến website doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An tại địa chỉ www.longan.gov.vn

________

Với chức năng là cơ quan truyền thông đa phương tiện; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh được giao, trong đó đặc biệt chú trọng chủ trương "đồng hành cùng doanh nghiệp" của lãnh đạo tỉnh bằng việc thông tin thường xuyên về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Với nhiệm vụ là đầu mối thông tin điện tử, liên kết dịch vụ trực tuyến công của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An là địa chỉ đáng tin cậy để doanh nghiệp truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An cam kết cùng doanh nghiệp tạo nên những giá trị mới cho thương hiệu của doanh nghiệp và của tỉnh Long An. Đây là cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn quảng bá thương hiệu, sản phẩm (kèm theo bảng giá đặt banner liên kết).

Rất mong nhận được sự hợp tác với quý công ty, doanh nghiệp./.

Tham khảo bảng giá tại đây.

07/04/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Bảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnhBảng giá đặt banner/logo liên kết trên Cổng thông tin điện tử tỉnh

1. Giá 1 tháng (đã bao gồm thuế VAT)

STTVị tríĐơn giá (VNĐ)
1Banner, Logo đặt ở tất cả các trang1.500.000
2Banner, Logo đặt ở Trang chủ1.200.000
3Banner, Logo đặt ở Trang trong700.000

2. Giá 1 năm (đã bao gồm thuế VAT)

STTVị tríĐơn giá (VNĐ)
1Banner, Logo đặt ở tất cả các trang15.000.000
2Banner, Logo đặt ở Trang chủ12.000.000
3Banner, Logo đặt ở Trang trong7.000.000

 

▪ Chính sách:

Để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia quảng bá hình ảnh, thông tin về hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức mình, Cổng Thông tin điện tử Long An có chính sách như sau:

- Giảm 20% giá đặt liên kết của Banner/Logo thứ 2 đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 2 (sản phẩm thứ 2 của doanh nghiệp);

- Giảm 40% giá đặt liên kết của mỗi Banner/Logo thứ 3 trở lên đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng Banner/Logo thứ 3 trở lên (sảm phẩm thứ 3 trở lên của doanh nghiệp).

▪ Thông tin liên hệ: 

- Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

- Điện thoại: 02723 552489 hoặc 0918 700 837.

- E-mail: webmaster@longan.gov.vn.

07/04/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thông tin hành chính tỉnh Long AnThông tin hành chính tỉnh Long An
12/12/2014 11:00 SAĐã ban hành
Di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến Di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến
Ngả Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1965 chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của địch bị phá sản hoàn toàn. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn,Mỹ dấn sâu một bước can thiệp, trực tiếp đỗ quân vào miền Nam thực hiện ''chiến tranh cục bộ''. Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 sư đoàn 9 bộ binh Mỹ ồ ạt đổ quân lập căn cứ tại Rạch Kiến gồm: 1 tiểu đoàn bộ binh; 1 tiểu đoàn pháo binh có 4 khẩu cối 106,107mm, 4 khẩu pháo 105mm, 6 khẩu pháo 57mm; một đại đội công binh cùng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như xe ủi đất, máy dò mìn; một đại đội trinh sát, 4 đại đội máy bay trực thăng; 1 chi đoàn xe bọc thép gồm 20 chiếc M113 và M118. 
     Căn cứ được bố trí dọc 2 bên lộ 18 (nay là tỉnh lộ 826) từ ngả ba đài chiến sĩ (Long Hòa) đến Cầu Đồn (Tân Trạch). Khu vực chính nằm ở hướng Đông Ngã Tư Rạch Kiến gồm hơn 20 doanh trại, phía Tây là trận địa pháo với những bệ bằng bê tông đúc sẳn, phía Bắc là sân bay dã chiến. Khu căn cứ được phòng thủ bằng 6 lớp rào đủ loại xen kẻ với 3 tuyến bãi mìn loại vướng nổ, đạp nổ, điều khiển bằng điện. Toàn bộ khu căn cứ chiếm diện tích khoảng 160.000 m2. Về mặt qui mô, căn cứ Rạch Kiến được xem như một mục tiêu quân sự lớn của Mỹ ở Nam Sài Gòn - nó không thua kém gì căn cứ Đồng Dù của sư đoàn 25 Mỹ ở Bắc Sài Gòn.

Bia Rạch Kiến

​     Về vị trí chiếc lược đây là mắc xích q​uan trọng , vị trí trung gian giữa Cát Lái - Nhà Bè với Bình Đức - Mỹ Tho hình thành tuyến phòng thủ từ xa về mặt Nam Sài Gòn. Căn cứ Rạch Kiến còn nhằm triệt phá các căn cứ lõm và khu giải phóng ở Nam lộ 4 (Cần Giuộc-Cần Đước ) -địa bàn có vị trí bàn đạp đe dọa trung tâm đầu não Sài Gòn     

    Về phía ta,dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thế trậnVành đai diệt Mỹ Rạch Kiến được hình thành với phạm vi 12 xã gồm: Long Hòa, Tân Trạch, Long Trạch, Long Khê,Phước Vân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy(Cần Đước) và Phước Lâm, Thuận Thành ( Cần Giuộc). Ban chỉ huy vành đai là đồng chí Đoàn Văn Nguyễn - bí thư huyện ủy,Nguyễn Văn Nam - chính trị viên C315 và Lê Văn Được (Đô Lương ) - chỉ huy trưởng C315. ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến''  chia làm 3 tuyến với nhiệm vụ cụ thể: tuyến 1 gồm 2 xã có căn cứ Rạch Kiến là Long Hòa và Tân Trạch, du kích bám sát căn cứ gài lựu đạn, cắm chông; phong tỏa các ngã đường ra vào, theo dõi và báo cáo tình hình về Ban chỉ huy Vành đai; tuyến 2 gồm các xã giáp ranh Long Hòa, Tân Trạch, bộ đội địa phương và du kích phân tán đánh nhỏ, lẻ khắp nơi bắng nhiều hình thức, rút nhanh tránh thương vong; tuyến 3 ngoài cùng, bộ đội tỉnh và du kích xã làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc  bằng mọi hình thức chông mìn, ong vò vẻ. Phương châm hoạt động của Vành đai là vừa diệt địch vừa duy trì thế hợp pháp, phối hợp triệt để 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận duy trì thế bao vây cô lập  căn cứ Mỹ.
    Đánh Mỹ theo kiểu vành đai không phải là mới mẻ. Đó là những kinh nghiệm ở Chu Lai (Đà Nẵng ), Trảng Lớn (Tây Ninh).Nhưng ở những nơi ấy ta dựa vào địa hình rừng núi với lực lượng chủ yếu là du kích.Nét đặc biệt ở vành đai Rạch Kiến là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của 3 mủi giáp công cùng sự tham gia đánh giặc của đông đảo  quần chúng nhân dân. Dồn mọi nỗ lực,hy sinh vào Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, Đảng bộ và quân dân Cần Đước- Cần Giuộc đã đưa phong trào toàn dân đánh giặc ở đây lên đến đỉnh cao, trở thành ngọn cờ đầu của tỉnh trong thời kỳ này. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến đã gây tổn thất nặng nề và cô lập căn cứ Mỹ ở Rạch Kiến,làm thất bại hoàn toàn âm mưu triệt phá vùng giải phóng của ta ở Nam lộ 4 để nơi đây trở thành bàn đạp quan trọng ta tấn công vào Sài Gòn năm 1968. Chiến công của quân dân Cần Đước đã được tạc bằng chữ vàng trên bia đá ở di tích Ngã Tư Rạch Kiến để đời sau ghi nhớ:

     ''Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 9 quân viễn chinh Mỹ đánh chiếm Rạch Kiến lập căn cứ. Quân dân 2 huyện Cần Đước- Cần Giuộc với lực lượng vũ trang tỉnh lập nên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' . Gần 1000 ngày chiến đấu dũng cảm, hy sinh gian khổ, quân dân ta tiêu diệt hơn 2000 tên giặc Mỹ, 17 máy bay, 20 xe thiết giáp, thu nhiều phương tiện chiến tranh. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Cần Đước- Cần Giuộc trên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' là
đỉnh cao của chiến tranh nhân dân ở Long An góp phần đánh bại chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của Mỹ ở miền Nam-Việt Nam.''Năm 1996 ''Ngã Tư Rạch Kiến'' được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa (1460 QĐ-BT/28-6-1996).

19/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/rachkien.JPG
Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông
  ''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX.

'Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX.

 

     Nguyễn Thông (1827 - 1884)

     Nguyễn Thông tên thật là Nguyễn Thới Thông, tên chữ là Hy Phần, hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Bình Thanh - tổng Thạnh Hội Hạ - huyện Tân Thạnh - phủ Tân An - Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành- tỉnh Long An). Ông thi hương đổ cử nhân năm 22 tuổi, khi thi hội bài vấy mực nên bị đánh hỏng. Ông bắt đầu cuộc đời quan trường năm 1851 với chức Huấn đạo Phú Phong tỉnh An Giang.

 Suốt 35 năm làm quan với nhiều chức vụ như đốc học Vĩnh Long, Bố chánh Quảng Ngãi, Aùn sát Khánh Hòa, Doanh điền sứ Bình Thuận, Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thủy lợi, kinh tế, sử học, văn học, văn hóa, giáo dục.Nguyễn Thông tỏ ra là một nhà lãnh đạo có tài, luôn đấu tranh và đem lại quyền lợi cho nhân dân, một trí thức lớn, một nhà thơ yêu nước thương dân. 

Năm 1859 thực dân Pháp đánh thành Gia Định, trong khi vua quan triều đình Tự Đức bất lực, ông không do dự tòng quân vào Nam chiến đấu và trở thành trợ thủ đắc lực của Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp.


Ngôi mộ Nguyễn Hanh do Nguyễn Thông lập 1868

 Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (2.1861) ông về Tân An hoạt động chống Pháp trong phong trào Trương Định cùng với các thủ lĩnh nghĩa quân địa phương như Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị. 

 Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ,ông đề đạt nhiều ý tưởng và kế hoạch độc đáo trong việc đồn khẩn vùng Tây Bắc Bình Thuận để kháng Pháp lâu dài,nhưng triều đình Huế bạc nhược đã ngăn cản kế hoạch trên.

Sau nhiều năm hoạt động gian khổ và tâm huyết cùng bao u uất trước vận nước lúc bấy giờ, ngày 27.8.1884 Nguyễn Thông mất tại Ngọa du sào- Phan Thiết (Bình Thuận), nơi sau này các con ông là Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Trọng Lội đã tiếp nối truyền thống, thành lập Dục Thanh học hiệu mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ghé dạy học (3.1909) trên đường vào Nam tìm đường cứu nước.     

          Về mặt trước tác, Nguyễn Thông để lại nhiều tác phẩm giá trị như: Kỳ Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên công độc, Ngọa du sào văn tập, Việt sử cương giám khảo lược. Theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh trong ''Nghiên cứu lịch sử'' số 221, Nguyễn Thông còn là tác giả sách ''Kỳ Xuyên thi sao'' mới tìm thấy ở miền Nam.

     Cuộc đời hoạt động và trước tác của Nguyễn Thông để lại đã khẳng định ông là một nhà hoạt động văn hóa lớn, một trí thức lớn đã thể hiện tấm lòng yêu nước một cách trọn vẹn trong thời kỳ lịch sử đầy biến động ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX.    
     Nguyễn Thông an nghĩ vĩnh viễn trên quê hương thứ hai Bình Thuận, nhưng nơi sinh ra ông, tên ông đã thành tên đường , tên trường học.Khu vườn nhà ông nay là khu lưu niệm.Đó là một quần thể (rộng 543m2) gồm công trình bia lưu niệm ( xây dựng năm 1984 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Thông), nền nhà cũ, mộ phần của bà nội và song thân của Nguyễn Thông bằng đá ong (laterit).Đặc biệt tại đây còn một bia đá cẩm thạch do chính ông tạo lập năm 1868, loại bia một mặt có kiểu dáng và trang trí mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn.Nội dung bia xác định vị trí các ngôi mộ, năm sinh ,năm mất và một bài minh ca ngợi công đức thân sinh ông là Nguyễn Hanh.Ngày nay,''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' là địa điểm tham quan ,thăm viếng,là địa chỉ về nguồn của học sinh,sinh viên.Bia đá do ông lập là di sản quí ở địa phương,là tư liệu góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Thông.
     Năm 2001 '' Khu lưu niệm Nguyễn Thông '' được Bộ văn Hóa - Thông tin công nhận là di tích Quốc gia (Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19-01-2001).


18/12/2014 4:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/nguyenthong1.JPG
Môi trường sinh thái Môi trường sinh thái
     Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh vật. Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp . . . tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.

Thực trạng môi trường:
     
     - Về chất lượng không khí : Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn thì nồng độ SO2, NO2, CO, nồng độ chì . . . đều có giá trị thấp và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Riêng chỉ tiêu về bụi lơ lững, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tập trung ở các vùng đô thị, khu vực đông dân cư và các trục lộ giao thông chính.
     - Về chất lượng nguồn nước : Trên các lưu vực sông - kênh chính như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc . . . khu vực thị xã Tân An thì hàm lượng Nitrat, chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật. . . . đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995) Cần Giuộc trong nhiều năm qua, nhận nước thải từ TP. Hồ Chí Minh với mức độ ô nhiễm rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt nhân dân.
     - Về môi trường đất : Qua kết quả phân tích mẫu, nồng độ các chất độc hại như Cu, Pb, Cd . . . có trong bùn và đất tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn Hà Lan). 
     - Về sinh vật : với đặc thù tự nhiên gồm nhiều hệ sinh thái đất ngập nước : nước lợ, nước mặn, nước ngọt, nhiễm phèn . . . nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh được đánh giá rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua dưới tác động của con người, các thành tựu trong việc khai thác, sử dụng phục vụ cho sản xuất đã đem lại nhiều kết quả to lớn, song vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách sâu sắc, đồng bộ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng sinh thái giữa các quần thể, đồng thời làm giảm hoặc mất đi nhiều chủng loại động vật hoang dã quý hiếm như gà đãi, trăn, rắn, rùa . . . ; các loài thảm thực vật như rừng tràm ngập nước, đước, sú, vẹt . . . cũng như nguyên nhân bộc phát nạn dịch chuột phá hoại sản xuất.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/MoiTruongSinhThai.jpg
Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng
     Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong đó : rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu là các huyện Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540 ha, Mộc Hóa 4.581 ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha và Đức Huệ 1.072 ha).
     Năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha. Cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất mạnh. 
     Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa. 
     Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm . . .Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/TaiNguyenRung.jpg
Tình hình lũ lụt Tình hình lũ lụt
Lũ đến hàng năm đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực ĐTM, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ lâu hơn.

Tần suất lũ lớn có xu hướng rút ngắn lại từ 8 - 10 năm 1 lần trước đây, nay xuống còn 3 - 4 năm 1 lần (1961, 1966, 1978, 1984, 1991) và liên tiếp trong 3 năm lũ lớn liên tục xảy ra (1994, 1995, 1996) và đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn. 
     - Mức ngập nước theo diện tích tự nhiên năm 1996 như sau :
      + Dưới 50 cm với diện tích ngập 50.294 ha, chiếm 13,2 % diện tích tự nhiên(DTTN).
      + Từ 50 - 100 cm với diện tích ngập 72.360 ha, chiếm 18,99% DTTN.
      + Từ 100 -150 cm với diện tích ngập 63.830 ha, chiếm 16,75% DTTN.
      + Từ 150 - 200 cm với diện tích ngập 94.840 ha, chiếm 24,88% DTTN.
      + Từ 200 - 250 cm với diện tích ngập 66.720 ha, chiếm 17,50% DTTN.
      + Ngập trên 250 cm với diện tích ngập 33.070 ha, chiếm 8,68% DTTN.
   - Thời gian ngập lũ :
      + Dưới 3 tháng 305.757 ha, chiếm 69,91% diện tích tự nhiên.
      + Từ 3 - 5 tháng 64.724 ha, chiếm 30,09 % diện tích tự nhiên.
    Đặc biệt là trong năm 2000 lũ lớn nhất trong nhiều thập niên qua và thời gian ngâm lũ kéo dài gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Mực nước cao nhất xuất hiện tại Mộc Hóa (Long An) là 3,27 mét, cao hơn 41 cm so với đỉnh lũ 1978. lũ đổ mạnh về phía Nam cộng hưởng với đợt triều cường gây ngập sâu và trên diện rộng gần 300.000 ha tự nhiên, bao gồm 132/188 xã phường, tương ứng 12/14 huyện thị của tỉnh. Độ ngập bình quân từ 1,5 - 2 mét, có vùng ngập sâu trên 3 mét. Tổng thiệt hại về vật chất gần 650 tỷ đồng. 
    Hiện nay tỉnh đang phối hợp với các dự án kiểm soát lũ của Trung ương để xây dựng hệ thống cống đập nhằm kiểm soát lũ một cách chặt chẽ và hữu hiệu hơn, lũ nhỏ cố gắng giữ nước, lũ lớn cho rữa trôi phèn, cải tạo đất. Đầu tư xây dựng 186 cụm, tuyến dân cư nhằm đảm bảo cho người dân chung sống vững chắc và ổn định trong mùa lũ. Trong đầu tư xây dựng chọn cao trình vượt mức ngập lũ năm 2000.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/LuLut.jpg
Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức
​Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.


     Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh. 

Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.

 

Di tích nghệ thuật ''Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức''

      Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón khách tham quan.
      Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay.

      Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT).

18/12/2014 4:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/nguyenhuyngduc.JPG
Hệ thống cấp điện Hệ thống cấp điện
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng

Mạng lưới điện :

Lưới điện cung cấp cho tỉnh Long An gồm các trạm biến áp trung gian và cụm phát điện như sau :

  • Trạm Tân An:Trạm Tân An 1: 110/22/15KV(40 MVA); Trạm Tân An 2: 110/22/15 KV(40MVA)
  • Trạm Bến Lức: (65MVA)
  • Trạm Mộc Hóa: 110/22/15 KV(25 MVA).
  • Trạm Cần Đước ( 16MVA)
  • Trạm Đức Hòa: 110/22/15(40MVA)
  • Trạm Phú Lâm: điện thế 110/15 KV, dung lượng 40 MVA cung cấp cho thành phố và một phần cho huyện Cần Giuộc.
  • Trạm Cai Lậy: điện thế 66/15 KV, dung lượng 10 MVA cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Thạnh Hóa.
  • Trạm Trảng Bàng: điện thế 66/15 KV, dung lượng 12,5 MVA cung cấp cho Tây Ninh và một phần cho huyện Đức Hòa và Đức Huệ.

     

  • Trạm Diesel: gồm có diesel đặt tại thành phố Tân An có công suất 565 Kw.

     

    Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như: Cty TNHH Giày Ching Luh(có công suất: 25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing(có công suất 25MVA).

     

    Nhìn chung, các trạm biến áp của tỉnh đều trong tình trạng thừa tải, các nguồn diesel dự phòng chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu điện năng cho các hộ sử dụng điện ưu tiên trong lúc mất điện .

  • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

    I. Phụ tải điện

    Phụ tải điện được tính toán dự báo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%/năm; Tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,3%/năm.

    - Năm 2015: Dự báo công suất cực đại Pmax= 772,3MW, điện thương phẩm 4507,9 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,2%/năm.

    - Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax=1528,0MW; điện thương phẩm 9.428,8 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15,9%/năm.

    II. Khối lượng xây dựng

    Khối lượng xây dựng tính toán trong đề án chỉ bao gồm lưới điện xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Long An

    1. Lưới 220, 110kV:

    a- Giai đoạn 2011 - 2015:

    - Đường dây 220kV:

    + Xây dựng mới 70,7km đường dây

    + Cải tạo 144,0km đường dây

    - Trạm 220kV:

    + Nâng công suất trạm 220kV Long An 2, (2x250)MVA

    + Xây dựng mới trạm Đức Hòa 2 - (2x250)MVA

    +  Xây dựng mới trạm Bến Lức 2 - (1x250)MVA.

    + Xây dựng mới trạm Cần Đước - (1x250)MVA.

    - Đường dây 110kV:

    + Xây dựng mới 15 tuyến đường dây với tổng chiều dài 82,5km.

    - Trạm 110kV:

     + Xây mới 15 trạm biến áp tổng dung lượng 923MVA (trong đó có 5 trạm khách hàng với tổng dung lượng là 305MVA, gồm: trạm Lê Long: 40MVA, trạm khu công nghiệp Xuyên Á: 2x40 MVA, trạm Vĩnh lộc 2: 40 MVA, khu công nghiệp Thuận Đạo 40+25MVA và khu công nghiệp Phú An Thạnh: 2x40MVA).

    + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 5 trạm biến áp với tổng dung lượng 145MVA.

    b- Giai đoạn 2016 - 2020:

    - Đường dây 220kV:

    + Xây dựng mới 2 tuyến đường dây chiều dài 32km.

    - Trạm 220kV:

    + Lắp máy 3 trạm 220kV Đức Hòa 2  thành (3x250)MVA.

    + Lắp máy 2 trạm 220kV Bến Lức 2  thành (2x250)MVA.

    + Lắp máy 2 trạm 220kV Cần Đước  thành (2x250)MVA.

    + Xây dựng mới trạm 220kV Bến Lức 3 - (2x250)MVA.

    - Đường dây 110kV:

    + Xây dựng mới 11 tuyến đường dây với tổng chiều dài 167,5km.

    - Trạm 110kV:

     + Xây mới 8 trạm biến áp tổng dung lượng 664MVA

     + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 10 trạm biến áp với tổng dung  lượng 710MVA

    2. Lưới phân phối:

    a- Giai đoạn 2011 -- 2015:

    - Đường dây 22kV:

    + Xây mới: 779,4 km

    + Cải tạo: 505,5 km

    - Trạm biến áp 22/0,4kV:

    + Xây mới: trạm biến áp tổng dung lượng 588.572,5kVA

    - Hạ thế:

    + Xây mới 1.260 km; lắp đặt  89.386 công tơ

    b- Giai đoạn 2016 - 2020:

    - Đường dây 22kV:

    + Xây mới: 541,3 km

    + Cải tạo: 252,7 km

    - Trạm biến áp 22/0,4kV:

    + Xây mới trạm biến áp tổng dung lượng 353.143,5kVA

    - Hạ thế:

     + Xây mới 756 km; lắp đặt 28.931công tơ

    III. Vốn đầu tư

    Giai đoạn 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư cần huy động là: 6.847.737 triệu đồng

    Trong đó:

    Lưới điện 220kV:  3.809.470 triệu đồng

    Lưới điện 110kV: 1.851.100470 triệu đồng

    Lưới điện 22kV: 938.322 triệu đồng

    Lưới điện hạ thế: 248.845 triệu đồng

    Tổng cộng: 6.847.737 triệu đồng

    - Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

    - Hàng năm, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua việc cho tạm ứng vốn ngân sách tỉnh cho ngành điện (không tính lãi) để đáp ứng phần nào nhu cầu cải tạo, phát triển lưới điện trung và hạ thế khu vực nông thôn.

    - Việc đầu tư xây dựng lưới điện là một trong các kết cấu cơ sở hạ tầng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư cho dự án quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-1.jpg
Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà" Di tích lịch sử "Khu vực ngã tư Đức Hoà"
Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân.

     Xuất phát trên những ngã đường khác nhau từ các xã Bình Hòa, Thạnh Lợi, Hoà Khánh, Hựu Thạnh, Lương Hòa, Đức Hòa, Đức Lập, Mỹ Hạnh và các hướng còn lại, các đoàn gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ, và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành) để giải quyết các yêu sách của ta.

Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành rất khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân.Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ được sự tiếp viện của địch từ hướng Chợ Lớn kéo đến- trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 lính mã tà của Sở cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy - quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẳn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người.

Khu vực Ngã tư Đức Hoà

​     Trước sự hung hăng của kẻ định, tinh thần của quần chúng không hề nao núng, đồng bào vẫn tiếp tục xiết chặt tay nhau tiến lên. Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu đã ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẩn nộ của quần chúng. Trong tình thế căng thẳng trên, đồng chí Châu Văn Liêm nhanh chóng tiến lên phía trước gặp tên cò Dreuil để đưa bản yêu sách, đồng thời trực tiếp tranh luận vạch trần những hành động dã man và biết bao tội ác của địch bằng vốn tiếng Pháp thông thạo. Cuộc tranh luận kéo dài khoảng 15 phút, thì bất ngờ tên cò Dreuil rút súng lục bắn trúng vào giữa ngực đồng chí Châu Văn Liêm. Bọn lính vẫn ngoan cố tiếp tục nã súng vào đoàn biểu tình, làm thêm nhiều người chết và bị thương, cách dinh quận không đầy 100m. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam Kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt. Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu, nhưng nó đã gây chấn động lớn thời bấy giờ: Lần đầu tiên trong một vùng thôn quê yên tĩnh, đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù vì lợi sống còn của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột từ bao đời nay. Cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An- Chợ Lớn năm 1930. Nó chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa.

     Sang những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo ngay chính trên quê hương mình. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Đài xử bắn được đắp hình cung (mang vóc dáng hình móng ngựa), chổ cao nhất tới 3m, dày 1m, phía trước chôn từ 4 đến 5 cọc gỗ để trói những chiến sĩ cách mạng trước khi xử bắn. Tại đây, trong 3 ngày 7-8-9/7/1941, bọn chúng đã liên tiếp xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Dương (tự Vườn), Nguyễn Văn Nai, Trần Văn Móng, Phạm Văn Tuội, Nguyễn Văn Giỗ, Lê Văn Lao, Đỗ Văn Mộc, Ngô Văn Diệp, Đỗ Văn Tiệp, Nguyễn Văn Sáu, Đỗ Văn Bá. Súng nổ, máu đỏ cả trường bắn. Các chiến sĩ ta hy sinh trong sự tiếc thương của bà con khắp thị trấn Đức Hòa hôm đó.

     Khu vực Ngã tư Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941…là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

19/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/ngatuduchoa.JPG
Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên
Long An là địa phương thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất, giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa.

Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh Long An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông Vàm Cỏ từ phía bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao.

Ở khu vực giáp với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh có địa hình gò, đồi cao hơn. Ở phía Tây, tồn tại địa hình đầm lầy, là một phần của khu vực Đồng Tháp Mười, quanh năm ngập nước.

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C - 280C. Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9).

Tỉnh Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dầy. Sông lớn nhất chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17 - 21m). Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160km, độ sâu trung bình 12 - 15m. Hai sông hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp.

Với cảnh quan đẹp dọc bên hai bờ sông, lưu lượng nước và triều cường quanh năm khá ổn định, khả năng tiếp cận khá dễ dàng với đời sống sinh hoạt của người dân tại các làng quê, nơi còn duy trì những hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống gắn với những sản vật đặc sắc, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền níu chân du khách. Hệ thống sông Vàm Cỏ và những hoạt động vùng sông nước được xem là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị để khai thác, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Long An.

Các giá trị sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Thực vật: Trước kia thảm thực vật tự nhiên ở Long An khá phong phú với nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng,... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị khai phá, thay vào đó là các loại cây trồng ăn trái, cánh đồng lúa, hoa màu.

Ở vùng cửa sông ven biển phát triển các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô, cóc, giá, chà là,... Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất phát triển tạo ra những diện tích rộng lớn như ở Cần Đước, Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ. Ở khu vực Đồng Tháp Mười tràm là loại cây phát triển phổ biến, xen giữa các khu tràm tập trung là các trảng lau sậy, đầm sen, súng,... là những sinh cảnh đất ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười.

Động vật: trên địa bàn tỉnh Long An đã phát hiện dấu tích của nhiều loài động vật như heo rừng, báo, tê giác, voi,... Tuy nhiên, do sự thay đổi lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự thay đổi trong cư trú động vật, theo đó nhiều loại động vật lớn đã di trú đến những lãnh thổ khác và hiện nay chỉ còn những loài động vật nhỏ như chuột, dơi, ếch, rắn, trăn, rùa,... và một số loài chim nước ven các bưng, rạch./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An


19/09/2022 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/19-9-2022-tải xuống.jpg
DI TÍCH NHÀ TRĂM CỘTDI TÍCH NHÀ TRĂM CỘT
     Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột).

du-lich-mien-tay-nha-tram-cot-long-an.jpg

Chủ nhân đời thứ 3 ,ông Trần Văn Ngộ kể rằng ngôi nhà này do ông nội ông, ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.

      Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc ( ) , 3 gian , 2 chái.      
       Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự - ngoại khách,phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây - Đông, Tiền - Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ''chày cối'',tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ''rộng lòng căn'' được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.

 

       Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở Nhà Trăm Cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', '' tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' đặc trưng của Huế rất sắc sảo. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm my õ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'',

Di tích nhà 100 cột

 

''tứ thời'','' bát quả''; các mô típ thể hiện Phúc - Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc - nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ , ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu luyện và tài tình. 

Di tích nhà 100 cột

        Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạnhg ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở Nhà Trăm cột còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son ,thếp vàng ,cẩn ốc xa cừ có nội dung nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn, (Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh, Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan) hay ca ngợi cảnh đẹp (Sơn trang cổ họa) ,cầu phúc ,chúc thọ. Tất cả được bố cục ,xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống. 
       Theo các nhà nghiên cứu, Nhà Trăm Cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí,tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Với giá trị ấy, năm 1997 Nhà Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997).

12/11/2008 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/NhaTramCot.jpg
Vị trí địa lýVị trí địa lý
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

- Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
- Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013)Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.

- Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn.

07/10/2020 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/ban_do_hanh_chinh_long_an_large.jpg
Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Ngày  15/4/2013, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1299/QĐ-UBND duyệt đồ án quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung như sau:

* Chủ đầu tư lập quy hoạch: Ban Quản lý Dự án Quy hoạch Xây dựng – Sở Xây dựng Long An.

* Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam.

1. Phạm vi quy hoạch

Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Long An.

2. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu cụm công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An.

- Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và hiệu quả.

- Phát triển hệ thống cấp nước tỉnh Long An trong mối quan hệ với hệ thống cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

3. Mục tiêu quy hoạch

- Cụ thể hóa định hướng cấp nước trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An.

- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch; khai thác hợp lý các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm); xác định nhu cầu đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước tỉnh Long An đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch từng giai đoạn.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2030 đạt 100%.

- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2015 đạt 25%, đến năm 2025 đạt 15%.

4. Tiêu chuẩn cấp nước

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến năm 2015 đạt 85 lít/người/ngày, đến năm 2020 đạt 90 lít/người/ngày, đến năm 2030 đạt 100 lít/người/ngày.

- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp bình quân 30m3/ha/ngày.

5. Dự báo nhu cầu dùng nước

- Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 là 420.077m3/ngày, trong đó:

+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: 98.750m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp: 240.667m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác: 16.580m3/ngày.

+ Nước thất thoát: 64.080 m3/ngày.

- Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 là 735.969m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: 210.848m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp: 391.743m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác: 37.382m3/ngày.

+ Nước thất thoát: 95.996m3/ngày.

6. Nội dung quy hoạch

a) Các nhà máy nước và nguồn nước:

* Vùng 1: Bao gồm thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Thủ Thừa.

Nhà máy Nước Bình Ảnh:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  15.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 30.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 30.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa.

+ Phạm vi phục vụ: Thành phố Tân An và thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa.

- Nhà máy Nước Tân An:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  15.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 10.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thành phố Tân An.

+ Phạm vi phục vụ:  Thành phố Tân An.

- Nhà máy Nước Bảo Định:

+ Nguồn nước:    Nước mặt sông Bảo Định.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Đang thực hiện.

            . Năm 2020: 30.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 60.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa.

+ Phạm vi phục vụ: Khu vực thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa.

Nhà máy Nước Đức Hòa:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 0.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa.

- Nhà máy Nước Hậu Nghĩa:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 0.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

 

- Nhà máy Nước Tân Đức:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  5.000 m3/ngày đêm.

                                       . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

Nhà máy Nước Đức Hòa 3:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  15.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Khu công nghiệp Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ:  Khu công nghiệp Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa.

- Nhà máy Nước Hòa Khánh Tây (Phú Mỹ Vinh I):

+ Nguồn nước:    Nước mặt hồ Dầu Tiếng (từ kênh Cầu Máng-N3).

+ Công suất:                . Hiện hữu:  Đang thực hiện.

         . Năm 2020: 40.000 m3/ngày đêm.

        . Năm 2030: 80.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ: Các khu công nghiệp huyện Đức Hòa.

Nhà máy Nước Phú Mỹ Vinh II:

+ Nguồn nước:    Nước mặt hồ Dầu Tiếng (từ kênh Cầu Máng-N3).

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Đang thực hiện.

            . Năm 2020: 200.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 300.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa.

+ Phạm vi phục vụ: Các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ.

Nhà máy Nước Gò Đen:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  7.200 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 3.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Gò Đen, huyện Bến Lức.

+ Phạm vi phục vụ:  Khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức.

- Nhà máy Nước Bến Lức:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  2.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức.

- Nhà máy Nước Bến Lức 2:

+ Nguồn nước:    Nước mặt.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Đang thực hiện.

            . Năm 2020: 25.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 50.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã An Thạnh, huyện Bến Lức.

+ Phạm vi phục vụ: Đô thị và khu công nghiệp huyện Bến Lức (ranh giới thành phố Hồ Chí Minh đến cầu Bến Lức).

Nhà máy Nước Cần Đước:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    - Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            - Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.

            - Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước.

- Nhà máy Nước Hoàng Long:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  5.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức.

+ Phạm vi phục vụ: Khu công nghiệp Thuận Đạo, Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang.

Nhà máy Nước Long Cang:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  2.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Cụm công nghiệp Long Cang, huyện Cần Đước.

+ Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Long Cang, huyện Cần Đước.

 

Nhà máy Nước Cần Giuộc:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  2.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

Nhà máy Nước Tân Kim:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc.

+ Phạm vi phục vụ:  Khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc.

Nhà máy Nước Long Hậu:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:   5.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc.

+ Phạm vi phục vụ:  Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc.

Nhà máy nước Thủ Thừa:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:   1.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm..

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa.

Nhà máy Nước Nguyễn Văn Thời:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:   1.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa.

 

Nhà máy Nước Tân Trụ:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:   1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: Chuyển thành trạm bơm tăng áp.

+ Vị trí:                Thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ.

* Vùng 2: Bao gồm các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Châu Thành, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.

Nhà máy Nước Tầm Vu:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.

- Nhà máy Nước Thanh Vĩnh Đông:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Dự kiến xây mới.

            . Năm 2030: 5.000 m3/ ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành.

+ Phạm vi phục vụ: Dân cư, công nghiệp xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành.

Nhà máy Nước Thạnh Hóa:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 2.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa.

Nhà máy Nước Thuận Nghĩa Hòa:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu: Dự kiến xây mới.    

. Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm.

                                       . Năm 2030: 8.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Thạnh Hóa và cụm công nghiệp Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa.

Nhà máy Nước Tân Tây:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu: Dự kiến xây mới.    

. Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm.

                                       . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa.

+ Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Tân Tây, huyện Thạnh Hóa.

Nhà máy Nước Đông Thành:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  5.00 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 4.000 m3/ngày đêm..

+ Vị trí:                Thị trấn Đức Huệ, huyện Đức Huệ.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Đức Huệ, huyện Đức Huệ.

Nhà máy Nước Bình Hòa Bắc:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:   500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 2.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ.

+ Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ.

Nhà máy Nước Mỹ Quý Đông:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Dự kiến xây mới.

            . Năm 2030: 2.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ.

+ Phạm vi phục vụ: Cụm công nghiệp Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ.

Nhà máy Nước Cát Cái:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  2.000 m3/ngày đêm.           

. Năm 2020: 12.000 m3/ngày đêm.         

. Năm 2030: 20.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thị xã Kiến Tường.

+ Phạm vi phục vụ: Thị xã Kiến Tường.

Nhà máy Nước Bình Hiệp:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Dự kiến xây mới.

            . Năm 2020: 10.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 20.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường.

+ Phạm vi phục vụ:  Xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường.

Nhà máy Nước Tân Thạnh:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    - Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            - Năm 2020: 8.500 m3/ngày đêm.

            - Năm 2030: 17.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh.

+ Phạm vi phục vụ: Thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh.

- Nhà máy Nước Tân Hưng:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.200 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 2.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm..

+ Vị trí:                Thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng.

- Nhà máy Nước Vĩnh Hưng:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  1.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2020: 3.000 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 6.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng.

+ Phạm vi phục vụ:  Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng.

Nhà máy Nước Thái Bình Trung:

+ Nguồn nước:    Nước ngầm.

+ Công suất:                    . Hiện hữu:  Dự kiến xây mới.

            . Năm 2020: 3.500 m3/ngày đêm.

            . Năm 2030: 7.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí:                Xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng.

+ Phạm vi phục vụ: Dân cư, công nghiệp xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng.

b) Công nghệ xử lý:

- Công nghệ xử lý đối với nước ngầm và nước mặt đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với nước ngầm là làm thoáng - lắng - lọc - khử trùng, đối với nước mặt là làm keo tụ - lắng - lọc - khử trùng.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công tác khai thác, vận hành, quản lý cấp nước và tiết kiệm năng lượng.

c) Các công trình trong mạng lưới cấp nước vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh:

- Trạm bơm tăng áp số 1 (TA1) Lương Bình: Đặt tại vị trí cạnh đường tỉnh 830, tại xã Lương Bình, huyện Bến Lức. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 220.000 m3/ngđ (năm 2030), trong đó 90.000 m3/ngđ giai đoạn 1 (năm 2020). Các hạng mục chính:

+ Bể chứa nước sạch: dung tích 20.000m3, chia thành 4 bể, 5.000 m3/bể. Giai đoạn 1 xây dựng 2 bể.

+ Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 6 bơm làm việc, 2 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m. Giai đoạn 1 sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng.

- Trạm bơm tăng áp số 2 (TA2) Bến Lức: Đặt tại vị trí gần đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, trong nhà máy nước Bến Lức 2 sẽ xây dựng theo dự án ODA của Nhật Bản, xã An Thạnh, huyện Bến Lức. Cao độ trung bình khu vực là +0,7m. Công suất 270.000 m3/ngđ (tính cả công suất nhà máy nước Bến Lức), trong đó 115.000 m3/ngđ giai đoạn 1. Các hạng mục chính:

+ Bể chứa nước sạch: dung tích 24.000m3, chia thành 4 bể, 6.000 m3/bể. Giai đoạn 1 xây dựng 2 bể.

+ Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 7 bơm làm việc, 2 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m. Giai đoạn 1 sử dụng 3 bơm làm việc, 1 dự phòng.

- Trạm bơm tăng áp số 3 (TA3) Long Hòa: Đặt tại vị trí ngã tư Rạch Kiến, ấp 4, xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 75.000 m3/ngđ. Các hạng mục chính:

 + Bể chứa nước sạch: dung tích 10.000m3, chia thành 2 bể, 5.000 m3/bể.

 + Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=1.600 m3/h, H=60m.

- Trạm bơm tăng áp số 4 (TA4) Lạc Tấn: Đặt tại vị trí ngã tư đường tỉnh 833 và 833B, xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ. Cao độ trung bình khu vực là +0,8m. Công suất 30.000 m3/ngđ. Các hạng mục chính:

 + Bể chứa nước sạch: dung tích 5.000m3, chia thành 2 bể, 5.000 m3/bể.

+ Trạm bơm: Hoạt động theo chế độ Kh=1,0. Sử dụng 2 bơm làm việc, 1 dự phòng. Lưu lượng mỗi bơm Q=650 m3/h, H=60m.

- Tuyến ống chuyển tải nước sạch chính và nhánh:

+ Ống cấp nước sử dụng loại ống chuyên dùng theo quy định hiện hành.

+ Đoạn từ Nhà máy nước Hòa Khánh Tây (Phú Mỹ Vinh I) và Phú Mỹ Vinh II đến Trạm tăng áp TA1:

w Tuyến ống chuyển tải chính: Từ nhà máy nước theo đường tỉnh 824 đến đường tỉnh 825 đường kính D2.000; đoạn tuyến chạy dọc theo đường tỉnh 825 ra đường tỉnh 830 có đường kính D1.800, chiều dài 2,27km; tuyến từ giao lộ đường tỉnh 825 và đường tỉnh 830 đến TA1 có chiều dài 11,35km, giai đoạn 1 đường kính tuyến D1.200, giai đoạn 2 thêm 1 tuyến đường kính D1.200.

w Tuyến ống chuyển tải nhánh: 2 nhánh.

Nhánh 1: Từ nhà máy nước Phú Mỹ Vinh I và II theo đường tỉnh 822 và đường tỉnh 823 kết nối với dự án hệ thống cấp nước Kênh Đông và nhà máy nước Đức Hòa 3 cấp cho khu công nghiệp Đức Hòa 3. Một tuyến ống D300 theo đường tỉnh 822 cấp cho thị trấn Hiệp Hòa và một tuyến D300 cấp cho thị trấn Hậu Nghĩa.

Nhánh 2: Nối từ tuyến ống D2.000, đi dọc theo đường tỉnh 824 chiều dài 9,1km cấp cho Khu công nghiệp Xuyên Á và các cụm công nghiệp lân cận, đường kính ống D400 lắp đặt luôn cho cả 2 giai đoạn.

+ Đoạn từ Trạm tăng áp TA1 đến TA2: đặt dọc theo đường tỉnh 830, chiều dài 11,5km. Đường kính tuyến giai đoạn 1 D1.200; giai đoạn 2 thêm 1 tuyến D1.000.

+ Đoạn từ Trạm tăng áp TA2 đến TA3:

w Tuyến ống D1.000 từ giao lộ Quốc lộ 1 với đường tỉnh 830 chạy dọc theo Quốc lộ 1 và chia làm thành 2 nhánh. Một tuyến D900 đi theo đường tỉnh 835 về trạm biến áp 4 (Long Hòa), chiều dài 7,7km; một tuyến D300 đi theo đường tỉnh lộ 835B cấp nước cho Khu công nghiệp Cầu Tràm, chiều dài 7,6km.

w Các tuyến nhánh chuyển tải từ TA4 (Long Hòa) đến các khu vực dùng nước:

. Tuyến 1 có D500, chiều dài 10,33km dọc theo đường tỉnh 835 cấp nước cho thị trấn Cần Giuộc, các khu công nghiệp huyện Cần Giuộc.

. Tuyến 2 có D700, chiều dài 1,8km dọc theo đường tỉnh 826, sau đó chia làm 2 nhánh. Nhánh D400, chiều dài 8,9km cấp cho thị trấn Cần Đước và khu công nghiệp Cần Đước; nhánh D600, chiều dài 7,4km cấp cho khu công nghiệp Phú Long, Bắc Tân Tập và Cảng Long An.

+ Đoạn từ Trạm tăng áp TA2 đến TA4:

w Tuyến ống chuyển tải chính: Chiều dài 11,5km đặt dọc theo đường tỉnh 830 (Đường vành đai 4 dự kiến). Đường kính tuyến D1.000. Hành lang quản lý tuyến 10m.

w Tuyến ống chuyển tải nhánh: 3 nhánh.

. Nhánh 1: Từ đường vành đai 4 (dự kiến) đi theo đường Quốc lộ 1 kết nối với các nhà máy nước Bình Ảnh, Bảo Định (Nhị Thành) cấp nước cho thành phố Tân An và các khu công nghiệp với chiều dài tuyến 9,4km. Đường kính ống D1.000 lắp đặt luôn cho cả 2 giai đoạn.

. Nhánh 2: Tuyến D600 từ Quốc lộ 1 rẽ trái theo đường vào xã Mỹ Bình  và chia làm 2 nhánh. Một tuyến D300, chiều dài 5km cấp cho Khu công nghiệp An Nhựt Tân; một tuyến D600, chiều dài 5,3km dọc theo đường tỉnh 833 đến trạm bơm tăng áp Lạc Tấn.

. Nhánh 3: Tuyến D900 từ ngã ba Mỹ Bình đi dọc theo Quốc lộ 1, chiều dài 5,1km đấu nối với mạng lưới cấp nước thành phố Tân An (dự kiến lắp đặt phục vụ cho cả 2 giai đoạn).

+ Đoạn từ Trạm tăng áp TA4 đến thị trấn Tân Trụ: Tuyến ống D600, chiều dài 6,3km đặt dọc theo đường tỉnh 833 cấp cho thị trấn Tân Trụ.

Ngoài ra mạng lưới cấp nước của hệ thống cấp nước vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh có dự kiến kết nối với mạng lưới cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang qua các ngõ Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 825.

7. Các dự án ưu tiên đầu tư

- Dự án cấp nước Hòa Khánh Tây giai đoạn 1, công suất 40.000m3/ngày.

- Dự án cấp nước Phú Mỹ Vinh II, giai đoạn 1, công suất 50.000m3/ngày.

- Dự án xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối (cấp 2, 3) tiếp nhận nước từ hệ thống cấp nước Phú Mỹ Vinh I và II.

- Dự án Nhà máy Nước ngầm Bình Ảnh, giai đoạn 1, công suất 30.000 m3/ngày.

- Dự án Nhà máy Nước mặt Bảo Định, giai đoạn 1, công suất 30.000 m3/ngày.

- Dự án Nhà máy Bến Lức 2, giai đoạn 1, công suất 25.000m3/ngày.

- Các dự án cấp Nước quy mô nhỏ tại các đô thị.

8. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư

- Kinh phí đầu tư hệ thống cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khoảng 12.900 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách nhà nước.

+ Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.

+ Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác.​

15/12/2014 3:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Di tích lịch sử "Chùa Tôn Thạnh" Di tích lịch sử "Chùa Tôn Thạnh"
        Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 (theo số quyết định 2890-VH/QĐ).

ChuaTonThanh.jpg

Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc.

         Từ thuở còn niên thiếu ông đã có tâm mộ đạo và nhiều lần xin phép song thân xuất gia đầu Phật. Cha ông cố ngăn con mới bảo rằng: '' Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật''. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặc không biến sắc. Cha ông thấy vậy đành để cho ông quy y.

Chùa Tôn Thạnh

 

       Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người. 
       Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng. Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba (nay thuộc xã Mỹ Lộc) cất chùa Lan Nhã - đó chính là chùa Tôn Thạnh hiện nay. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Thiền sư còn cho đúc tượng Điạ Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa. Tương truyền, khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn.      
     Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ ''trường tọa'' 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện ''trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc'' để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ông thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ. Mười sáu năm sau khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm Tân Du, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa. Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người ''dân ấp dân lân'', nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ: ''Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm. Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ''.
     Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đến viếng chùa Tôn Thạnh, thăm lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây để viết nên những áng văn tuyệt tác, chắc hẳn chuyến tham quan của du khách sẽ rất thú vị và bổ ích.

04/08/2014 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-08/ChuaTonThanh.jpg
Dân số Long An - Những cột mốc lịch sử quan trọngDân số Long An - Những cột mốc lịch sử quan trọng
Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long an đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống '' trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc'' trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động.

Cả cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con. ấm no , hạnh phúc, cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.

  image-upload-12.JPG
Đa dạng hóa công tác truyền thông dân
số-KHHGĐ bằng các hình thức hội thi.
Theo tài liệu ''Địa chí Long An'' (Thạch Phương và Lưu Quang Tuyến chủ biên, do nhà xuất bản Long An và Khoa học - Xã hội xuất bản năm 1989) thì tính đến nay, cộng đồng dân cư Long An, đã có một lịch sử hình thành và phát triển của dân số Long An diễn ra theo những cột mốc lịch sử quan trọng sau:
Vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Gia Định. Ông lập đất Nông Nại thành phủ Gia Định, phân làm hai huyện: Phước Long trên vùng đất Đồng Nai có lỵ sở là dinh Trấn Biên và Tân Bình trên vùng đất Sài Côn có lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Huyện Tân Bình có 4 tổng: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Thuận An. Trong đó hai tổng Phước Lộc và Thuận An thuộc Long An ngày nay.

Hai tổng Phước Lộc và Thuận An nằm trong lưu vực của sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát, đất đai phì nhiêu màu mỡ dễ canh tác, hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có nguồn nước ngọt dồi dào nên đã thu hút nhiều người Việt đến đây khai phá, sinh sống. Vào khoảng thời gian này dân số của cả Gia Định là 4 vạn hộ với khoảng 200.000 người.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, hai tổng Thuận An và Phước Lộc (tức phần đất Long An ngày nay) đã có khoảng 350 thôn với số dân đinh là 15.000 người. ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người. Trong khi đó, cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh (1777-1802) cũng đã gây nên những xáo trộn nhất định về dân số ở khu vực Sài Gòn và các vùng phụ cận, trong đó có Long An. Trong sự nổ lực giành lại chiếc ngai vàng của dòng họ Nguyễn, Nguyễn ánh đã ra sức phát triển kinh tế, nhằm ổn định trật tự xã hội, đồng thời tích trữ lương thực cho cuộc chiến với Tây Sơn. Từ năm 1790 Nguyễn ánh cũng đã lệnh cho quân đội vỡ thêm ruộng đất, đặt một số cơ sở đồn điền dọc theo hai bờ sông Vàm Cỏ để sản xuất lương thực. Từ đó hình thành nên các khu dân cư, trong đó giồng Cai Yến (Khánh Hậu) là một trong những điểm định cư tương đối sớm của lưu dân Long An.

Sang thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh chấm dứt. Nhà Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An     

  image-upload-21.JPG

 Ông Trần Hữu Phước-PCT.UBND tỉnh tặng
 quà lưu niệm cho những đại biểu xuất sắc
của phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
 trẻ em tỉnh

Năm 1868, nhà Nguyễn thăng tổng Thuận An thành huyện Thuận An (vùng Bến Lức, Thủ Thừa), thăng tổng Phước Lộc thành huyện Phước Lộc (vùng Cần Đước, Cần Giuộc). Năm 1841 đặt thêm huyện Tân Thạnh (vùng Vàm Cỏ và Thị xã). Việc đặt thêm các đơn vị hành chánh phản ánh một yêu cầu mới về mặt quản lý xã hội mà bộ máy cai trị cũ không đủ giải quyết khi dân số tăng lên, nên thời kỳ này dân số Long An đã tăng nhanh hơn trước.

Do nằm trên vị trí chiến lược nên trong quá trình phát triển, Long An có nhiều biến đổi về địa giới hành chánh và dân cư.

          Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng 30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân hàng năm là 3.000 người.

Vào giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn trước. Ngay trong thời kỳ này, về mặt phân bố dân cư trong địa bàn tỉnh ta cũng có vấn đề đặt ra gay gắt và chính quyền thực dân cũng đưa ra nhiều phương án giải quyết nhưng không hiệu quả. Đó là tình trạng chênh lệch dân số quá lớn ở các vùng. Theo ''bản phúc trình'' của viên Chánh Thanh biện tỉnh Tân An (16-8-1934) thì mật độ dân số ở các huyện phía Nam lúc bấy giờ là 170 người/km2, trong khi đó phía Bắc chỉ có 7 người/km2, chênh lệch gấp 24 lần. Bản phúc trình nêu rõ: ''Cần phải báo động dân số cả tỉnh tăng 3.000 người mỗi năm, nếu sự khai thác đất đai mới không phát triển theo tỷ lệ đó thì trong vài mươi năm nữa chúng ta sẽ ở vào tình trạng như Đồng bằng Bắc Kỳ rất màu mỡ, sản xuất lúa chỉ đủ cho nhân dân ăn''.

Vào thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư  vào cấm chốt sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16  ''khu dinh điền'' và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân số khu vực này.

Sau ngày đất nước được thống nhất, địa giới Long An được định hình rõ ràng như ngày nay. Cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất vào 0h ngày 01-10-1979 thì dân số Long An là 949.200 người. So với dân số cả nước thời đó thì dân số Long An chiếm tỷ lệ 1,8% đứng hàng thứ 8 ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Long An lần thứ 3 (1983) đã nêu quyết tâm khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười, trong đó có kế hoạch ''lắp kín'' Đồng Tháp Mười bằng cây lúa và cây tràm; đồng thời nêu những biện pháp cụ thể về điều phối lao động, di dân các huyện phía Nam lên phía Bắc, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và các tỉnh miền Bắc vào xây dựng Đồng Tháp Mười. Từ nổ lực đã góp phần điều chỉnh dân số giữa các vùng trong tỉnh, xây dựng các khu dân cư mới, thu hút nhân dân đến sinh sống.

Vào 0h ngày 01-4-1989 Long An tiến hành tổng điều tra dân số lần thứ 2 lúc đó dân số cả tỉnh là 1.120.204 người.

Đến nay về mặt hành chánh Long An có 14 huyện, thị xã và 190 xã, phường. Kết quả tổng điều tra dân số lần 3 vào lúc 0h ngày 01-4-1999, dân số Long An đã tăng lên 1.306.202 người. Giữa 2 kỳ tổng điều tra (1989-1999) thì dân số Long An đã tăng lên 185.998 người trong 10 năm qua (tăng 16,6%), bình quân tăng mỗi năm 1,55%.

Trong giai đoạn từ 01-10-1979 đến 01-4-1989 dân số Long An tăng bình quân 1,75%. Trong giai đoạn từ 01-4-1989 đến 01-4-1999 dân số Long An tăng bình quân1,55%. Như vậy so với thập kỷ trước, thập kỷ 90 tỉnh ta giảm bình quân mỗi năm 2%o. Điều này khẳng định sự đóng góp tích cực của chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình trong thời gian qua.

Với những nổ lực trong công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, năm 1999, Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc trao tặng giải thưởng về dân số-  giải thưởng cao nhất dành cho đơn vị duy nhất có thành tích xuất sắc trong chương trình dân số được tổ chức mỗi năm một lần. Riêng Long An thì được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III về thành tích trong lĩnh vực dân số. Những năm 1999- 2000, cơ bản Long An đã đạt được mức sinh thay thế     ( bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con).

Thực hiện Chiến lược dân số giai đoạn 2001- 2010, công tác dân số đã chuyển hướng tiếp cận từ kế hoạch hoá gia đình sang sức khoẻ sinh sản theo tinh thần hội nghị Cai- Rô ( Ai- Cập) năm 1994. Bên cạnh duy trì mục tiêu giảm sinh, chương trình bắt đầu chú trọng đến chất lượng dân số mà chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản là giải pháp quan trọng. Trong giai đoạn này sự biến động về tổ chức( hợp nhất Uỷ ban DS- KHHGĐ và Uỷ ban BVCSGDTE thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em); cùng với nhận thức chưa đúng về Pháp lệnh dân số; cộng với tâm lý thoả mãn, chủ quan của một bộ phận cán bộ về những kết quả bước đầu của công tác dân số... đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chương trình. Liên tục trong hai năm 2002 - 2003 tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng trở lại đã ảnh hưởng kết quả công tác dân số nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói riêng.

Sau hơn một thập kỷ thực hiện chính sách dân số, so với dự báo thì Long An đã hạn chế gần 100.000 trường hợp sinh.  Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Năm 2006, dân số trung bình là 1.426.497 người, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là9,9%, tỷ lệ phát triển dân số là 0,96%. Tình hình tăng sinh đã được khống chế. Hiện toàn tỉnh có 6 xã, gần 300 ấp đạt chuẩn không có người sinh con thứ 3 trở lên. Nhiều mô hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng được triển khai bước đầu có hiệu quả. Công tác dân số được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội; mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con đang được xã hội đồng thuận như một chuẩn mực mới trong văn hoá về hôn nhân và sinh sản.....Những kết quả trên đã góp phần rất quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, tạo thuận lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân.

Phùng Tấn Tú
( Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh) 

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-21.JPG
Chùa Phước Lâm Chùa Phước Lâm
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện -  hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ''bánh ít'', có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá.

Toàn bộ cột chùa chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Aùc, Hộ Pháp, Kim Cương…và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.

     Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu và là sản phẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Tân Lân Cần Đước(1).

Đặc biệt nhất là bức hoành '' Pháp luân thường chuyển” chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi.

Chùa Phước Lâm 

​      Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh cho trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cũng như những ngôi chùa làng khác ở Nam Bộ, phía sau chánh điện chùa Phước Lâm là tổ đường theo đúng công thức ''Tiền Phật, Hậu Tổ''. Tổ đường có bàn thờ và di ảnh của các vị trụ trì đã quá vãng, di ảnh và bàn thờ Bùi Công- người lập chùa , và bàn thờ của họ Bùi. Phía Ðơng chánh điện là 4 ngôi mộ tháp khá cổ kính trong đó có tháp bảo đồng của tổ khai sơn Hồng Hiếu và chư vị trụ trì đã quá vãng. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nổi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Nhà nghiên cứu Trần Hồng Liên có viết: ''Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ, nhưng tiếc rằng ngôi già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ này lại đang bị hư hại trầm trọng theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian''. Vào năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.Với tấm lòng quý yêu một di sản văn hóa của cha ông,trong tuong lai ngôi cổ tự này sẽ được các cơ quan chức năng và đồng bào phật tử hợp sức trùng tu, tôn tạo để mãi mãi là một danh lam, một niềm tự hào của nhân dân địa phương.

     (1) Cánh thợ họ Đinh ở Cần Đước làm nghề chạm gỗ đến nay đã 5 đời. Tổ của họ này là nghệ nhân Đinh Văn Trì (sinh khoảng 1841) đã truyền nghề cho các nghệ nhân nổi tiếng sau: Đinh Công Tùng, Đinh Công Cai (thế hệ thứ 2); Đinh Văn Tất, Đinh Công Tồn (thế hệ thứ 3); Đinh Văn Năm (thế hệ thứ tư) Cánh thợ họ Đinh đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng ở chùa Giác Lâm (TPHCM), Hội quán Nghĩa Nhuận, Xóm Nhà Giàu (Xã Thanh Phú Long -Châu Thành), nhà Ông Cai Bằng (Tân Ân - Cần Đước), nhà Bà Phủ Phải (Chợ Quán -TPHCM)

19/12/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-12/phuoclam.JPG
Quá trình thay đổi địa giới hành chínhQuá trình thay đổi địa giới hành chính
Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.

Ngày 24 tháng 04 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ.

Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.

Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã.

Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức.

Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa.

Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.

Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã.

Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.

Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hoá của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An. Tỉnh Long An bao gồm gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Trụ, Thủ Thừa.

Ngày 11 tháng 03 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Thủ Thừa và Bến Lức thành huyện Bến Thủ, hợp nhất 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu.

Ngày 30 tháng 03 năm 1978, chia huyện Mộc Hoá thành hai huyện: Mộc Hoá và Vĩnh Hưng.

Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ.

Ngày 14 tháng 01 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành 2 huyện: Bến Lức và Thủ Thừa; mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ.

Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định chia huyện Vàm Cỏ thành 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ.

Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện: Vĩnh Hưng và Tân Hưng.

Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An.

Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.

Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II.

Tỉnh Long An hiện nay có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện./.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


19/09/2022 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2022-09/24090140-ban-do-tong-the-tinh-long-an.png
Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh
Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Long An với các chỉ tiêu sau:

QHSDĐ LA 2020.jpg

1. Diện tích, cơ cấu các loại đất:

STT

Loại đất

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Din tích (ha)

Cơ cấu (%)

Quốc gia phân b(ha)

Tỉnh xác định (ha)

Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

449.235

100,00

 

 

449.235

100,00

1

Đất nông nghiệp

361.637

80,50

327.558

2.537

330.095

73,48

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

258.602

71,51

245.000

859

245.859

74,48

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

232.499

 

243.280

661

243.941

 

1.2

Đất trồng cây lâu năm

17.138

4,74

 

10.041

10.041

3,04

1.3

Đất rừng phòng hộ

1.617

0,45

5.050

0

5.050

1,53

1.4

Đất rừng đặc dụng

2.000

0,55

4.200

0

4.200

1,27

1.5

Đất rừng sn xuất

40.253

11,13

40.825

0

40.825

12,37

1.6

Đất nuôi trồng thủysản

8.451

2,34

8.500

0

8.500

2,58

2

Đất phi nông nghiệp

87.598

19,50

121.677

 

119.140

26,52

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Đt xây dựng trụ sở cơ quan, côngtrình sự nghiệp

381

0,43

 

809

809

0,68

2.2

Đất quốc phòng

329

0,38

972

0

972

0,82

2.3

Đất an ninh

477

0,54

2.027

0

2.027

1,70

2.4

Đất khu công nghiệp

8.370

9,56

11.964

3.154

15.118

12,69

-

Đất xây dựng khu công nghiệp

6.911

-

11.964

0

11.964

 

-

Đất xây dựng cụm công nghiệp

1.459

 

 

3.154

3.154

 

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

205

0,23

 

0

 

 

2.6

Đất di tích danh thắng

117

0,13

1.430

-203

1.227

1,03

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

1.822

2,08

2.161

-80

2.081

1,75

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

234

0,27

 

240

240

0,20

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.080

1,23

 

1.362

1.362

1,14

2.10

Đất phát triển hạ tầng

29.354

33,51

39.400

793

40.193

33,74

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

-

Đất cơ sở văn hóa

1.110

 

1.123

488

1 .611

 

-

Đt cơ sở y tế

71

 

103

76

179

 

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

809

 

1.606

7

1.613

 

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

295

 

684

506

1.190

 

2.11

Đất ở tại đô thị

3.008

3,43

4.515

0

4.515

3,79

3

Đất chưa sử dụng

0

 

0

 

0

 

3.1

Đất chưa sử dụng còn lại

0

 

0

 

0

 

3.2

Diện tích đưa vào sử dụng

0

 

0

 

0

 

4

Đất đô thị

20.065

4,47

 

26.106

26.106

5,81

5

Đất khbảo tồn thiên nhiên

 

 

 

5.230

5.230

1,16

6

Đất khu du lịch

 

 

 

385

385

0,09

2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Cả thời kỳ 2011-2020

Giai đoạn 2011-2015

Giađoạn 2016-2020

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

31.741

17.128

14.613

1.1

Đất trồng lúa

12.232

6.957

5.275

1.2

Đất trồng cây lâu năm

5.364

3.336

2.028

1.3

Đất rừng sản xuất

2.954

1.394

1.560

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

336

197

139

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

2.1

Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp

2.077

1.373

704

2.2

Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

59

 

59

2.3

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

10

 

10

(Vị trí các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỷ lệ 1/100.000 dỦy ban nhân dân tỉnh Long An xác lập ngày 15 tháng 01 năm 2013).

Xét duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Long An với các chỉ tiêu sau:

1. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch:

Đơn vị nh: ha

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Diện tích đến các năm

Năm 2011*

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

449.235

449.235

449.235

449.235

449.235

449.235

1

Đất nông nghiệp

361.637

360.243

357.070

354.507

351.445

344.663

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

258.602

257.800

256.603

255.059

253.655

250.283

 

Trong đó: đất chuyên trồng lúanước (2 vụ trở lên)

232.499

232.052

233.694

235.166

236.749

237.669

1.2

Đất trồng cây lâu năm

17.138

16.933

16.220

15.559

14.706

13.039

1.3

Đất rừng phòng hộ

1.617

1.617

2.066

2.615

3.089

3.834

1.4

Đất rừng đặc dụng

2.000

2.000

2.297

2.647

2.997

3.347

1.5

Đất rừng sản xuất

40.253

40.200

39.547

39.743

40.026

40.650

1.6

Đất nuôi trồng thủysản

8.451

8.462

8.473

8.484

8.396

8.463

2

Đất phi nông nghiệp

87.598

88.992

92.165

94.728

97.790

104.572

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất xây dựng TSCQ, CTSN

381

414

441

484

519

614

2.2

Đất quốc phòng

329

329

336

475

516

868

2.3

Đất an ninh

477

477

1.947

1.973

1.987

2.015

2.4

Đất khu công nghiệp

8.370

8.370

8.343

8.879

9.472

11.057

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

-

Đất xây dựng khu công nghiệp

6.911

6.911

6.911

7.219

7.537

7.893

-

Đất xây dựng cụm công nghiệp

1.459

1.459

1.432

1.660

1.935

3.164

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

205

205

 

 

 

 

2.6

Đất di tích danh thắng

117

117

227

227

227

962

2.7

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

1.822

1.823

1.846

1.862

1.909

1.925

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

234

234

234

234

234

240

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.080

1.084

1.088

1.092

1.094

1.217

2.10

Đất phát triển hạ tầng

29.354

30.048

30.772

31.772

33.006

35.402

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

-

Đất cơ sở văn hóa

1.110

1.132

1.159

1.198

1.267

1.344

-

Đất cơ sở y tế

71

71

77

83

123

140

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

809

840

885

1.039

1.214

1.351

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

295

309

329

379

424

531

2.11

Đất ở tại đô thị

3.159

3.159

3.365

3.531

3.704

4.009

3

Đất chưa sử dụng

0

0

0

0

0

0

3.1

Đất chưa sử dụng còn lại

0

0

0

0

0

0

3.2

Diện tích đưa vào sử dụng

0

0

0

0

0

0

4

Đất đô thị

20.065

657

20.820

21.575

22.330

23.086

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

 

 

 

5.230

6

Đất khu du lịch

 

 

 

 

 

385

Ghi chú: * Diện tích kế hoạch năm 2011 là số liệu ước thực hiện đến ngày 31 tháng 12 năm 2011

2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích chuyển MĐSD trong kỳ

Diện tích đến các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đt nông nghiệp chuyn sang đt phi nông nghiệp

17.128

1.394

3.173

2.563

3.121

6.877

1.1

Đất trồng lúa

6.957

791

995

1.245

1.129

2.797

1.2

Đất trồng cây lâu năm

3.336

205

563

511

653

1.404

1.3

Đất rừng sản xuất

1.394

53

928

129

84

200

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

197

 

 

 

158

39

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp

1.373

 

266

369

319

419

 

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác để thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh;

2. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảvệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm bù lại phần diện tích đất nông nghiệp do bị chuyển mục đích sử dụng;

3. Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đẩy mnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

4. Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các trường hp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng;

5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

6. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh có báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để Chính phủ tổng hợp báo cáo Quốc hội.

 

17/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Hệ thống y tế tỉnh Long AnHệ thống y tế tỉnh Long An
Tính đến tháng 8/2013, toàn tỉnh có 20 bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh
                

 BV Long An.jpg

Trong đó:

- 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ( 900 giường bệnh), Bệnh viện Y học cổ truyền (110 giường bệnh), Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (70 giường bệnh)

- 03 bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa (250 giường bệnh), Bệnh viện ĐKKV Đồng Tháp Mười (140 giường bệnh),Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc (250 giường bệnh).

- 14 Trung tâm y tế và phòng khám khu vực tuyến huyện bao gồm:

* TTYT Bến Lức (120 giường bệnh).

* TTYT Cần Đước (100 giường bệnh).

* TTYT Đức Huệ (90 giường bệnh).

* TTYT Thủ Thừa (70 giường bệnh).

* TTYT Châu Thành (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Trụ (80 giường bệnh).

* TTYT Thạnh Hóa (90 giường bệnh).

* TTYT Tân Thạnh (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Hưng (110 giường bệnh).

* TTYT Vĩnh Hưng (90 giường bệnh).

* PKKV Đức Hòa (40 giường bệnh).

* PKKV Huỳnh Việt Thanh (25 giường bệnh).

* PKKV Gò Đen (35 giường bệnh).

* PKKV Rạch Kiến (50 giường bệnh).

- Trạm Y tế: 192/192 xã, phường, thị trấn có trạm y tế

- 15/15 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm Dân số KHHGĐ

- Tổng số cán bộ, viên chức ngành Y tế: 5.011 cán bộ, viên chức ngành Y tế.

- Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 5 bác sĩ/vạn dân.

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân: 0,32 dược sĩ đại học/vạn dân.

09/07/2014 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2014-07/BV Long An.jpg
Hệ thống giáo dục tỉnh Long AnHệ thống giáo dục tỉnh Long An
Hiện nay, toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các cuộc vận động  như : "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào "Dạy tốt, học tốt", phong trào "Giỏi việc nước đảm việc nhà", phong trào "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" ...

Tính đến ngày 31/7/2014, trên địa bàn toàn tỉnh, có hơn 700 trường học ở cấp phổ trong đó có:

Trung học phổ thông 34 trường; THCS &THPT có 11 trường( trong đó có 1 trường ngoài công lập);  TH,THCS & THPT có 1 trường ngoài công lập; Trung học cơ sở có 132 trường, trong đó có 1 trường chuyên (Trường chuyên Long An)

Tiểu học có 255 trường, 4.464 lớp và 126.590 học sinh. Trong đó, có 144/255 trường đạt chuẩn quốc gia, tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho 65.460/127.098 học sinh

Giáo dục mầm non có 196 trường gồm: 130 trường mẫu giáo và 66 trường mầm non (trong đó có 1985 trường công lập và 11 trường tư thục). Ngoài ra còn có 41 cơ sở mầm non tư thục và 148 nhóm trẻ tư thục. Có 125/192 đơn vị cấp xã đạt chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, có 5/15 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 1 TTGDTX cấp tỉnh, 01 TTKTTH-HN tỉnh, 15 TTGDTX huyện và thành phố, 5 trung tâm ngoại ngữ - tin học. 100% xã phường thị trấn đều có TTXHTT&HTCD9

Tỉnh có 1 trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp (Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An, Trường Trung cấp Y tế, Trường Trung cấp Việt Nhật), 01 trường cao đẳng chuyên nghiệp (Cao đẳng Sư phạm Long An), 02 trường đại học tư thục (đại học KTCN Long An, trường Đại học Tân Tạo), 30 cơ sở dạy nghề.

Có 80 xã, phường, thị trấn thực hiện đúng tiến độ Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi(đạt tỉ lệ 41,6%) và 1 huyện

Tổng số công chức, viên chức toàn ngành giáo dục 20.221 người, giáo viên THCS và THPT cơ bản đáp ứng hoạt động dạy học song chưa đồng bộ, còn thiếu giáo viên tiểu học và mầm non do nhu cầu dạy lớp 2 buổi ngày

Tổng số CC, VC toàn ngành: 20.432 người, đ
ội ngũ cán bộ, GV đã và đang được chuẩn hóa nghiệp vụ, đến nay tỉ lệ  GV đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao: mầm non: 99,4%; Tiểu học: 99,5%; THCS: 99,7%; THPT: 98,8%. Toàn ngành có 52 thạc sĩ, 03 tiến sĩ

Hiện nay, toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các cuộc vận động  như : "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào "Dạy tốt, học tốt", phong trào "Giỏi việc nước đảm việc nhà", phong trào "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" ...

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 30/12/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4666/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.pdf​  với các nội dung sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Long An là 449.235 ha, quy mô dân số đến năm 2020 là 1.600.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 600.000 người; đến năm 2020 là 1.800.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 1.000.000 người.

Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2020 vào khoảng 10.000 - 13.000ha; đến năm 2030 vào khoảng khoảng 20.000 - 22.000ha.

Không gian xây dựng đô thị Long An được chia làm 3 vùng phát triển như sau:

Vùng trung tâm bao gồm: Vùng thành phố Tân An, Bến Lức, Cần Giuộc và cảng Long An. Trong đó, thành phố Tân An là đô thị hạt nhân của tỉnh và vùng trung tâm, đô thị Bến Lức là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc và đô thị Cần Giuộc là trung tâm tiểu vùng phía Đông.

Vùng đô thị phía Bắc bao gồm: Vùng đô thị Đức Hòa và đô thị Hậu Nghĩa là vùng đô thị động lực phía Bắc; vùng đô thị thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Hiệp Hòa, thị trấn Đông Thành và đô thị Mỹ Quý. Đô thị Hậu Nghĩa là trung tâm vùng phía Bắc.

Vùng đô thị phía Tây bao gồm: Vùng đô thị Kiến Tườ​​ng gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Long An, đô thị Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa), thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và đô thị Hậu Thạnh Đông, vùng đô thị thị trấn Vĩnh Hưng và thị trấn Tân Hưng. Đô thị Kiến Tường là trung tâm vùng phía Tây.

Tỉnh Long An có phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

​ 

17/12/2014 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Di tích lịch sử Bình Thành Di tích lịch sử Bình Thành
Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

​     Từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), đã có hơn 100 nghĩa quân Tân An-Chợ Lớn dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Lưu Dự Châu, Lê Văn Tưởng đến khu vực Bình Thành lập nên căn cứ Mớp Xanh. Căn cứ này chỉ tồn tại được 8 tháng thì có lệnh giải tán của Xứ ủy, vì không có điều kiện khởi nghĩa lần 2. Tuy nhiên căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy sau này.

binhthanh.JPG
Bình Thành

  Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Các cơ quan cấp Nam Bộ như văn phòng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, các sở trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ cũng có thời gian đóng quân ở Quân khu Đông Thành. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp các lực lượng cách mạng.
 

 

     Để bảo toàn lực lượng, một số cán bộ, đảng viên của hai tỉnh Tân An- Chợ Lớn đã rút lên Bình Thành. Trong điều kiện Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang, những chiến sĩ cách mạng đóng tại Bình Thành đã lợi dụng danh nghĩa quân giáo phái để thành lập nên Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ- lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 8 và Nam Bộ sau 1954. Tháng 7/1957, Xứ ủy thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
   Với kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Long An đã chọn Bình Thành làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong từng thời kỳ với những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong khu vực Bình Thành, có lúc phải tạm lánh sang Ba Thu, có lúc phát triển về Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên nơi mà Tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc đứng chân hoạt động lâu nhất chính là Giồng Ông Bạn thuộc khu vực Bình Thành trong thời gian mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ(1960-1961)-(1973-1975).

      Từ căn cứ Bình Thành, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Với một diện tích không rộng, địa hình tuy có hiểm trở nhưng không thể hoàn toàn dựa vào đó để tồn tại và chống lại những phương tiện chiến tranh hiện đại của địch nhưng căn cứ Bình Thành vẫn kiên gan thách thức với kẻ thù. Đó là nhờ tấm lòng thương yêu đùm bọc của nhân dân, sự linh động, sáng tạo của Tỉnh ủy. Có thể nói căn cứ Bình Thành là căn cứ của lòng dân.

      Trải qua hai cuộc chiến tranh và tác động của tự nhiên, con người, đến nay khu căn cứ Tỉnh ủy đã thay đổi khá nhiều so với ban đầu. Ở Giồng Ông Bạn - nơi Tỉnh ủy đóng lâu nhất chỉ còn lại dấu vết của nhà cửa, cơ quan, hầm trú ẩn . . . và hàng chục hố bom lớn nhỏ. Đây đó xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến như:

     - Giồng Dinh xã Mỹ Thạnh Tây - Nơi đặt tổng hành dinh của Trung tướng Nguyễn Bình.
     - Trấp tre - Nơi ra đời của Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ.
     - Hội đồng Sầm: Nơi thành lập của Mật trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An.
     - Giồng Ông Tưởng: Nơi thành lập Tiểu đoàn I ba lần được phong danh hiệu anh hùng.
     - Xóm công đoàn: Nơi nhân dân đào địa đạo dưới lòng đất để bám trụ căn cứ, ủng hộ cách mạng.

     Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, năm 1996 Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Long An các thời kỳ đã về lại Bình Thành, xác định những điểm mà Tỉnh ủy từng hoạt động năm xưa. Ban quản lý dự án xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng cũng được thành lập với nhiệm vụ phục hồi tôn tạo lại di tích lịch sử căn cứ Bình Thành với quy mô ban đầu là 93 ha tại xã Bình Hòa Hưng-Đức Huệ. Năm 1998, Bộ VHTT đã ra quyết định xếp hạng Căn cứ Bình Thành là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một dự án xây dựng các công trình tưởng niệm như đền thờ, bia, đài...và tái tạo các di tích gốc được vạch ra và từng bước thực hiện để trong tương lai khách tham quan có thể phần nào hiểu được hoàn cảnh sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta thời kỳ kháng chiến. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An, di tích lịch sử căn cứ Bình Thành sẽ trở thành một công trình truyền thống lịch sử-văn hóa-du lịch quan trọng của tỉnh nhà

19/12/2014 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Tình trạng thuỷ triều Tình trạng thuỷ triều
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.

Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.

05/11/2008 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời  trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời  trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 09/5/2023, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu Đề án xây dựng quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động chính trị, chính sách xã hội và quảng cáo.

Xây dựng quy hoạch nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại, tuyên truyền cổ động chính trị bằng các phương tiện biển hiệu, bảng ngoài trời, băng-rôn, pa nô...; thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An theo hướng văn minh, hiện đại.

Xây dựng quy hoạch nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; góp phần phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh, đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho các đô thị và quảng bá phát triển du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xây dựng quy hoạch quảng cáo nhằm thúc đẩy lợi ích về môi trường và an toàn xã hội của tỉnh Long An, trong đó, phải chú trọng đảm bảo sắp xếp bảng quảng cáo một cách hài hòa và có trật tự trong từng khu vực - nhất là các khu vực thuộc các đường Cao tốc, Quốc lộ thuộc địa bàn của tỉnh; giúp người dân xác định được các tài sản và thương hiệu một cách thuận tiện; tránh các tác động tiêu cực đến các tài sản liền kề và gây hại đến môi trường; đảm bảo an toàn giao thông công cộng bằng cách hạn chế cản trở tầm nhìn, nguy cơ và các vật cản; giảm thiểu rối loạn thị giác và thúc đẩy môi trường trực quan, tích cực trong cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể của Đề án, về cổ động chính trị: Quy hoạch tổng thể các cụm tuyên truyền, cổ động chính trị theo phân loại: Chiến lược, thời kỳ, thời điểm trên địa bàn thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện trên địa bàn tỉnh.

Về hoạt động quảng cáo: Quy hoạch tổng thể hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh theo quy định về vị trí, kiểu dáng, kích thước, chất liệu bảng quảng cáo. Trong đó tập trung chú trọng giải pháp lắp đặt bảng quảng cáo tấm lớn trên các tuyến đường thủy, đường bộ mới của tỉnh.

Theo đó, rà soát 100% các vị trí đã được quy hoạch trước đây (các vị trí quảng cáo trên đất công, đất tư, các vị trí quảng cáo phát sinh...), điều chỉnh phù hợp với nội dung Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Điều chỉnh, bổ sung các vị trí tuyên truyền, quảng cáo đáp ứng tối đa nhu cầu thực tiễn tại địa phương. Khảo sát và bổ sung vị trí tại 100% các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các khu đô thị. Xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường huyện; trong nội thành, nội thị. Dự kiến diện tích sử dụng đất cho các vị trí xây dựng bảng quảng cáo ngoài trời trong quy hoạch theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch. Đề xuất các loại hình quảng cáo ngoài trời cần ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện. Đề xuất hướng tháo dỡ đối với các bảng quảng cáo ngoài trời có từ trước khi quy hoạch được phê duyệt và hướng xử lý với các bảng quảng cáo ngoài trời không đúng quy hoạch. Số hóa dữ liệu quy hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin định vị toàn cầu (GPS) quản lý 100% các vị trí quy hoạch.

Quyết định này thay thế các Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt Phương án quy hoạch cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020; Quyết định số 3573/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Long An về việc Quy hoạch vị trí, địa điểm đặt, treo bảng, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch vị trí bảng quảng cáo ngoài trời dọc theo Đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn đi qua tỉnh Long An) và các Quyết định đã được UBND tỉnh ban hành trước đây có liên quan đến quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh có nội dung trái với Quyết định này./.

3930_QĐ-UBND_09-05-2023_QĐ-PD Đề án quy hoạch cổ động CT và quảng cáo ngoài trời-sau họp.signed.pdf

T.H.


09/05/2023 11:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Địa hình - Thổ nhưỡng  Địa hình - Thổ nhưỡng 
Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước.

Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém.
     Về phương diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích Holocene. phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản, Long An có các nhóm đất chính :
      • Nhóm đất phù sa cổ: Phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
      • Nhóm đất phù sa ngọt : Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở các huyện, thị : Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa.
      • Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa khô.
      • Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng NPK.
      • Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và bị nhiễm mặn trong mùa khô.
      • Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa.
      Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên tỉnh cần có những giải pháp riêng định hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp.

28/11/2014 5:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-1.jpg
Khí hậuKhí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
      Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
      Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
     Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
      Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
      Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
      Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp
.

28/11/2014 4:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2014-11/image-upload-khihau.jpg
Long An – ngày 24/01/2019 chính thức công khai ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đấtLong An – ngày 24/01/2019 chính thức công khai ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất
Nhằm đẩy mạnh công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt là hướng dịch vụ đến người dân và doanh nghiệp, xác định đây là khâu quan trọng góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin đất đai một cách thuận tiện, nhanh chóng.

​Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất trên mạng Internet và điện thoại thông minh (thí điểm trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ); Xây dựng trang thông tin điện tử quản lý, công khai quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An. Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kỳ vọng tạo ra một kênh cung cấp thông tin thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi muốn tra cứu thông tin quy hoạch.

Qua thời gian vận hành, thử nghiệm và được sự đồng ý chấp thuận của UBND tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường xin thông báo công khai 02 ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch chính thức vào ngày 24/01/2019.

Các chức năng cơ bản của 02 ứng dụng như sau:

1. Phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất trên mạng Internet và điện thoại thông minh có thể chạy trên máy vi tính, điện thoại thông minh:

Với máy tính, chỉ cần truy cập địa chỉ datdai.longan.gov.vn. Khi vào đó, người dân chỉ chọn khu vực hành chính huyện, xã là có thể xem thông tin quy hoạch từng thửa đất trên địa bàn của khu vực hành chính mình chọn. Tại huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ, người dân có thể xác định thông tin quy hoạch trên bản đồ số bằng cách định vị khu đất qua chức năng tìm kiếm theo "số tờ, số thửa". Phần mềm sẽ tự động truy suất thông tin quy hoạch.

Đối với trên điện thoại thông minh (chạy trên hệ điều hành Android và IOS) sử dụng tương tự như trên máy tính. Người dùng có thể tải về và cài đặt vào thiết bị di động thông minh (Smartphone) trên hệ điều hành IOS hoặc Android như sau:

HĐH IOS: App Store / tìm kiếm: QHSDD.LA

HĐH Android: Google play (CH Play) / tìm kiếm: QHSDD.LA

Ngoài ra, người dân cũng có thể xác định được thửa đất cần xem thông tin quy hoạch ở bất kỳ vị trí mình đang đứng trên địa bàn huyện Châu Thành hoặc huyện Tân Trụ dựa trên định vị GPS được tích hợp sẵn trên phần mềm.

2. Trang thông tin điện tử quản lý, công khai quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An: Người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin qua địa chỉ truy cập: quyhoachdatdai.longan.gov.vn.  Khi vào xem, người dân có thể kịp thời nắm bắt các thông tin về chủ trương đầu tư, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các chính sách, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An và các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất,...

Sở Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng công nghệ GIS vào việc công khai bản đồ quy hoạch sử dụng đất có nhiều chế độ hiển thị khác nhau để chọn như: nền hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng giao thông thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông bản đồ, bản đồ quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp,.... Đồng thời, tạo một kênh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà đầu tư muốn đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.

Sở Tài nguyên và Môi trường xin trân trọng thông báo./.

TV


23/01/2019 4:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Khánh thành Đền thờ liệt sĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt (21/12/2020)Khánh thành Đền thờ liệt sĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt (21/12/2020)
Huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An có địa thế chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm án ngữ tuyến đường hành lang biên giới Việt Nam – Campuchia, nối miền Đông và miền Tây Nam Bộ, dựa lưng vào nước bạn Campuchia nên rất tiện lợi trong việc phòng thủ, tấn công địch ở khu vực biên giới. Trong đó, khu vực Long Khốt nằm về hướng Đông Bắc thị trấn Vĩnh Hưng, sát biên giới Campuchia, là điểm trọng yếu chiến lược hàng đầu trên tuyến hành lang biên giới của huyện. Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, khu vực Long Khốt là chiến trường ác liệt giữa ta và địch. Trong quá trình đó, có 3 trận đánh tiêu biểu nhất là:

- Trận tấn công chi khu Long Khốt từ ngày 9/6 đến 16/6/1972: do Trung đoàn 174 (giai đoạn này còn được gọi là Trung đoàn 2) phối hợp với Trung đoàn 1, Trung đoàn 3 và du kích xã Thái Bình Trung thực hiện. Trong trận này ta loại khỏi vòng chiến 411 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, bắn rơi 2 máy bay của địch.

- Trận tấn công quy mô lớn vào chi khu Long Khốt lần hai từ đêm 28 đến ngày 29/4/1974. Trung đoàn 174 phối hợp Trung đoàn 1, Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 5 đã tấn công tiêu diệt chi khu Long Khốt, loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên, thu 69 súng, bắn rơi 3 máy bay và phá hủy toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch tại Long Khốt.

- Trận chiến đấu anh dũng 43 ngày đêm (từ ngày 14/01 đến 27/02/1978) bảo vệ đồn Long Khốt của lực lượng Công an nhân dân vũ trang tỉnh Long An và quân dân địa phương đã bảo vệ được khu vực phía Tây Bắc tiền đồn Mộc Hóa, làm thất bại hoàn toàn âm mưu của địch muốn đánh chiếm bằng được 2 vị trí tiền tiêu là Mộc Hóa và Đức Huệ để làm bàn đạp tấn công các khu vực khác, nhằm tạo áp lực mạnh mẽ trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

Bên cạnh 3 chiến công trên, từ năm 1972 đến 1975, để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng tuyến hành lang chiến lược quận Tuyên Bình (nay là huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng), tiêu diệt địch ở chiến trường Long Khốt trong lúc thế và lực địch đang mạnh, Sư đoàn 5 và quân dân địa phương đã liên tục tổ chức nhiều trận tấn công các đồn Măng Đa, Thái Trị, Tuyên Bình, chặn viện từ hướng các đồn này… nhằm làm suy yếu binh lực địch khi ta tổ chức tấn công vào chi khu Long Khốt. Cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 5 chịu đựng biết bao gian khổ, mất mát, hy sinh từ trước, trong và sau mỗi trận đánh. Hơn 1.100 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và mãi mãi nằm lại trong tình cảm thương yêu, lòng biết ơn sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An.

21-12-2020-cat bang khanh thanh.jpg

Đại biểu cắt băng khánh thành Đền thờ Liệt sỹ, Khu di tích lịch sử Quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt

Di tích lịch sử Khu vực Đồn Long Khốt chứa đựng những giá trị lịch sử, an ninh quốc phòng, văn hóa và nhân văn sâu sắc như đã nêu trên nên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 27/2/1997. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy tác dụng của di tích này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Khu vực Đồn Long Khốt là di tích cấp quốc gia. Căn cứ đề nghị của tỉnh Long An, qua xem xét hồ sơ di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 1792/QĐ-BVHTTDL, ngày 17/5/2019, xếp hạng Khu vực đồn Long Khốt thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng là di tích quốc gia. Đây là bước ngoặt quan trọng làm cơ sở pháp lý, khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sau khi có quyết định xếp hạng di tích, UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự án tu bổ di tích theo quy định của pháp luật để tiến hành các bước tiếp theo của công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.

Để tưởng nhớ đến những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên chiến trường Long Khốt vì quê hương, đất nước, từ năm 2000 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng các cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ hằng năm đều tụ hội về di tích Khu vực đồn Long Khốt tổ chức dâng hương, cúng giỗ và các hoạt động tưởng niệm, tri ân phong phú, đa dạng. Thông qua sự vận động của Trung tướng Lưu Phước Lượng – nguyên Chính ủy quân khu 9, Đại tá Trần Thế Tuyển -Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 174 cùng nhiều cựu chiến binh khác, Liên hiệp hợp tác xã và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp tỉnh Đồng Nai đã phát tâm tài trợ kinh phí hơn 30 tỷ đồng để xây dựng Đền thờ liệt sĩ tại di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt. Có thể nói rằng, đây là nghĩa cử cao đẹp, đầy nhân văn, tình nghĩa, thể hiện rõ đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cao quý hàng ngàn năm của dân tộc ta. Qua đó, khơi gợi tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau, làm động lực tinh thần để rèn luyện, phấn đấu, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 4 tháng thi công xây dựng, công trình đền thờ liệt sĩ tại di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt đã hoàn thành tốt đẹp. Ngày 21/12/2020, công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 5 và cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện Vĩnh Hưng nói riêng và nhân dân Long An nói chung. Sự kiện này không những phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn, thủy chung son sắt của dân tộc mà còn góp phần thiết thực cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao đời sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà./.

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch


21/12/2020 4:00 CHĐã ban hành/ImagesCMS/2020-12/21-12-2020-cat bang khanh thanh.jpg
1 - 30Next

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Nguyễn Anh Việt

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​