Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksTin tức - Sự kiện

Liên kết

Website

 
Tin tức - Sự kiện - Giáo dục
 
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An vừa có văn bản đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học đối với giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học. 
 
Ngày 02/10, Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động và vòng sơ loại chương trình "Chinh phục tương lai" năm học 2023-2024 tại Trường THCS Nhựt Tảo (TP.Tân An). 
 
Ngày 29/9, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang dự hội nghị đóng góp ý kiến, hoàn thiện phương án thiết kế và kế hoạch tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trường THPT Võ Văn Tần, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa; đại diện lãnh đạo sở, ngành tỉnh và huyện Đức Hòa cùng đơn vị tài trợ, đơn vị thi công tham dự. 
 
Chiều ngày 28/9/2023, Hội Khuyến học tỉnh Long An phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Công ty TNHH Cobi Cif tổ chức Lễ trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó hiếu học năm học 2023 - 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm; Chủ tịch Tập đoàn Cobi, Chủ tịch Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) – Kim Joon iL; Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cobi Cif – Kim Jae Sung cùng dự. 
 
Ngày 24/9, tại Trường Đại học Tân Tạo, huyện Đức Hòa, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Long An tổ chức chương trình Liên hoan các Câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh trong trường học năm 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi. 
 
Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến 27/9 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 420 đại biểu được giới thiệu và xét chọn kỹ lưỡng qua nhiều bước, trong đó, tỉnh Long An có 5 đại biểu. 
 
Ngày 21/9, Cụm thi đua số 2, Tỉnh Đoàn Long An tổ chức Ngày hội tuổi trẻ sáng tạo và nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT năm 2023 tại thị xã Kiến Tường. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh - Phạm Văn Hậu. 
 
Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng như sốt xuất huyết (SXH), tay - chân - miệng (TCM), đau mắt đỏ, ngành Y tế và các trường học tích cực triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh (HS). 
 
Số lượng học sinh, sinh viên bị tai nạn giao thông, vi phạm giao thông còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông (ATGT) trong học sinh, sinh viên cần phải được tăng cường. 
 
Sáng ngày 16/9/2023, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh phối hợp Huyện Đoàn Bến Lức, Thị Đoàn Kiến Tường tổ chức chương trình "Đồng hành người bạn vùng biên" do đơn vị Đoàn cơ sở Văn phòng UBND tỉnh thực hiện. Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Đào Hòa Hưng, Bí thư Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh - Võ Thúy An, cùng lãnh đạo địa phương tham dự.  
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Thành phố Tân An sử dụng hệ thống Camera giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về ANTT và TTATGTNewThành phố Tân An sử dụng hệ thống Camera giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về ANTT và TTATGT
Công an thành phố Tân An vừa có văn bản thông báo về việc sử dụng hệ thống Camera giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Tân An.

Căn cứ Quyết định số 2138 của UBND thành phố Tân An về việc thành lập Bộ phận điều hành Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của thành phố Tân An và Quyết định số 2558 của UBND thành phố Tân An về việc giao hệ thống Camera giám sát cho Công an thành phố Tân An khai thác và sử dụng.

384543792_220112774410085_3235377172658687157_n.jpg

Thời gian bắt đầu từ 00 giờ ngày 10/10/2023 hệ thống sẽ tự động lưu hình ảnh vi phạm

Công an thành phố Tân An tiến hành đưa vào vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống Camera giám sát giao thông được lắp đặt cố định trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Tân An để xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông.

Thời gian bắt đầu từ 00 giờ ngày 10/10/2023 hệ thống sẽ tự động lưu hình ảnh vi phạm.

Hành vi vi phạm xử lý bao gồm: các hành vi vi phạm về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông; các hành vi vi phạm về an ninh trật tự; các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Công an thành phố Tân An đã có văn bản thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân./.

T.H.


04/10/2023 5:00 CHĐã ban hành
Long An tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường họcNewLong An tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An vừa có văn bản đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học đối với giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học.

Trong thời gian vừa qua, tại một số tỉnh, thành phố đã xảy ra một số vụ việc học sinh bị kẻ xấu trà trộn vào trường học, dùng các thủ đoạn để bắt cóc với mục đích tống tiền hoặc buôn bán người; học sinh bị cướp tài sản, xâm hại thân thể trên đường đi học. Đặc biệt, là vụ việc xảy ra vào chiều ngày 02/10/2023 tại một trường Mầm non khu vực phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường thực hiện công tác truyền thông; tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản của Bộ, ngành, địa phương về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

373058947_2050871538623139_8653097684161979657_n.jpg

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học đối với giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học

Phối hợp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi phát hiện đối tượng lạ có các hoạt động, biểu hiện nghi vấn, nhanh chóng thông báo cho cơ quan công an gần nhất; tuyên truyền để phụ huynh nâng cao cảnh giác trong việc quản lý trẻ ở nhà.

Trong các hoạt động trên lớp, giáo viên tăng cường dạy trẻ một số kĩ năng ứng phó với các tình huống, trong đó có việc từ chối đi theo người lạ; cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng đề phòng bị thất lạc và cách xử lí khi bị đi lạc. Trường hợp người lạ cố tình tiếp xúc gần, trẻ cần hô lớn để tìm sự trợ giúp từ những người xung quanh.  

Đồng thời, chủ động tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhất là lực lượng công an địa phương trong thực hiện kế hoạch liên tịch về công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động xung quanh trường học làm ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; hoạt động dạy và học; an ninh trật tự trong trường học.

Bên cạnh đó, thống nhất công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong trường học và đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học.

Đối với cấp mầm non, thông báo tại cổng trường, góc tuyên truyền của trường để cha mẹ học sinh nâng cao cảnh giác và phối hợp chặt chẽ khi đưa, đón trẻ: phụ huynh đưa trẻ đến cổng trường phải giao tận tay cho giáo viên, không để trẻ tự đi lên lớp, tự do chơi ở sân trường một mình. Đề nghị cha mẹ nên đưa đón trẻ trực tiếp, nếu không đưa đón trẻ được thì cha mẹ phải đăng ký cụ thể thông tin, hình ảnh, số điện thoại,... của người được ủy quyền đưa đón trẻ; đặc biệt giáo viên không giao trẻ cho người lạ khi chưa có thông báo của phụ huynh. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non có biện pháp quản lý trẻ chặt chẽ trong thời gian trẻ ở trường, đặc biệt là giờ đón và trả trẻ, giáo dục trẻ không tiếp xúc hoặc đi theo người lạ tránh để các đối tượng lợi dụng sơ hở để trà trộn vào trường học. Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi, thường xuyên kiểm tra lại sĩ số của lớp nhất là khi tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại,…

Đối với cấp tiểu học, đề nghị phụ huynh phối hợp bằng việc đưa đón học sinh đúng giờ, đúng nơi quy định, thống nhất với giáo viên người sẽ đón con em mình. Tuyên truyền phụ huynh không nên cho trẻ đeo nữ trang, mang tiền, điện thoại,... khi đến trường để phòng tránh việc người lạ trà trộn vào thời điểm đông người gây mất an toàn cho học sinh.

Song song đó, thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ sở vật nhà trường để có kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa, thay thế, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ; các thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu trong nhà trường, đảm bảo luôn trong trạng thái sử dụng tốt. Thường xuyên kiểm tra camera an ninh trong trường để phát hiện camera nào bị hỏng, những góc khuất nào chưa quan sát được,...để điều chỉnh kịp thời./.

T.H.


04/10/2023 5:00 CHĐã ban hành
Mini app "Long An số" mở thêm đầu ra cho nông sản địa phươngNewMini app "Long An số" mở thêm đầu ra cho nông sản địa phương
Việc tích hợp tính năng “Sàn nông sản” vào mini app “Long An số” trên Zalo là bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, bởi không chỉ người dân được bổ sung một kênh tiếp cận nông sản an toàn mà chính doanh nghiệp cũng có thêm đầu ra mới.

Long An được xem là vùng lõi của khu kinh tế trọng điểm phía Nam với thế mạnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản đóng vai trò quan trọng khi đóng góp xấp xỉ 15% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2021-2030, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng khu vực này đạt 3,2% mỗi năm bằng chiến lược xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số vào sản xuất cũng như tiêu thụ.

Chính quyền tỉnh mới đây đã tích hợp tích năng "Sàn nông sản Long An" vào mini app "Long An số" trên Zalo như một phần trong chiến lược này. Tính năng mới hoạt động như một kênh giao thương để mọi cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã cho đến doanh nghiệp có thể gặp gỡ, giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn.

Cụ thể, người dùng có thể chọn mua và thanh toán tiện lợi hàng trăm mặt hàng được sản xuất trong tỉnh. Phễu lọc theo nhiều tiêu chí như đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận chương trình quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm – OCOP"… giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian khi lựa chọn sản phẩm. Mỗi sản phẩm cũng giới thiệu đầy đủ thông tin đơn vị sản xuất, giá bán, chương trình khuyến mãi và đánh giá từ những khách hàng trước.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, khác biệt lớn nhất của "Sàn nông sản Long An" so với các trang thương mại điện tử là vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo mặt hàng gì và của đơn vị nào được xuất hiện trên hệ thống. Ngoài ra, sàn còn cung cấp công cụ đăng tin để doanh nghiệp tìm đối tác cung cầu quy mô lớn.

"Chúng tôi kỳ vọng tính năng mới tích hợp vào mini app "Long An số" trên Zalo sẽ làm tốt vai trò cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy để lực chọn thực phẩm an toàn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thêm nhiều thương hiệu nông nghiệp mang đậm dấu ấn của tỉnh tương tự lúa Nàng thơm Chợ Đào, rau Cần Đước…", đại diện này cho biết.

Mới tham gia "Sàn nông sản Long An", nhưng ông Hoài Ân – đại diện một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại huyện Tân Thạnh – cho biết đã nhìn thấy tín hiệu khởi sắc khi giới thiệu sản phẩm gạo tím. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã liên hệ với ông để tham quan vùng trồng trước khi xúc tiến các đơn hàng giá trị lớn.

4-10-2023-mini_app_long_an_so_anh_2.jpg

Qua Zalo mini app "Long An Số", người dân có thêm một kênh tiếp cận nông sản mới

"Sàn nông sản Long An" tích hợp vào Zalo mini app vừa là kênh quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng, vừa giúp chúng tôi nắm bắt kịp thời nhu cầu và phản ứng của người dùng để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, qua đó tối ưu lợi nhuận. Quan sát những đơn vị khác tham gia sàn cũng cho chúng tôi thêm ý tưởng giới thiệu sản phẩm, đầu tư bao bì, cải tiến năng lực xuất", ông Ân chia sẻ.

Bên cạnh mở thêm đầu ra cho nông sản địa phương, mini app "Long An số" trên Zalo còn tích hợp nhiều tính năng giúp người dân, đặc biệt là đối tượng không có lợi thế về công nghệ, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ như tìm kiếm việc làm, phản ánh kiến nghị, thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, tra cứu hoá đơn tiền điện…

Trong số này, "Kết nối việc làm" được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là tính năng thiết thực để giải quyết bài toán kết nối việc làm giữa đơn vị tuyển dụng và người lao động, qua đó cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và giúp tỉnh củng cố vị thế đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về số lượng doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

"Kết nối việc làm" hiển thị danh sách việc làm được xác thực bởi Trung tâm Dịch vụ việc làm (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An), đồng thời cung cấp công cụ tìm kiếm theo ngành nghề hoặc địa điểm để người lao động dễ tìm việc. Tại đây, người lao động cũng có thể tạo hồ sơ cho bản thân để thể hiện kinh nghiệm, mức lương, chức vụ mong muốn… với nhà tuyển dụng. Không dừng lại ở phạm vi địa phương, tính năng này còn cung cấp thông tin tuyển dụng lao động làm việc ở thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Bá Luân, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An cho biết, mục tiêu của Sở là đưa mini app "Long An Số" trở thành một công cụ phổ dụng và gắn bó mật thiết với người dân, đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho chính quyền khi chuyển dần các hoạt động chỉ đạo, điều hành, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp trên môi trường số.

"Mini app "Long An Số" trên Zalo sẽ tiếp tục được phát triển, bổ sung nhiều tiện ích thúc đẩy phát triển xã hội số và cũng sẽ là tiền đề cho chiến lược chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh và bao trùm lên tất cả lĩnh vực của đời sống – xã hội" - ông Nguyễn Bá Luân thông tin.

PV/VOV.VN

Mini app Long An số mở thêm đầu ra cho nông sản địa phương (vov.vn)


04/10/2023 11:00 SAĐã ban hành
Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức Chương trình Đối thoại trực tiếp lần thứ 6NewThường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức Chương trình Đối thoại trực tiếp lần thứ 6
Vào lúc 9g đến 10g30 phút, ngày 07/10/2023 (thứ Bảy), Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức Chương trình Đối thoại trực tiếp lần thứ 6 về "Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế".

Tại Chương trình, các đại biểu HĐND tỉnh và UBND tỉnh, các sở ngành có liên quan sẽ đối thoại, trao đổi, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân nói chung và người lao động nói riêng.

Thường trực HĐND tỉnh trân trọng kính mời các vị đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện và cử tri, Nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động trong tỉnh:

1. Quan tâm theo dõi Chương trình Đối thoại trực tiếp theo các địa chỉ:

- Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Long An:

+ Kênh truyền hình LA34;

+ Kênh Youtube, Fanpage: Longan TV

- Trên Báo Long An:

+ https://baolongan.vn/

+ https://www.facebook.com/baolongan.vn

- Trên các trang mạng xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An:

+ Facebook "Hội đồng nhân dân tỉnh Long An", tại địa chỉ: https://www.facebook.com/hdndtinhlongan

+ Zalo "Hội đồng nhân dân tỉnh Long An", tại địa chỉ: https://zalo.me/hdndtlongan hoặc https://zalo.me/3228412142985883461

+ Youtube (chia sẻ video hoạt động) "Hội đồng nhân dân tỉnh Long An" tại địa chỉ: https://www.youtube.com/channel/UCbUJKyj-J01zN3eMhlvD4Mw hoặc https://bit.ly/3LqiYMj

2. Nếu có vấn đề cần đặt ra liên quan đến chủ đề đối thoại nêu trên, đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện và cử tri, Nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động có thể gửi phản ánh, kiến nghị đến Thường trực HĐND tỉnh trước và trong thời gian diễn ra Chương trình Đối thoại, qua hình thức:

+ Gửi nội dung phản ánh, kiến nghị vào hộp thư điện tử: pttdn@longan.gov.vn, hoặc trên các trang mạng xã hội nêu trên, hoặc quét mã QR code hiện trên màn hình buổi phát sóng. Khi gửi nội dung phản ánh, kiến nghị, giúp thông tin cụ thể: họ và tên; địa chỉ cư ngụ tại số nhà, tổ, ấp/khu phố; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ thị xã/ thành phố; số điện thoại liên lạc.

+ Gọi điện thoại trực tiếp đến số máy: (02723) 833 833/ (02723) 979997 hoặc 0918013589.

Tùy vào thời lượng Chương trình Đối thoại và tình hình thực tế, các nội dung phản ánh, kiến nghị gửi về, sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, phân loại, chuyển đến UBND tỉnh, các ngành có liên quan để tiếp thu, trả lời ngay tại Chương trình hoặc phản hồi thông tin trả lời đến cử tri, Nhân dân trên Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Báo Long An sau Chương trình./.

Theo Báo Long An Online

Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức Chương trình Đối thoại trực tiếp lần thứ 6 - Báo Long An Online (baolongan.vn)


04/10/2023 11:00 SAĐã ban hành
Tin mới về bão KOINU và tình hình triều cường ở khu vực phía NamNewTin mới về bão KOINU và tình hình triều cường ở khu vực phía Nam
Theo dự báo, đến 19 giờ ngày 4/10, bão KOINU sẽ cách Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 110km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Hướng đi của bão KOINU. (Ảnh: TTXVN phát)

Hướng đi của bão KOINU. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, khoảng 10km/h.

Đến 19 giờ ngày 4/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, cách Đài Loan (Trung Quốc) 110km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.

Đến 19 giờ ngày 5/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, cách Phúc Kiến (Trung Quốc) 280km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15, sau đó bão vào Biển Đông và suy yếu dần.

Đến 19 giờ ngày 6/10, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10km/giờ, trên vùng biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 và suy yếu dần.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão KOINU, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ đêm 4/10 mạnh lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 2-4m, từ đêm 4/10, sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão sóng cao 6-8m.

Đối với triều cường ở khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới có sóng cao phổ biến từ 0,5-1,5m. Mực nước tại ven biển phía Đông Nam Bộ có xu hướng giảm, độ cao lớn nhất tại trạm Vũng Tàu là 4m.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, độ cao sóng khu vực ven bờ Nam Bộ dao động 0,5-1,5m. Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu là 3,9-4m.   

Do ảnh hưởng của triều cường, các vùng trũng, thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng trong khoảng thời gian sáng sớm và buổi chiều, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn trên các sông ở khu vực phía Đông Nam Bộ.

Trên đất liền, đêm 3 và ngày 4/10, khu vực Trung Trung Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối), trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh.

Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1./.

Theo TTXVN

https://www.vietnamplus.vn/tin-moi-ve-bao-koinu-va-tinh-hinh-trieu-cuong-o-khu-vuc-phia-nam/900110.vnp


04/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Nội dung chính ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIINewNội dung chính ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
Hội nghị thảo luận các vấn đề thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách, lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ngày 3/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bước vào ngày làm việc thứ hai.

Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

Theo TTXVN

https://www.vietnamplus.vn/noi-dung-chinh-ngay-lam-viec-thu-hai-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiii/900056.vnp


04/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Tập trung thực hiện hoàn thành chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2023NewTập trung thực hiện hoàn thành chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2023
Ngày 03/10, tại huyện Cần Giuộc, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Long An tổ chức sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng năm 2023; triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023.

Đến dự sơ kết có Phó Vụ trưởng Vụ địa bàn VII, UBKT Trung ương - Nguyễn Văn Hải; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy - Lê Thanh Nghiêm. Chủ trì hội nghị là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy - Trần văn Dũng. Tham dự có lãnh đạo Huyện ủy huyện Cần Giuộc.

Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc - Trương Thanh Liêm (bìa phải) tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra của Đảng

9 tháng qua, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng được cấp ủy, UBKT các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết năm 2023 cũng như việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nội dung kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.

Đồng thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc chấp hành Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" gắn với Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bô Chính trị. Chấp hành các kết luận sau kiểm tra, giám sát, các quy định của Đảng về nêu gương, nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy - Trần Văn Dũng đề nghị Ủy ban Kiểm tra các cấp phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra

UBKT các cấp trong tỉnh đã phát huy tốt tính chủ động trong công tác tham mưu, giúp cấp ủy và thực hiện tốt nhiệm vụ cấp ủy giao. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Điều 32 Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ xác minh tài sản, thu nhập theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị. Công tác phối hợp giữa UBKT với các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát được phát huy nhiều hơn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Tại hội nghị, đại diện UBKT Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc đã chia sẽ những kết quả đạt được, cách làm hay cũng như khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy - Trần Văn Dũng đề nghị UBKT các cấp tập trung thực hiện hoàn thành chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2023; phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, phối hợp tham mưu và giúp cấp ủy theo dõi, nhắc nhở việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

Đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội nghị

Ngoài ra, rà soát chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa của UBKT cấp mình. Chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024 cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương, đơn vị. Song song đó, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ giữa cấp trên và cấp dưới. Tổ chức các hoạt động thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra của Đảng (16/10/1948 – 16/10/2023)./.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/tap-trung-thuc-hien-hoan-thanh-chuong-trinh-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-nam-2023-a164064.html


04/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Bến Lức cần tháo điểm 'nghẽn' trong thực hiện nhiệm vụNewBến Lức cần tháo điểm 'nghẽn' trong thực hiện nhiệm vụ
Chiều 03/10, Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Út có cuộc làm việc với huyện Bến Lức về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn, đại diện lãnh đạo sở, ngành tham dự. Bí thư Huyện ủy Bến Lức - Nguyễn Đăng Minh Xuân cùng lãnh đạo huyện tiếp và làm việc với đoàn.

Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út nhấn mạnh với những kiến nghị của huyện trên tinh thần theo đúng thẩm quyền, tỉnh sẽ giải quyết ngay để địa phương tháo gỡ, triển khai thực hiện nhiệm vụ

Chủ tịch UBND huyện Bến Lức - Lê Thành Út thông tin, trong 9 tháng năm 2023, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư, xây dựng được tập trung ngay từ đầu năm.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kế hoạch đầu tư công được tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhất là đối với các công trình trọng điểm, tỷ lệ giải ngân đạt khá cao so cùng kỳ. Công tác an sinh xã hội, an toàn lao động, giải quyết việc làm được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, một số lĩnh vực còn hạn chế, trong đó, việc thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh vẫn chưa bền vững về diện tích; sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biển tích cực nhưng phục hồi còn chậm do còn tình trạng thiếu đơn hàng, thiếu vốn sản xuất, hàng tồn kho nhiều dẫn đến lao động mất việc làm, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm ở một vài doanh nghiệp còn xảy ra.

Công tác thu ngân sách còn chậm, đạt thấp; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một vài công trình, dự án chưa đạt yêu cầu, chưa liền mạch, các dự án chuyển tiếp còn chậm;...

Chủ tịch UBND huyện Bến Lức - Lê Thành Út nêu kiến nghị

Huyện Bến Lức nêu một số giải pháp, phương hướng thực hiện nhiệm vụ các tháng còn lại trong năm 2023. Theo đó, huyện kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh sớm có ý kiến về việc sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; xem xét, rà soát, bổ sung chi phí trong vốn bố trí cho dự án bảo vệ vùng chanh nguyên liệu trên địa bàn huyện Bến Lức và huyện Đức Huệ phát sinh chi phí di dời điện; kiến nghị cấp trên xem xét đầu tư 2 nút cầu vượt tại các nút giao thông phức tạp trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ bồi thường dự án Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để bố trí tái định cư Đường tỉnh 830E và phát triển đô thị xã Thanh Phú; khẩn trương đầu tư xây dựng Khu tái định cư để chuẩn bị di dời, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án Đường tỉnh 830E và dự án Đường Vành đai 3 bàn giao mặt bằng theo đúng kế hoạch và sớm bố trí kinh phí bồi thường để huyện tiếp tục chi trả cho các hộ dân đã đăng ký nhận tiền dự án;...

Tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo sở, ngành trả lời, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan do huyện đã đề xuất, kiến nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út kết luận với những kiến nghị của huyện, trên tinh thần theo đúng thẩm quyền, tỉnh sẽ giải quyết ngay để địa phương triển khai thực hiện. Căn cứ những giải đáp, trả lời của các sở, ngành, huyện Bến Lức cần chủ động phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, khẩn trương để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ông đề nghị, huyện Bến Lức cần rà soát lại các chỉ tiêu, phải quyết liệt đồng bộ các giải pháp cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2023, nhất là tăng giá trị sản xuất ở cả 3 khu vực kinh tế, tập trung công tác thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư,.../.

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/ben-luc-can-thao-diem-nghen-trong-thuc-hien-nhiem-vu-a164052.html


04/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Long An hiện có trên 1.200 dự án FDINewLong An hiện có trên 1.200 dự án FDI
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, lũy kế từ đầu năm đến nay, về đầu tư nước ngoài, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 82 dự án (tăng 39 dự án), vốn đầu tư cấp mới 543,5 triệu USD (tăng 253,7 triệu USD); điều chỉnh vốn cho 60 dự án (tăng 05 dự án), với vốn đầu tư tăng là 91,2 triệu USD (giảm 182,9 triệu USD).

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.215 dự án FDI, vốn 10.519 triệu USD; trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD.

 4-10-2023-IMG_7781.jpg

Trao giấy chứng nhận đầu tư

Đối với đầu tư trong nước, lũy kế từ đầu năm, thành lập mới 1.372 doanh nghiệp (tăng 7,6% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 13.859 tỷ đồng (giảm 3,7%); giải thể 190 doanh nghiệp (tăng 2,7%); số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 578 doanh nghiệp (tăng 40%); số doanh nghiệp hoạt động trở lại 256 doanh nghiệp (tăng 15%). Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 59 dự án trong nước (giảm 18 dự án), tổng vốn đăng ký mới là 42.495 tỷ đồng (tăng 22.938,6 tỷ đồng). Toàn tỉnh hiện có 16.512 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 366.593 tỷ đồng; trong đó có 12.392 doanh nghiệp đang hoạt động.

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước luôn được tỉnh Long An tăng cường và chủ động tiếp cận với các tổ chức, nhà đầu tư lớn, các dự án phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh; đồng thời tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng để thu hút các doanh nghiệp có năng lực và tiềm lực về tài chính nhằm thu hút đầu tư các dự án có tính lan tỏa, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

T.H.


04/10/2023 8:00 SAĐã ban hành
Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2023)NewKỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2023)
Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà In quốc gia với nhiệm vụ thống nhất tổ chức và quản lý nhà in Chính phủ; điều chỉnh và đảm bảo việc in sách báo, tài liệu của Chính phủ và các đoàn thể nhân dân; phổ biến lưu thông sách báo tài liệu trong nhân dân, giúp đỡ và hướng dẫn việc in và phát hành sách của các Nhà xuất bản, ... Sắc lệnh 122/SL đánh dấu bước phát triển mới của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách cách mạng nước ta, thành lập cơ quan quản lý 3 khâu xuất bản - in - phát hành sách. Từ đó, ngày 10/10 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách.

Ngay từ khi mới thành lập, công tác xuất bản đã trở thành vũ khí sắc bén của chính quyền cách mạng, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đấu tranh chống các luận điệu phản động của đế quốc và tay sai. Khi đất nuớc bước vào thời kỳ đổi mới, ngành xuất bản đã có nhiều cải tiến trong hoạt động, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

342372503_145286175058838_7256665730875156655_n.jpg

Ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách

Với Sắc lệnh số 122/SL ngày 10/10/1952 thành lập Nhà in Quốc gia, đánh dấu hoạt động in ấn, xuất bản và phát hành của Việt Nam đã trở nên quy củ, có quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ để từ đó đến nay, trải qua 71 năm, người làm công tác Xuất bản, In và Phát hành lại có dịp nhớ lại kỷ niệm của ngành, tự hào và nỗ lực hơn nữa đưa hoạt động xuất bản của Việt Nam ngày càng phát triển hơn, cung cấp những ấn phẩm chất lượng với những hình thức đa dạng, tiếp cận công nghệ thế giới, phục vụ đông đảo văn hóa đọc của đại chúng.

Việc tổ chức kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam nhằm tôn vinh những người làm xuất bản, in và phát hành, tri ân công lao, đóng góp của các cấp, ngành, các thế hệ. Đồng thời, cổ vũ, động viên toàn ngành xuất bản, in và phát hành nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, …

* Một số Website giới thiệu sách mới, sách hay, nhiều thể loại

https://waka.vn

http://dtbooks.com.vn

https://tiki.vn/ebook 

https://www.vinabook.com

https://www.fahasa.com

http://komo.vn

T.H.

04/10/2023 7:00 SAĐã ban hành
9 tháng đầu năm 2023, vi phạm về nồng độ cồn chiếm gần 45 % tổng số vi phạm về giao thôngNew9 tháng đầu năm 2023, vi phạm về nồng độ cồn chiếm gần 45 % tổng số vi phạm về giao thông
Sáng ngày 03/10/2023, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 9 tháng đầu năm 2023. Đại tá Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.

4-10-2023-anh-2.jpg

Quang cảnh hội nghị

9 tháng đầu năm 2023, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, gây mất an toàn giao thông; tình hình vi phạm pháp luật về giao thông còn xảy ra khá phổ biến, một số hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông (TNGT); tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya trên các tuyến giao thông đường bộ vẫn còn tái diễn; hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông từng lúc, từng nơi vẫn còn diễn biến phức tạp…

Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 131 vụ, làm chết 93 người, bị thương 62 người. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 37 vụ, tăng 33 người chết, tăng 13 người bị thương. Nguyên nhân: do vi phạm làn đường, phần đường; vượt xe, chuyển hướng không đúng quy định; không nhường đường, không chú ý quan sát…

Trong công tác tuần tra, kiểm soát (TTKS), lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh tổ chức hơn 11.000 ca TTKS, với trên 44.000 lượt cán bộ cảnh sát tham gia; phát hiện lập biên bản vi phạm 26.560 trường hợp vi phạm, phạt tiền 106,045 tỷ đồng; tước Giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 5.806 trường hợp, tạm giữ 14.444 phương tiện.

Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chuyên đề nồng độ cồn (xử lý 11.188 trường hợp, chiếm tỷ lệ 44,16% tổng số vi phạm; phạt tiền 61,654 tỷ đồng); chuyên đề vi phạm tốc độ; chuyên đề vi phạm quy định về "cơi nới" thùng xe, quá tải, quá khổ; chuyên đề tổng kiểm soát xe vận tải hành khách và xe container…

Ngoài ra, 9 tháng đầu năm, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, nâng cao chất lượng thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh đối với dịch vụ công trực tuyến của lực lượng cảnh sát giao thông; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông, đã bắt giữ 36 vụ, 30 đối tượng liên quan hình sự, kinh tế, ma túy, tệ nạn xã hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Đại tá Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm, tình hình TTATGT diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là chuẩn bị Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh cần tập trung thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp nhằm ổn định được tình hình TTATGT, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Phó Giám đốc Công an tỉnh đặc biệt chỉ đạo việc xử lý vi phạm nồng độ cồn phải thực hiện quyết liệt, hình thành thói quen, văn hóa "Đã uống rượu bia không lái xe" trong nhân dân; quá trình xử lý vi phạm phải triệt để, không né tránh theo đúng tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ và kiến nghị có hình thức kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật, của đảng, của từng cơ quan, đơn vị, góp phần kéo giảm TNGT từ nay đến cuối năm 2023./.

T.P-M.Khánh


04/10/2023 7:00 SAĐã ban hành
Tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao độngNewTăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động
Chiều ngày 03/10/2023, Công an tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2023 – 2025. Đại tá Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh và đồng chí Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh đồng chủ trì Hội nghị.

Theo Đại tá Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh, nội dung ký kết Công an tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ, đường thủy nội địa cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động. Xây dựng văn hóa giao thông và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động trong toàn tỉnh.

Song song đó, chỉ đạo các cấp Công đoàn phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị lực lượng chức năng trong việc giữ gìn TTATGT; đặc biệt, trong "Tháng công nhân", tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT và văn hóa khi tham gia giao thông vào một số hoạt động tuyên truyền trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn, tập huấn cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động các kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: phòng chống đuối nước; đi bộ sang đường, đi phà, đi thuyền; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp; ngồi trên ô tô đi học tập, tham quan, dã ngoại an toàn và thoát hiểm khi gặp các tình huống giao thông nguy hiểm mà không có người trợ giúp... kết hợp với lồng ghép xây dựng ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông một cách thiết thực, hiệu quả.

4-10-2023-antt.jpg

Đại tá Trần Văn Hà -  Phó Giám đốc Công an tỉnh và đồng chí Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp

Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh - Phạm Thị Quyên cho biết, thực hiện kế hoạch trên, Liên đoàn lao động tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp Công đoàn lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vào các hoạt động phong trào của công nhân, viên chức, lao động. Liên đoàn lao động các huyện, thị xã, thành phố, Công đoàn Ngành, Công đoàn viên chức, Công đoàn các khu cụm công nghiệp hướng dẫn Công đoàn cơ sở trực thuộc phối hợp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định, bảo đảm an toàn trong việc tổ chức đưa, đón công nhân, viên chức, lao động bằng xe ô tô; đảm bảo 100% tỷ lệ đội mũ bảo hiểm công nhân, viên chức, lao động khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện.

Đồng thời, chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tự giác chấp hành pháp luật, các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe; nghiêm túc thực hiện "Đã uống rượu bia không lái xe"; có biện pháp xử lý thích hợp đối với đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động vi phạm pháp luật về TTATGT.

Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh mong muốn, kế hoạch phối hợp này sẽ được triển khai ngay sau Lễ ký kết giữa Công an tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh, với tinh thần khẩn trương, tích cực và thống nhất đồng bộ hiệu quả từ cấp tỉnh đến cơ sở, góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư, nhằm đạt được mục tiêu đề ra: "Thiết lập trật tự, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về giao thông của cả người tham gia giao thông và lực lượng thực thi pháp luật về giao thông; xây dựng ý thức tự giác, ứng xử văn minh, chuẩn mực của người dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành rõ nét văn hóa giao thông trong Nhân dân; giảm thiểu tai nạn giao thông, trọng tâm là bảo đảm an ninh, an toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông"./.

                                                           Thúy Phượng- Văn Tiền


04/10/2023 7:00 SAĐã ban hành
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thành phố Tân AnNewĐại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thành phố Tân An
​Chiều ngày 03/10/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Long An gồm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Nguyễn Thanh Hải; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Nguyễn Tuấn Anh; Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh - Nguyễn Hoàng Uyên có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Tân An trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Cùng dự, có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Tân An - Lê Công Đỉnh và đại diện lãnh đạo Sở, ngành tỉnh cùng hơn 200 cử tri các xã, phường trên địa bàn thành phố Tân An.

tiep xuc cu tri tan an.jpg

Đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên thông tin đến cử tri dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo kế hoạch, kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2023 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11/2023. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 8 dự án luật; thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

cu tri tham gia.jpg

Cử tri nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri nêu ý kiến nên thay đổi tên Luật đất đai cho phù hợp, thống nhất, dể hiểu, dễ tra cứu. Học phí của học sinh nên có sự thống nhất trong cả nước, không nên có sự khác biệt giữa các tỉnh. Nên có chế độ trợ cấp cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu và các chế độ bảo trợ xã hội khác. Về vấn đề cấp căn cước công dân và mã định danh điện tử cũng như hướng dẫn sử dụng cần hợp lý, nhất là đối với người cao tuổi không sử dụng điện thoại thông minh.

Cử tri cũng quan tâm đến vấn về an toàn giao thông đối với xe đầu kéo và xe tải khi không có phụ xế đi cùng, dể gây tai nạn cho người đi xe máy, xe đạp, đi bộ khi các loại phương tiện này ra vào lấy hàng hoá; việc xử phạt nồng độ cồn nên có một giới hạn ở mức cho phép, không nên xử phạt từ mức nồng độ cồn lớn hơn “0”. Vấn đề bạo lực học đường, thống nhất trong sử dụng sách giáo khoa cũng được cử tri quan tâm, nêu ý kiến.

chu hoa tiep xuc cu tri tp. tân an.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa giải trình ý kiến, kiến nghị củ cử tri

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Nguyễn Thanh Hải và đại diện các sở, ngành tỉnh đã trao đổi, làm rõ thêm nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm thuộc thẩm quyền. Các ý kiến khác được đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu và tổng hợp báo cáo với Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét giải quyết./.

Ngọc Lan


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thểNewBảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
Việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn tập thể (BĂTT) trong trường học, doanh nghiệp (DN) có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, các đơn vị, ngành chức năng, cơ quan chuyên môn tăng cường giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các sự cố về ATTP, bảo vệ sức khỏe của học sinh (HS) và công nhân, lao động (CNLĐ).

Bữa ăn chất lượng, an toàn

Cùng với đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, công tác bảo đảm ATTP là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được các cơ sở giáo dục quan tâm vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe của HS. Nhằm bảo đảm cho trẻ có bữa ăn chất lượng, an toàn, Trường Mầm non 1/6 (phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An) quán triệt, phổ biến sâu, rộng, tạo bước chuyển biến trong nhận thức, hành vi, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và phụ huynh HS. Bếp ăn bán trú tại trường được chú trọng; bữa ăn bảo đảm vệ sinh, đủ dinh dưỡng giúp trẻ có sức khỏe tốt để học tập và phát triển toàn diện.

Quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ được nhân viên cấp dưỡng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm thực phẩm không bị xâm nhiễm bởi vi khuẩn, ruồi, muỗi

Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 1/6 - Lý Thị Khánh Ly chia sẻ: "Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đó cũng là trách nhiệm của nhà trường khi tổ chức BĂTT. Thời gian qua, nhà trường phối hợp chính quyền địa phương, gia đình trong việc hướng dẫn trẻ thực hiện các quy định về ATTP, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; đồng thời, ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các khâu sơ chế, chế biến thực phẩm được nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, bảo đảm thực phẩm không bị xâm nhiễm bởi vi khuẩn, ruồi, muỗi".

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực bếp ăn của trường được xây dựng theo quy trình vận hành 1 chiều, chia thành các khu riêng biệt như khu chứa nguyên liệu khô, khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín. Hàng năm, các nhân viên cấp dưỡng đều được tập huấn về ATTP, có kiến thức về sơ chế, nấu ăn cho trẻ em; được khám sức khỏe định kỳ để bảo đảm không mắc bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, nhà trường công khai thực đơn, khẩu phần ăn ngay tại cổng trường để phụ huynh HS tiện theo dõi.

Bữa ăn bảo đảm vệ sinh, đủ dinh dưỡng giúp trẻ có sức khỏe tốt để học tập và phát triển toàn diện

Hiện nay, các DN luôn ý thức được sức khỏe của CN là "sức khỏe" của DN để xây dựng các quy chuẩn khi lựa chọn, sơ chế, chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, tạo động lực để người LĐ yên tâm làm việc và cống hiến. Đến Công ty (Cty) TNHH May Thêu Thuận Phương (xã Long Cang, huyện Cần Đước) đúng vào lúc bếp ăn của Cty chuẩn bị bữa ăn trưa cho CNLĐ, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là Cty rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm ATTP. Bếp ăn được đầu tư xây dựng khang trang và trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại như máy cắt, sơ chế tự động, hệ thống nấu bằng nồi hơi và bếp gas liên hoàn, máy sục ozone, máy rửa khay,... Các nhân viên làm ở khu vực nhà bếp đều mặc đồng phục, đeo khẩu trang, găng tay khi sơ chế, chế biến cũng như phân chia khẩu phần ăn.

Giám đốc Nhân sự Cty TNHH May Thêu Thuận Phương - Phạm Tuấn Hoài Mạc thông tin: "Bếp ăn của Cty phục vụ khoảng 2.000 suất ăn/ngày. Để bảo đảm bữa ăn cho người LĐ đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, chúng tôi luôn cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm, quy trình chế biến. Bộ phận giám sát của Cty kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn thực phẩm đầu vào, tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu, phẩm màu, hàn the, formol,... đối với thực phẩm tươi sống mỗi ngày; đồng thời, giám sát tất cả các khâu chế biến, chia khẩu phần ăn và vệ sinh dụng cụ sau khi nấu".

Nhân viên làm ở khu vực nhà bếp của Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương mặc đồng phục, đeo khẩu trang, găng tay khi sơ chế, chế biến cũng như phân chia khẩu phần ăn để bảo đảm an toàn thực phẩm

Tăng cường công tác quản lý

Hiện nay, việc cung cấp bữa ăn bán trú, bữa ăn ca tại các cơ sở giáo dục, DN rất phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức như tự tổ chức bếp ăn tại chỗ, mua suất ăn sẵn do đơn vị khác cung cấp, hợp đồng với các DN để tổ chức bếp ăn. Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, toàn tỉnh hiện có 522 BĂTT (trong đó, 459 BĂTT trường học, 63 BĂTT DN). Tổng số cơ sở cung cấp suất ăn sẵn là 198 (trong đó, 46 cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học, 152 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho các DN).

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh - Đoàn Thanh Chiến cho biết: "Thời gian qua, Chi cục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các BĂTT, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn. Đến nay, các đoàn kiểm tra tuyến tỉnh kiểm tra 180 BĂTT, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn. Kết quả, 171 cơ sở đạt, vi phạm 9 cơ sở và xử lý 9 cơ sở với số tiền 70 triệu đồng. Các nội dung vi phạm chủ yếu là người trực tiếp chế biến không trang bị bảo hộ lao động; thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thực phẩm không đúng quy định của Bộ Y tế; vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất có cống rãnh thoát nước khu vực sản xuất không được che kín".

Bữa ăn ca của công nhân Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương

Bên cạnh việc thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tháng 7/2023, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức hội nghị triển khai văn bản cho 467 người là đại diện quản lý của các DN, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và cán bộ quản lý các trường học có tổ chức BĂTT. Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật hiện hành, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm ATTP, hướng dẫn phòng, tránh các mối nguy ô nhiễm thực phẩm. Đặc biệt, hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ DN về ý nghĩa, lợi ích của việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng, ATTP đối với bữa ăn ca của CNLĐ.

Thời gian tới, để phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho HS, CNLĐ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động các BĂTT thực hiện đúng quy định bảo đảm ATTP; lựa chọn, ký kết hợp đồng với cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín, giấy chứng nhận an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhất là đối với các loại rau, củ, quả, thịt, cá. Đồng thời, Chi cục tăng cường kiểm tra ATTP tại các BĂTT.

BĂTT tại trường học, DN cung cấp suất ăn cho một tập thể đông người và liên quan trực tiếp tới sức khỏe nên việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định về ATTP là điều cần thiết. Chính vì thế, các trường học, DN cần quan tâm lựa chọn, sơ chế, chế biến thực phẩm theo đúng quy định nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm sức khỏe cho HS, CNLĐ./.

Bộ phận giám sát của Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương kiểm tra nhanh formol đối với thực phẩm tươi sống

Trong quá trình chế biến thực phẩm, các nhân viên của bếp được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động từ găng tay, nón, khẩu trang nhằm bảo đảm vệ sinh. Định kỳ hàng quí, nhân viên của bếp được tập huấn ATTP. Khu vực sơ chế, chế biến, kho lưu trữ được lau chùi sạch sẽ".

Bếp trưởng Bếp ăn Cty TNHH May Thêu Thuận Phương - Ma Đình Dinh

Bữa ăn ca chất lượng, an toàn và đa dạng các món là điều mà mọi CNLĐ mong muốn. Qua đó, giúp CNLĐ hồ hởi trước mỗi bữa ăn, ăn ngon và no; sức khỏe bảo đảm, tinh thần phấn chấn, làm việc hiệu quả hơn".

Chị Lê Thị Kim Phương - CN Cty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam (thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức)

Các phụ huynh có con trong độ tuổi đi học bán trú như tôi hẳn sẽ có mối quan tâm đến bữa ăn của trẻ ở trường. Thời gian qua, cả nước xảy ra nhiều vụ HS ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tôi mong nhà trường, đơn vị cung cấp thực phẩm phải đặt chữ tâm trong từng suất ăn để mang đến cho trẻ những bữa ăn tốt nhất có thể".

Chị Nguyễn Thị Huyền Trân (phường 3, TP.Tân An)

Theo Báo Long An Online

03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hoạt động phong trào góp phần xây dựng nông thôn mớiNewHoạt động phong trào góp phần xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, trên hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), NTM nâng cao, các địa phương còn chú trọng nâng cao đời sống tinh thần của người dân thông qua việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao.

Mỗi năm, xã Phước Đông, huyện Cần Đước tổ chức khoảng 7 hội thi thể thao từ nguồn kinh phí xã hội hóa (Ảnh địa phương cung cấp)

Trong tháng 8/2023, UBND xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao lần thứ XIII với sự tham gia của trên 500 người dân trong xã. Ngày hội diễn ra với các môn thể thao: Bóng đá, cờ tướng; trò chơi dân gian; nấu ăn; văn nghệ;... Kinh phí tổ chức ngày hội đều được xã hội hóa.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đông - Nguyễn Minh Sơn, việc tổ chức các hoạt động phong trào, tạo sân chơi bổ ích cho người dân rèn luyện thể chất là điều địa phương hết sức quan tâm trong quá trình XDNTM. Các hoạt động văn nghệ, thể thao là nơi tập hợp, đoàn kết người dân hiệu quả. Việc tổ chức các hội thi, hội diễn, hội thao đã trở thành truyền thống của xã. Hàng năm, xã tổ chức khoảng 10 giải thể thao, hội thi, hội diễn văn nghệ nhân các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm,... với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng, phần lớn kinh phí được xã hội hóa.

Việc thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao giúp phong trào văn nghệ quần chúng và thể thao phát triển mạnh mẽ trong người dân. Tất cả các ấp đều có câu lạc bộ (CLB) bóng đá, bóng chuyền và văn nghệ, một số ấp có thêm CLB dưỡng sinh.

Câu lạc bộ Cầu lông tại xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa được thành lập trong năm 2023

Không chỉ ở xã Phước Đông, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa cũng là một trong những địa phương quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động phong trào nhằm tập hợp người dân. Thông qua các hội thi bóng đá, bóng chuyền, Đoàn Thanh niên xã Tân Hiệp có cơ hội "đến gần" với đoàn viên, thanh niên.

Phó Bí thư Đoàn xã Tân Hiệp - Võ Trung Nghĩa cho biết: "Mỗi năm, Đoàn xã tổ chức khoảng 5 hội thi bóng đá, bóng chuyền với nguồn kinh phí xã hội hóa. Đa số thanh niên trong xã đều đi làm công nhân nên việc tập hợp thanh niên chủ yếu thông qua các hoạt động phong trào tổ chức dịp cuối tuần. Trên nền tảng đó, Đoàn xã thành lập thêm nhiều CLB sở thích để thanh niên có nơi gặp gỡ, giao lưu. Tất cả CLB sinh hoạt khá đều đặn tại các ấp".

XDNTM chính là đoàn kết, tập hợp người dân cùng chính quyền địa phương nâng cao chất lượng đời sống của chính người dân. Việc tổ chức các hoạt động phong trào, văn nghệ, thể thao là một trong những giải pháp hiệu quả trong hành trình XDNTM, xây dựng đời sống văn hóa tại các địa phương./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở đe dọa: Tiền của trôi sông (Bài 1)NewĐồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở đe dọa: Tiền của trôi sông (Bài 1)
Từ vùng đất trù phú được cát, phù sa thượng nguồn Mekong bồi đắp với lịch sử 6.000 năm; khoảng 20 năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long dần rơi vào tình trạng bất ổn. Hệ thống thủy điện dày đặc ở thượng nguồn Mekong đã làm giảm cát, phù sa về hạ nguồn. Cộng với việc khai thác quá mức khiến nguồn cát sông bị thâm hụt, tình trạng lở vì thế bắt đầu nhiều hơn bồi. "Vựa lúa" miền Tây (chiếm 50% sản lượng cả nước) cùng sinh kế của trên 17 triệu người dân đồng bằng đang bị đe dọa.
Sạt lở đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long (Trong ảnh: Công nhân thi công khắc phục sạt lở Quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hồi tháng 6/2023)

Sạt lở đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long (Trong ảnh: Công nhân thi công khắc phục sạt lở Quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hồi tháng 6/2023)

Phận đời bị sạt lở đeo bám

Anh Nguyễn Hoàng Lâm quê gốc ở miệt cù lao An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), năm 15 tuổi, vì kế mưu sinh phải tha hương đến Long An và "bén rễ" tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc. Sau nhiều năm tích cóp, hơn 10 năm trước, anh lập gia đình, xây 3 ki-ốt sát bờ sông Cần Giuộc, hành nghề sửa máy, có 2 con, cuộc sống đã ổn định. "Năm ngoái, tôi có dịp về lại quê cũ, nghe tin nơi đây bị sạt lở mất nhà, cứ nghĩ bản thân dù ly hương nhưng vẫn còn may mắn" - anh Lâm nói.

Vụ sạt lở mà anh nhắc đến xảy ra chiều ngày 05/12/2022. Ông Hà Văn Lân (Chín Lân) khi đó đang chăm sóc vườn cây dọc sông Cổ Chiên. Ông Lân là cán bộ về hưu, quê thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang). Ba năm trước, ông dùng tiền để dành, vay thêm ngân hàng và mượn bạn bè tổng cộng trên 1 tỉ đồng, hùn hạp với bạn thuê đất nuôi cá, trồng 2.500 gốc mít ruột đỏ cùng 300 gốc sầu riêng ở cù lao An Bình. Theo cách tính của ông, mỗi năm 2 vụ cá, bán trên 100.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng lãi sơ sơ gần 2 tỉ đồng, chưa tính nguồn thu từ cây mít, sầu riêng.

Ông Hà Văn Lân kể lại vụ sạt lở

Ông Hà Văn Lân kể lại vụ sạt lở

Phát hiện mực nước dưới mương dâng cao bất thường khi đang làm vườn, ông Lân chạy đến bờ sông, phát hiện con đê đã vỡ, nước bên ngoài tràn vào như lũ, từng mảng đất lớn cùng nhà dân bắt đầu rơi xuống sông.

Trong phút chốc, mọi thứ xung quanh chìm trong biển nước. Không biết bơi, ông cố dò dẫm trong khu vườn ngập nước rộng 2,6ha để đến nơi cao hơn. Nhìn 2 ao nuôi cá chốt 6.000m2 với 18 tấn cá chỉ còn 2 tuần nữa thu hoạch cùng khu vườn trôi theo dòng nước, người đàn ông 64 tuổi ứa nước mắt trong bất lực. Cùng cảnh ngộ với ông Lân, gần 60 người dân tại ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long với 13 căn nhà cùng 15ha vườn cây, ao cá bị "hà bá" nuốt chửng.

Hơn một năm rưỡi sau sự cố sạt lở cù lao, ở cách xa cố hương hơn 150km, vậy mà, gia đình anh Nguyễn Hoàng Lâm vẫn tiếp tục rơi vào cảnh ngộ bị sạt lở đeo bám.

Chiều ngày 09/6/2023, từ một khe hở nhỏ bằng bàn tay chạy dọc Đường tỉnh 826C, vết nứt sau đó rộng dần với chiều dài gần 40m. Đất bắt đầu sụt lún trong tích tắc, dãy ki-ốt của anh Lâm cùng các căn nhà dạng ki-ốt của người hàng xóm trôi xuống sông. "Tôi chỉ kịp vớt vát một số đồ đạc nhẹ đem ra ngoài, còn lại máy tiện, hàn lẫn máy dầu khách gửi lại tiệm đều chìm sâu dưới nước, may mắn không ai bị gì" - anh Lâm bàng hoàng nhớ lại.

Hai tháng sau sự cố, đoạn đường tỉnh cặp sông Cần Giuộc đã được "vá lành" nhưng ký ức buồn với gia đình anh Lâm vẫn là vết thương "hở" khi tài sản thiệt hại gần 1 tỉ đồng. Cả nhà sau đó phải thuê 1ha đất ở gần khu nhà cũ để nuôi tôm, cho 2 con đang học lớp 1 và lớp 8 tiếp tục đến trường. Anh bắt đầu lại mọi thứ ở tuổi 43.

Căn nhà của gia đình anh Lâm nằm trong số 11 vị trí sạt lở, dài trên 2km tại các huyện: Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa (tỉnh Long An), tổng thiệt hại ước tính hàng chục tỉ đồng.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh - Võ Kim Thuần thông tin: Tỉnh đang xin chủ trương đầu tư 16 dự án bờ kè chống sạt lở bờ sông với tổng kinh phí gần 4.000 tỉ đồng.

Không nhà

Nhìn từ trên cao, dãy đất cù lao An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) tựa như cánh diều no gió. Ẩn dưới tán xanh bạt ngàn của vườn nhãn, chôm chôm yên bình nơi đây là hiện trường của 2 vụ sạt lở đất quy mô lớn nhất, nhì ở miền Tây. Hơn 200 năm trước, nơi này còn được gọi là cù lao Bích Trân.

Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí đã mô tả về dãy cù lao với hình ảnh đầy mỹ lệ: "Ở phía Bắc trấn thành, chu vi 12 dặm, sắc cây xanh biếc, ánh nước long lanh như ngọc bích. Lại có tên là Bát Tân, ý nói bến nước thông cả tám hướng. Nơi này làm cồn cát giữ cửa cho sông Long Hồ, hai bên khép lại như cái vạt áo ôm vòng quanh, hai thôn Bình Lương và An Thành ở đó. Bên bờ có những ngư dân phơi lưới, treo tơi, làm nên cảnh ngọn rừng, gốc cây ẩn hiện. Sông thu thuyền câu giỡn nguyệt, hát hò dưới rặng bần, lênh đênh bên cồn cát trắng, bập bềnh qua lại, tạo lên lạc thú của dân chài".

Cuối năm 2012, cù lao An Bình không còn đúng như tên gọi vốn có với vụ sạt lở đất đầu tiên ven sông Tiền, cuốn trôi 4 ao cùng 23 bè cá của 8 hộ dân. Mười năm sau, "kịch bản" sạt lở tiếp tục lặp lại ở phía bên này sông Cổ Chiên, nơi khu vườn của ông Lân, cách vị trí cũ khoảng 10km.

Hơn nửa năm sau sự cố sạt lở, được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân, phần lớn người dân đã xây cất nhà mới. Gia đình anh Võ Minh Thảo (48 tuổi) không có đất đai nên phải ở trọ chờ nền tái định cư. Đứa con trai nhỏ cùng mẹ già khoảng 90 tuổi được anh gửi nhờ nhà người chị chăm sóc. Thương mẹ già, từ sau vụ sạt lở mất nhà đến nay, anh vẫn chưa dám cho bà biết sự thật, mỗi lần được hỏi chỉ nói dối do Nhà nước xây bờ kè nên phải tạm di dời.

"Trong nửa năm, tôi phải dọn nhà trọ đến 4 lần" - anh Thảo nói trong khi cùng vợ cố sắp xếp lại "núi" đồ đạc trong căn phòng trọ mới. Căn phòng 20m2, nằm sâu trong hẻm nhỏ ở phía bên kia sông Cổ Chiên, TP.Vĩnh Long, cách nhà cũ 5km. Phòng trọ mới chật hẹp, gồm một phòng ngủ, gian bếp cùng khoảng gác lửng với giá thuê 1,5 triệu đồng. Anh Thảo cùng vợ cố thu xếp chỗ tạm cư để dành ra một góc nhỏ kê bàn thờ cha, sau đó sẽ đón 2 người thân sang ở cùng.

Anh Võ Minh Thảo cùng vợ trong căn nhà trọ

Anh Võ Minh Thảo cùng vợ trong căn nhà trọ

6 giờ, trong khi vợ lội bộ bán vé số, anh Thảo chạy xe máy trên 2km đến dán tường cho một khách sạn. Gần 3 tiếng sau, hoàn thành công việc, anh tiếp tục hành trình thêm 15km, đến xã Tân Nhuận Đông (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) dọn cỏ, xịt thuốc cho vườn nhãn, chanh của người quen. 13 giờ, chiếc xe máy cà tàng quen thuộc lại vụt ra con hẻm nhỏ, hướng về phía phà An Bình. Trên tay cầm xấp vé số, anh đợi phà qua sông mời khách mua ủng hộ. Bán hết trên 200 tờ vé số, anh tranh thủ tạt qua nhà chị thăm con, thăm mẹ, rồi mệt nhoài trở lại phòng trọ khi phố đã lên đèn. Bữa cơm tối với duy nhất món cá kho được hai vợ chồng lùa vội vàng. Họ cần để dành sức chuẩn bị cho hành trình lặp lại hôm sau.

Từ khi "khu vườn dưỡng già" trôi xuống sông Cổ Chiên, ông Chín Lân buồn rầu trở về quê cũ cách đó 60km. Dù được mạnh thường quân hỗ trợ một số vốn nhưng vẫn không đủ bù vào số tiền ông nợ ngân hàng, bạn hàng cùng đại lý thức ăn trên 1 tỉ đồng. Hay tin ông Chín Lân gặp nạn, một người bạn cũ thương tình thuê làm người chăm sóc vườn sầu riêng, trả lương 4,5 triệu đồng/tháng. Căn nhà lở mất, chủ cũng biệt tăm, mấy tháng qua, bầy chó 7 con giữ vườn của ông Chín Lân lâm cảnh bơ vơ, gầy rộc, ban ngày sống chui lủi trong bụi cỏ, ban đêm mới mò ra ngoài tìm thức ăn. Nhiều người thương tình cố tiếp cận để chăm sóc nhưng đều thất bại do chúng quá dữ, hay tấn công người lạ.

"Trận lở đất đã khiến mọi thứ giờ đây không còn gì chắc chắn nhưng điều chắc chắn là tôi đã già và không thể gầy dựng lại tất cả một lần nữa" - ông Chín Lân rưng rưng nói./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Cử tri thị xã Kiến Tường quan tâm đến chính sách người có công, người cao tuổiNewCử tri thị xã Kiến Tường quan tâm đến chính sách người có công, người cao tuổi
Sáng 03/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Long An có cuộc tiếp xúc cử tri thị xã Kiến Tường.

Tại cuộc tiếp xúc, ông Hoàng Văn Liên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; bà Lê Thị Song An - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh gặp gỡ trên 40 cử tri trên địa bàn thị xã Kiến Tường.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Lê Thị Song An phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri

Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, bà Lê Thị Song An báo cáo tóm tắt kết quả, nội dung được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ 5.

Cử tri thị xã Kiến Tường phát biểu kiến nghị tại cuộc tiếp xúc cử tri

Tại cuộc tiếp xúc, cử tri thị xã Kiến Tường kiến nghị các chính sách về người có công, người cao tuổi, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và các kiến nghị khác về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn.

Ngoài ra, cử tri thị xã Kiến Tường cũng quan tâm đến các vấn đề về bảo hiểm y tế, lộ trình thực hiện nâng cấp tuyến Quốc lộ 62 và tình trạng lục bình gây tắc nghẽn giao thông đường thủy trên địa bàn xã Thạnh Hưng.

Đại biểu Quôc hội Hoàng Văn Liên phát biểu tại buổi tiếp xúc

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tiếp thu, trả lời, làm rõ. Đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, ghi nhận ý kiến cử tri chuyển đến Quốc hội trong Kỳ họp sắp tới./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Long An có 961 mô hình, điển hình dân vận khéoNewLong An có 961 mô hình, điển hình dân vận khéo
Sáng 03/10, Ban Dân vận Tỉnh ủy Long An tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác Dân vận quý III - năm 2023. Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy - Phạm Văn Bốn chủ trì.

Đại biểu thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới

Đến nay, toàn tỉnh có 961 mô hình, điển hình dân vận khéo trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Trong đó, có 251 mô hình tiêu biểu được nhân rộng, lan tỏa đến từng địa bàn dân cư.

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng lên; quốc phòng, an ninh, nội chính giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, việc xây dựng và nhân rộng mô hình thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở một vài nơi thực hiện chưa bảo đảm nội dung gắn nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và những bức xúc kiến nghị chính đáng của nhân dân. Một số mô hình Dân vận khéo được xây dựng còn hình thức, chưa phát huy được hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình, cách làm mới, sáng tạo hiệu quả và loại bỏ những mô hình cũ, không còn phù hợp với nội dung, tính cấp thiết của mô hình, còn một vài địa phương, đơn vị ở cơ sở chưa thực hiện kịp thời gắn với biểu dương, khen thưởng.

Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội nghị

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy - Phạm Văn Bốn cho biết, để khắc phục các hạn chế, Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch khắc phục; đồng thời, tiếp tục triển khai đến các địa phương thực hiện; cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện gắn với các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội; vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác dân vận.

Hội nghị là tiền đề thuận lợi để Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục phát huy hơn nữa việc định hướng, đề ra các giải pháp, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt hơn trong thời gian tới./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống được cử tri Châu Thành quan tâmNewNhiều vấn đề liên quan đến đời sống được cử tri Châu Thành quan tâm
Ngày 03/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An gồm ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Hoàng Uyên - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri huyện Châu Thành trước kỳ họp thứ 6.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải thông tin đến cử tri tình hình kinh tế - xã hội

Tại cuộc tiếp xúc, cử tri có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề về giao thông, điện lực, bảo hiểm y tế, tín dụng đen,… Một số ý kiến liên quan đến địa phương được ngành chức năng giải trình cụ thể ngay tại cuộc làm việc. Các ý kiến khác được đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp thu, tổng hợp đầy đủ để có những ý kiến, kiến nghị với Quốc hội, các bộ, ngành có liên quan.

Đa số vấn đề cử tri các xã Bình Quới, Phú Ngãi Trị, Hòa Phú có ý kiến đều gắn với đời sống của người dân. Cử tri Trần Văn Hòa (xã Phú Ngãi Trị) đề nghị nên xem xét rút ngắn thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Ông Hòa lý giải, vẫn có nhiều trường hợp mỗi gia đình chỉ có 1 xe máy là phương tiện di chuyển chính, nếu phương tiện bị tạm giữ quá lâu vì 1 thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về giao thông thì sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác, xáo trộn cuộc sống của gia đình. Ngoài ra, ông Hòa còn kiến nghị về quy định mức đóng bảo hiểm y tế. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở. Theo ông Hòa, điều đó gây khó khăn cho nông dân - những người không có lương.

Cử tri Trần Văn Hòa (xã Phú Ngãi Trị)

Ngoài ra, quy hoạch "treo" cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm, kiến nghị. Người dân sống trong các khu quy hoạch "treo" gặp rất nhiều khó khăn, trong khi có những dự án "treo" hàng chục năm hoặc hơn. Việc điều chỉnh các quy định liên quan tới quy hoạch: Thời gian quy hoạch, cách thức sử dụng đất trong quy hoạch đang "treo", hỗ trợ người dân trong khu quy hoạch "treo",….được cử tri quan tâm, đề xuất.

Miễn, giảm học phí cho tất cả các cấp học; xử lý dứt nạn lừa đảo qua app, tín dụng đen; kiểm soát chặt chẽ thông tin văn hóa, quảng cáo,… tránh tình trạng các thế lực thù địch lợi dụng, tuyên truyền sai sự thật cũng là những vấn đề được cử tri nêu ra tại buổi tiếp xúc./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ trong những tháng còn lại năm 2023NewQuyết liệt thực hiện nhiệm vụ trong những tháng còn lại năm 2023
Sáng ngày 03/10/2023, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023. Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo sở ngành, địa phương.

z4749160281657_0c7ef53dab77d9d627e41a79127b8e90.jpg

Quanh cảnh hội nghị

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh ước đạt 4,93%. Trong đó, khu vực I tăng 3,59%; khu vực II tăng 6,42% và khu vực III tăng 3,99%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,57%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chưa đạt như kỳ vọng nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III bức tốc ước đạt 7,78%, đáng chú ý là khu vực II tăng tới 12,4% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tập trung kiểm tra, chỉ đạo chặt chẽ theo kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa gieo cấy năm 2023 ước 508.188 ha, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn; các cây trồng chủ lực có diện tích tăng hơn so với cùng kỳ như lúa, chanh, thanh long, mít,...Tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản tương đối thuận lợi, hầu hết giá đều tăng so với cùng kỳ. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ; chỉ xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ, đã kịp thời có biện pháp khống chế, không để lây lan trên diện rộng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực, sản lượng tăng 16,36% so với cùng kỳ, góp phần vào mức tăng trưởng chung của khu vực I. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh công nhận thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã nông thôn mới nâng cao.


z4749160056376_220f21b4df7dc190788a4cb0ff027052.jpg

Chủ trì hội nghị

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm 2023 tăng 6,43%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 50.491,0 tỷ đồng, tăng 11,16% so với cùng kỳ. Tình hình đầu tư công được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm, đến ngày 27/9/2023, khối lượng thực hiện 6.766,43 tỷ đồng, đạt 68,72% kế hoạch, đã giải ngân 6.727,88 tỷ đồng, đạt 68,33% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết tháng 9 đạt 13.754 tỷ đồng, đạt 68,23% dự toán tỉnh giao, giảm 15,98% so với cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm, thành lập mới 1.372 doanh nghiệp (tăng 7,6% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 13.859 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 59 dự án trong nước (giảm 18 dự án), 82 dự án nước ngoài. Công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư luôn được tỉnh quan tâm; tổ chức thành công các Hội nghị gặp gỡ các cơ quan ngoại giao, Hội nghị kết nối doanh nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân, nhà đầu tư; tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc),… nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường giàu tiềm năng, đồng thời tìm kiếm thị trường mới.

Ngoài chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 02/12/2022 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 đã đề ra thêm 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu; một số chỉ tiêu đạt kết quả rất tích cực trong 9 tháng đầu năm 2023 như tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ lệ sản lượng lúa chất lượng cao; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; số bác sĩ/vạn dân… bên cạnh đó, một số chỉ tiêu đạt thấp như: số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao,...

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở ngành, địa phương tập trung báo cáo và đề xuất giải pháp thực hiện cho các nhiệm vụ còn hạn chế như: tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; công tác thu ngân sách thấp hơn so với cùng kỳ; chậm giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng cơ bản; dịch bệnh tay chân miệng, lao phổi, thủy đậu vẫn còn xảy ra nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;…

z4749159570291_33c7e2c1bb7873d8898e83197fff7b7c.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út yêu cầu các ngành, địa phương phải quyết liệt thực hiện nhiệm vụ trong những tháng còn lại năm 2023

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út nhấn mạnh yêu cầu sự chủ động, linh hoạt của lãnh đạo các ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao, từng sở ngành, từng địa phương phải có quyết tâm chính trị cao nhất hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra trong những tháng còn lại của năm 2023.

Trong đó, tiếp tục duy trì đà phát triển 3 khu vực; tập trung công tác xây dựng nông thôn mới; quyết liệt thực hiện các giải pháp thu ngân sách; chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng; hoàn chỉnh các danh mục đầu tư cơ bản năm 2024; tăng cường chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn công tác thẩm định giá; quan tâm cải thiện các chỉ số PCI, PGI; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thực hiện triển khai kế hoạch triển khai quy hoạch tỉnh; đảm bảo các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh./.

Bình An


03/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hiệu quả từ mô hình Sổ tay tuyên truyền, tố giác và phòng, chống tội phạmNewHiệu quả từ mô hình Sổ tay tuyên truyền, tố giác và phòng, chống tội phạm
Qua 4 năm thực hiện mô hình Sổ tay tuyên truyền, tố giác và phòng, chống tội phạm, người dân phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nắm và cung cấp cho lực lượng công an trên 400 tin, trong đó, có 310 tin có giá trị, giúp lực lượng công an giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự (ANTT), góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

Lực lượng Công an phường 1, thị xã Kiến Tường giới thiệu những nội dung cơ bản trong cuốn sổ tay, giúp người dân dễ dàng nhận biết phương thức, thủ đoạn của tội phạm

Từ mô hình điểm đến nhân rộng toàn thị xã

Phường 1, thị xã Kiến Tường được xem là trung tâm của thị xã, vừa thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, địa bàn phường 1 cũng tiềm ẩn những nguy cơ về tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, Công an phường 1 chủ động tham mưu Đảng ủy, UBND phường, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phường (gọi tắt Ban Chỉ đạo) ban hành nhiều chủ trương, biện pháp trong công tác bảo đảm ANTT, đấu tranh với các loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật và xây dựng các mô hình tự quản về phòng, chống tội phạm. Trong đó, nổi bật là mô hình Sổ tay tuyên truyền, tố giác và phòng, chống tội phạm nhận được sự đồng tình ủng hộ và tự giác tham gia của đông đảo người dân.

Theo Trung tá Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Công an phường 1, thị xã Kiến Tường, năm 2018, Ban Chỉ đạo phường chọn khu phố 1 làm điểm thực hiện mô hình, tập trung chỉ đạo lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp, sâu, rộng trong nhân dân. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm sẽ sơ kết, đánh giá hiệu quả và những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện để có sự điều chỉnh, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của mô hình. Ban Chỉ đạo phường cũng kịp thời biểu dương, khen thưởng nhằm động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện mô hình.

Tham gia mô hình, mỗi người dân được phát 1 cuốn sổ tay có 10 nội dung cơ bản về phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm. Khi phát hiện có vụ việc phức tạp về ANTT xảy ra trên địa bàn hoặc đối tượng có biểu hiện nghi vấn, đối tượng truy nã đang lẩn trốn, người dân tố giác tội phạm bằng cách gọi điện thoại, trực tiếp đến cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo hoặc thông qua ứng dụng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư VNeID.

Ông Nguyễn Văn Khanh (phường 1, thị xã Kiến Tường) chia sẻ: "Thông qua cuốn sổ tay có sẵn số điện thoại của lực lượng chức năng, người dân có thể chủ động hơn trong việc thông báo các vấn đề liên quan đến ANTT trên địa bàn. Vì vậy, khi có vấn đề phức tạp xảy ra, lực lượng công an sẽ đến ngay hiện trường khi nhận được tin báo".

Ông Trương Khắc Nguyên (khu phố 5, phường 1, thị xã Kiến Tường) nói: "Từ thông tin trong cuốn sổ tay, người dân dễ dàng nhận biết được phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm. Đặc biệt, thời gian qua, từ nguồn tin cung cấp của người dân, nhiều vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra trên địa bàn đều được các lực lượng chức năng giải quyết nhanh chóng".

Từ hiệu quả triển khai điểm, năm 2022, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thị xã Kiến Tường quyết định nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn thị xã.

Cung cấp hàng trăm nguồn tin có giá trị

Lực lượng Công an phường 1, thị xã Kiến Tường xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự từ nguồn tin cung cấp của quần chúng nhân dân

Thông tin từ Công an phường 1, thị xã Kiến Tường, sau 4 năm thực hiện mô hình, lực lượng công an phát trên 1.000 sổ tay tuyên truyền đến các hộ dân trên địa bàn phường. Qua nội dung sổ tay, người dân nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm, cung cấp cho lực lượng công an 416 tin, trong đó, có 310 tin có giá trị, giúp lực lượng Công an phường 1 bắt 12 vụ trộm cắp tài sản, giải quyết 6 vụ cố ý gây thương tích; phát hiện, xử lý 49 vụ buôn bán hàng hóa nhập lậu, 118 vụ vi phạm hành chính, mời làm việc 275 lượt đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật và giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.

Đơn cử, ngày 16/3/2021, anh Đế và anh Bảo đang đậu xe trước cây xăng trên Quốc lộ 62, đoạn qua phường 1 thì phát hiện đối tượng Lê Văn Hiệp (43 tuổi, ngụ phường 1, thị xã Kiến Tường) đi bộ từ Quốc lộ 62 rẽ vào con hẻm gần đó với nhiều biểu hiện nghi vấn. Ngay sau đó, 2 anh bám theo và phát hiện Hiệp trộm 1 chiếc xe đạp của người dân nên vây bắt quả tang, giao cho lực lượng công an.

Hay vụ việc xảy ra ngày 04/8/2022, tại quầy giao dịch Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiến Tường, trong quá trình tiếp nhận thông tin của khách hàng tại quầy, giao dịch viên phát hiện khách hàng Nguyễn Quốc Anh (29 tuổi, ngụ xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Sau đó, giao dịch viên cố gắng kìm chân đối tượng và bí mật thông báo cho Công an phường 1, thị xã Kiến Tường. Tiếp nhận thông tin, lực lượng công an có mặt kịp thời, bắt giữ đối tượng trước khi bàn giao cho Công an tỉnh Đồng Tháp thụ lý theo thẩm quyền.

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn cho biết: "Hiện nay, thủ đoạn của các loại tội phạm ngày càng tinh vi và thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động. Vì vậy, việc tuyên truyền về thủ đoạn, phương thức hoạt động của các loại tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời đến người dân là điều cần thiết trong công tác đấu tranh, ngăn ngừa hoạt động của các loại tội phạm. Qua mô hình, người dân mạnh dạn cung cấp thông tin về ANTT cho lực lượng công an và cơ quan chức năng, góp phần giúp các lực lượng giải quyết nhiều vụ việc, ổn định tình hình ANTT nổi lên trên địa bàn, tạo điều kiện để địa phương phát triển KT-XH"./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
​Ánh sáng vùng biênNew​Ánh sáng vùng biên
Để những tuyến đường ở vùng biên được chiếu sáng về đêm, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Long An thực hiện công trình thanh niên Ánh sáng vùng biên tại địa bàn xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng.

Trụ đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt

Là 1 trong 5 xã biên giới của huyện Vĩnh Hưng, dù đã đạt chuẩn nông thôn mới từ cuối năm 2019 và được chính quyền các cấp quan tâm chăm lo, hỗ trợ về nhiều mặt nhưng đời sống người dân nơi đây còn gặp không ít khó khăn. Trong đó, nhiều tuyến đường trên địa bàn xã chưa có đèn chiếu sáng, gây bất tiện cho việc đi lại của người dân về đêm; tình hình an ninh, trật tự chưa được bảo đảm.

Hiểu được những khó khăn của người dân xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, trong chuỗi hoạt động chương trình "Tháng ba biên giới" năm 2023, Đoàn cơ sở Văn phòng UBND tỉnh, Chi đoàn cơ sở Báo Long An (Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh) bàn giao công trình Ánh sáng vùng biên cho người dân.

Công trình được thực hiện trên tuyến đường tại ấp Trung Thành, với tổng kinh phí 60 triệu đồng. Theo đó, tuyến đường dài gần 1km được lắp đặt 20 trụ đèn năng lượng mặt trời.

Bà Võ Thị Bút (ấp Trung Thành, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng) vui vẻ nói: "Từ khi ấp có được công trình này, người dân rất vui mừng. Trước đây, mỗi khi chở lúa vào ban đêm rất bất tiện do thiếu ánh sáng, hiện nay, việc này trở nên thuận lợi hơn". Bà Bút nói thêm, đoạn đường này trước đây thường xảy ra cướp, giật tài sản, nhất là vào ban đêm.

Công trình "Ánh sáng vùng biên"

Công trình thanh niên Ánh sáng vùng biên không chỉ mang đến niềm vui cho người dân mà còn góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn xã vùng biên Thái Bình Trung. Trưởng ấp Trung Thành, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng - Nguyễn Văn Thanh chia sẻ: "Từ khi có công trình, cả đoạn đường được chiếu sáng. An ninh, trật tự trong ấp vì thế cũng được bảo đảm, không còn xảy ra trộm cắp như trước".

Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng - Nguyễn Vũ Long cho biết: Sau công trình này, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã triển khai, thực hiện mô hình Ánh sáng vùng biên đến tất cả các ấp còn lại trên địa bàn, góp phần nâng chất xã nông thôn mới và hướng tới nông thôn mới nâng cao.

Ánh sáng vùng biên là công trình có ý nghĩa thiết thực của tuổi trẻ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đối với người dân vùng biên; đồng thời, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
31 trường THCS tham gia chương trình 'Chinh phục tương lai'  New31 trường THCS tham gia chương trình 'Chinh phục tương lai' 
Ngày 02/10, Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động và vòng sơ loại chương trình "Chinh phục tương lai" năm học 2023-2024 tại Trường THCS Nhựt Tảo (TP.Tân An).

Dự chương trình có đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Tân An; học sinh, giáo viên, phụ huynh đến từ 31 trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Ban Tổ chức hướng dẫn, thông tin các quy định khi làm bài thi

Chương trình "Chinh phục tương lai" là cuộc thi toàn năng dành cho học sinh THCS trên toàn quốc; gồm 3 vòng: Vòng loại, vòng bán kết và vòng chung kết với các hình thức thi viết luận, trắc nghiệm và hùng biện.

 Học sinh tham gia các phần thi trí tuệ tại chương trình

Đây là một cuộc thi bổ ích, giúp cho học sinh cấp THCS có cơ hội được học hỏi và giao lưu, góp phần phát triển các phẩm chất như yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm; các năng lực cốt lõi như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ và thể chất.

Mặt khác, thông qua các nội dung thi của chương trình, giáo viên được tiếp cận được cách thức tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018./.

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Tuyên truyền bình đẳng giới góp phần xây dựng văn hóa, con ngườiNewTuyên truyền bình đẳng giới góp phần xây dựng văn hóa, con người
Khi xã hội phát triển, vấn đề về bình đẳng giới (BĐG) ngày càng được quan tâm. Những nỗ lực bảo vệ phụ nữ (PN), trẻ em từng bước đi vào cuộc sống, giúp thay đổi nhận thức, hành động của từng cá nhân, gia đình, góp phần xây dựng văn hóa, con người.

Một trong những mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo chính là "xây dựng và thực hiện tốt các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Long An phù hợp với truyền thống của dân tộc và của quê hương Long An; tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân phát triển về nhân cách, đạo đức, lối sống, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật".

Những cá nhân sinh ra trong gia đình văn hóa, hạnh phúc, bình đẳng sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động tuyên truyền, các cấp, các ngành từng bước nâng cao nhận thức của mỗi người dân về BĐG, bảo vệ PN, trẻ em và xây dựng văn hóa, con người Long An toàn diện, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xu thế của thời đại.

Việc giáo dục giới tính trong trường học được các ngành, địa phương quan tâm thực hiện (ảnh tư liệu: Thu Ngân)

Từ mỗi gia đình...

Gia đình chỉ có thể hạnh phúc và là nền tảng phát triển con người khi trong gia đình có sự tôn trọng, hòa hợp giữa các thành viên, các thế hệ. Vừa nhanh tay chuẩn bị bữa cơm trưa, chị Huỳnh Thị Thúy Hằng (ấp 4A, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước) vừa chia sẻ: "Hôm nay, ông xã tôi có việc đi TP.HCM nên ra đồng sớm. Tôi cũng nấu bữa trưa sớm hơn để anh về có ăn ngay rồi đi cho kịp. Cha chồng tôi muốn ăn canh chua nên tôi nấu cho cả nhà cùng ăn".

Chị Hằng chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, không vì vậy mà anh Nguyễn Thành Đạt (chồng chị Hằng) giao hết việc nhà cho vợ. Ra đồng về, thấy vợ đã nấu ăn xong, anh lấy chén, đũa cùng vợ dọn cơm ra bàn ăn. Trước đó, anh đã cẩn thận để phần thức ăn cho cha mình.

Anh Đạt giải thích: "Vợ chồng tôi cưới nhau chỉ có hai bàn tay trắng. Nếu vợ chồng không đồng lòng sẽ không được như hôm nay. Bà xã tôi vừa chăm lo việc nhà, vừa hỗ trợ tôi làm kinh tế".

Anh Đạt cũng luôn sẵn sàng "xắn tay" làm việc nhà. Việc lớn hay nhỏ trong nhà, vợ chồng anh đều cùng nhau bàn bạc, đôi lúc, anh chiều theo ý vợ vì "PN cần được nuông chiều hơn mà!".

Anh Đạt, chị Hằng đều là thành viên các hội, đoàn thể của xã. Được chồng ủng hộ và tạo điều kiện, chị Hằng còn tham gia Ban Công tác Mặt trận ấp 4A, cùng ban ấp vận động người dân thực hiện nhiều công trình trên địa bàn như mở rộng, tráng bêtông đường giao thông nông thôn, trồng cây 2 bên đường,...

Chị Hằng bộc bạch: "Tham gia công tác của ấp, tôi có nhiều cơ hội tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận kiến thức mới, có thêm kỹ năng về chăm sóc gia đình cũng như ứng xử với các thành viên trong nhà. Gia đình tôi luôn đặt sự yêu thương và tôn trọng giữa các thành viên lên hàng đầu".

Yêu thương và tôn trọng là nguyên tắc xây dựng gia đình hạnh phúc của vợ chồng anh Nguyễn Thành Đạt, chị Huỳnh Thị Thúy Hằng

Việc thực hiện BĐG ngày nay đạt nhiều kết quả tích cực. Các cấp, các ngành vẫn đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền bởi mỗi sự thay đổi đều là kết quả của một quá trình dài.

Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp PN tỉnh - Nguyễn Thụy Thắm, việc bất BĐG thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống xã hội: Lựa chọn giới tính thai nhi, phân biệt trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ, phân biệt trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp của trẻ,... Để bảo vệ PN, trẻ em thì biện pháp hữu hiệu nhất chính là truyền thông, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng cho tất cả đối tượng, thành viên trong gia đình.

Bà Nguyễn Thụy Thắm khẳng định: "Chỉ khi nào sự tôn trọng cảm xúc, tôn trọng cái riêng của mỗi người được nâng lên mới có thể giảm bớt tình trạng bất bình đẳng. PN, trẻ em cần được tôn trọng, đối xử công bằng. Điều đó yêu cầu từng cá nhân phải có kiến thức và kỹ năng".

...đến toàn xã hội

Trong xã hội ngày nay, việc bạo hành trên cơ sở giới thường không thể hiện dưới hình thức bạo hành thể chất mà là bạo hành bằng lời nói, kiểm soát về kinh tế và bạo hành tình dục. Việc tuyên truyền về BĐG được các địa phương, hội, đoàn thể thực hiện thường xuyên nhằm giảm thiểu tình trạng bất BĐG trong gia đình.

Việc giáo dục giới tính trong trường học giúp trẻ em tự bảo vệ mình (ảnh tư liệu: Ngọc Thạch)

Các lớp tập huấn, tuyên truyền được Hội Liên hiệp PN tổ chức thường xuyên ở tất cả các cấp từ tỉnh đến xã. Bên cạnh đó, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh cũng tổ chức nhiều buổi nói chuyện, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, có khoảng 5.000 học sinh được tham gia. Các hội, đoàn thể và các địa phương cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trạch, huyện Cần Đước - Hà Anh Kiệt cho biết: "Xã luôn chú trọng thực hiện BĐG thông qua công tác tuyên truyền, đặc biệt là Hội Liên hiệp PN xã. Ngoài ra, xã còn cung cấp đến người dân các số điện thoại để được hỗ trợ, can thiệp kịp thời và ngăn chặn tình trạng bạo lực xảy ra".

Cán bộ Hội là "cầu nối"thực hiện bình đẳng giới (Trong ảnh:chi hội trưởng chi hội Phụ nữ ấp Bình cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa -  Trần Thị Mười (bên trái) trao đổi cùng Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thạnh)

Thông tin từ Hội Liên hiệp PN tỉnh, đến nay, hầu như 100% chi hội trưởng các chi hội PN trong tỉnh đều được tiếp cận, tập huấn kiến thức về bảo vệ PN, trẻ em. Họ là "cầu nối" quan trọng giữa PN, trẻ em tại địa phương với chính quyền, cơ quan chức năng khi có vấn đề bạo hành xảy ra.

Có hơn 10 năm làm Chi hội trưởng Chi hội PN ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, bà Trần Thị Mười là "địa chỉ" tin cậy của hội viên, PN mỗi khi gặp vấn đề trong cuộc sống, hôn nhân. Bằng kinh nghiệm sống, kiến thức được tập huấn, bà giảng giải, giúp chị em có thêm kỹ năng trong ứng xử với các thành viên khác trong gia đình.

Bà Mười chia sẻ: "Dù lớn tuổi nhưng bất kỳ đợt tập huấn nào tôi cũng tham gia. Tôi học để có thêm kiến thức về hỗ trợ các chị em. Theo tôi, sự tự chủ về kinh tế quyết định một phần quan trọng trong việc thực hiện BĐG. Những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, hội viên, PN có việc làm ổn định, những xích mích, cãi vã trong gia đình cũng ít dần. Tôi rất mừng vì từ đầu năm đến nay, không có chị em nào "cầu cứu" tới mình"./.

Luật chỉ mang sức mạnh "cứng", còn muốn thay đổi được, thu hẹp được khoảng cách, phá bỏ định kiến giới để tiến tới BĐG, chúng ta phải kiên trì trên một sức mạnh "mềm", thay đổi được tư tưởng đã ăn sâu vào gốc rễ truyền thống của rất nhiều gia đình Việt Nam.

Sức mạnh mềm ấy là gì? Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nhận thức, hình thành tư tưởng cho mỗi cá nhân. Trước tiên đó là giáo dục trong gia đình, xóa bỏ định kiến giới, con trai hay con gái cũng cần được đối xử như nhau (...).

Về phía xã hội, các đoàn thể tổ chức, cũng cần phải có những tiêu chí cụ thể, hạn chế ít nhất sự thiên vị mang tính bảo vệ PN (...). Khi mà cách ứng xử xã hội thay đổi đối với giới thì có thể góp phần phá bỏ được định kiến giới, mọi quy định bất thành văn trong lịch sử sẽ thay đổi theo chiều hướng phù hợp.

Trích bài viết Xóa bỏ định kiến giới để xây dựng bình đẳng giới thực chất (Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Theo Báo Long An Online


03/10/2023 9:00 SAĐã ban hành
Long An: Hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 phục hồi tích cựcNewLong An: Hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 phục hồi tích cực
Thông tin từ UBND tỉnh, hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh phục hồi tích cực.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm 2023 tăng 6,43%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,11%; phân phối điện tăng 2,49% và ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,19% so với cùng kỳ. Số lượng các nhóm ngành sản phẩm công nghiệp 9 tháng đầu năm là 58 nhóm; trong đó 35/58 nhóm sản phẩm có sản lượng tăng so cùng kỳ và 23/58 nhóm sản phẩm có sản lượng giảm so cùng kỳ.

z4123209148869_0030fa47b764ebab938fb121d3c14458-(1).jpg

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 phục hồi tích cực

Cụ thể, các loại cấu kiện nổi khác tăng 118,13%; giường bằng gỗ các loại tăng 35,74%; dịch vụ vận hành hệ thống thoát nước tăng 44,24%; gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ tăng 23,96%; ba lô tăng 19,59%; dịch vụ sản xuất sản phẩm bằng kim loại chưa được phân vào đâu tăng 25,36%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 24,07%; sắt, thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm tăng 72,18%;…

Các ngành có chỉ số giảm, tập trung chủ yếu là: áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc; áo sơ mi cho người lớn dệt kim hoặc đan móc; bia đóng chai; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc; thiết bị bán dẫn; sợi từ bông (staple) nhân tạo có tỷ trọng của loại bông này dưới 85%,...

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để động viên doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; từng Sở, ngành đã tập trung triển khai giải đáp cụ thể về những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, kiến nghị thông qua đợt khảo sát tìm hiểu hoạt động doanh nghiệp; đặc biệt tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, huyện, ngân hàng và doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ "nút thắt" trong việc tiếp cận vốn vay để góp phần thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, doanh nghiệp đã kịp thời thích ứng linh hoạt trong sản xuất, chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên hoạt động sản xuất đã có những chuyển biến tích cực./.

T.H.


03/10/2023 7:00 SAĐã ban hành
Giao ban các cơ quan Khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quý III/2023 NewGiao ban các cơ quan Khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quý III/2023
Chiều ngày 02/10/2023, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội nghị giao ban các cơ quan Khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quý III/2023, nhằm đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 706, Kết luận số 707 ngày 5/7/2023 của Thường trực Tỉnh ủy và xác định một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2023. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Huỳnh Văn Sơn, đại diện các cơ quan Khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

384530628_1054090942275084_2808861609679710893_n.jpg

Quang cảnh hội nghị

Trong quý III, các cơ quan Khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tích cực tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Trong đó, tập trung tham mưu, giúp Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2023 gắn với cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng được quan tâm lãnh đạo, tổ chức. Các tầng lớp nhân dân ổn định tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do mặt trận - đoàn thể phát động.

 384463545_987454189143399_7800936643489395834_n.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh – Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh – Nguyễn Thanh Hải đề nghị, ngoài các nhiệm vụ chung và thường xuyên, từng cơ quan tiếp tục thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã xác định, tham mưu giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc phạm vi ngành, đơn vị phụ trách; phối hợp chuẩn bị công tác sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời tăng cường công tác nắm tình hình, diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp ủy chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh./.

T.H.

02/10/2023 6:00 CHĐã ban hành
9 tháng đầu năm 2023, Long An thực hiện hoàn thành 33/38 nhiệm vụ cải cách hành chínhNew9 tháng đầu năm 2023, Long An thực hiện hoàn thành 33/38 nhiệm vụ cải cách hành chính
Chiều ngày 02/10/2023, UBND tỉnh Long An tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết đánh giá công tác cải cách hành chính (CCHC) trong 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh – Phạm Tấn Hòa chủ trì hội nghị.

2-10-2023-IMG_9235.jpg

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác CCHC tiếp tục được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ CCHC tại địa phương; chủ động xây dựng kế hoạch CCHC năm 2023 để tập trung lãnh đạo, điều hành. 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã tổ chức thực hiện hoàn thành 33/38 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 86,84% theo kế hoạch (14 nhiệm vụ hoàn thành 100%, 19 nhiệm vụ hoàn thành theo phân kỳ), 05 nhiệm vụ còn lại tiếp tục thực hiện theo tiến độ đề ra.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh ban hành 48 Quyết định công bố 694 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của 15 cơ quan, đơn vị. Tính đến nay, số lượng thủ tục được công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh là 1.798 TTHC, trong đó: cấp tỉnh là 1.384 TTHC, cấp huyện là 195 TTHC, cấp xã là 97 TTHC, thực hiện tại nhiều cấp là 53 TTHC, TTHC của cơ quan hành chính nhà nước thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh được đưa vào Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã là 69 TTHC.

Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và triển khai Đề án 06. Hiện tại có trên 102.400 lượt người dùng truy cập, tải về sử dụng ứng dụng Long An số; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết đúng hạn công bố trên Cổng dịch vụ công của tỉnh đạt 99,7%; có 570/587 dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến (đạt 97,10%); có 312.085/328.813 hồ sơ nộp trực tuyến (đạt 94,91%).

Đồng thời, duy trì khai thác dữ liệu đã được đưa vào Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (với khoảng 226 bộ dữ liệu gồm 102 bộ dữ liệu thuộc tính, 124 bộ dữ liệu chứa thông tin địa lý) thông qua Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh, ứng dụng "Long An IOC" phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; triển khai kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết TTHC; triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (186/186 cơ sở y tế);…

Tại hội nghị, đại diện các sở ngành, địa phương trao đổi tập trung vào các nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh – Phạm Tấn Hòa nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò người đứng đầu trong thực hiện CCHC tại cơ quan, đơn vị, phải xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu chủ động linh hoạt, sáng tạo.

Thời gian tới, các sở ngành, địa phương cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, thực hiện các nhiệm vụ CCHC theo kế hoạch đề ra, đặc biệt phải khắc phục ngay các hạn chế tồn tại như: kiểm tra chấn chỉnh thực thi công vụ; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở ngành, đơn vị; đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục; chấn chỉnh tình trạng tạm dừng hồ sơ; trả hồ sơ, xử lý hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử trên hệ thống một cửa điện tử phải đồng bộ; tiếp nhận hồ sơ TTHC đúng và đủ, không thừa, không thiếu; nhanh chóng xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, tổ chức; rà soát đề xuất các phương án tiếp tục đơn giản hóa TTHC; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC, chuyển đổi số./.

Khả Tâm


02/10/2023 5:00 CHĐã ban hành
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIKhai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Một phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 2/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng điều hành Phiên khai mạc.

Mở đầu Hội nghị, Trung ương dành một phút tưởng niệm Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và các nạn nhân đã bị thiệt mạng trong các đợt thiên tai, hỏa hoạn.

Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương sẽ bàn và cho ý kiến kết luận về các vấn đề: Tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác.

Hội nghị Trung ương lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ.

Theo chương trình, Hội nghị làm việc đến ngày 8/10./.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)


02/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Khéo vận động chăm lo cho trẻ em và người nghèoKhéo vận động chăm lo cho trẻ em và người nghèo
Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Lê Thị Ngọc Xương được biết đến là cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Mặt trận, khuyến học gắn với phong trào thi đua Dân vận khéo tại địa phương.

Chị Lê Thị Ngọc Xương (bìa phải) luôn quan tâm chăm lo cho người nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chị Ngọc Xương phối hợp các thành viên Mặt trận thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thời gian qua, chị phối hợp thực hiện tốt các mô hình bảo đảm an ninh, trật tự; vận động người dân lắp đặt trên 1.275 bóng đèn chiếu sáng, 42 mắt camera giám sát an ninh, trật tự với tổng kinh phí trên 225 triệu đồng. Chị làm tốt công tác nhận cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư và tạo công ăn việc làm ổn định cho các đối tượng.

Chị Ngọc Xương chia sẻ: "Dù ở cương vị nào, cán bộ, đảng viên phải thường xuyên sâu sát cơ sở nhằm nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để người dân đồng thuận tham gia các phong trào của địa phương thì trước hết, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu".

Là cán bộ vừa làm công tác Mặt trận, vừa làm công tác khuyến học, chị luôn gần gũi, quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh. Năm 2022, chị phối hợp vận động hỗ trợ 2.028 phần quà với số tiền trên 708 triệu đồng cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, tàn tật.

Thời gian qua, chị vận động hỗ trợ xây dựng 3 căn nhà tình thương và xây mái che cho người dân thuộc diện hộ nghèo với tổng trị giá gần 200 triệu đồng. Vào đầu năm học 2023-2024, chị vận động mạnh thường quân hỗ trợ tập, sách, quần, áo và dụng cụ học tập cho 4 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tặng 17 suất học bổng và 357 phần quà cho học sinh nghèo, hiếu học.

Thực hiện mô hình Bảo hiểm y tế cho em, chị vận động được 22 thẻ bảo hiểm y tế nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện chị nhận hỗ trợ hàng tháng 500.000 đồng và 1 thùng sữa cho 1 trẻ bị bệnh hiểm nghèo.

Những việc làm thiết thực của chị Lê Thị Ngọc Xương đã góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phòng, chống tội phạm và bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn./.

Theo Báo Long An Online


02/10/2023 4:00 CHĐã ban hành
Bảo hiểm xã hội tỉnh cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho người dânNewBảo hiểm xã hội tỉnh cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân
Chiều 02/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An do Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Lê Thị Song An làm Trưởng đoàn có cuộc khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (BHYT, BHXH) tại BHXH tỉnh.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đến khảo sát tại Bảo hiểm xã hội tỉnh

Tiếp làm việc với đoàn có Giám đốc BHXH tỉnh - Trần Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh - Bùi Quang Triết và đại diện các phòng chuyên môn.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, đến ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh có trên 1,6 triệu người dân tham gia BHYT, tăng hơn 32.100 người so với năm 2021, đạt tỷ lệ BHYT toàn dân là 92,5% so với dân số năm 2022, vượt 0,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy và vượt 1% so với chỉ tiêu Chính phủ giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg.

Đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh có trên 1,61 triệu người dân tham gia BHYT, tăng gần 7.430 người so với ngày 31/12/2022, tăng 26.555 người so cùng kỳ năm trước, đạt tỷ lệ BHYT toàn dân là 92,93% so với dân số năm 2022, còn phải phấn đấu 0,07% để đạt chỉ tiêu Nghị Quyết số 49-NQ/TU, ngày 02/12/2022 của Tỉnh ủy và vượt 0,68% so với chỉ tiêu Chính phủ giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg.

Trong năm 2022 và năm 2023, BHXH tỉnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh (KCB) BHYT với 28 cơ sở. Năm 2022, chi phí phát sinh KCB BHYT trên 573,3 tỉ đồng với gần 1,99 triệu lượt KCB. Trong 8 tháng năm 2023, chi phí phát sinh KCB BHYT trên 461,5 tỉ đồng với trên 1,52 triệu lượt KCB.

Công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những nhiệm vụ luôn được BHXH tỉnh quan tâm nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia.

Trong năm 2022 và năm 2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với 28 cơ sở

Bên cạnh kết quả đã đạt, việc khai thác mới người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh qua dữ liệu đăng ký kinh doanh hiệu quả không cao; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện gặp nhiều khó khăn do mức đóng thay đổi; việc giải quyết hưởng BHXH một lần có giai đoạn người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng tăng đột biến gây áp lực cho BHXH tỉnh từ tiếp nhận đến giải quyết, chi trả; quá trình giám định chi phí KCB BHYT, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến còn khó khăn;…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Lê Thị Song An ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của BHXH tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, BHXH trong thời gian qua.

Bà đề nghị, BHXH tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT, BHXH, đổi mới hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả hơn; phối hợp các cơ quan và chỉ đạo BHXH các địa phương về công tác thu, chi, giải quyết chi trả các chế độ để bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân;..../.

Theo Báo Long An Online


02/10/2023 1:00 CHĐã ban hành
1 - 30Next

​CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.

​​Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng​​​ UBND tỉnh - Võ Thành Trí

​Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.

Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.

​​​Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.​​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​​ ​